Thuận Thành đang trong quá trình phát triển, chắc chắn quỹ đất nông nghiệp sẽ chịu áp lực lớn của việc xây dựng đường xá, khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng khác. Để đảm bảo phát triển nông nghiệp trong điều kiện đất canh tác bị thu hẹp, cần đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, kết hợp mở rộng và khái thác nguồn đất đai chưa sử dụng hết đểbổ sung quỹ đất cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Quy hoạch sử dụng đất đai theo quan điểm và định hướng phát triển mới cần phải được triển khai kịp thời.
2.1.2.3. Khí hậu
Huyện nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ầm và mùa đông khô lạnh. Chênh lệch đạt 15 - 16oC. Nhiệt độ bình quân năm: 24o C. Số giờ nắng trong năm: 1.250 - 1.350 giờ. Độ ẩm tương đối cao: > 80%.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình 1400 – 1600mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm làm cho tình trạng ngập úng, hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra ở một số nơi trên địa bàn huyện. Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận chuyển hàng hóa của nhân dân (vùng ngoài đê ảnh hưởng lớn nhất).
Huyện chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè. Trong năm có chịu ảnh hưởng của bão gây ra như mưa to và gió mạnh làm thiệt hại tới hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu lạnh, khô thuận lợi cho phát triển các cây trồng vùng ôn đới, có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
2.1.2.4. Thủy văn
Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm: sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi.
Sông Đuống có chiều dài 42km, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4m.
Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện.
2.1.2.5. Khoáng sản
Thuận Thành không giàu có về tài nguyên khoáng sản, chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, gói, cát với trữ lượng rất nhỏ.
2.1.3. Kinh tế - xã hội [6], [7]
2.1.3.1. Dân số và nguồn lao động
a. Dân số
Thuận Thành là huyện có quy mô dân số lớn, đứng thứ 3 trong tỉnh Bắc Ninh. Năm 2014, số dân toàn huyện là 154.410 người chiếm 13,63% toàn tỉnh, với mật độ dân số là 1.310 người/km2 , trong đó dân số thành thị là 13.272 người chiếm 8,6%, dân số nông thôn chiếm 91,4% tương đương với 141.138 người.
Nghìn người
Hình 2.2: Biểu đồ quy mô dân số huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014
Trong giai đoạn 2005 đến năm 2014, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,1% đến năm 2014 là 1,4%. Năm 2005, tỷ suất sinh thô là 15,5%o, đến năm 2013 tăng lên là 20,3%o, đến năm 2014 giảm xuống còn 19,5%o. Năm 2012, tỷ lệ giới tính ở mức 125 bé trai/100 bé gái. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2013, Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện Thuận Thành tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của
huyện tập trung tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bảng 2.2: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên
Tỉ suất sinh thô (%o) | Tỉ suất tử thô (%o) | Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ( %) | |
2005 | 15,5 | 4,4 | 1,1 |
2010 | 18,6 | 7,0 | 1,1 |
2013 | 20,3 | 4,7 | 1,5 |
2014 | 19,5 | 4,7 | 1,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Kinh Tế.
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Kinh Tế
- Những Thành Tựu Kinh Tế Nổi Bật Của Tỉnh Bắc Ninh [5], [26]
- Tác Động Của Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước
- Sản Xuất Lương Thực Có Hạt Giai Đoạn 2005 - 2014
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp Huyện Thuận Thành Giai Đoạn 2005 - 2014 (Giá Thực Tế)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành
Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thuận Thành đoạn 2005 - 2014
Đơn vị xã, TT | 2005 | 2014 | |
Tổng số | 145.692 | 154.410 | |
Chia theo xã, phường, TT | |||
1 | Thị trấn Hồ | 11.115 | 13.272 |
2 | Xã Hoài Thượng | 8.703 | 9.168 |
3 | Xã Đại Đồng Thành | 10.778 | 11.522 |
4 | Xã Mão Điền | 12.772 | 12.195 |
5 | Xã Song Hồ | 5.227 | 6.155 |
6 | Xã Đình Tổ | 10.965 | 11.505 |
7 | Xã An Bình | 8.589 | 7.831 |
8 | Xã Trí Quả | 7.911 | 8.351 |
9 | Xã Gia Đông | 8.967 | 9.585 |
10 | Xã Thanh Khương | 6.489 | 6.708 |
11 | Xã Trạm Lộ | 7.735 | 8.116 |
12 | Xã Xuân Lâm | 6.200 | 6.846 |
13 | Xã Hà Mãn | 5.129 | 5.691 |
14 | Xã Ngũ Thái | 7.197 | 7.415 |
15 | Xã Nguyệt Đức | 7.736 | 8.493 |
16 | Xã Ninh Xá | 8.429 | 8.959 |
17 | Xã Nghĩa Đạo | 8.002 | 8.424 |
18 | Xã Song Liễu | 3.760 | 4.174 |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành
b. Lao động
Thuận Thành là huyện thuộc loại dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động đạt
97.587 người, chiếm 63,19% (năm 2014) so với tổng số dân. Đây có thể coi là một điểm lợi thế của huyện về nguồn nhân lực và lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn đối với chính quyền huyện trong vấn đề giải quyết công ăn, việc làm, giáo dục và đào tạo một đội ngũ lao động trẻ, trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế huyện theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa vào tri thức và công nghệ cao.
Bảng 2.4: Lao động trên địa bàn huyện Thuận Thành
Đơn vị tính | Năm 2014 | Cơ cấu | |
Số người trong độ tuổi lao động | Người | 97.587 | 100% |
Lao động nông nghiệp | Người | 76.512 | 78,4% |
Lao động phi nông nghiệp | Người | 21.705 | 21,6% |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành
2.1.3.2. Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh
Toàn huyện có khoảng 126 điểm di tích, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu; chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam (thế kỷ II - sau Công nguyên); chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp; chùa Bút Tháp; khu di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương… cùng nhiều lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử - văn hóa và tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, huyện Thuận Thành còn có một số làng nghề truyền thống lâu đời như gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đông Hồ…
Đền thờ Kinh Dương Vương - Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Nam Bang Thủy Tổ. Đang làm thủ tục xét duyệt thành Di tích Quốc gia đặc biệt về lịch sử và tâm linh. Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di sản tư liệu Quốc gia Mộc bản Cổ Châu hạnh đang đệ trình lên UNESCO trở thành di sản tư liệu Thế giới.
Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, Di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệthuật. Bảo vật Quốc gia Tháp Cửu phẩm Liên Hoa, Phật bà Thiên thủ Thiên nhãn.
Đền thờ Sỹ Nhiếp ở Gia Đông, Nam Giao Học Tổ.
Chùa Linh Ứng xã Gia Đông. Bảo vật Quốc gia Ba pho tượng Tam Thế bằng Cẩm Thạch. Đình làng Đoài Mão Điền, chùa Khánh Lâm xã Mão Điền, đền Bình Ngô xã Gia Bình, thành cổ Luy Lâu xã Thanh Khương, chùa Xuân Quan xã Trí Quả. Đình Đông Cốc xã Hà Mãn, di sản với vườn cây Sưa của đình làng. Chủa Tổ (Mẫu Tứ Pháp) xã Hà Mãn, thờ Phật Mẫu Man Nương. Đền thờ Nguyễn Gia Thiều xã Ngũ Thái, đình làng Tú Tháp xã Song Hồ, đình làng Cửu Yên thờ Trạng nguyên Vũ Kiệt. Nhà thờ dòng họ Lê Doãn thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng; cảng Á Lữ, cảng Bến Hồ.
Bảng 2.5: Các lễ hội chính của huyện Thuận Thành
Thời gian (âm lịch) | |
- Hội thi mã Đông Hồ | - Mùng 6 – 7 tháng giêng |
- Hội thi nấu cơm làng Tư Thế | - Mùng 9 tháng giêng |
- Hội đình Phú Lộc (làng Bưởi Quốc) | - Mùng 4 tháng hai |
- Hội làng Đông Côi | - Mùng 6 tháng hai |
- Hội đình làng Đông Mão | - Mùng 7 tháng hai |
- Hội đình làng Đại Mão | - Mùng 10 tháng hai |
- Hội đình làng Đa Tiện | - Mùng 10 tháng ba |
- Hội Bút Tháp | - Ngày 24 tháng ba |
- Hội chùa Linh Ứng | - Mùng 7 tháng tư |
- Hội chùa Dâu | - Mùng 8 tháng tư |
Nguồn: Ban quản lí di tích Bắc Ninh
Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng các lễ hội là những địa điểm thu hút khách du lịch đến với Thuận Thành. Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn hạn chế, lượng khách du lịch chưa đáng kể, mức độ đóng góp của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn chưa nhiều.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông vận tải
- Giao thông đường bộ
Về giao thông, có quốc lộ 38 chạy qua địa bàn với chiều dài khoảng 7km, là tuyến giao thông nối liền Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nam. Ngoài ra
Quốc lộ 38 còn kết nối với Quốc lộ 5A, tỉnh lộ 282, 280, 283,39B. Tỉnh lộ 282 khoảng 10 km, là tuyến giao thông cửa ngõ đi vào Thủ đô, và các huyện lân cận. Đường tỉnh lộ 280 nối liền thị trấn Hồ của huyện với thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và thị trấn Thứa huyện Lương Tài.
Đường trung tâm huyện lỵ có chiều dài 24,27 km đang được đầu tư xây dựng. Hiện nay đã hoàn thành xây dựng đường bờ nam kênh Bắc và 2 trục chính là đường huyện lộ 1, đường huyện lộ 2 và các đường nhánh, đường liên xã, đường xã, thôn đã cơ bản được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Hạ tầng Lô số 8 mở rộng, đường Đại Đồng Thành - Nguyệt Đức, đường Thị trấn Hồ - Mão Điền được nâng cấp.
