viên, khuyến khích họ học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tích cực tạo ra động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập trong sinh viên.
Các cấp bộ Đoàn cũng đã chủ động hơn trong khai thác các nguồn lực xã hội, liên tịch với các ngành để duy trì tốt các giải thưởng - học bổng khuyến học, phát triển các hoạt động bảo trợ học đường để hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, khuyến khích động viên những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Đoàn - Hội sinh viên các trường đại học đã biết phát huy vai trò của giảng viên trẻ làm nòng cốt trong việc hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên nghiên cứu khoa học... Phong trào thi đua học tập, các hoạt động sáng tạo, thi tìm hiểu kiến thức khoa học, thi tin học trẻ không chuyên, thi “Những nhà sáng tạo trẻ”... cũng góp phần tích cực thúc đẩy phong trào học tập và lao động sáng tạo.
Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” với 5 tiêu chí: Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt đã nhanh chóng lan toả trong sinh viên trở thành một phong trào thường xuyên. Sinh viên 5 tốt trở thành một danh hiệu có giá trị, một phẩm chất của sinh viên thời đại mới. Trong đợt trao giải thưởng và học bổng KOVA lần thứ 9 (3-2-2012) đã có 10 giải cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên và học bổng cho 42 sinh viên xuất sắc trong 34 trường đại học trên cả nước [10, tr.7]. Và cũng không có gì quá bất ngờ khi trong số 100 bạn đoạt giải sao Tháng Giêng năm 2013, có không ít bạn là “sinh viên 5 tốt” ở các cấp trường, cấp thành phố...
Nguyễn Bích Phương (chuyên ngành tiếng Đức, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đã từng đạt hàng chục danh hiệu, từng là MC của nhiều chương trình và hiện nay lại vinh dự nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”. Phương từng đoạt Giải Nhì nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài: "Các lễ hội đặc trưng của nước Đức", Giải Ba với đề tài: “Sống chung không kết hôn ở Đức” và Giải Khuyến khích với đề tài: “Thực trạng kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)”. Cô còn là Chủ tịch Câu lạc bộ tiếng Đức, Phương tham gia Ban Tổ chức
cho chương trình “Tìm hiểu văn hóa nước Đức”, “Tìm hiểu văn hóa nước Áo” giữa các trường phổ thông và trường đại học học tiếng Đức trên địa bàn Hà Nội. Cô cũng nổi tiếng ở trường với vai trò là MC của các chương trình như: “Miss Ulis 2010”, “Kỷ niệm 20 năm giảng tiếng Nhật”, giao lưu văn nghệ “Vang mãi bài ca tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh” tại trường Sĩ quan lục quân I… Phương được trao tặng danh hiệu Đại sứ sinh viên năm học 2011 - 2012.
Thành phố Hồ Chí Minh có môi trường học tập với nhiều trường đại học và cao đẳng, nhiều viện nghiên cứu. Số lượng sinh viên của thành phố chỉ đứng sau Hà Nội (199.696). Chính trong môi trường này, được sự trợ giúp của xã hội, học tập luôn luôn là một phong trào mang tính tự giác cao của hầu hết thanh niên. Trong những năm vừa qua, Thành Đoàn phối hợp với các trường đại học và cao đẳng tổ chức rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều phong trào học tập trong sinh viên, học sinh. Thống kê về một số hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học sinh (bảng 3.3) cho thấy lượng đề tài NCKH từ 1.929 (2010) tăng lên là 3.376 đề tài (6/2012).
Nhiều cuộc thi tri thức có số lượng thanh niên tham gia rất cao như giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tương lai”: sau 6 tháng phát động, có đến 21.000 bạn trẻ tham gia với 25.000 ý tưởng, trong đó, thanh niên thành phố chiếm một số lượng lớn (báo Tuổi trẻ ngày 16-10-2012). Trong điều kiện đất nước khó khăn, phần lớn sinh viên xuất thân từ gia đình nghèo khó, nhiều sinh viên phải vừa đi học vừa đi làm nuôi sống bản thân, những hoạt động trên là rất đáng quí. Nó cho thấy ý thức vượt khó để học tập, ý thức về tương lai của thanh niên thành phố. Và trên thực tế, họ đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương. Báo chí từng nhắc đến một cô bé bán khoai thi đậu cùng lúc 3 trường đại học hay Nguyễn Thành Trung - Trung “lang thang” - thuộc diện trẻ vào đời sớm, học sinh của lớp học tình thương thuộc “Dự án trẻ lớn hội nhập” (hội Bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh), đã thi đỗ vào Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Đã xuất hiện những tấm gương xuất sắc trong học tập, hứa hẹn những tài năng của tương lai. Ví dụ như trường hợp của Văn Chí Nam và
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Việc Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
- Thực Trạng Việc Phát Huy Truyền Thống “Ý Thức Cộng Đồng, Tinh Thần Đoàn Kết” Nhằm Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu
- Thực Trạng Của Việc Phát Huy Giá Trị “Cần Cù, Sáng Tạo Trong Lao Động”, Tinh Thần “Lạc Quan” Trong Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Với Khả Năng Hạn Chế
- Phương Hướng Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Đối Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Nguyễn Lưu Thùy Ngân, hai sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đầu tiên của bộ môn Công nghệ trí thức trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) với điểm luận văn 10/10. Công trình “Một cách tiếp cận để chuyển đổi trật tự từ trong dịch máy Anh - Việt” của Ngân, Nam và một sinh viên cùng khóa khác được các chuyên gia về dịch máy trên thế giới đánh giá cao và GS. Eduard Hovy - chủ tịch hội Dịch máy quốc tế - mời sang Mĩ trình bày trước hội nghị quốc tế về dịch máy.
Số lượng, chất lượng học tập của học sinh, sinh viên và những điển hình về các phong trào học tập nêu trên đã phản ánh Đoàn và Hội thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh bước đầu hướng tuổi trẻ bước vào một xã hội học tập. Học tập không chỉ trau dồi tri thức khoa học mà qua đó cũng để xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp thông qua học sách vở, học thầy, học bạn, học nhân dân, học để làm người.
Thứ hai, việc học tập của sinh viên không chỉ vì thu nhận tri thức thuần túy về học vấn mà đạt đến giá trị cao hơn nhiều, rộng hơn nhiều; bởi lẽ xây dựng một lối sống mới cho sinh viên là nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp CNH, HĐH trong thực tại và tương lai. Thông qua rèn luyện học tập để họ vững tin ở chính mình, từ đó các thành tố của lối sống mới của sinh viên hình thành và phát triển. Và như vậy đạo đức sống, nếp sống, lý tưởng sống sẽ tác động trực tiếp đến nhân cách sinh viên và được họ tiếp nhận với một ý thức tự giác làm cho hoạt động xây dựng lối sống mới của sinh viên đi vào chiều sâu, chi phối tích cực ý thức và hành vi của họ trước nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
Thứ ba, tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, một bộ phận sinh viên còn có thái độ thụ động, lười suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ. Hội nghị mở rộng BCH TW Hội Sinh viên VN lần thứ 4, khóa VII đã báo cáo chuyên đề “Thực trạng lối sống và một số định hướng lối sống trong sinh viên hiện nay”. Hội nghị tập trung nhấn mạnh tới hai vấn đề được quan tâm hiện nay là hoạt động học tập và quan hệ xã hội của sinh viên. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy số lượng sinh viên có học lực trung bình và yếu trong cả nước vẫn ở mức cao,
thái độ và động cơ học tập chưa rõ ràng; nhiều sinh viên có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, thiếu lành mạnh trong lối sống... Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội thời gian tới là tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, xây dựng lối sống đẹp trong hội viên, sinh viên thông qua hai phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt” và “Sinh viên tình nguyện” nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, ý thức trách nhiệm vì cuộc sống cộng đồng...
Một nghiên cứu của tác giả Đặng Cảnh Khanh, trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng cho thấy những “mảng tối” trong phong cách học của sinh viên. Theo đó, hơn 50% sinh viên không hứng thú học tập; có đến 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; có 22,9% sinh viên chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc; hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào năng lực/ khả năng học của mình; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% sinh viên cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập [65, tr.35].
Thái độ thụ động, lười suy nghĩ hình như là một căn bệnh của không ít sinh viên. Tình trạng giảng viên thuyết trình một chiều, sinh viên cắm cúi ghi bài suốt giờ học, đặt câu hỏi không có sinh viên trả lời. Học đối phó, chống đối cũng là một biểu hiện tiêu cực khá tràn lan. Lười học tập, không ít sinh viên trốn học, bỏ giờ, la cà hàng quán, lao vào game online. Internet mang đến cho ta kho tri thức vô tận nhưng kèm theo hệ lụy khi một bộ phận sinh viên dùng nó cho việc chat, game và xao nhãng việc học việc làm.
3.2.6. Thực trạng các hình thức, các phương pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Dưới tác động của nền KTTT, của toàn cầu hóa, các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam có những biến đổi nhất định. Thực trạng vấn đề phát
huy các giá trị đó trong xây dựng lối sống sinh viên cho thấy, nó vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, vừa có những ưu điểm cần phát huy vừa có những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, chúng ta cần phải tìm hiểu đến các hình thức, phương pháp tác động điều chỉnh hành vi con người.
