Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Các Quy Định Của Blhs Việt Nam Về Đồng Phạm Trong Tội Trộm Cắp Tài Sản

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể [31, Điều 54].

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS là một trong những căn cứ khi quyết định hình phạt trong đồng phạm mà trong thực tiễn xét xử có những cách xác định khác nhau, thiếu thống nhất, để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tại Điều 51 BLHS năm 2015 đã khắc phục bất cập hiện nay về việc ghép các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 46 BLHS (như điểm a, b, p, q) bằng việc bổ sung từ "hoặc" vào giữa các tình tiết này. Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một điểm tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 thì đó là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Tại Điều 51 BLHS bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ: Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng; Điều 52 BLHS 2015 bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội đối với người người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức và bỏ tình tiết Phạm tội xâm phạm tài sản của nhà nước"; "Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng".

- Về hành vi thái quá của người thực hành trong đồng phạm hiện nay BLHS năm 1999 chưa quy định chính thức vấn đề này, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng một loạt các nguyên tắc tiến bộ (như: cá thể hóa và phân hóa TNHS, nhân đạo, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm do lỗi) trong thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự của nước ta. BLHS năm 2015 đã khắc phục điều này và quy định cụ thể: Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành (khoản 4 điều 17, BLHS năm 2015).

- BLHS năm 1999 mới chỉ xác định đường lối xử lý nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy trong vụ án đồng phạm, BLHS năm 2015 đã bổ sung đường lối xử lý khoan hồng trong đồng phạm “Khoan hồng đối với người tố giác đồng phạm” (điểm d khoản 1 điều 3); Về giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nhằm tạo khả năng chủ động tấn công ngăn chặn sớm tội phạm, không để cho tội phạm cũng như hậu quả của nó xảy ra, đáp ứng yêu cầu chủ động tấn công, ngăn chặn những băng nhóm tội phạm có tổ chức BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung các hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội trong đó bổ sung hành vi: “Chuẩn bị phạm tội là

….. hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm” (khoản 1, Điều 14, BLHS năm 2015); Về căn cứ quyết định mức phạt tiền sử dụng cụm từ “hậu quả của hành vi” đã được BLHS năm 2015 sửa thành sửa thành “mức độ nguy hiểm của tội phạm” khoản 3 điều 35 BLHS năm 2015), đã thể hiện rõ nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

* Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn áp dụng các quy định định của của pháp luật hình sự về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản

Cho đến nay pháp luật hình sự đã được pháp điển hóa lần thứ ba một số vấn đề bất cập đã được chỉnh sửa, bổ sung, khắc phục giải quyết. Song trong giải quyết các vụ án đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản vẫn còn một số vấn đề nổi cộm chưa được Bộ luật hình sự năm 2015 khắc phục, giải quyết một cách thỏa đáng. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam để triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể là yêu cầu cần thiết, hơn nữa, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020". Cụ thể hóa điều này, chúng tôi thấy cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 mà chưa được BLHS năm 2015 chỉnh sửa. Một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện đó là:

Thứ nhất. Hoàn thiện các khái niệm đồng phạm quy định tại Điều 20 BLHS năm 1999 (Điều 17 BLHS năm 2015)

Về khái niệm "đồng phạm" quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999

(khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015), "các nhà làm luật nước ta cần ghi nhận bổ sung cụm từ "do cố ý". Bởi lẽ, "trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm do vô ý thì không bao giờ có đồng phạm cả" [71, tr. 23] và sửa cụm từ “cố ý cùng thực hiện” thành “cố cùng tham gia”để bao hàm cả những người đồng phạm khác. Cần được sửa lại như sau: Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của từ hai người trở lên. Quy định như thế sẽ làm toát lên bản chất của đồng phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Về khái niệm pháp lý của người thực hành, người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục cần phải quy định cụ thể và đầy đủ hơn như sau:

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm hay trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng những người mà theo quy định của Bộ luật này không phải chịu TNHS. Quy định như vậy mới bao quát hết cả những người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm, người thực hành trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm với những người khác hay là người thực hành bằng thủ đoạn sử dụng những người không phải chịu TNHS.

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 12

+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, hoặc thành lập hay lãnh đạo tổ chức tội phạm [5, tr. 478]. Khái niệm pháp lý này bổ sung thêm hai dạng người tổ chức nữa là người thành lập hoặc người lãnh đạo tổ chức tội phạm mới thực sự đầy đủ.

+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng thủ đoạn khác [5, tr. 478] thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm bằng cách cung cấp các thông tin, phương tiện hay công cụ thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn trước về việc che giấu tội phạm hay các dấu vết của tội phạm hoặc những tài sản hay đồ vật do phạm tội mà có, cũng như hứa hẹn trước về việc mua, bán hoặc tiêu thụ những tài sản hay đồ vật đó [5, tr.478]. Khái niệm pháp lý này đã cụ thể hóa cụm từ "tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm" bằng một loạt hành vi của người đồng phạm này như trên.

- Về khái niệm hình thức đồng phạm có tổ chức quy định tại khoản 3, Điều

20 BLHS năm 1999 (Khoản 2, Điều 17 BLHS năm 2015). Cần quy định thêm các khái niệm hình thức đồng phạm khác ngoài hình thức đồng phạm có tổ chức:... Phạm tội không có sự thông mưu trước là hình thức đồng phạm đơn giản; Phạm tội có thông mưu trước là hình thức đồng phạm phức tạp; Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Thứ hai. Quy định rõ TNHS của những người đồng phạm

Cần quy định rõ hơn về trách nhiệm hình sự của người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, người chủ mưu theo hướng: Người tổ chức là người nguy hiểm nhất, phải chịu TNHS cao nhất; Người thực hành người có vai trò nguy hiểm thứ hai sau người tổ chức nên người thực hành phải chịu TNHS thấp hơn người tổ chức;Người xúi giục và người giúp sức có vị trí tương tự nhau cùng giữ vai trò phụ. Do đó, người xúi giục và người giúp sức phải chịu TNHS thấp hơn người thực hành.

Cần phải có quy định cụ thể về về hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đối với từng loại người đồng phạm và phạm tội chưa đạt đối với từng loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự đối các hành vi đó, để đánh giá được vai trò, tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm đối với hoạt động chung của chúng nhằm giúp cho việc lượng hình cho các bị cáo chính xác, đúng pháp luật..Bộ luật hình sự cần quy định chính thức về hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đối với từng loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự đối các hành vi đó.

Thứ ba. Quy định đối với hành vi tham gia sau khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc

Cần phải có quy định thống nhất để giải quyết vấn đề này nhằm giúp cho việc truy cứu TNHS được chính xác, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Bởi vì khi xác định tội danh không chính xác cũng đồng nghĩa với việc xác định không đúng TNHS cho họ. Căn cứ vào định nghĩa đồng phạm và khái niệm từng người đồng phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm, tác giả cho rằng cần quy định theo hướng: Khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc mà có người thứ hai tham gia vào hành động phạm tội sẽ không có đồng phạm mới. Cần có quy định cụ thể để áp dụng thống nhất trong thực tiễn.

Thứ tư. Quy định về việc viện dẫn Điều 20 BLHS năm 1999 (Điều 17 BLHS năm 2015)

Để đảm bảo tính khoa học của việc quyết định hình phạt của những người đồng phạm, chúng tôi đề xuất bổ sung Điều 20 BLHS năm 1999 (Điều 17 BLHS năm 2015) nội dung: Khi viện dẫn điều luật để quyết định hình phạt của người thực hành và người cùng thực hành, không cần viện dẫn Điều 20 bộ BLHS năm 1999 (Điều 17BLHS năm 2015), còn đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) thì khi viện dẫn điều luật để quyết định hình phạt đối với họ, ngoài điều khoản quy định về tội phạm cụ thể phần các tội phạm của bộ luật hình sự phải viện dẫn thêm điều 20 BLHS năm 1999 (Điều 17 BLHS năm 2015) quy định về đồng phạm.

Thứ năm. Tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; Sửa đổi bổ sung, thay thế, cụ thể hóa đường lối hướng dẫn vào trong BLHS

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường giải thích pháp luật, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hoặc liên ngành tư pháp trung ương cần có những hướng dẫn kịp thời đối với các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản; Cần thay thế một số văn bản hướng dẫn đã quá cũ. Cụ thể:

- Cần có hướng dẫn về một số tình tiết tăng nặng giảm nhẹ:Tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 46 BLHS năm 1999 (Điểm i, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015); tình tiết giảm nhẹ TNHS “gây thiệt hạn không lớn” quy định tại điểm điểm g, khoản 1, Điều 46 BLHS năm 1999 (Điểm h, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015) và tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội hai lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 điều 52 BLHS năm 2015 để có sự áp dụng thống nhất trong thực tiễn làm cơ sở cho việc căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản nhằm đảm bảo cho nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thế hóa hình phạt được thực thi một cách tốt nhất.

- Cần có hướng dẫn về phạm tội có tổ chức:

Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 (Khoản 2, Điều 17, BLHS năm 2015) quy định: “Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Bản thân điều luật còn mang tính trừu tượng, chưa cụ thể rõ ràng nên khi áp dụng pháp luật chưa được thống nhất. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, chỉ ra những trường hợp điển hình có tính khuôn mẫu để minh họa cho quy định này.

- Cần có sự chỉnh sửa, bổ sung, cụ thể hoá đường lối các văn bản hướng dẫn vào trong BLHS.

Có nhiều hướng dẫn có nội dung liên quan tới chế định đồng phạm đã được thực hiện trong thời gian dài, không còn mang tính thời sự chưa được chỉnh sửa, bổ sung thay thế khiến các cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, trong đó có các văn bản: Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 trong đó có hướng dẫn về phạm tội có tổ chức. Tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 hướng dẫn chi tiết việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành, người giúp sức và việc miễn trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm đã quá cũ cần được chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc cụ thể hóa đường lối với trong BLHS.

Thứ sáu. Đề nghị quy định hình phạt tiền là hình phạt chính

Cần mở rộng phạm vi áp dụng của hình phạt tiền theo hướng, hình phạt tiền được áp dụng với các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội trộm cắp tài sản làm hình phạt chính. Việc mở rộng này cho phép Thẩm phán linh hoạt hơn trong việc thực hiện tư tưởng đổi mới mang tính nhân văn của nhà nước là nghiên cứu để làm giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền; tránh quan niệm tuyệt đối hóa cho rằng: Hình phạt tiền luôn nhẹ hơn hình phạt tù.

Tóm lại, việc hoàn thiện pháp luật hình sự về chế định đồng phạm nói chung và các quy định về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi pháp luật hình sự ngày càng hoàn thiện, thống nhất. Có như vậy, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành pháp nói chung và các cơ quan xét xử nói riêng mới ngày càng được củng cố, đảm bảo cao nhất pháp chế và đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa trong việc duy trì, bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của BLHS Việt Nam về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đồng phạm nói chung và đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản nói riêng tạo cơ sở pháp lý và là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định chính xác vai trò trách nhiệm hình sự của các bị cáo trong vụ án trộm cắp tài sản. Tuy nhiên xác định có chính xác hay không còn phụ thuộc vào quá trình vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết từng vụ án cụ thể. Như đã trình bày ở trên, thực tế, hoạt động áp dụng pháp luật không phải lúc nào cũng luôn đúng đắn. Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này, ngoài giải pháp hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 nêu trên, chúng ta cần phải có các giải pháp sau đây để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về những loại người đồng phạm:

Thứ nhất. Nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, cán bộ ngành tòa án

Với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu đối với công tác cán bộ là:

Rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh [9], “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm,

kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ” và “Đào tạo đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực”… [10]. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, cán bộ ngành tòa án cần làm tốt các công việc sau:

Đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải thường xuyên tự trau dồi kiến thức pháp luật, nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, cập nhật các văn bản pháp luật mới, các văn bản hết hiệu lực, nắm vững các kiến thức pháp luật về đồng phạm và tội trộm cắp tài sản, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nâng cao kỹ năng xét xử đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý trong áp dụng pháp luật; Đối với các vụ án phức tạp hoặc có nhiều quan điểm khác nhau cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, tìm hiểu tài liệu và các quy định của pháp luật về vấn đề chưa rõ, các thẩm phán cũng có thể làm công văn trao đổi nghiệp vụ hoặc báo cáo trực tiếp với cơ quan cấp trên để hạn chế các vi phạm tố tụng, sai sót về nội dung khi giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cán bộ ngành tòa án, hội thẩm nhân dân. Ngành Tòa án cần tổng điều tra, thống kê, nhận xét, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ như: số lượng cán bộ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ; Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị để nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán; Cử cán bộ theo học các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xét xử và tác nghiệp...; Tăng cường tổ chức các đợt đi học hỏi kinh nghiệm từ các tòa án tỉnh khác; TAND tối cao thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề để nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Cần làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, tiếp tục đổi mới cơ chế tuyển chọn, giới thiệu người để bổ nhiệm các chức danh pháp lý; Cần từng bước

Ngày đăng: 11/04/2024