mạnh mẽ đối với cán bộ chính trị cấp phân đội vi phạm các chuẩn mực về văn hóa chính trị: “Những hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội cần được xử lý theo quy trình, đúng người, đúng việc” [155, tr.107].
4.2.3. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực tham gia hoạt động chính trị thực tiễn cho cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay
Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội được hình thành, phát triển thông qua hoạt động thực tiễn. Thực tiễn luôn là mảnh đất hiện thực kiểm nghiệm đánh giá trình độ văn hóa chính trị họ; đó cũng là phản ánh tính chất hoạt động quân sự mà họ thực hiện chức tránh, nhiệm vụ ở môi trường đó. Thông qua các hoạt động thực tiễn là phương tiện hữu hiệu nhất để các chủ thể có biện pháp rèn luyện, bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực tham gia hoạt động chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Để thực hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào một số nội dung, giải pháp sau:
Một là, thông qua các nhiệm vụ chính trị huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị để bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay.
Để có được trình độ văn hóa chính trị ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ chính trị cấp phân đội, cần được các chủ thể bồi dưỡng, rèn luyện ở môi trường thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ” [89, tr.320]. Cùng với đó phải có trình độ, kiến thức, năng lực, cán bộ chính trị cấp phân đội phải có kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm phải đưa họ vào môi trường thực tiễn; thông qua đó họ mới có khả năng vận dụng kiến thức chính trị vào thực tiễn để hoạt động chính trị cho bộ đội. Do đó, mỗi cán bộ chính trị cấp phân đội nhận thức sâu sắc: “Chính trị viên không phải là thượng quan suốt ngày ngồi trong bàn giấy, viết thông cáo và chỉ thị, người chính trị viên là người nhúng tay vào tất cả
mọi việc để dìu dắt người khác” [58, tr.25 - 26]. Cho nên, cần khắc phục tình trạng lý thuyết suông, xa rời thực tiễn, chủ quan duy ý chí trong chủ trì chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.
Chất lượng tổng hợp, trình độ huấn luyện, năng lực sẵn sàng chiến đấu, diễn tập chiến đấu của bộ đội quyết định hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị. Bởi vậy, chỉ thông qua thực tiễn hoạt động quân sự thì cán bộ chính trị cấp phân đội mới đánh giá trình độ văn hóa chính trị của mình; từ đó các chủ thể mới có biện pháp giáo dục, rèn luyện họ nâng cao năng lực hoạt động chính trị, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Cũng thông qua hoạt động trên, cán bộ chính trị cấp phân đội cùng với người chỉ huy kiểm tra, đánh giá trình độ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, luyện tập diễn tập chiến đấu của đơn vị; đồng thời rút kinh nghiệm, bổ sung vào phương án chiến đấu, có nghị quyết huấn luyện và chiến đấu, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị sát với nhiệm vụ. Mặt khác thông qua hoạt động thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị khắc phục hiện tượng “cán bộ quân sự chỉ biết quân sự, cán bộ chính quyền chỉ biết chính quyền, cán bộ đảng chỉ biết Đảng”; để nhận thức cho cán bộ chính trị cấp phân đội cần phải học chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu ở đơn vị, nâng cao trình độ người chỉ huy.
Hai là, thông qua thực tiễn công tác dân vận hướng vào nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa Chính Trị Lành Mạnh, Dân Chủ Ở Đơn Vị Cơ Sở Quân Đội Hiện Nay
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 17
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 18
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 20
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 21
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 22
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội ta không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân công tác, đội quân sản xuất. Với vai trò, trách nhiệm chủ trì về chính trị, cán bộ chính trị cấp phân đội trực tiếp chỉ đạo và tiến hành công tác dân vận ở đại đội, tiểu đoàn, thì văn hóa chính trị của họ phải “làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội”. Để bộ đội được dân tin, dân yêu cán bộ chính trị cấp phân đội phải trực tiếp làm công tác
dân vận, làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm thiết thực; các cấp ủy cần quán triệt và giao nhiệm vụ cho cán bộ chính trị cấp phân đội để họ thực hiện có hiệu quả công tác dân vận.
Công tác dân vận của họ phải hướng vào tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của đảng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, đấu tranh với các quan điểm sai trái… góp phần vào xây dựng địa phương đóng quân ổn định an ninh - chính trị; lan tỏa giá trị văn hóa quân sự, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kính trọng dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân; tác phong gần gũi sâu sát với quần chúng nhân dân, yêu thương, chia sẻ, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân.
Ba là, thông qua nhiệm vụ phòng chống bão lũ, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh nơi khó khăn, gian khổ để rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội.
Rèn luyện đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong thực tiễn là tạo điều kiện cho họ tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Đảng ủy Sư đoàn 2, Quân khu 5 đã xác định: “Mạnh dạn bổ nhiệm các đồng chí tốt nghiệp ở trường Sĩ quan Chính trị vào cương vị Trung đội trưởng 01 năm trở lên để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sau đó bổ nhiệm chính trị viên phó Đại đội” [36, tr.11]. Quá trình đó giúp họ thu được kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm để đánh giá trình độ văn hóa chính trị; từ đó hoàn thiện và bổ sung những tri thức mới, nhất là những tri thức kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn khi tổ chức hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong thực tiễn. Thông qua các nhiệm vụ phòng chống bão lũ, khắc phục hậu quả thiên tai; đặc biệt phòng chống dịch Covid-19, cán bộ chính trị cấp phân đội phải là người có mặt, xông pha trên tuyến đầu để động viên, chỉ đạo bộ đội không quản ngại khó khăn, gian khổ với tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”. Chính năng lực chủ trì chính trị, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong môi trường khó khăn, gian khổ, các giá trị văn hóa chính trị đã được hình thành và phát triển.
Chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy cấp trên cần có kế hoạch luân chuyển cán bộ chính trị cấp phân đội một cách hợp lý, nhất là những đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn, gian khổ, điểm “nóng” phòng chống dịch bệnh Covid-19… để họ có điều kiện được rèn luyện, thử thách và phát huy vai trò người cán bộ chính trị tiến hành hoạt động chính trị trong môi trường đó. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên phải quan tâm truyền thụ kinh nghiệm hoạt động chính trị - xã hội và đặc biệt chủ trì chính trị trong môi trường đó. Từ đó cung cấp kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong thực tiễn đúng quan điểm, đường lối của Đảng, quân đội của cán bộ chính trị cấp phân đội. Đồng thời, có biện pháp phát hiện và đấu tranh kiên quyết với những quan điểm, tư tưởng sai trái; khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, cơ hội, lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân và ngại gian khổ, thử thách, rèn luyện trong môi trường khó khăn.
Bốn là, thông qua phong trào thi đua quyết thắng, hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi để rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.
Phong trào thi đua quyết thắng góp phần tạo ra động lực to lớn thúc đẩy cán bộ chính trị cấp phân đội và toàn đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Nói tới văn hóa chính trị của họ không thể thiếu trình độ lãnh đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua và hoạt động giảng dạy chính trị cho cán bộ, chính trị ở đơn vị.
Thông qua những hoạt động đó, đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị của người cán bộ chính trị cấp phân đội; từ đó các chủ thể mới đánh giá chính xác và bồi dưỡng văn hóa chính trị cho họ. Để nâng cao phong trào thi đua quyết thắng mỗi cán bộ chính trị cần phát huy vai trò các tổ chức thi đua thực hiện nhiệm vụ xây dựng chi bộ trong sạch, đơn vị vững mạnh toàn diện. Đồng thời, sơ, tổng kết phong trào thi đua cần đánh giá chính xác chất lượng, không vì thành tích mà làm không đúng mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu của phong trào thi đua đề ra. Phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả sẽ là động lực lan tỏa rộng khắp trong mỗi đơn vị, góp phần
làm đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, bộ đội của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, nâng cao các giá trị văn hóa chính trị hiện nay.
Công tác giảng dạy chính trị là nhiệm vụ quan trọng của cán bộ chính trị cấp phân đội, thông qua đó đánh giá trình độ, năng lực giáo dục bộ đội ở đơn vị. Cho nên cần thường xuyên tổ chức hội thi cán bộ giảng dạy chính trị, góp phần xây dựng văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội. Thực tiễn cho thấy trình độ văn hóa chính trị của họ phải tương xứng với chất lượng giáo dục chính trị; không thể vẫn tồn tại: “Trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ đảm nhiệm giáo dục chính trị, nhất là chính trị viên người trực tiếp giảng dạy còn hạn chế. Kết hợp công tác giáo dục chính trị với giáo dục pháp luật, quản lý tư tưởng, kỷ luật bộ đội ở một số đơn vị còn hạn chế” [9, tr.4]. Do vậy, các chủ thể cần thông qua hội thi cán bộ giảng dạy chính trị để bồi dưỡng về tri thức, tình cảm, niềm tin, năng lực giảng dạy, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống…Từ đó họ trưởng thành về trình độ lý luận, phương pháp giảng dạy và kỹ năng sư phạm góp phần hoàn thành, chức trách nhiệm vụ được giao.
Để tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực tham gia hoạt động chính trị thực tiễn cho cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay, cần thực hiện các biện pháp sau:
Nâng cao nhận thức của các chủ thể về bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị thực tiễn cho cả chủ thể giáo dục và cả cán bộ chính trị cấp phân đội.
Cấp uỷ, cán bộ chủ trì, các tổ chức, cơ quan các cấp cần nhận thức sâu sắc về tính khách quan, tất yếu phải thường xuyên đưa cán bộ chính trị cấp phân đội vào thực tiễn để rèn luyện văn hóa chính trị; tham gia hoạt động thực tiễn là quá trình giúp họ hoàn thiện, phát triển trình độ văn hóa chính trị. Chính vì vậy, các chủ thể quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa quan điểm “Xây dựng đội ngũ cán bộ phải thông qua hoạt động thực tiễn” [28, tr.7]. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thực tiễn, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ chính trị cấp
phân đội cập nhật tri thức mới, đúc kết kinh nghiệm hoạt động chính trị - xã hội. Trong quá trình thực hiện, các chủ thể luôn quán triệt mối quan hệ biện chứng về nhận thức trong quan điểm thực tiễn toàn diện cho cả người đi giáo dục văn hóa chính trị và cán bộ chính trị cấp phân đội được giáo dục.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động thực tiễn rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị thực tiễn cho cán bộ chính trị cấp phân đội phải bảo đảm tính khoa học.
Để thực hiện biện pháp này, các chủ thể phải trên cơ sở quan điểm của Đảng, quy định của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, nghị quyết của cấp mình; xây dựng kế hoạch đưa cán bộ chính trị cấp phân đội vào thực tiễn để giáo dục, rèn luyện văn hóa chính trị khoa học, tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, tránh hình thức, không có kế hoạch. Trong quá trình hoạt động bám sát kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia và sát yêu cầu, mục tiêu xác định; sát đúng với chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia.
Thực tiễn quân sự còn là cơ hội tốt để cán bộ chính trị phát huy mạnh mẽ, khả năng vốn có của bản thân vào việc tìm tòi, phát hiện các nội dung, phương thức mới để hoạt động chính trị sát với nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Quá trình tổ chức hoạt động thực tiễn quân sự phải hướng cán bộ chính trị cấp phân đội cọ sát với những vấn đề mới, vấn đề khó, phức tạp, buộc họ phải suy nghĩ, trăn trở, tư duy từ đó rèn luyện cho họ phương pháp, tác phong khoa học, thực hiện nhiệm vụ sáng tạo. Tính khoa học trong tổ chức hoạt động thực tiễn cho cán bộ chính trị cấp phân đội, thể hiện ở sự phản ánh đúng, tình hình, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị yêu cầu đặt ra.
Làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội.
Đây cũng là một khâu quan trọng trong quy trình thông qua thực tiễn để giáo dục, rèn luyện văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội, nhằm đối
chiếu, so sánh kết quả đã đạt được với mục tiêu, yêu cầu đã xác định. Cho nên, xây dựng phương pháp kiểm tra phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá, sao cho không chỉ phân loại được mức độ thông qua hoạt động thực tiễn; mà còn đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục, rèn luyện văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Đồng thời, tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau khi thông qua thực tiễn; quá trình ấy giúp họ vươn tới trình độ lý luận ngày càng sâu sắc, cô đọng hơn và có giá trị quay lại nâng cao chỉ đạo hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội, đồng thời, còn giúp các chủ thể tích luỹ kinh nghiệm, tránh xa vào yếu tố chủ quan, góp phần phát triển kinh nghiệm trong điều kiện, hoàn cảnh, môi trường thực tiễn tiếp theo. Song song với đó, làm tốt công tác động viên, khen thưởng nhằm góp phần cổ vũ cán bộ chính trị cấp phân đội nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những nội dung trên là một trong những yếu tố quyết định nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay.
4.2.4. Phát huy tính tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Cán bộ chính trị cấp phân đội là chủ thể chuyển hoá các yêu cầu, giải pháp nâng cao văn hoá chính trị thành động cơ tự giác, nhu cầu tự thân thôi thúc họ vươn lên tự xây dựng hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Xét đến cùng, quá trình nâng cao văn hoá chính trị phải là quá trình tự thân mới mang lại kết quả cao. V.I.Lênin từng dạy: Không tự mình chịu bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý trong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả; và hễ ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra chân lý được. Sự hình thành văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội có được không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh, của giáo dục, đào tạo mà còn là kết quả: “do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố” [115, tr.293].
Tự giác học tập, rèn luyện chính là hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là yếu tố suy cho cùng quyết định đến chất lượng, hiệu quả nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội. Văn kiện Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định: “Chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức trong hệ thống chính trị” [31, tr.105]. Chính vì vậy, phát huy tính tích cực, tự giác trong tự tu dưỡng, rèn luyện văn hoá chính trị của cán bộ cấp phân đội là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự nỗ lực cố gắng vươn lên của mỗi cán bộ chính trị cấp phân đội, là nền tảng để nâng cao tri thức, đạo đức, lối sống, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, phong cách làm việc, học tập, công tác, là động lực nội sinh để đội họ giữ vững bản lĩnh chính trị, bồi đắp lý tưởng cộng sản, xác định rò ý thức trách nhiệm, nâng cao kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam cũng là quá trình làm cho mỗi cán bộ chính trị cấp phân đội có nhận thức, quan niệm đúng đắn về tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị, hành vi chính trị; yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực toàn diện trong chủ trì về chính trị. Để đáp ứng chức trách, nhiệm vụ của người quân nhân cách mạng, mỗi họ cần không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện văn hoá chính trị; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ trí tuệ, tri thức kinh nghiệm về mọi mặt; xây dựng được động cơ, thái độ đúng đắn, hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng. Văn hoá chính trị được xây dựng càng hoàn thiện thì họ càng có quyết tâm, có khả năng, có nghị lực để khắc phục mọi khó khăn, kiên định trước những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, trước “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của