Hệ thống đường trục xã, đường thôn xóm tuy đã được cứng hoá bằng nhựa, bê tông mặt đường, nhưng việc thiết kế, thi công còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Tải trọng thiết kế nhỏ, chưa quan tâm đến làm rãnh thoát nước, thiếu biển báo giao thông...
Hệ thống đường giao thông nội đồng có mặt đường rộng từ 3 - 5m, được rải cấp phối chiếm tỷ lệ 33%, còn lại là đường đất, không đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Giao thông đường thuỷ
Huyện có tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến qua sông Đuống. Sông Đuống có chiều dài 68 km, đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Là đường giao thông thuỷ nối liền cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh phía bắc Việt Nam. Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông được cả hai mùa.
Trên sông Đuống qua địa bàn huyện có 1 cây cầu đường bộ bắc qua sông - cầu Hồ, nằm trên Quốc lộ 38 nối thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành với xã Tân Chi, huyện Tiên Du, nối khu vực phía bắc và phía nam tỉnh Bắc Ninh. Cầu có chiều dài 619,25m, rộng 11m, khánh thành năm 2000 thay thế cho bến phà Hồ với 36 năm tồn tại.
b. Mạng lưới điện
Trạm 110 kV Thuận Thành hoạt động, có vai trò cấp điện cho nhân dân và các khu công nghiệp.
Không ngừng đầu tư nâng cấp hạ tầng, đến nay quy mô lưới điện của Điện lực huyện đang quản lý gồm có: 101,6 km đường dây trung thế; 454 km đường dây hạ thế; 2 TBA trung gian và 250 máy biến áp phụ tải với tổng dung lượng hơn 92,4
nghìn kVA… Phục vụ công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện với 17 xã và 1 thị trấn, 100% các hộ dân được mua và sử dụng điện theo giá nhà nước quy định. Chất lượng điện năng ngày càng được nâng cao, được thể hiện qua con số tăng rất nhanh của sản lượng điện năng hàng năm là tăng 20-30%, tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2012 giảm 1,46% nhất là trên các tuyến đường dây trung thế đã giảm nhiều.
c. Bưu chính viễn thông
Trên địa bàn huyện, hệ thống bưu chính được chú trọng phát triển tại thị trấn và 17 xã, 100% các xã và thị trấn có điểm bưu điện. Hệ thống viễn thông cũng phát triển mạnh, có thể cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân và nhu cầu phục vụ phát triển KT - XH.
2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác
a. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông - lâm - thuỷ sản
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - lâm - thủy sản thường xuyên được quan tâm cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới. Hệ thống thủy lợi, đê, kè, cống được tăng cường, vừa đảm bảo phục vụ tốt về tưới tiêu cho sản xuất, vừa đảm bảo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Toàn huyện có các trạm bơm chính sau:
- Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Nghĩa Đạo với công suất 8x4000 m3/h (8 máy x 4000 m3/h).
- Trạm bơm Sông Khoái với công suất 4x2400 m3/h (4máy x 2400 m3/h).
- Trạm bơm Song Liễu với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Nguyệt Đức với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Mão Điền với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Phú Mỹ với công suất 5x9600 m3/h (5 máy x 9600 m3/h).
- Trạm bơm Đại Tự với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Cửu Yên với công suất 1x1000 m3/h (1 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Nghi Khúc với công suất 7x2400 m3/h (7 máy x 2400 m3/h).
- Trạm bơm Đại Đồng Thành với công suất 12x2800 m3/h (12 máy x 2800 m3/h).
- Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
- Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h).
Hệ thống điều tiết tưới gồm: điều tiết Á Lữ, điều tiết Hồ, điều tiết Đông Cốc, điều tiết Quán Tranh, điều tiết Nghĩa Đạo.
Vùng tiêu động lực qua 4 trạm gồm có: bể hút trạm bơm Nghĩa Đạo, bể hút trạm bơm Sông Khoai, bể hút Đại Đồng Thành và trạm Nghi Khúc, có tổng diện tích 4.708 ha với chiều dài kênh cấp I là 26.150 m.
Vùng tiêu trọng lực gồm 4 vùng chính là: Dâu - Đình Dù, Dâu - Lang Tài, Đông Côi - Đại Quảng Bình và nhánh sông Bùi - L6 ra Cầu Đo, tổng diện tích lưu vực 5.706 ha, chiều dài kênh cấp I là 30.300 m.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác nước, với tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km. Hệ thống này chảy qua địa phận các xã gồm: Thanh Khương, Hà mãn, Cửu Yên.
Dịch vụ nông nghiệp và hệ thống khuyến nông với các chương trình dự án, các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, giống thông qua các lớp tập huấn cho nông dân được chú trọng.
b. Cơ sở vật chất phục vụ cho công nghiệp
Toàn huyện hiện có 5.327 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2014). Cơ sở vật chất và trang thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, máy móc tự động hoá góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhà nước quản lí cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Máy móc thiết bị dần được thay thế để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá.
Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn do hạn chế về vốn, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật chưa được tốt, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp.