Khát Vọng Và Niềm Vui Giải Phóng Đất Nước Qua Các Chặng Đường


Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy Sống trào sinh lực, bốc men say

Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh, dù trong một phút giây

( Đi, 1944 )

Trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám và trong niềm vui tưng bừng của độc lập tự do, hồn thơ Tố Hữu như được chắp cánh bay bổng trong cảm hứng lãng mạn say sưa với niềm vui lớn của dân tộc. Huế tháng Tám ghi lại hình ảnh kinh thành Huế trong giờ phút lịch sử trọng đại ngày 23- 8-1945, khi chính quyền về tay nhân dân, một hình ảnh thật lớn lao, bay bổng" Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió lạnh, Thổi phồng lên, tim bỗng hóa mặt trời"

Từ ấy Tố Hữu đặt ra nhiều vấn đề trước cuộc đời. Người thanh niên trí thức, khi tâm hồn bừng sáng lý tưởng cách mạng, đã nhìn cuộc đời từ nhiều phía, trong tầm xa và chiều sâu, trong quan hệ giữa sự sống và cái chết, cái riêng và cái chung; dân tộc và thời đại,… Từ ấy mang theo hơi thở và máu thịt của cuộc đời chung, nhưng trước hết là của tác giả: sôi nổi, trẻ trung và thanh khiết, cái đẹp, cái cao cả của lý tưởng, của cuộc đời đang đẩy lùi mọi cái xấu xa, vẩn đục. Từ ấy có phần là tiếng hát, có phần là nỗi niềm tâm sự và có cả tiếng nói quyết tâm của ý chí trên con đường đấu tranh. Cái“ tôi” của người cộng sản trẻ tuổi ghi dấu ấn đậm nét. Nói như Hoài Thanh Từ ấy là“ Tiếng ca của một thanh niên, một người cộng sản”

1.2.2... đến tập thơ "Việt Bắc"

Tập thơ Việt Bắc (1946-1954) thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo hướng dân tộc đại chúng, phù hợp với phương châm của nền văn nghệ mới, như được ghi trong Đề cương về văn hoá Việt Nam- 1943.

Nếu như ở Từ ấy nổi bật và kết tinh giá trị của tập thơ là hình tượng cái "tôi" trữ tình tác giả - người thanh niên cộng sản, thì đến Việt Bắc là bước chuyển


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

từ cái "tôi" sang cái "ta" chung của dân tộc, của giai cấp. Là bản hợp ca của một dân tộc anh hùng không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, trước bất cứ khó khăn, gian khổ nào để dành cho được độc lập, tự do. Bản hợp ca đó được xây dựng trên một nền trữ tình phong phú, nổi bật là hình tượng quần chúng nhân dân kháng chiến. Có thể nói tập thơ Việt Bắc là hình ảnh, tâm tình, tiếng nói của quần chúng kháng chiến. Nhà thơ tập trung thể hiện hình ảnh những con người đại diện cho quần chúng với những chi tiết chân thực mà bình dị của đời sống, trong mọi hoạt động kháng chiến với tâm tình, ý nghĩ và tiếng nói của họ. Đó là anh Vệ quốc quân đã làm nên chiến thắng Việt Bắc vang dội:

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 4

( Cá nước, 1947)

Là chị nông dân con mọn vượt lên những gian khổ, thiếu thốn, hăng hái tham gia tiêu thổ kháng chiến," phá đường" chặn bước đi của giặc:

Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan

(Phá đường, 1948)

Là những người mẹ nông dân chất phác gắn bó tình nghĩa với kháng chiến, hòa làm một tình thương con với lòng yêu nước:

Bà bủ không ngủ, bà nằm

Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài phên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về…

( Bà bủ, 1948)


Là em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê tháng mười dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng…

(Lượm, 1949)

Trong Việt Bắc, cái "tôi” trữ tình nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật quần chúng hoặc có hiện diện cũng chỉ là đường viền làm nổi bật hình ảnh những con người quần chúng. Những con người bình thường, cụ thể đó bỗng được nâng lên thành biểu tượng của Nhân dân, của Tổ quốc. Lịch sử thơ ca Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, có lẽ chưa đâu có những hình ảnh sinh động và thấm thía yêu thương như thế về những con người bình thường mà làm nên lịch sử.

Tình cảm bao trùm và sâu đậm nhất trong tập thơ Việt Bắc là lòng yêu quê hương đất nước. Tình cảm ấy được biểu hiện phong phú, sâu sắc trong nhiều trạng thái đa dạng. Đó là tình nghĩa gắn bó giữa hậu phương với tiền tuyến, là mối tình gắn bó thân thiết giữa người miền xuôi với người miền ngược, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ với đồng bào Việt Bắc, và trên hết là lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ... Tất cả được thể hiện trong một mối tình "cá nước" thắm thiết tình nghĩa, cùng hoà trong niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng.

Thiên nhiên đất nước hiện lên với nhiều cảnh sắc đa dạng, phong phú khi thì" hắt hiu lau xám đậm đà lòng son", khi lại "trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương", khi lại có những cảnh rộn rã, tấp nập trong sinh hoạt kháng chiến của cơ quan, những cảnh hào hùng của từng đoàn dân công, bộ đội đi chiến dịch... tạo nên bức tranh thật sinh động, phong phú.


Việt Bắc, là chặng đường có vị trí quan trọng trên hành trình thơ Tố Hữu. Đến tập thơ này, cái"tôi” của nhà thơ đã thực sự hoà nhập vào đời sống nhân dân, thấu hiểu và gần gũi với cuộc đời, tâm tình, ước nguyện của quần chúng kháng chiến. Thơ Tố Hữu đã bắt được vào nguồn mạch sâu xa và bền bỉ của truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện được lý tưởng cách mạng, tinh thần của thời đại trong việc làm, hành động, ý thức và tinh thần của đông đảo quần chúng. Cái"tôi” ấy hầu như mất hẳn cái riêng để trở thành cái "ta” của Đảng, của nhân dân và của dân tộc.


CHƯƠNG II


GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ“ VIỆT BẮC”

2.1. Khát vọng và niềm vui giải phóng Đất nước qua các chặng đường

2.1.1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc bùng nổ long trời lở đất, chấm dứt ách đô hộ tám mười năm của thực dân Pháp, mở ra một thời đại vẻ vang cho dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập, tự do, và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám đã đáp ứng nguyện vọng sâu xa của toàn thể dân tộc, mở ra trước mắt mọi người những chân trời bao la, niềm phấn khởi dâng trào, khí thế của quần chúng thật là hào hùng quyết liệt khi nước nhà dành được chính quyền.

Từ những bài thơ ra đời ngay sau ngày Cách mạng thành công cho đến bài thơ cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chào đón hoà bình, từ biệt Việt Bắc về xuôi, có thể nói Tố Hữu đã giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ thắm cho nó trong suốt chín năm, để nói lên những tình cảm lớn của con người cách mạng và kháng chiến; là tiếng thơ sớm nhất và lớn nhất nói lên thấm thía những sự đổi đời của dân tộc.

Một số bài thơ tiếp nối Từ ấy Việt Bắc như: Huế tháng Tám (1945), Xuân nhân loại (1946), Vui bất tuyệt (1946) là những bài được Tố Hữu viết trong niềm vui chiến thắng khi nước nhà giành được chủ quyền dân tộc. Sự ra đời của tập thơ Việt Bắc tiếp nối cảm hứng giải phóng dân tộc của tập thơ Từ ấy. Cái vui của thơ Tố Hữu trong những ngày Tháng Tám vẫn lôi cuốn chúng ta rất mãnh liệt, và cảm hứng giải phóng khi nước nhà độc lập được ghi lại sâu đậm trong những vần thơ mới:

Đi, đi, đi ! ôi nhịp đời phơi phới Trăng sáng, đường dài

Ta đều chân : Một ! Hai !


Ta đều ca

Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt

Yêu dấu Ngàn năm…

(Đêm xanh, 1946)

Đó cũng là lời thiêng, là tình cảm kết đọng trong bản nhạc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi - "Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm".

Tiếp đó là những ngày toàn dân tộc hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh chống ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ở khắp mọi nơi, toàn dân sôi nổi tham gia phong trào tăng gia sản xuất, những ngày khoai sắn mọc xanh khắp mọi nơi, con người vui say trong công việc, với tinh thần đoàn kết, thi đua lao động không biết mệt mỏi:

Rồi từ hôm đó, bọc hoàng cung Lớp lớp khoai xanh mượt vạn vồng Lòng đất kiêu kiêu nghe nặng củ

Khách dừng âu yếm, ngẩn ngơ trông…

(Tình khoai sắn, 1946)

Sau chống đói là chống dốt với phong trào Bình dân học vụ, mà tất cả các tầng lớp quần chúng nhân dân đều tích cực hưởng ứng:

Nghiêng đầu trên tấm bảng chung Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh Này em, này chị, này anh

Chen vai mà học, rách lành sao đâu !

(Trường tôi, 1946)

Không đầy một tháng sau, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Kháng chiến Nam Bộ, rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch


vang dậy thấm sâu vào trái tim của mỗi người dân Việt Nam.“Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.

Trong những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành phố, thị trấn, phá cầu đường để cản bước tiến công của giặc, một bài thơ được truyền tụng đến thuộc lòng, là bài Phá đường ghi tạc không phai công sức của nhân dân vào lịch sử:

Đêm nay gió rét trăng lu

Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường...

( Phá đường, 1948)

Vậy, chúng ta có thể nhận thấy đây là chặng đường đầu tiên, những ngày đầu phòng ngự của của cuộc kháng chiến đã được Tố Hữu ghi lại bằng những vần thơ hết sức chân thực. Cùng với diễn biến lịch sử của dân tộc, thơ Tố Hữu luôn theo sát cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

2.1.2. Kháng chiến chín năm

Cuộc kháng chiến chống Pháp đã tỏ rõ sức mạnh và sức sáng tạo lớn lao của quần chúng- cái sức mạnh trước kia còn ẩn tàng, mai phục, chưa có dịp bộc lộ hết thì nay đã trở thành sự thật hiển nhiên, hàng ngày, đập vào tai mắt, vào suy nghĩ và tưởng tượng của mỗi người. Với Việt Bắc, thơ Tố Hữu đã thực sự chín và ngang tầm với đề tài như được thể hiện qua bốn câu thơ đề từ:

Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy

Sóng đẩy thuyền lên


Cái bể nhân dân được cách mạng lay dậy tự đáy sâu, dâng lên cuồn cuộn đã đẩy sáng tác thơ ca lên một trình độ cao. Có một sự chuyển hướng rõ rệt trong sáng tác của Tố Hữu. Cuộc kháng chiến bùng nổ, bài thơ xuất sắc đầu tiên trong giai đoạn này của Tố Hữu là bài Cá nước không còn những câu thơ trực tiếp trình bày ý nghĩ của tác giả mà là sự thâm nhập tự nhiên vào những suy tư, cảm nghĩ của quần chúng:

Tôi ở Vĩnh Yên lên

Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.

(Cá nước, 1947)

Không cần giảng giải, thuyết lý, bài thơ có sự thuyết phục của cái hiện thực trực tiếp, như thể tai nghe mắt thấy. Với Việt Bắc, nhà thơ không còn tự nói về mình, việc tự biểu hiện trực tiếp hầu như không còn nữa, thay vào những trữ tình riêng tư là sự thể hiện trực tiếp cảm nghĩ của quần chúng cách mạng. Anh Vệ quốc quân lần đầu xuất hiện trong thơ dễ thương đến lạ lùng; tiếp xúc với anh ai mà không cùng đồng lòng thốt lên như Tố Hữu:

Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

(Cá nước, 1947)

Cuộc kháng chiến ở hậu phương được tái hiện qua hình ảnh những người nông dân bình dị. Đó là bà mẹ Việt Nam; bà mẹ đẻ những người Vệ quốc quân, bà mẹ nuôi các anh cán bộ. Tố Hữu đã ca ngợi bà mẹ đó trong hình ảnh bà bủ Việt Bắc ngồi kể" chuyện nhà chuyện cửa" bên bếp lửa, trên nhà sàn; trong hình ảnh "bà bủ nằm ổ chuối khô" nhớ con đi bộ đội; bà bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng. Là chị nông dân con mọn vượt lên những gian khổ thiếu thốn hăng hái tham gia công tác kháng chiến. Tố Hữu đã tạo ra điển hình chú Lượm tượng trưng cho các cháu bé nhỏ và anh dũng của Bác Hồ.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí