Thứ nhất: xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống vốn phù hợp trong những giai đoạn lịch sử trước đây áp đặt nguyên xi, máy móc, coi đó là chuẩn mực bất biến để dập khuôn, bắt chước, dẫn đến phục cổ, bảo thủ trong quá trình này. Điều đó có thể dẫn đến sự biến đổi của lối sống sinh viên theo hướng lệch chuẩn, biến dạng, méo mó...
Lòng yêu thương con người, đùm bọc, “tối lửa tắt đèn có nhau” là truyền thống tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lại bộc lộ tình yêu thương bằng cách bao che, giấu giếm cho những hành động sai trái, thậm chí phạm pháp của người thân, bạn bè. Biểu hiện này có ở không ít các bạn sinh viên như họ sẵn sàng bao che, không tố cáo những hành vi gian lận trong thi cử của nhau, làm ngơ hoặc che dấu cho hành vi phạm pháp của bạn, sẵn sàng giúp bạn nói dối cha mẹ để trốn đi chơi... Đây là những biểu hiện tiêu cực rất cần được khắc phục kịp thời. Có như vậy mới giữ gìn được bản chất đẹp đẽ của những giá trị đạo đức truyền thống.
Đức tính cần cù trong lao động là một nét đẹp trong cốt cách người Việt Nam. Nhưng cực đoan hóa quan niệm “cần cù bù thông minh”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” lại làm người ta dễ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường và bỏ qua yếu tố sáng tạo trong lao động. Nhất là những bạn trẻ sinh viên với sự hăng hái, nhiệt tình, giàu sáng tạo lại dễ bị coi là “trứng khôn hơn vịt”, “ngựa non háu đá”... Trong khi đó, thực tế cho thấy, những cải tiến, phát hiện mới lại trở thành những đột phá, đem lại bước tiến vượt bậc trong sản xuất, kinh doanh.
Theo Lênin, quá kéo dài ưu điểm ngày hôm qua sẽ trở thành khuyết điểm ngày hôm nay. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nếu bị cực đoan hóa cũng có thể trở thành phản giá trị, tạo nguy cơ, cản trở quá trình hình thành lối sống mới ngày hôm nay.
Thứ hai: xu hướng sùng bái nước ngoài, xem nhẹ, phủ nhận các giá trị đạo đức truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu cho mọi quốc gia muốn gia nhập và phát triển. Toàn cầu hóa đang đặt trước chúng ta bài toán về sự được - mất. Cơ hội là rất lớn, cái được cũng rất nhiều, đó là sự tiếp cận và
tranh thủ được vốn, thành tựu khoa học, công nghệ từ những nền kinh tế phát triển, là sự giao lưu, tiếp biến những giá trị văn minh nhân loại... Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm chúng ta đứng trước nhiều nguy cơ: sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai căng văn hóa, mất bản sắc dân tộc... Nhận định về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương V (khóa 8) khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [27, tr.46].
Sự ảnh hưởng của văn hóa, đạo đức, lối sống nước ngoài, đặc biệt là lối sống phương tây đối với nhiều người, trong đó có sinh viên là tương đối rõ ràng. Khi sùng ngoại, cái gì của ngoại đều cho là tuyệt vời, do đó vô hình chung, tự coi thường những giá trị của bản thân, của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Hình Thức, Các Phương Pháp Nhằm Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Với Khả Năng Hạn Chế
- Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Trong Xây Dựng Lối Sống Cho Sinh Viên Gắn Với Việc Tạo Lập Môi Trường Học Đường Lành Mạnh Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa
- Đổi Mới Nội Dung, Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
- Nâng Cao Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việc Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Từ những quan niệm sống lệch lạc đã xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng phản giá trị trong đời sống xã hội. Hiện tượng sống thử của giới trẻ trong đó có sinh viên đã trở thành trào lưu. Nhiều đôi nam nữ sinh viên thuê nhà trọ sống với nhau như vợ chồng, để rồi khi chán nhau thì mỗi người nhanh chóng xách vali đi tìm “cuộc sống mới”. Hiện tượng này đang trở thành một trào lưu rất thịnh hành trong giới trẻ như là những công nhân lao động xa nhà và đặc biệt là một bộ phận đông đảo các bạn sinh viên. Hiện vấn đề này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận mà nhiều nhất là các bạn sinh viên và nó cũng được đem ra tranh luận hết sức sôi nổi trên các diễn đàn và cũng đã tiêu tốn không ít giấy mực của các nhà báo. Vô hình chung nó đã trở thành một đề tài nóng, một thứ “mốt” lan truyền đi với tốc độ chóng mặt với tên gọi là “Sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng cụm từ “Sống thử” vốn dĩ không có trong từ điển Việt Nam và đúng là như vậy trong văn hoá Việt thì sống thử là một khái niệm còn khá mới mẻ tuy nhiên nó đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây trong thập niên 60-70 của thế kỉ trước, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tình dục. Và đến khi nước ta trên bước đường mở cửa hội nhập với thế giới thì những giá trị văn hoá, lối sống của nước ngoài cũng theo đó du nhập vào trong nước và sống thử cũng không ngoại lệ cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin thì việc cập nhật hay tiếp cận những điều mới mẻ của con người lại càng dễ dàng hơn, nên việc lối sống này đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ đó là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều người thì lối sống kiểu Tây này hoàn toàn không phù hợp với văn hoá sống cũng như những giá trị truyền thống lâu đời trong mối quan hệ nam nữ, vợ chồng của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, sống thử sẽ làm mất đi những giá trị của tình yêu khiến cho tình yêu không còn đẹp không còn trong sáng. Hơn nữa, tình yêu trong sống thử luôn đi cùng với tình dục và có lẽ nhiều bạn trẻ sống thử mà mục đích chưa hẳn hoàn toàn là vì yêu, mà một phần là để thoả mãn nhu cầu bản thân, điều đó đã làm thay đổi bản chất vốn có của một tình yêu đích thực. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sống thử là điều bình thường, hai người thích nhau, yêu nhau rồi họ dọn về sống chung nếu hợp thì tiếp tục mối quan hệ còn không thì chia tay mà không cần đối phương có trách nhiệm với mình, theo họ xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng có những cách sống và suy nghĩ thoáng hơn trong các vấn đề nhất là mối quan hệ nam nữ. Và sống thử là một lối sống hiện đại đậm chất thực tế chứ không phải là một tệ nạn, một lối sống thiếu lành mạnh như mọi người nghĩ và họ mong rằng xã hội sẽ không còn phê phán mà sẽ dần chấp nhận lối sống này.
Không ít bạn trẻ giờ đây không chọn công viên hay gốc cây là nơi tâm sự, thay vào đó họ chọn nhà nghỉ, vừa kín đáo, vừa “thoải mái”... Những biểu hiện của lối sống này thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, sự xa rời, đứt đoạn với truyền thống trong sinh viên. Đây thực sự là vấn đề nóng, đặt ra trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên ngày nay đòi hỏi phải có sự quan tâm và giải quyết kịp thời.
Tiểu kết chương 3
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bằng những phương pháp cụ thể, thông qua các hình thức tổ chức thực hiện, các cuộc vận động các phong trào trong cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và sinh viên, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được phát huy để xây dựng lối
sống mới cho sinh viên. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa hiện nay, những khó khăn, những mâu thuẫn nảy sinh đòi hỏi trong quá trình đi lên chúng ta phải từng bước giải quyết. Xác định đúng đắn các mâu thuẫn trên sẽ là cơ sở cho chúng ta đề ra phương hướng và những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, việc phân tích và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh không phải chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình, hăng hái mà phải có sự hiểu biết, có tri thức khoa học, có vốn sống nhất định. Thiếu tri thức và vốn sống cần thiết sẽ không nhận thức đúng được bản chất của mâu thuẫn và do đó không đề ra được những phương thức giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn có những yếu kém, bất cập nhất định, đòi hỏi chúng ta phải có phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế này, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
4.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Truyền thống xét về đặc trưng là những gì đã trở thành ổn định bền vững tương đối được đông đảo xã hội thừa nhận, hơn nữa đã in sâu vào tâm lý, tập quán của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sức mạnh của truyền thống ở chỗ nó là một hiện tượng tâm lý, tồn tại như một bản năng bẩm sinh, thôi thúc từ bên trong khiến cho hành động hàng ngày của con người được thể hiện một cách thoải mái. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải phát huy truyền thống để góp phần tích cực vào cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta kế thừa, từ bỏ những di sản nào? Đây là vấn đề thiết thực cần giải quyết, nhưng cũng rất khó khăn. Truyền thống không phải cái gì đó di chuyển ngay vào con người mà chỉ là chất liệu phải được cải tạo biến đổi nâng lên để thành những nhân tố trong cấu trúc của hệ thống những yếu tố nhân cách con người. Sự biến đổi này hôm nay chính là trong sự tác động qua lại với những nhân tố của hiện đại ở nước ta và trên thế giới. Tức là chúng ta phải chú ý đến nhân tố hiện đại trong việc kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên.
Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin hiện nay, tất yếu chúng ta phải kết hợp được các giá trị đạo đức truyền thống
với những giá trị đạo đức hiện đại, nhằm nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới.
Như đã khẳng định, tinh thần yêu nước là giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị đạo đức - tinh thần của dân tộc Việt Nam. Song, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tinh thần yêu nước cũng phải được bổ sung và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Trước yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây, nay phải chuyển hóa thành ý chí vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”; nhất định không để mất nước, không chịu làm nô lệ, không cam chịu đói nghèo lạc hậu và lệ thuộc.
Ngày nay, yêu nước là phải kiên quyết chống nạn tham nhũng, buôn lậu, ma túy và các tệ nạn xã hội - những hiện tượng tiêu cực này đang trở nên nhức nhối trong xã hội, từng ngày, từng giờ làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, ngăn trở quá trình xây dựng lối sống mới cho thanh niên sinh viên, đe dọa an toàn xã hội, làm chệch hướng XHCN.
Yêu nước ngày nay còn là ý thức cao độ về niềm tự hào dân tộc. Đó chính là nội lực to lớn góp phần giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc phải gắn liền với ý thức tự lực, tự cường, ý thức vươn lên bằng đôi chân, sức lực của chính mình, không bi quan, chán nản nhưng cũng không ảo tưởng, chủ quan, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Truyền thống nhân ái của dân tộc ta là yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những giá trị nhân đạo của nhân loại, tạo nên những giá trị mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong giai đoạn trước, lòng nhân ái mới chỉ là sự giúp đỡ, xẻ chia nhau miếng cơm, mạnh áo trong hoạn nạn khi “tối lửa tắt đèn” chứ chưa tạo điều kiện cho người khác vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình. Trong điều kiện hiện nay, yêu thương con người nghĩa là phải tạo
điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực cá nhân, kích thích khả năng sáng tạo của con người. Đối với sinh viên đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn lao, họ chỉ có thể phát huy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo khi được tạo điều kiện, khi được tôi luyện thử thách trong hoạt động thực tiễn. Chỉ khi được tin tưởng, được gánh vác trọng trách thì họ mới thực sự được chắp cánh bay cao, bay xa.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, lòng nhân ái không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mà đòi hỏi phải mở rộng trên phạm vi toàn thế giới để các dân tộc xích lại gần nhau, cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống bệnh tật, chống chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố...vì hạnh phúc và tương lai của nhân loại. Giúp sinh viên ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện những vấn đề này cũng là một yêu cầu trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Với tinh thần đoàn kết, dân tộc Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trước kẻ thù, vượt qua được nhiều khó khăn để giữ và phát triển xã hội. Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập của sinh viên không thể thiếu đi tinh thần đoàn kết, nhưng cũng phải chú ý tránh không bị lạm dụng, trong sinh viên không có hiện tượng bao che khuyết điểm cho nhau, bao che những hành vi thiếu đúng đắn, những hành vi không văn hóa của nhau...
Những giá trị đạo đức truyền thống nếu không có sự thống nhất, kết hợp với những giá trị mới, bổ sung trong sự đổi mới và nâng lên một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử - xã hội, sẽ gây cản trở, tạo nên xung đột giữa sức nặng, uy lực của truyền thống với yêu cầu đổi mới của xã hội hiện tại; giữa khuôn thức, mẫu mực mà quá khứ trao lại với khả năng sáng tạo, thích nghi, hướng tới tương lai.
Tóm lại, quán triệt quan điểm bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên phải bảo đảm yêu cầu:
- Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc gắn liền với yêu CNXH, yêu nhân dân, phục vụ nhân dân.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết cộng đồng gắn liền với tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Giáo dục lòng dũng cảm, truyền thống nhân ái, thủy chung, khát vọng hòa bình, hiếu học và quý trọng người hiền tài gắn liền với giáo dục chủ nghĩa nhân văn XHCN, lối sống mới XHCN.
- Giáo dục truyền thống lao động cần cù sáng tạo, lạc quan, tinh thần tiết kiệm, vượt khó, khiêm tốn, trung thực gắn liền với tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
4.1.2. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên gắn liền với mục tiêu xây dựng người sinh viên hiện đại, toàn diện
Đối với việc giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin khẳng định:
Việc giáo dục thanh niên không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức; không phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi khổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu chống bọn bóc lột, khi người ta thấy rằng muốn tiếp tục chiến đấu thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấy rõ bọn địa chủ và bọn tư sản là những kẻ hung tợn như thế nào thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộng sản [80, tr.351].
Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh trở thành tấm gương sáng của việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của