Các Kiến Nghị Để Nâng Cao Sức Mạnh Tài Chính Của Các Nhtm Việt Nam


- Xem xét lại quy trình thẩm định, các điểm sơ hở của quy trình cần phải được khắc phục; cán bộ tín dụng cũng cần quán triệt đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thổi phồng giá trị tài sản định giá cho vay, hoặc bỏ qua những rủi ro đã lường trước vì lợi ích cá nhân.

- Hiện tại các ngân hàng đang tồn tại nợ xấu rất cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là hiện tại các doanh nghiệp vay vốn đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, kinh doanh không hiệu quả, sử dụng tiền vay không đúng mục đích…mặt khác các doanh nghiệp này nguồn vốn của họ chủ yếu là vốn vay ngân hàng, càng khó khăn họ lại tiếp tục vay. Những đối tượng này các ngân hàng phải xem xét kỹ và cần hạn chế cho vay khi chưa giải quyết xong nợ xấu.

Tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cải thiện khả năng thanh khoản tạm thời.

Thay đổi cơ cấu vốn của ngân hàng. Hiện nay huy động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn ngắn, nhưng lại thực hiện cấp tín dụng cho nhiều khoản vay trung và dài hạn. Điều này tạo chênh lệch thanh khoản của các ngân hàng, từ đó suy yếu khả năng chống lại những rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Do đó các NHTM Việt Nam nên tìm các biện pháp cơ cấu lại hoạt động huy động vốn của mình, tạo đường cong lãi suất, tập trung thu hút đối với các kỳ hạn dài, tránh tình trạng sử dụng vốn chênh lệch kỳ hạn thanh khoản.

NHNN Việt Nam tái cấp vốn đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời để đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM và có thể trở lại hoạt động bình thường.

NHNN Việt Nam phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các NHTM và

đặc biệt là ngân hàng được tái cấp vốn nhằm chấn chỉnh kịp thời khi có biểu hiện xấu


làm ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đồng thời NHNN cũng cần có những biện pháp mạnh tay khi các ngân hàng vi phạm về các chỉ tiêu an toàn trong quá trình hoạt động, như hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động nếu các ngân hàng vi phạm…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

3.2.5. Tăng trưởng lợi nhuận bền vững


Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

Đặc biệt quan tâm đến những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vì đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất của các ngân hàng hiện nay. Quy trình tín dụng cần được thắt chặt ngay từ khâu tiếp nhận khách hàng, thẩm định cho vay đến theo dõi hoạt động khách hàng và thu nợ, tránh việc thực hiện cho vay thiếu cẩn thận dẫn đến trách nhiệm trong khâu thu nợ và giải quyết hậu quả sau này. Trong thị trường kinh doanh nhiều biến động, các khách hàng cần được theo dõi sát sao nhằm nắm bắt tình hình kịp thời và có những bước xử lý phù hợp.

Đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng, tăng tỷ trọng của hoạt động dịch vụ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng hoặc các hoạt động đầu tư nhiều rủi ro.

3.3. Các kiến nghị để nâng cao sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam


Qua nghiên cứu cho thấy ngoài các tác nhân chính từ các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, thì nhân tố ngoại sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của các ngân hàng. Do đó để năng lực tài chính của các ngân hàng được nâng cao thì rất cần sự quan tâm và điều hành đúng mức của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước.

Nguyên nhân là do chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến việc các ngân hàng liên kết hợp nhất hay không liên kết hợp nhất với nhau nhằm tăng sức mạnh về tài chính từ đó tăng tính cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt Nam với các ngân hàng liên


doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Song song đó thì chính sách điều hành của NHNN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM như chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách lãi suất, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Do vậy Chính phủ, NHNN cần phải có những chính sách phù hợp để ngành ngân hàng phát triển đúng ngang tầm các ngân hàng quốc tế. Sau đây nghiên cứu, xin đề xuất các kiến nghị bao gồm các nội dung sau:

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ


Chính phủ cần đưa ra các giải pháp và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung hoạt động đầu tư có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, kiểm soát nợ công, phát triển ổn định nền kinh tế.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thêm tiềm lực tài chính, tiếp thu công nghệ, phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả.

Ổn định các chính sách vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thâm hụt ngân sách… cân

bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.


Bên cạnh việc nâng cao tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý về hoạt động tiền tệ cho NHNN thì Chính phủ cũng cần tăng cường giám sát đối với hoạt động quản lý của NHNN, kịp thời đưa ra những ý kiến điều chỉnh cho các chính sách điều hành của NHNN.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính của ngân hàng trong phạm vi quyền hạn của mình, từng bước hoàn thiện khung pháp lý, giám sát thị trường tài chính, thị trường bất động sản cũng như hoạt động của các


ngành kinh tế. Sự ổn định của các ngành kinh tế khác sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

đến tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Chính phủ cần có sự kết hợp chặt chẽ trong chính sách phát triển nền kinh tế và các chính sách phát triển của hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần xác định các chính sách giám sát hoạt động của thị trường tài chính, đồng thời phát triển thị trường tài chính lành mạnh để giảm thiểu các rủi ro có thể tác động đến cả hệ thống ngân hàng. Các chính sách đưa ra cần có sự điều hòa cho phù hợp với lợi ích của các thành phần kinh tế và lợi ích của các ngân hàng nhằm tránh gây ra những cú sốc cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Giám sát vĩ mô đối với hệ thống tài chính yêu cầu cần phải có được sự chia sẻ thông tin và phối hợp hành động giữa các cơ quan giám sát trong thị trường tài chính, đặc biệt khi xảy ra khủng hoảng. Đối với Việt Nam, hệ thống giám sát tài chính mới chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô, do đó, khó có thể ngăn ngừa được những rủi ro hệ thống phát sinh từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài. Do vậy, việc thiết lập một cơ chế giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính nhằm mục tiêu ngăn ngừa kịp thời các rủi ro hệ thống và xử lý có hiệu quả các tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng tài chính là thực sự cần thiết đối với Việt Nam.

Đưa ra các cam kết rõ ràng về các chính sách kinh tế vĩ mô để các ngân hàng có thể định hướng được chính sách và chiến lược hoạt động phù hợp.

Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế cho toàn bộ hệ thống tài chính và cả doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế giám sát xử lý những gian lận phát sinh để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng. Bên cạnh đó, vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm toán báo cáo tài


chính và kiểm toán hoạt động các doanh nghiệp và ngân hàng cần được nâng cao để tăng mức độ minh bạch và tin cậy của hệ thống báo cáo tài chính. Nếu thực hiện được điều này, tính minh bạch và đáng tin cậy của hệ thống báo cáo tài chính sẽ được nâng cao, qua đó tăng thêm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Chỉ đạo cơ quan giám sát tài chính xây dựng mô hình giám sát tài chính và thực hiện giám sát tài chính có hiệu quả, kịp thời. Thanh tra giám sát trên cơ sở dự báo, định lượng các rủi ro dựa vào các mô hình quản trị rủi ro phù hợp.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN


NHNN với vai trò là cơ quan giúp Chính phủ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, giám sát và quản lý mọi hoạt động của các TCTD. Do đó vai trò của NHNN trong đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là hết sức quan trọng. Sự quản lý, điều hành một cách hợp lý của NHNN sẽ giúp hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, lành mạnh và phát triển bền vững. Những vấn đề mà NHNN cần thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là:

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, các quy định trong hoạt động tiền tệ ngân hàng như các quy định về hoạt động ngoại hối, cho vay, huy động vốn, bảo lãnh, thanh toán…

Hoàn thiện các quy định về giám sát hoạt động, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin của các NHTM. Tạo được sự tin tưởng và đồng bộ trong hệ thống báo cáo của các ngân hàng để lấy đó làm cơ sở so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng, bảo đảm hoạt động lành mạnh, ổn định của hệ thống ngân hàng. Đối với hoạt động của hệ thống tài chính thì tính minh bạch luôn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát.


Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thường xuyên, chặt chẽ và kiên quyết hơn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng làm tăng nguy cơ rủi ro và tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

Có biện pháp xử phạt hợp lý khi phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý và hoạt động của các ngân hàng nhằm tạo ra tác dụng răn đe đủ mạnh để tránh tiếp diễn các trường hợp vi phạm.

Điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hợp lý với tình hình kinh tế, tránh tình trạng đưa ra chính sách gấp gáp, cục bộ để tránh tổn thương cho hệ thống ngân hàng. NHNN cần đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ một cách rõ ràng, vạch ra các mục tiêu cụ thể và nhất quán nhằm tạo ra môi trường hoạt động mang tính ổn định, bền vững cho các ngân hàng.

Thực thi các biện pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt vốn và quản trị theo các nguyên tắc của Basel 3 cho các ngân hàng Việt Nam càng sớm càng tốt. NHNN cần có sự khảo sát toàn diện về khả năng đáp ứng các quy định an toàn vốn theo các chuẩn mực quốc tế và các yêu cầu của Basel 3, từ đó đưa ra lộ trình phù hợp do việc áp dụng thống nhất các quy định an toàn này.

Linh hoạt trong quản lý và cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài có thể tham gia vào các NHTM Việt Nam, từ đó nâng cao sức mạnh tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng.

Đưa các quy định nhằm điều chỉnh khác biệt do chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế đến các chỉ tiêu an toàn mà NHNN đưa ra.

Tiếp tục nghiên cứu về những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo như đề án 254, đồng thời kiểm soát tốt các phản


ứng từ thị trường để từ đó có những điều chỉnh hợp lý và linh hoạt, tránh tình trạng thực hiện nửa chừng hay có các chủ trương duy ý chí, dẫn đến kết quả xấu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát, tối thiểu các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua các quy định về hệ thống phân tích tài chính, quản trị rủi ro của ngân hàng.

Xây dựng bộ khung đánh giá chất lượng quản lý điều hành của các TCTD dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật, quản trị, thông tin của ngân hàng.

Nâng cao vai trò và chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng CIC.


Kết luận chương 3


Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng và hạn chế hiện tại của các NHTM Việt Nam, chương 3 đã đữa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức mạnh tài chính cho hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng được đưa ra. Giải pháp trực tiếp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam tập trung vào năm biện pháp:cải thiện hệ thống quản trị ngân hàng, tăng vốn chủ sở hữu, xử lý nợ xấu, tăng tính thanh khoản và tăng lợi nhuận bền vững. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị cho Chính Phủ và NHNN nhằm hỗ trợ hoạt động của các NHTM.


KẾT LUẬN


Việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTM là một vấn đề mang tính cấp thiết trong thời điểm biến động của nền kinh tế thế giới. Nhằm đưa ra đánh giá ban đầu về khả năng tự bảo vệ của các NHTM Việt Nam trước những biến động của môi trường kinh doanh, luận văn này đã thực hiện đánh giá thực tế năng lực tài chính của một số NHTM Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu tài chính, đồng thời đi phân tích nhằm tìm ra các chỉ số tài chính có thể làm chỉ báo cho việc đánh giá năng lực tài chính nội tại của một ngân hàng là mạnh hay yếu. Phân tích các NHTM Việt Nam đã cho thấy điểm yếu của của các NHTM Việt tại là khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ số tài chính có thể phân loại được ngân hàng có năng lực tài chính mạnh hay yếu, dựa trên mức độ tương đồng với kết quả xếp hạng năng lực tài chính nội tại BFSRs của Moody. Biến tài chính có khả năng phân biệt năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo đánh giá của Moody từ trước đến nay là tỷ lệ dự phòng tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng (PL). Một vài hạn chế của nghiên cứu này đã được chỉ ra, do đó tác giá mong các nghiên cứu tiếp theo về việc đánh giá năng lực tài chính nội tại của các NHTM Việt Nam có thể xử lý được những hạn chế này và cho ra kết quả thích hợp hơn với thực tế Việt Nam.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí