Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 18


3.1.1.1. Thể thơ Đường luật

Về thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tuyệt cú, lục ngôn tuyệt cú) chúng tôi thấy các ông thường dùng vần bằng, rất ít bài được dùng vần trắc. Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt luật trắc vần trắc, kiểu “cô nhạn xuất quần” của Trịnh Hoài Đức:

鬬雪委梅先

擎霜留菊後自行乎夏時長養千年藕

Đấu tuyết uỷ mai tiên, Kình sương lưu cúc hậu. Tự hành hồ hạ thời,

Trưởng dưỡng thiên niên ngẫu.

(Trịnh Hoài Đức, Liên)

(Trước nhờ mai đấu với tuyết, Sau để cúc chống với sương. Tự toả hương trong mùa hè,

Phải nuôi lớn ngó sen nghìn năm.) Bài thứ hai:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

重陽逢亂後

茶當茱萸酒雲棧返雞僊泉琴來鹿友荷稍長白蛩菊瘦肥黃狗不負舊風光青山意太厚

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 18

Trùng dương phùng loạn hậu,

Trà đáng thù du tửu. Vân sạn phản kê tiên, Tuyền cầm lai lộc hữu.

Hà sao trưởng bạch cùng, Cúc sấu phì hoàng cẩu.

Bất phụ cựu phong quang,

Thanh sơn ý thái hậu.

(Trịnh Hoài Đức, Loạn hậu cửu nhật đăng Mai Khâu)

(Tiết trùng dương sau cơn loạn, Đem trà thay chén rượu thù du.

Núi chập chùng, cánh hạc bay trở về,

Tiếng suối như đàn réo rắt, hươu nai đến làm bạn.

Sen lơ thơ, côn trùng sinh trưởng, Cúc gầy héo, chó vàng béo tốt.

Chẳng nỡ phụ cảnh sắc xưa,

Ý của núi xanh quá sâu dày.)


Bài thơ này lại biểu hiện tâm trạng xót xa trước cảnh loạn lạc của đất nước. Những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng được tác giả đặt trong thế đối lập, đồng thời gieo vần trắc khiến cho những uất nghẹn của thi nhân khắc hoạ sâu đậm hơn. Nhìn thế giới trong sự đối nghịch, tác giả cảm nhận được những nghịch lý của cuộc đời. Và sau này, chính điều ấy lại khiến giọng thơ của ông trở nên hào sảng và cởi mở hơn, như trong bài thơ Tự trào viết sau khi đi sứ Trung Quốc về.

Ngoài hai trường hợp trên, những sáng tác thơ còn lại được làm theo vần bằng. Đấy cũng là điểm chung đối với các nhà thơ trung đại. Thể thơ thất ngôn vần bằng thích hợp trong việc miêu tả vịnh hoạ, giãi bày những tâm sự nhẹ nhàng, đồng thời còn thích hợp với kiểu chơi thơ xướng hoạ. Trong thơ thiền thời Lý, rất nhiều bài thơ làm theo vần trắc, mục đích là để “khơi gợi sự trực giác nơi đối tượng” “kích thích óc suy nghĩ và sự trăn trở”, còn thơ thiền thời Trần lại dùng vần bằng nhiều hơn vì “thiên về chất trữ tình” [138, tr.108-111]. Do vậy, thơ Tam gia theo cách thứ hai, tức là dùng nhiều thể thơ vần bằng để “trữ tình thông qua vịnh cảnh vật”.

Ở Trịnh Hoài Đức, ta có thể thấy sự phóng khoáng cởi mở hơn hai người bạn thơ trong Tam gia khi chọn thêm thể ngũ ngôn tuyệt cú, ngũ ngôn cổ phong và lục ngôn tuyệt cú để sáng tác. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng cũng cho thấy tinh thần thể nghiệm trong sáng tác của Cấn Trai, đặc biệt là thể lục ngôn tuyệt cú, được thể hiện lần đầu trong tập Quan quang với chùm thơ tạp vịnh khi đi thuyền trên sông Hồ Nam. Ở đây, chúng tôi dành nhiều thời gian cho một thể thơ rất ít gặp: lục ngôn tuyệt cú.

Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam rất ít tác giả dùng thể lục ngôn sáng tác thơ.

Nghiêm Vũ đời Tống, trong Thương Lang thi thoại có nói, 六言起於漢司農谷永

(Lục ngôn khởi ư Hán tư nông Cốc Vĩnh = Thể lục ngôn khởi nguồn từ Tư nông Cốc Vĩnh thời Hán) [165]. Lý Thiện cho rằng thể lục ngôn đã có vào thời Tây Hán, Đông Phương Sóc có làm theo thể này. Khổng Dung (153-208), Tào Phi thời Tam Quốc cũng có làm thơ theo thể này [44, tr.884].

Thể thơ lục ngôn tuyệt cú, xuất hiện khá nhiều vào thời Đường. Theo Toàn Đường tuyệt cú tuyển thích của Lý Trường Lộ, chúng tôi thấy Trương Thuyết (667- 730) có Vũ mã từ chùm 6 bài, theo thể lục ngôn tuyệt cú; Vương Duy (701-761) có Điền viên lạc (còn gọi là Võng Xuyên lục ngôn) chùm 7 bài, theo thể lục ngôn tuyệt cú; Hoàng Phủ Nhiễm (716-770) có 3 bài lục ngôn, Trương Kế cũng có một bài thơ


lục ngôn gửi cho Hoàng Phủ Nhiễm; Chu Phóng (?-?) có 1 bài, Cố Huống (726?- 805) 2 bài, Tiết Đào (768-831) 1 bài, Vương Kiến (766-830) cũng có 6 bài (Giang Nam tam thai từ, chùm 4 bài và Cung trung tam thai, chùm 2 bài) viết theo thể lục ngôn tuyệt cú khá đặc sắc [155, tr.93-98, 191-199, 301-304, 367, 369, 470, 476- 477]…

Chúng tôi đã khảo sát loại thơ lục ngôn tuyệt cú qua sáng tác của những nhà thơ thời Đường, kết quả cho thấy, cách gieo vần, niêm luật của thơ lục ngôn cũng tương tự như các thể thơ Đường luật khác. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, hình thức thể loại này vẫn chưa thật ổn định. Trương Thuyết là tác giả có thơ lục ngôn tuyệt cú vào hàng sớm nhất, còn Vương Duy là nhà thơ góp phần trong việc định hình thể lục ngôn tuyệt cú.

Đào hồng phục hàm túc vũ, Liễu lục cánh đới triêu yên. Hoa lạc gia đồng vị tảo, Oanh đề sơn khách do miên.

(Vương Duy, Điền viên lạc, 5)

(Đào đỏ ngậm thêm mưa tối, Liễu xanh pha khói ban mai. Hoa rơi trẻ nhà chưa quét, Oanh hót khách còn ngủ say.)

Theo Lý Trường Lộ, từ sau Vương Duy, thể thơ lục ngôn đã dần đến chỗ ổn định và hoàn thiện, thời Trung Đường là giai đoạn cao trào của thơ lục ngôn, và sau đó chính thể thơ này lại khai mở cho thể loại từ phát triển ở đời Tống. Thế nhưng so với các thể thơ Đường luật khác, thể lục ngôn tuyệt cú dường như ít phổ biến hơn. Cũng trong tình trạng như vậy, ở Việt Nam, thể lục ngôn cũng xuất hiện trong thơ thời Trần, Lê nhưng không nhiều. Xin đơn cử bài thơ của Phạm Tông Mại (Phạm Mại):

Hồng thụ nhất khê lưu thuỷ, Thanh sơn thiên lý tà dương. Dục hoán biên chu quy khứ, Thử sinh vị bốc hành tàng.

(Đề thuỷ mặc trướng tử tiểu cảnh)


(Cây đỏ một khe nước chảy,

Non xanh nghìn dặm bóng chênh. Muốn gọi thuyền con trở lại, Thân này xuất xử chưa rành.)

(Bùi Văn Nguyên dịch) [44, tr.884]

Trong thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập cũng có xuất hiện dạng thơ lục ngôn:

Nơi gọi Bồng, nơi gọi Nhược, Hai bên góp làm Non Nước. Đá chồng hòn thấp hòn cao, Sóng trục lớp sau lớp trước. Phật hư vô, cảnh thiếu thừa,

Khách danh lợi, buồm xuôi ngược.

(Chùa Non Nước) [44, tr.885]

Nhưng Trịnh Hoài Đức có đến 8 bài lục ngôn tuyệt cú cũng là một chuyện lạ khi mà thể thơ này ít phổ biến trong văn học Hán Nôm ở Nam Bộ.

隨風回粵商艇

逐水上燕使舟迎送行人困倦年來雲白山頭

Tùy phong hồi Việt / thương đĩnh,

Trục thủy thướng Yên / sứ chu. Nghênh tống / hành nhân khốn quyện, Niên lai / vân bạch sơn đầu.

(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 1)

(Xuôi theo gió, ghe người buôn về đất Lưỡng Quảng, Ngược dòng nước, thuyền sứ lên đất Yên Kinh (Bắc Kinh). Đưa tiễn người đi đường (vị sứ thần) mệt mỏi này,

Chỉ có mây trắng phủ đầu núi khi năm mới sang.)

Vì có sự ngắt nhịp này, các hình ảnh, ý tượng cũng được đặt liền kề nhau, tạo sự liên tưởng đầy nhạc tính và chất thơ:

夜來舷泊煙樹

杳渺如浮漢槎睡起濕雲風捲半天擲出山家

Dạ lai / huyền bạc / yên thụ, Diểu diểu/ như phù Hán tra.

Thuỵ khởi / thấp vân / phong quyển, Bán thiên/ trịch xuất / sơn gia.

(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 3)


(Đêm xuống, thuyền đỗ, cây vương khói, Xa xa trông như bè Hán bồng bềnh.

Ngủ dậy, đám mây ướt bị gió cuốn lên,

Lưng chừng trời, thoáng hiện nhà xóm núi.)

Rõ ràng là những hình ảnh thơ đang được bày ra trước mắt người đọc: màn đêm buông xuống (dạ lai), thuyền ghé vào đỗ (huyền bạc), cây cối mờ khói (yên thụ), cảnh vật mờ mờ (diểu diểu) như đi bè nơi sông trời (như phù Hán tra), thức dậy (thuỵ khởi), chòm mây ướt (thấp vân), gió thổi đi (phong quyển), nhà ai hé lộ (trịch xuất sơn gia) giữa lưng trời (bán thiên)… Thơ đi từng nhịp như con thuyền đang từ từ lướt trên dòng sông và tác giả cũng được dịp quan sát mọi thứ. Quả nhiên, Trịnh Hoài Đức chọn dùng thể thơ này khi lướt thuyền là rất hợp lý. Những bài thơ ngắn đi từng nhịp thế này, không thích hợp cho giọng thơ triết lý, mà thích hợp cho giọng thơ tự sự, tả cảnh. Những bài thơ còn lại chúng ta cũng thấy chung một đặc điểm như thế, tuy tiết tấu có biến đổi chút ít:

人聚山腰成邑

客來巖麓艤航語言人客相左明月猶如故鄉

Nhân tụ sơn yêu thành ấp, Khách lai nham lộc nghĩ hàng. Ngữ ngôn nhân khách tương tả, Minh nguyệt do như cố hương.


Và:

(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 5) (Người họp ở chân núi thành làng ấp,

Khách đến đỗ thuyền ở chân đồi. Ngôn ngữ ta với người trái nhau,

Vầng trăng sáng vẫn như ở quê hương.)

篋重近添詩草壺輕頻覆酒盃江花何必問主且看及時花開

Khiếp trọng cận thiêm thi thảo, Hồ khinh tần phúc tửu bôi.

Giang hoa hà tất vấn chủ, Thả khán cập thời hoa khai.

(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 8) (Tráp nặng thêm vì gần đây thêm thơ mới, 1


1 Câu này nhắc đến ý Lý Hạ làm thơ thường cưỡi lừa đi, mang theo túi gấm, hễ làm được câu nào hay thì bỏ vào đấy, đến khi về thì soạn lại.


Bầu rượu nhẹ dần vì thường rót rượu uống. Hoa bên bờ sông chẳng cần hỏi chủ nhân, Hoa cũng nở kịp lúc để ta xem.)

Có thể nói, Trịnh Hoài Đức như vừa tiếp tục thử nghiệm một thể thơ ít người dùng đến: lục ngôn tuyệt cú, đồng thời như vừa góp thêm những viên gạch chắc chắn vào nền móng của thể thơ này. Qua những sáng tác của các tác giả từ thời Hán, Đường ở Trung Quốc đến sáng tác của các tác giả thời Trần, và Trịnh Hoài Đức thời Nguyễn ở Việt Nam, chúng tôi thấy, với hình thức bố cục của nó, thể lục ngôn mạnh về miêu tả cảnh vật và trữ tình, dường như tiết tấu không đủ mạnh để nghị luận như thể thất ngôn, do đó mà cũng ít người sử dụng thể này. Tuy nhiên, nói vậy không có ý bác bỏ những tư tưởng của tác giả thông qua việc miêu tả cảnh vật, bởi làm thơ, ít nhiều cũng để tả cảnh ngụ tình.

3.1.1.2. Thể liên hoàn thất ngôn bát cú

Ngoài thể thơ lục ngôn tứ tuyệt, Trịnh Hoài Đức sáng tác 20 bài thơ Nôm liên hoàn thất ngôn bát cú, tức là lấy hai, ba chữ cuối của bài này làm chữ mở đầu cho bài thơ tiếp theo:

Vuông tròn trời đất nói không cùng,

… Chừ gặp cố nhân bày khoản khúc, Kẻo đây thương đó, đó ngùi trông.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, 1) Ngùi trông nên phải gắng chịu lòn, Tháng tý ngày dần đến Úc Môn…

… Chẳng sau chẳng trước, chẳng đen mòn.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, 2)

Đen mòn sao đặng nghĩ cùng ta…

(Gặp bạn trên đường đi sứ, 3)

… Mừng thấy nước nhà nay thịnh trị, Quân thần Nam Việt nghĩa vuông tròn.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, 20)

Về thể thơ liên hoàn, có thể nói khởi nguồn từ bài Tặng Bạch Mã vương Bưu (gồm 7 bài ngũ ngôn cổ phong liên hoàn, diễn tả tâm trạng thương nhớ các anh em và nỗi phẫn hận khi biết Tào Phi nghi kỵ, sát hại anh em, kể cả em ruột của Phi) của


Tào Tử Kiến (Tào Thực, con của Tào Tháo, một trong nhóm Kiến An thất tử) đời Hán [157, tr.67-78]. Ở Việt Nam, Nguyễn Trãi cũng có làm theo thể thơ này, dù mới chỉ là liên chứ chưa hoàn và theo kiểu bắc cầu, cũng được xếp vào thể liên hoàn:

… Lâm tuyền ai rặng già làm khách,

Tài đống lương cao ắt cả dùng.

(Tùng, 1)

Đống lương tài có mấy bằng mày,

… Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.

(Tùng, 2)

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,

… Dành, còn để trợ dân này.

(Tùng, 3) [theo 69, tr.458].

Từ thể thơ liên hoàn ngũ ngôn cổ phong của Tào Tử Kiến ở Trung Quốc đến lối thơ liên hoàn thất ngôn Đường luật của Nguyễn Trãi ở Việt Nam, chứng tỏ Trịnh Hoài Đức luôn học hỏi người xưa, kế thừa và sáng tạo một lối thơ mới để diễn đạt những cảm tình mới của riêng mình. Trịnh Hoài Đức không viết bằng chữ Hán mà viết bằng chữ Nôm cũng là một kiểu thử nghiệm và kế thừa của riêng tác giả (bởi ông là người Việt gốc Minh Hương).

Với lối thơ liên hoàn, mạch cảm xúc của tác giả được nối dài và tuôn chảy, tạo cho người đọc trường cảm xúc khi dõi theo những vần thơ vừa chất chứa tâm sự của một nhà nho, vừa mang chất giọng hào sảng của một người nghệ sĩ đa tình ở Nam Bộ.

Thể thơ này sau đó cũng thấy Nguyễn Đình Chiểu sử dụng khi ông làm thơ điếu Phan Tòng, người anh hùng tham gia phong trào chống Pháp (Điếu Phan Tòng)1, Phan Văn Trị, Lê Quang Chiểu cũng dùng thể thơ này để bút chiến với Tôn Thọ Tường... [30, tr.68-70] [34, tr.77-96]. Phải chăng là sự tiếp nối một cách chơi thơ xưa đồng thời lại là một thể thức chơi thơ kiểu tài tử của những nhà thơ Nam Bộ?


1 Xét, mười bài thơ điếu Phan Tòng theo thể thất ngôn bát cú liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi thấy, câu cuối của bài thứ 10 chưa hoàn với câu đầu tiên của bài 1.


3.1.1.3. Thể ngũ ngôn cổ phong

Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh chỉ sáng tác theo các thể thơ luật, riêng Trịnh Hoài Đức còn sáng tác theo thể ngũ ngôn cổ phong. Tuy số lượng không nhiều nhưng từ đó cho thấy khả năng làm chủ nhiều thể loại trong sáng tác thơ của Trịnh Hoài Đức so với hai người bạn của ông. Trong Cấn Trai thi tập chỉ có một bài xếp ở cuối tập là Đắc báo Binh bộ thượng thư Trinh nguyên hầu Nguyễn Đăng Hựu trí sĩ… Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn một bài thơ viết tặng Hoà thượng Viên Quang trong thời gian ông làm Hiệp tổng trấn thành Gia Định. Bài thơ này không thấy trong Cấn Trai thi tập nhưng thấy chép trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong.

So sánh chất tự sự trong thơ của Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định ở các thể thơ Đường luật, thì Trịnh Hoài Đức vốn đậm chất hơn. Đến thể thơ ngũ ngôn cổ phong thì chất tự sự càng đậm hơn nữa:

世間好男兒

忠孝急先務名成即引身知足辱不汙憶昔國中微西山亂南土四海沸如羮三星塞其霧弱冠卿從戎勤王奮貔虎

Thế gian hảo nam nhi Trung hiếu cấp tiên vụ Danh thành tức dẫn thân Tri túc nhục bất ô

Ức tích quốc trung vi Tây Sơn loạn Nam thổ Tứ hải phí như canh Tam tinh tắc kỳ vụ

Nhược quán khanh tòng nhung Cần vương phấn tỳ hổ…

(Trịnh Hoài Đức, Đắc đáo Binh bộ Thượng thư

Trinh nguyên hầu Nguyễn Đăng Hựu trí sĩ)

(Người nam nhi giỏi ở đời, Lấy trung hiếu làm trước hết.

Danh thành thì liền thoái thân về ẩn, Biết đủ thì nhục chẳng dấy vào mình. Nhớ xưa khi nước đang cơn suy yếu,

Tây Sơn vào quấy vùng đất phương Nam.

Bốn biển loạn lạc như nước canh sôi,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023