Ở đây, luận án tập trung phân tích thực trạng các hình thức, các phương pháp phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong thời gian vừa qua. Đây cũng chính là quá trình tổ chức hoạt động thực tiễn để xây dựng lối sống mới cho sinh viên vừa qua.
Một là, sự chủ động phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Có thể nói rằng, từ khi Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ năm khóa VIII ra đời, nhận thức về văn hóa nói chung, về các giá trị đạo đức truyền thống, về nếp sống, lối sống đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện ở chỗ, chúng ta thừa nhận văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là một trong những mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người. Qua các phong trào vận động quần chúng, như nhận định của Đảng ta, các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức truyền thống bắt đầu thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật đến sinh hoạt mọi mặt của con người, khắc phục được cách nhìn đơn giản, máy móc về văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống.
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, việc các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ TW đến địa phương đều quan tâm đầu tư cho đạo đức, lối sống, coi việc xây dựng con người có phẩm chất đạo đức tốt, nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, hoàn thiện pháp luật, kỷ niệm các ngày
lễ lớn và đặc biệt là cuộc vận động học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành rộng rãi trong cả nước vừa qua đã đi vào mọi tầng lớp trong xã hội, góp phần thúc đẩy việc giáo dục đạo đức, lối sống trong toàn xã hội. Ở đây, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên đang được chú ý đặc biệt.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam (1993), phát biểu tại đại hội, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng ghi nhận những những đóng góp to lớn của thế hệ học sinh - sinh viên và tổ chức Hội trong sự nghiệp cách mạng của đất nước: sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng hay không chủ yếu do thanh niên hiện quyết định, trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò quan trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1998) Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức với khẩu hiệu hành động “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng” và 6 chương trình hành động cụ thể: giáo dục và rèn luyện của sinh viên; sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú và lành mạnh;
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta xác định: một trong những mục tiêu to lớn của thời kỳ cách mạng hiện nay là
xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa của thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam [32, tr.371].
Hiện nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam đã cho thấy sự chủ động trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Bởi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhằm góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. Khẳng định điều đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ IX chỉ rõ:
Nhiệm vụ quan trọng của Đoàn trong giai đoạn mới là xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết sáng tạo và tinh thần tình nguyện [37, tr.17].
Trong đó, người thanh niên mà Đoàn tập trung xây dựng phải là người vừa biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với chế độ XHCN và thể hiện bằng quyết tâm hành động vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Với định hướng đó, các trường đại học và cao đẳng cùng với Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam không ngừng đổi mới các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đã tổ chức thực hiện nhiều phong trào hành động cách mạng như “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên tình nguyện”, đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi 20”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”… Đảng ta luôn nhìn thấy vai trò to lớn và tiềm năng dồi dào của thanh niên, Đảng đặt niềm tin vào thanh niên và có chủ trương, chính sách đúng đắn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho đất nước. Đấy chính là môi trường tốt nhất để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức tốt phong trào thanh niên.
Hội sinh viên tích cực triển khai những hoạt động góp phần phát triển sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo, thi olympic, các diễn đàn, hội thảo; phối hợp tổ chức các kỳ kiến tập, thực tập, các đợt tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; thường xuyên tổ chức kịp thời các hình thức tôn vinh các gương sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi Olympic, trong nghiên cứu khoa học... Phối hợp với các tổ chức đơn vị trong mỗi trường để thường xuyên tổ chức các “ngày thứ bảy tình nguyện”, “ngày chủ nhật xanh”, chú trọng tới tình nguyện tại chỗ. Các liên chi đoàn phân công và đăng ký các công trình, phần việc sinh viên như: giảng đường tự quản, ký túc xá tự quản, phòng học kiểu mẫu, phòng trọ kiểu mẫu... góp phần xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Cùng với các hoạt động của Bộ Giáo dục, trường đại học và cao đẳng, các tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam, các tổ chức trính trị khác như Công Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội doanh nghiệp trẻ, Hội trí thức trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Ở đây, sự chủ động của các gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Các tổ chức trên đây có những hoạt động ngày càng gần gũi, thiết thực, lan tỏa, phù hợp với đối tượng sinh viên, được xã hội đồng tình và đánh giá cao, góp phần quan trọng bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, hình thành cho sinh viên giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó sẽ là động lực khuyến khích sinh viên tự giác học tập, rèn luyện để có tri thức, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hai là, phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng trong nhà trường.
Nhà trường là môi trường giáo dục chính qui với mục tiêu “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình