Lối Chơi Thơ Theo Kiểu “Hạn Vận”, “Bộ Vận”, “Thứ Vận”, “Nguyên Vận” Và “Đề Vịnh Liên Hoàn”


Ba sao lớn chìm trong màn sương mù ấy. Tuổi hai mươi anh theo việc quân,

Phò giúp vua cố ra sức hùng mạnh…)

Toàn bài thơ kể lại hành trạng của Nguyễn Đăng Hựu ở từng thời kỳ, qua đó tái hiện bối cảnh lịch sử bấy giờ, cuối bài mới biểu lộ tình cảm luyến tiếc của mình với Nguyễn Đăng Hựu.

Bài thơ cổ phong khác được làm khi ông gặp lại nhà sư Viên Quang sau nhiều năm xa cách cũng nhiều chất tự sự như vậy:

我爲燒香僮

師作持戒士雖外分青黄若默契心志風塵識良朋世界入餓鬼萍梗任浮沈泡影等生死奄四十餘年恍瞬息間事

… Ngã vi thiêu hương đồng, Sư tác trì giới sĩ.

Tuy ngoại phân thanh hoàng,

Nhược mặc khế tâm chí. Phong trần thức lương bằng, Thế giới nhập ngạ quỷ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Bình ngạnh nhậm phù trầm, Bào ảnh đẳng sinh tử.

Yểm tứ thập dư niên,

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 19

Hoảng thuấn tức gian sự…

(Trịnh Hoài Đức, Ngũ ngôn cổ điệu thi vân)

(… Ta là đứa trẻ đi dâng hương, Sư là người giữ giới.

Tuy bề ngoài chia thành người áo xanh, người áo vàng, Mà trong lòng tâm chí khế hợp.

Trong cõi gió bụi phong trần, quen biết bạn giỏi, Cả cõi đời sa vào quỷ đói.

Cuộc sống như bèo củi nổi trôi, Sống chết tựa bọt nước bóng chớp. Bốn chục năm dài dằng dặc,

Tưởng như chuyện trong nháy mắt…)

Trịnh Hoài Đức dùng thể ngũ ngôn cổ phong sáng tác ít hơn so với các tác giả khác cùng thời như Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm… ở Đàng Ngoài và những nhà thơ Nam Bộ sau đó như Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông… Nhưng từ đó có thể suy


luận, ngoài phong cách phóng khoáng còn cho thấy khả năng sử dụng nhiều thể loại

trong sáng tác văn chương so với hai bạn ông.

3.1.1.4. Lối chơi thơ theo kiểu “hạn vận”, “bộ vận”, “thứ vận”, “nguyên vận” và “đề vịnh liên hoàn”

Trong Cấn Trai thi tập, Hoa Nguyên thi thảo Thập Anh thi tập, chúng tôi thấy có nhiều bài làm theo vần (kiểu vịnh hoạ thơ người khác cũng có), có khi là kiểu “hạn vận”, có khi là “thứ vận”, “bộ vận”, “nguyên vận”1… Rõ ràng, đó cũng là một kiểu chơi thơ của Gia Định tam gia nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung. Việc làm thơ theo vần hẳn nhiên có sự hạn chế vì gò ép vần điệu, khiến tứ thơ bị hạn chế, nhưng cũng chính vì vậy mà đôi lúc các tác giả bộc lộ được sự tài hoa, nếu bài thơ vịnh có nhiều tứ lạ so với nguyên tác bài xướng.

Trên đường đi sứ, Trịnh Hoài Đức cùng với Ngô Nhân Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn, Lê Quang Định, Nguyễn Địch Cát có thù đáp, hoạ thơ với nhau. Như Trịnh Hoài Đức có bài Hoạ Phó sứ Nguyễn Địch Cát Tương Giang vãn phiếm nguyên vận, Hoạ Thỉnh phong sứ Lê Binh bộ Tấn Trai Toàn Châu đoan ngọ, Hoạ Lê Tấn Trai Binh bộ Thạch Cổ Sơn thư viện nguyên vận… Ngô Nhân Tĩnh với loạt bài thơ xướng hoạ cùng với Lưu Chiếu, Trương Nẫm Khê, Hương Sơn thi xã…: Hoạ Lưu Chiếu Bán biên cúc nguyên vận, Hoạ Trương Nẫm Khê Điếu lan nguyên vận, Hoạ Hương Sơn thi xã Tuyết thanh nguyên vận, và hoạ thơ với Trịnh Hoài Đức: Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây hoạ Trịnh Cấn Trai thứ Lạp Ông tam thập vận (30 bài), Bộ Cấn Trai Tịnh đầu cúc nguyên vận… Lê Quang Định cũng làm theo thể thức trên, bộ vận theo thơ của Nguyễn Địch Cát, của Trịnh Hoài Đức và cả nhân sĩ Trung Quốc…: Lưu biệt Bắc Thành chư liêu hữu bộ Quỳ Giang hầu nguyên vận, Hựu thứ Cấn Trai vận, Hựu bộ Trịnh Cấn Trai nguyên vận, Đáp tặng Vương Thiết Nhai thứ vận… Chính sự tài hoa của các sứ thần Việt Nam đã khiến cho các nhân sĩ ở Trung Quốc mến mộ.

Tính chất thù tạc xướng hoạ thơ này có thể nói bắt nguồn ảnh hưởng nhiều từ việc thành lập các thi xã và trở thành một nét riêng của văn học Hán Nôm Nam Bộ


1 Hạn vận: sau thời Đường, trong thi cử để khảo hạch năng lực của thí sinh, quan khảo thí thường quy định dùng một bộ vần hoặc vài chữ trong bộ vần nào đó để làm thơ, gọi là hạn vận. Các nhà thơ thường dùng kiểu này để bộc lộ tài sức của mình. Thứ vận, bộ vận hay nguyên vận: kiểu làm thơ dùng vần thơ của người khác, dựa theo vần mà hoạ, đúng theo thứ tự các vần trong bài xướng.


thời bấy giờ. Đồng thời còn cho thấy tính chất tài tử trong phong cách thơ của Gia

Định tam gia nói riêng và của Nam Bộ nói chung.

Không những vậy, Trịnh Hoài Đức còn làm thơ theo kiểu đề vịnh liên hoàn. Việc làm thơ đề vịnh liên hoàn không ngoại trừ khả năng chịu ảnh hưởng của kiểu chơi thơ ở Trung Quốc như Tiêu Tương bát cảnh của Tống Địch, rồi sang đến Hà Tiên thập cảnh vịnh của Tao đàn Chiêu Anh Các, Quảng Ngãi thập vịnh của Nguyễn Cư Trinh…

Nếu Hà Tiên thập cảnh vịnh của nhóm Tao đàn Chiêu Anh Các có các cặp đối nhau như Kim dự lan đào, Bình san điệp thuý; Đông hồ ấn nguyệt, Nam phố trừng ba… thì Gia Định tam thập cảnh phân Bội văn vận phủ vận - ca ngợi ba mươi cảnh đẹp ở đất Gia Định theo vần trong sách Bội văn vận phủ được soạn vào đời Thanh - của Trịnh Hoài Đức cũng có từng cặp đối nhau Gia Định kim thành, Hoa Phong cổ luỹ; Ngưu Tân ngư địch, Lộc Động tiều ca; Mai Khâu túc hạc, Liên Chiểu miên âu… Theo Cao Tự Thanh, Huỳnh Ngọc Uẩn - một thành viên trong Sơn hội Gia Định - cũng chịu ảnh hưởng của thể thức đề vịnh liên hoàn này, nên vào khoảng năm 1812, ông khởi xướng đề tài Thăng Long tam thập vịnh như Mai Dịch tuý ông, Hoè Nhai ca nữ; La Thành trúc ổ, Võng Thị hoa điền; Trấn Quốc quy tăng, Giám môn khoá sĩ… [36, tr.78].

Đặc biệt, mùa đông năm 1802, trên đường đi sứ, từ Quảng Đông sang Quảng Tây (Trung Quốc) chờ gặp sứ đoàn thỉnh phong do Lê Quang Định làm chánh sứ để cùng tiến kinh, Trịnh Hoài Đức có làm ba mươi bài thơ theo vần Lạp Ông (Đông nguyệt do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây tỉnh, hội thỉnh phong sứ thủ lệ tiến kinh, đạo trung ngâm đồng Ngô, Huỳnh lưỡng phó sứ thứ Lạp Ông tam thập vận). Ba mươi bài thơ này được Ngô Nhân Tĩnh và Huỳnh Ngọc Uẩn hoạ vần (vì điều kiện chưa cho phép chúng tôi tìm hiểu ba mươi bài thơ hoạ vận của Huỳnh Ngọc Uẩn như thế nào, tuy nhiên vẫn có thể khẳng định Ngọc Uẩn chịu ảnh hưởng thể thức này như Cao Tự Thanh đã nói trên). Ngô Nhân Tĩnh không những hoạ cả ba mươi bài của Trịnh Hoài Đức, mà trên đường về Hồ Nam, ông còn theo vận làm tiếp ba mươi bài nữa, tổng cộng có đến sáu mươi bài (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận). Kiểu làm thơ đề vịnh dài hơi này hiếm thấy ở các tác giả ở Đàng Ngoài nhưng lại dễ tìm thấy ở Đàng Trong.


Trong Gia Định tam gia, Hoài Đức tính tình hào sảng phóng khoáng hơn hai người bạn của ông, điều này được thể hiện không những ở nội dung thơ mà còn ở sự lựa chọn thể thơ trong sáng tác. Nếu so với các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm… cũng thấy có sự khác biệt. Nguyễn Du và Ngô Thì Nhậm (những nhà thơ đương thời) dùng nhiều thể để sáng tác, có cả phú, có nhiều bài đoản ca, trường ca, trong khi đó Gia Định tam gia không thấy có trường hợp này. Giữa họ còn khác biệt thêm ở chỗ: không thấy trường hợp Nguyễn Du hay Ngô Thì Nhậm vịnh hoạ kiểu dài hơi (hoạ vần ba mươi bài) như Gia Định tam gia. Nhưng sau Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thuật… đã bắt đầu dùng nhiều thể loại khác nhau để sáng tác.

3.1.2. Ngôn ngữ

Sáng tác của Gia Định tam gia chủ yếu vẫn là tiếng Hán, chỉ riêng Trịnh Hoài Đức là người sáng tác thơ bằng cả hai ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Nôm. Có người ngờ rằng, Ngô Nhân Tĩnh cũng sáng tác bằng chữ Nôm, ông là tác giả bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh [35, tr.244], nhưng trong bài thơ này có một số việc xảy ra sau khi Ngô Nhân Tĩnh mất, nên khó có thể nói đây là tác phẩm của ông. Vì vậy, không thể đưa bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh vào đây để bàn. Riêng với Trịnh Hoài Đức sáng tác bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, do đó chúng tôi sẽ khảo sát thành hai mảng: ngôn ngữ chữ Hán và ngôn ngữ chữ Nôm.

3.1.2.1. Ngôn ngữ thơ chữ Hán

Thơ Gia Định tam gia nói chung, vẫn nằm trong khuôn sáo của thơ chữ Hán thời trung đại. Nhưng phải nhìn nhận rằng, trong Gia Định tam gia, ngôn ngữ thơ của Trịnh Hoài Đức mang những nét riêng, khá độc đáo, bởi có sự kết hợp giữa những từ ngữ mang tính ước lệ với từ ngữ tả thực, từ ngữ bác học với từ ngữ bình dân. Ngôn ngữ thơ Gia Định tam gia nói chung có ba kiểu chính là: lớp từ ngữ mang tính ước lệ, tượng trưng; lớp từ ngữ diễn đạt sự vật trực tiếp, giản dị nhưng lại tạo ra nhiều hình ảnh khá sinh động; những từ ngữ mang yếu tố ngữ pháp hiện đại và sự kết hợp từ ngữ khá mới mẻ. Có thể suy luận đó là kết quả của kiểu thức hội tụ văn hoá ở Nam Bộ, đặc biệt là của những người Minh hương như Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh, bởi đối với họ, chữ Hán vừa là một cổ ngữ vừa là một sinh ngữ.


3.1.2.1.1. Ngôn ngữ mang tính ước lệ, tượng trưng

Ngôn ngữ mang tính ước lệ, tượng trưng là đặc điểm thường thấy trong thơ chữ Hán thời trung đại. Trong thơ Gia Định tam gia, lớp từ ngữ này xuất hiện khá nhiều. Ngoài những từ mang tính thuật ngữ, khái niệm Nho giáo được các tác giả sử dụng để chuyển tải tư tưởng, đạo đức Nho giáo như: quân thần, trung hiếu, quân tử, trung thần, nhân, trí, tự tại… còn có những từ ngữ miêu tả thiên nhiên như: cúc, mai, lan, trúc, tùng, vân, nguyệt, sơn, thuỷ… ít nhiều mang tính ước lệ, biểu tượng của người quân tử, bậc trí nhân. Chúng tôi chỉ cử vài trường hợp:

舟車迢遞好逢君

香近芝闌1久不聞

Chu xa điều đệ hảo phùng quân,

Hương cận chi lan cửu bất văn.

(Lê Quang Định, Biệt Nam Ninh phân phủ)

(Thuyền xe từ xa xôi đến, may gặp được anh, Gần với cỏ chi lan, đã lâu chẳng ngửi thấy.)

Cỏ chi cỏ lan được xem như biểu tượng của người quân tử, bởi mùi thơm của nó thanh đạm u nhã. Ngô Nhân Tĩnh xem mai là biểu tượng của người quân tử đồng thời ngụ ý bản thân mình. Đây là kiểu hoán dụ thường thấy trong thơ cổ:

憂天應骨瘦

覺世定心酸潔白畱人愛幽情欲話難

Ưu thiên ưng cốt sấu, Giác thế định tâm toan. Khiết bạch lưu nhân ái, U tình dục thoại nan.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hoạ Hương Sơn thi xã đối mai nguyên vận) (Buồn lo đất trời, nên xương xẩu gầy guộc,

Biết chuyện cuộc đời, nên lòng mai chua. Tính trong sạch, được người yêu quý,

Tấm lòng sâu kín muốn nói nhưng khó tỏ bày.)

Ngoài hoa mai hoa cúc, Trịnh Hoài Đức còn ví mình như cội tùng:

廊廟棟樑長九計良工捨我更何庸

Lang miếu đống lương trường cửu kế,

Lương công xả ngã cánh hà dung?

(Trịnh Hoài Đức, Đông tùng)

(Lương đống của nước nhà, là kế lâu dài,


1 Nguyên văn khắc , chúng tôi cho rằng chữ mới đúng.


Người thợ lành nghề bỏ ta, càng ngu sao)

Núi sông, trong thơ Gia Định tam gia, ngoài tư cách là phong cảnh thiên nhiên, còn là biểu tượng của đức nhân và trí, theo tinh thần Nho gia:

水無凝滯長懷智

山不遷移靜養仁

Thuỷ vô ngưng trệ trường hoài trí,

Sơn bất thiên di tĩnh dưỡng nhân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 11)

(Nước chẳng ngừng trôi, luôn mong trí, Núi chẳng đổi dời, lặng dưỡng nhân.)

Còn với Trịnh Hoài Đức, bậc nhân hay bậc trí vui với núi hay với sông cũng đều giống nhau:

順逆好風牛異馬

智仁樂處水如山

Thuận nghịch hảo phong ngưu dị mã,

Trí nhân nhạo xứ thuỷ như sơn.1

(Trịnh Hoài Đức, Sơn đồn đáp Binh bộ Hữu tham tri

Lê Quang Định kiêm Thuỷ tào ký uỷ)

(Gió mát thổi xuôi hay ngược, trâu khác với ngựa,

Chỗ vui của bậc nhân và trí, sông nước cũng như núi non)

Những nhà Nho sáng tác thơ chủ yếu bằng Hán văn, hẳn nhiên không thể tránh khỏi việc sử dụng những từ ngữ mang tính ước lệ, biểu tượng. Ngoài ra, hệ thống điển cố, thi liệu Hán học được sử dụng trong thơ Gia Định tam gia cũng tạo nên lớp từ ngữ đầy tính ước lệ, tượng trưng.

Điển cố, thi liệu Hán học, về cơ bản nó vẫn là hình thái ngôn ngữ gián tiếp, bởi nó không thông báo nội dung một cách trực tiếp mà phải thông qua một sự giải mã. Để giải mã những điển cố, thi liệu Hán học, người đọc phải có một vốn liếng kiến thức nhất định để phát hiện và giải mã. Thông qua việc giải các mã văn hoá này, người đọc nhận được nội dung mà tác giả cần thông báo. Vì vậy, việc sử dụng điển cố trong thơ khiến cho thơ mang tính hàm súc, trang nhã và thể hiện trình độ uyên thâm của tác giả. Tuy nhiên, quá lạm dụng sử dụng điển cố có khi dẫn đến kết


1 Câu này xuất từ ý câu trong Luận ngữ: “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thuỷ” (người nhân vui cảnh núi, người trí vui cảnh nước), ở đây Trịnh Hoài Đức muốn nói chỗ vui vẻ của người nhân hay người trí đều giống nhau không khác.


quả thơ trở nên khó hiểu, mà quan trọng là ít mang sắc thái tình cảm riêng của tác giả.

Trong thơ Gia Định tam gia sử dụng khá nhiều điển cố và thi liệu Hán học. Chúng tôi đơn cử vài trường hợp được sử dụng từ hai lần trở lên: tam khúc kính, Đào hoa… :chỉ hoa cúc của Đào Tiềm người đời Tấn; Phùng Sinh giáp, đàn giáp: chỉ chuyện Phùng Huyên làm khách ở nhà Mạnh Thường Quân; Trang điệp, Trang mộng: chỉ giấc mơ hoá bướm của Trang Tử; Đào Chu, Phạm Tử chu: chỉ chuyện Phạm Lãi rong chơi Ngũ hồ hoặc làm nghề buôn bán; Vu Sơn: chỉ chuyện Vu Sơn thần nữ hầu chăn gối cho Sở Vương; bán diện tương phùng: chỉ câu chuyện Ứng Phụng đi thăm Viên Hạ gặp người đóng xe trong nhà Viên Hạ… Sự kết hợp lớp từ ngữ mang tính thuật ngữ, khái niệm của Nho gia với lớp từ ngữ dưới dạng điển cố, thi liệu Hán học trong thơ khiến thơ Gia Định tam gia hàm súc, nghiêm túc, bác học.

Chỉ riêng trong hai phần đầu Thoái thực truy biên Quan quang trong Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức đã có gần 300 điển cố trong 279 bài, khoảng 93%, còn trong Hoa Nguyên thi thảo số điển cố được dùng khoảng 25 bài, chiếm 33,3% (25/75), và trong Thập Anh thi tập là 52 bài, chiếm 28,5% (52/182) (chúng tôi tính luôn những điển cố trùng lắp, nhưng được gọi tên khác nhau). Từ số liệu này cho thấy thơ Trịnh Hoài Đức hàm súc khó hiểu hơn thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Thơ của Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh vì ít dùng điển cố nên ngôn ngữ giản dị hơn, do vậy cũng dễ hiểu hơn thơ Trịnh Hoài Đức đối với độc giả ngày nay.

Bên cạnh những bài thơ chính thống được viết bằng chữ Hán (khắc in trong Cấn Trai thi tập), Trịnh Hoài Đức còn có một bộ phận thơ viết bằng chữ Nôm lưu truyền ngoài dân gian lại chứng minh tính bình dân và tính dân tộc, đồng thời thể hiện lòng yêu mến tiếng Việt của Trịnh Hoài Đức.

3.1.2.1.2. Ngôn ngữ diễn đạt sự vật trực tiếp

Viết nhiều về thiên nhiên, về cuộc sống của người dân vốn rất đa dạng và phong phú, ngôn ngữ thơ của Gia Định tam gia trong chừng mực nào đó cũng mang nhiều hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Bên cạnh lớp từ ngữ mang nhiều yếu tố ước lệ tượng trưng để có thể trong một số chữ nhất định (theo những quy luật của thể thơ Đường luật) vẫn nói được nhiều tầng ý nghĩa nhằm biểu đạt tư tưởng tình cảm,


các tác giả Gia Định tam gia vẫn có những cố gắng vận dụng linh hoạt lớp từ ngữ diễn đạt sự vật trực tiếp, tạo nên nét sống động và tươi tắn cho thơ.

Ở thơ Trịnh Hoài Đức, lớp từ ngữ này thể hiện rõ nhất trong những bài viết về quê hương Nam Bộ, ca ngợi cảnh sắc và con người cần lao trên vùng đất mới đang vươn mình trở dậy.

Một số bài thơ của Trịnh Hoài Đức đã được trích dẫn ở trên phần nào minh chứng cho những điều chúng tôi đề cập ở đây. Có thể dẫn thêm vài bài để thấy rõ hơn. Bài Ngưu Tân ngư địch (Tiếng sáo chài trên Bến Nghé) chủ yếu diễn tả về tiếng sáo của người chài cá giữa khung cảnh yên bình trên dòng Bến Nghé, làm khách nghe bồi hồi:

漏滴譙樓玉露團

悠颺漁笛遶雲端風吹楊柳三江靜月逬梅花五夜寒調急宦情增慷慨聲淒侶夢幾盤桓煙波淡蕩龍吟歇長占秋宵下釣竿

Lậu trích tiều lâu ngọc lộ đoàn,

Du dương ngư địch nhiễu vân đoan. Phong xuy dương liễu Tam Giang tĩnh, Nguyệt bính mai hoa ngũ dạ hàn.

Điệu cấp hoạn tình tăng khảng khái, Thanh thê lữ mộng kỷ bàn hoàn.

Yên ba đạm đãng long ngâm yết,

Trường chiếm thu tiêu há điếu can.

(Trịnh Hoài Đức, Ngưu Tân ngư địch)

(Sương như giọt ngọc rơi từng giọt trên tháp canh, Tiếng sáo chài du dương vút lên tầng mây.

Gió thổi rặng liễu, dòng Tam Giang vắng lặng, Trăng chiếu hoa mai, năm canh lạnh lùng.

Điệu sáo gấp gáp khiến nỗi niềm người làm quan thêm khảng khái, Tiếng thê lương làm giấc mộng khách mấy phen bồi hồi.

Khói sóng quyện toả, khúc sáo ngưng bặt, Đêm thu dằng dặc, buông cần câu.)

Bài thơ đủ hình ảnh, sắc màu, âm thanh và cảm giác. Bờ liễu xa xa, chỉ thấy gió lay là đà. Trong đêm, dòng sông cũng yên vắng, ngoài tiếng sáo còn có tiếng sương rơi, tiếng giọt nước đồng hồ - âm thanh của thời gian. Tiếng sáo kia chính là một dạng khác của bài ca lao động, là tiếng vọng của cuộc sống bình yên (ngư địch

= sáo chài).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023