Một Số Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Với Việc Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh


thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005, điều 2), nhà trường được coi là một trong những tổ chức chính thống của xã hội có chức năng giáo dục đạo đức và truyền dạy các giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [33, tr.131] để xây dựng những thế hệ sinh viên có đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước hiện nay. Nhiệm vụ này trước hết thuộc về vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin trong trường đại học.

Giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên nhằm góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan mới trong xây dựng lối sống cho sinh viên vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Giáo dục đạo đức học Mác - Lênin trong các trường đại học, cao đẳng là một yếu tố rất quan trọng góp phần xây dựng đạo đức mới, lối sống mới cho mỗi sinh viên. Bởi lẽ, đối với mỗi sinh viên, những tri thức đạo đức, quan điểm đạo đức Mác - Lênin chính là cơ sở lý tính quan trọng để chủ thể đạo đức lựa chọn và tiếp nhận kế thừa đổi mới những chuẩn mực đạo đức của dân tộc, những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp để nhằm xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. Ngày nay, nhiều quốc gia đã chú ý đến việc giáo dục ý thức đạo đức cho thế hệ trẻ ở trong nhà trường từ các cấp bậc học thấp hơn cho đến trường đại học. Hàn quốc đã có luật riêng về giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh, sinh viên. Chính phủ không cấm thanh thiếu niên tham gia các hoạt động văn hóa du nhập từ bên ngoài vì đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng thay vào đó là đẩy mạnh giáo dục văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội từ đó hình thành ý thức, tình yêu của con người đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, tự hình thành ý chí bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc.


Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức văn hóa (trong đó có ý thức văn hóa đạo đức truyền thống) cho sinh viên. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ” [30, tr.283]. Cụ thể hơn, trước đó trong kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 ngày 15/4/2009 đã nhấn mạnh “cần coi trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng... Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.

Giáo dục ý thức văn hóa đạo đức truyền thống trong các trường đại học Việt Nam hiện nay bao gồm hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Với các hoạt động ngoại khóa như thành lập các câu lạc bộ văn hóa, tham quan, dã ngoại, du lịch, các hoạt động văn hóa văn nghệ khác và giao lưu quốc tế về văn hóa. Còn chính khóa là việc cung cấp cho sinh viên các giá trị văn hóa, trong đó có việc giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong các giờ giảng của một số môn học như văn hóa học, cơ sở văn hóa Việt Nam, đạo đức học... trên giảng đường. Hiện nay, nhiều trường đại học đã giảng dạy các môn học này, nhất là các trường thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Còn việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động ngoại khóa thì tất cả các trường đại học triển khai sâu rộng với nhiều hình thức sáng tạo như các hoạt động mít tinh, gặp mặt nhân chứng lịch sử, về nguồn, đến các địa danh lịch sử...

Nhà trường chủ động tổ chức các cuộc thi, các diễn đàn, tọa đàm về lối sống, nếp sống văn minh như “Tuổi trẻ làm theo lời Bác - Sống đẹp, sống có ích”; Qua triển khai thực hiện, việc học tập và làm theo Bác đã tạo ra được


phong trào thi đua sâu rộng, sự chuyển biến mạnh mẽ trong thế hệ trẻ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, xây dựng lý tưởng sống đẹp, sống có ích trong thanh niên sinh viên hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi dành cho sinh viên cũng được tổ chức nhằm giúp họ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyền thống tốt đẹp và lịch sử hào hùng của cách mạng, của dân tộc ta như: “Tìm hiểu 60 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thi tìm hiểu “Những mốc son Thăng Long”, thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, “Âm vang Điện Biên”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Olympia dành cho sinh viên đại học”, “Thử sức cùng nhà tuyển dụng”, cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên "Tôi có thể nghiên cứu khoa học", cuộc thi online giữa các trường đại học và các sinh viên trong cả nước “2U! - Khẳng định phong cách sinh viên”… 60 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam với chủ đề “Tự hào truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam”; 80 năm thành lập Đảng với chủ đề “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”; 35 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với chủ đề “Ngày hội non sông”; 60 năm ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong với chủ đề “Thanh niên xung phong dựng xây đất nước”; 120 năm ngày sinh nhật Bác với chủ đề “Nhớ ơn Bác - Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”; các cuộc thi như: “Vượt lên số phận”, “Nét bút tri ân”, “40 năm lịch sử Hà Nội”, “Điện Biên Phủ trên không”…

Báo Sinh Viên Việt Nam (SVVN) tổ chức “Trải nghiệm Nghề nghiệp”, chương trình được triển khai từ tháng 9 năm 2012 với phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là chương trình nhằm trao cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp cho những sinh viên ưu tú, năng động.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 14

Cuộc thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” là cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được tổ chức 2 năm 1 lần kể từ năm 2001 do Thành đoàn Tp.HCM và báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh phát động nhằm tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh


trong sinh viên, học sinh các trường Đại học - Cao đẳng; nâng cao chất lượng học tập, qua đó trau dồi nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh trên địa bàn Thành phố. Đến nay, cuộc thi đã trở thành một hoạt động thường niên, thiết thực và nhận được sự ủng hộ, tham gia sôi nổi, có hiệu quả của đông đảo đoàn viên, thanh niên và sinh viên, học sinh các tỉnh trong khu vực và tại Tp. Hồ Chí Minh.

Thông qua nhiều phong trào chính trị, xã hội - thực tiễn phong phú, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được thanh niên sinh viên tiếp thu, thực hiện, từng bước trở thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, tạo cơ sở, nền tảng tốt đẹp, bền vững cho sự hình thành những phảm chất, những giá trị nhân cách, lối sống cao đẹp trong họ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu như trên thì công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong trường đại học còn nhiều hạn chế. Như đánh giá của Bộ Chính trị trong kết luận về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 (ngày 15/4/2009) thì: việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức về cả nội dung lẫn phương pháp. Nhìn chung, các trường đại học hiện nay vẫn coi việc giáo dục phẩm chất, ý thức đạo đức thuộc trách nhiệm của các bậc học phổ thông trước đó, của các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng hay của chính bản thân sinh viên vì vậy chưa chú ý rèn luyện khía cạnh này. Các môn học nhằm giáo dục đạo đức, tư cách làm người và trách nhiệm công dân nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên ít được quan tâm trong các trương trình đào tạo của Việt Nam. Các môn văn hóa học, cơ sở văn hóa Việt Nam, đạo đức học... chưa trở thành môn học bắt buộc trong các trường đại học.

Mặt khác, việc tổ chức các phong trào chính trị, xã hội - thực tiễn để sinh viên tham gia vẫn còn nhiều bất cập. Sức thu hút, lan tỏa của phong trào sinh viên chưa mạnh, tính hấp dẫn của một số hoạt động còn yếu. Tại một số cơ sở, việc tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện còn lúng


túng, chưa hiệu quả. Việc tham mưu chế độ chính sách cụ thể đối với sinh viên tình nguyện bị thương, hy sinh trong chiến dịch tình nguyện hè, tham gia các dự án tình nguyện, các hoạt động cộng đồng còn chậm và kết quả hạn chế.

Ba là, thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh... là những công cụ vật chất kỹ thuật thuận lợi mà thông qua đó các chủ thể quản lý truyền đạt những giá trị đạo đức truyền thống một cách rộng rãi đến đông đảo dân chúng trong xã hội trong đó có sinh viên. Có thể nói, trong xã hội hiện đại, thông tin đại chúng được xem như một yếu tố của hệ thống giáo dục xã hội, một trong những phương thức giáo dục không trường quy, tuy nhiên nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của con người và đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đến nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhân cách cho họ. Mức độ và quy mô chiếm lĩnh văn hóa xã hội trong đó có những giá trị đạo đức truyền thống, biến nó thành sức mạnh bên trong con người chính là chỉ báo cho sự hình thành lối sống mới của họ.

Một số nhà xã hội học phương Tây đã gọi truyền hình (một trong những phương tiện của thông tin đại chúng) là “phụ huynh thứ ba”. Ở Việt Nam, tác động của truyền thông đối với mọi người trong đó có sinh viên cũng rất mạnh mẽ. Theo điều tra, trong số các loại thông tin đại chúng sinh viên thường theo dõi thì truyền hình là loại được quan tâm nhiều nhất có 65,7% sinh viên trả lời là thường xem truyền hình, phát thanh tỉ lệ là 41,6%, báo in là 37,3%, báo mạng điện tử là 20,5% [14, tr.43]. Chính vì các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những môi trường tác động đến việc xâu dựng lối sống con người nên nhiều quốc gia đã chú ý đến việc đưa thông tin đại chúng trở thành phương tiện giáo dục trong nhà trường.


Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng, từng bước hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, lối sống sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thông qua đó, các giá trị văn hóa truyền thống (trong đó có giá trị đạo đức truyền thống) đến với mọi người dân, trong đó có sinh viên. Vì vậy, nó đã đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc cùng với nhiều truyền thống đạo đức khác như nhân ái, hiếu học... khơi dậy trách nhiệm xã hội của mỗi sinh viên. Các phương tiện thông tin đại chúng rất chú ý đến các đối tượng thanh niên, sinh viên và có những chương trình dành riêng cho đối tượng này. Ví dụ trên truyền hình có kênh VTV6, báo chí có báo Sinh viên, Hoa học trò, Giáo dục và thời đại...

Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng cũng còn một số hạn chế trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Cụ thể là, nhiều cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin đại chúng chưa thực sự chú ý đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn chạy theo thị hiếu tầm thường, thậm chí còn tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt là trên mạng internet. Hàng chục mạng internet cộng đồng chọn phương thức bói toán, đánh bạc, sex, khai thác đời tư cá nhân để thu hút giới trẻ. Nguy hiểm hơn, không ít mạng internet còn núp bóng để lồng ghép những chủ đề sex qua chiếu tư vấn - giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, thầm kín phụ nữ. Nhiều trang mạng để “câu khách”, chạy theo lợi nhuận mà đăng những tin bài xa rời giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc... Chính vì vậy, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh cần “có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh” [33, tr.226]. Một số đài truyền hình đã phát những chương trình ca nhạc, phim... không lành mạnh, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Nghệ thuật trong thời kỳ đất nước đổi mới cũng đã góp phần không nhỏ vào việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong việc bồi dưỡng nhân cách


cho sinh viên. Nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật đã được giới thiệu đến công chúng sinh viên có tác dụng định hướng cho sự phát triển nhân cách của cá nhân, định hướng cho xây dựng lối sống mới. Có thể nói, nghệ thuật có khả năng đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong bản ngã, thôi thúc con người suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. Nó làm cho tất cả những khía cạnh của lực lượng của bản chất người trong mỗi con người cũng trỗi dậy, hướng đến những giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Vì vậy nó có vai trò định hướng tích cực cho việc xây dựng lối sống mới.

Trong nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” (2008) cũng nhấn mạnh: Văn học, nghệ thuật là sức mạnh, là vũ khí sắc bén, phương thức độc đáo của công tác tư tưởng trong việc xây dựng tình cảm, nếp nghĩ, nếp sống của con người; văn học, nghệ thuật là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Thực tế thời gian qua, việc phát triển các phương tiện thông tin hiện đại đã giúp cho các tác phẩm nghệ thuật được truyền tải nhanh, trực tiếp, nhiều hơn và rộng rãi hơn đến công chúng sinh viên làm tăng tác dụng, vai trò của nghệ thuật. Trong nghị quyết 23 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: nhìn tổng thể, văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc. Kết quả là nhiều tác phẩm đã góp phần truyền bá, cổ vũ các giá trị đạo đức truyền thống một cách tế nhị, sâu sắc thông qua các hình tượng nghệ thuật độc đáo góp phần xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Tuy nhiên, đồng thời với dòng văn học, nghệ thuật tiếp tục khai thác các chủ đề gắn với đời sống đất nước, với con người lao động sáng tạo thời kỳ mới, còn xuất hiện các khuynh hướng đi vào các chủ đề vụn vặt làm mờ nhạt các chủ đề chính, đề cao cái đời thường lấn át cái cao cả, xoáy vào những vấn đề cá nhân, xem nhẹ các vấn đề xã hội, chưa thể hiện được khát vọng của con người Việt Nam trong thời đại mới. Chính vì vậy các tác phẩm này chưa xây dựng được những điển hình lối sống mới vừa chứa đựng các giá trị đạo đức


truyền thống vừa có tầm cao trí tuệ, khoa học và những phẩm chất mới có tác dụng định hướng lối sống mới cho sinh viên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xa lánh những vấn đề lớn của hiện thực, ít quan tâm đến thiên chức của văn học, nghệ thuật là do xu hướng quá đề cao tính giải trí. Thực tế diễn ra có không ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị lại ít công chúng hưởng ứng; ngược lại, nhiều tác phẩm tầm thường, nặng tính giải trí lại có đông người xem, người đọc. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ thưởng thức, thị hiếu của sinh viên cũng rất cần thiết để phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

Ngoài những hình thức, phương pháp trên việc phát huy những giá trị đạo đức còn có những hình thức khác cũng được chú ý như là hình thức nêu gương, tự giáo dục của bản thân sinh viên... các hình thức này có vai trò nhất định trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên.

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Là một bộ phận của thanh niên, sinh viên thuộc lớp người có tri thức, năng động, nhạy bén trong tiếp thu cái mới và trong mọi hoạt động của đất nước ta. Sau 25 năm đổi mới, chúng ta đã xây dựng được một thế hệ sinh viên vừa có đức, vừa có tài, có sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và mong muốn được tin tưởng, cống hiến. Tuy nhiên, trước một thực tế hiện nay, còn một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, mắc vào các tệ nạn xã hội... ngày càng có chiều hướng gia tăng đã gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội.

Hơn nữa, đặt vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây

dựng lối sống mới cho sinh viên không chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí