Một Số Nguyên Nhân Của Tồn Tại, Hạn Chế Ảnh Hưởng Đến Thực Tiễn Xét Xử Tội Trộm Cắp Tài Sản Có Đồng Phạm Tại Hà Giang

với vai trò là người giúp sức, bị cáo đã có hành vi bằng cách hứa hẹn tiêu thụ tài sản sau khi trộm cắp được, nếu không có hành vi hứa hẹn trước này thì bị cáo Mủa chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Do vậy mức độ nguy hiểm của hành vi giúp sức được coi là ít nguy hiểm hơn hẳn và như vậy đồng nghĩa với nó là bị cáo phải chịu mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội, với một mức hành phạt nhẹ hơn người thực hành. Trong bản án sơ thẩm, xử phạt bị cáo Mủa mức án cao nhất so với các đồng phạm khác trong cùng một vụ án, với mức án 12 tháng tù, trong khi các bị cáo khác là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm trong vụ án chỉ phải chịu mức án là 9 tháng 14 ngày tù và 11 tháng tù là không công bằng, chưa thể hiện được nguyên tắc cá thể hóa trong đồng phạm.

* Còn nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định dạng đồng phạm

Tại Bản án sơ thẩm số 32/2015/HSST, ngày 21/8/2015 TAND đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trộm cắp tài sản đối với bị cáo Phạm Đức Trung và đồng bọn về tội trộm cắp tài sản, tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định đối với các bị cáo Phạm Đức Trung, Hoàng Quốc Cường về tội danh Trộm cắp tài sản. Về hình phạt: Áp dụng Khoản 1 Điều 138 BLHS đối với các bị cáo [41].

Xung quanh vụ án này có nhiều quan điểm cho rằng đây là trường hợp phạm tội có tổ chức, những người đồng phạm thực hiện tội phạm một lần nhưng họ thực hiện theo kế hoạch đã tính toán bàn bạc chu đáo, kỹ càng, sử dụng những thủ đoạn lừa gạt tinh vi, sắp xếp kịch bản chu đáo để người bị hại mắc bẫy, có sự chuẩn bị chu đáo công cụ phạm tội và kế hoạch phạm tội, chúng đã tìm cách mượn chìa khóa đi đánh trước, sau đó dùng thủ đoạn để thực hiện kế hoạch lừa nạn nhân vào tình huống đã sắp đặt để tiếp cận tài sản, có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa những người đồng phạm, có phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch cẩn thận. Có người chủ mưu cầm đầu, có người thực hành, có người giúp sức đều thực hiện một cách ăn ý, cấu kết chặt chẽ. Do vậy một số quan điểm cho rằng truy tố xét xử các bị cáo theo khoản 2 Điều 138 BLHS mới đúng.

Thứ bảy. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, không phải là hình phạt chính chưa phát huy được tác dụng trong trong việc đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm

Tội trộm cắp tài sản nằm trong nhóm tội chiếm đoạt tài sản là nhóm tội phạm thể hiện cao nhất động cơ tư lợi; có khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng thỏa mãn nguyên tắc quy định, áp dụng hình phạt tiền, nhưng hình phạt tiền lại không được áp dụng là hình phạt chính mà chỉ được quy định là hình phạt bổ sung. Đồng thời, thực tiễn xét xử cho thấy, kể cả khi được quy định là hình phạt bổ sung, phạt tiền cũng được áp dụng rất hạn chế (chỉ có 02/416 trường hợp áp dụng).

Trong thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì trong nhiều trường hợp việc áp dụng hình phạt tù lại không tương xứng với tính chất hành vi phạm tội, khó có thể đạt được mục đích của hình phạt, bên cạnh đó trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, việc tồn tại hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, các tội phạm có tính chất kinh tế, với mục đích mà người phạm tội hướng tới là lợi nhuận. Vì vậy, biện pháp trừng phạt có tính chất kinh tế đối với hành vi phạm tội của họ sẽ tước bỏ khả năng, cơ hội tái phạm tội của họ; tạo điều kiện để bản thân người phạm tội có khả năng tiếp tục lao động, khắc phục hậu quả của tội phạm. Đồng thời, giúp nhà nước giảm chi phí trong công tác thi hành án phạt tù tại các trại giam. Việc không quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong các tội trộm cắp tài sản đã không tạo ra khả năng cá thể hóa hình phạt một cách tối ưu đối với một số trường hợp phạm tội nhất định, đã hạn chế khả năng mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, đồng thời, nó cũng là một yếu tố tạo ra sự mất cân đối của hệ thống hình phạt, góp phần làm tăng tình trạng quá tải trong các trại giam.

Thứ tám. Một số tồn tại vướng mắc khác

- Trong quá trình xét xử các cấp tòa án tỉnh Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm; TNHS của những người đồng phạm khi người thực hành thực hiện hành vi

thoái quá hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; phân biệt giữa phạm tội thông thường và phạm tội có tổ chức; phân biệt hành vi của người chủ mưu và người xúi giục; giữa người xúi giục với người giúp sức về tinh thần; xác định có đồng phạm hay không khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc; phân hóa trách nhiệm cụ thể đối với từng người đồng phạm…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Qua nghiên cứu bản án sơ thẩm và phúc thẩm của các cấp tòa án tại Hà Giang thì hầu như việc viện dẫn điều 20 về đồng phạm không được các thẩm phán áp dụng.

- Các vấn đề vướng mắc trên chưa được hướng dẫn tháo gỡ kịp thời, có một số văn bản hướng dẫn đã quá cũ việc áp dụng hay không cũng còn nhiều quan điểm không thống nhất.

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 10

2.4. Một số nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản có đồng phạm tại Hà Giang

Việc nghiên cứu những tồn tại, hạn chế trong xét xử các vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 cho phép chúng ta rút ra một số nguyên nhân cơ bản của những tồn tại hạn chế này như sau:

2.4.1. Nguyên nhân về pháp luật

Có thể thấy, đây là nguyên nhân rất quan trọng, là cơ sở pháp lý cho cơ quan xét xử trong xác định tội danh, áp dụng hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm đảm bảo tính đúng đắn và thống nhất. Xuất phát từ thực trạng pháp luật hiện hành: một số vấn đề do pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể rõ ràng, thiếu chính xác, chưa có văn bản hướng dẫn, hoặc hướng dẫn đã quá cũ. Cụ thể:

Thứ nhất, các khái niệm pháp lý về đồng phạm quy định tại Điều 20 BLHS (Điều 17 BLHS năm 2015) còn mang tính trừu tượng, chưa cụ thể rõ ràng chính xác nên khi áp dụng pháp luật còn lúng túng, chưa được thống nhất, phạm phải những sai sót

- Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS (khoản 1

Điều 17 BLHS năm 2015): "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm" [29]; [31], không những không chính xác về mặt khoa học, mà còn không phù hợp với thực tiễn. Định nghĩa này quy đồng phạm là trường hợp “có hai người trở lên cố ý”là chưa chính xác vì trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm do vô ý thì không bao giờ có đồng phạm. Định nghĩa này mới chỉ đề cập được một trường hợp đồng phạm giản đơn, chỉ có người thực hành bởi vì sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện tội phạm” mà không đề cập đến trường hợp đồng phạm phức tạp còn có những loại người tổ chức, xúi giục, giúp sức vì thực chất ba loại người đồng phạm này không trực tiếp thực hiện tội phạm mà chỉ “cùng tham gia” vào việc thực hiện tội phạm.

- Khái niệm những loại người đồng phạm được quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 (khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015) vẫn còn nhiều hạn chế bất cập:

+ Khái niệm về người thực hành quy định chưa đầy đủ. Người thực hành không chỉ là người trực tiếp thực hiện tội phạm mà còn là người có các hành vi khác như: trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm với những người khác (những người cùng thực hành), hay bằng thủ đoạn sử dụng những người không phải chịu TNHS (như: người không có năng lực TNHS do các nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, người chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật, v.v..).

+ Khái niệm về người tổ chức, điều luật liệt kê các loại người tổ chức, nhưng lại chưa đầy đủ (chưa có người thành lập hay lãnh đạo tổ chức tội phạm)

+ Khái niệm người xúi giục theo quy định của BLHS năm 1999, việc sử dụng cụm từ “thúc đẩy" là chưa chính xác về mặt khoa học, bởi vì việc thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm không phải là một hành vi, mà nó nói lên toàn bộ sự cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm của người xúi giục và được thể hiện bằng một trong những hành vi như: "kích động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng các thủ đoạn khác" [5, tr. 482].

+ Khái niệm về người giúp sức, cần phải quy định rõ những dấu hiệu cơ bản, đặc trưng và điển hình nhất của phạm trù "tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất" cho việc thực hiện tội phạm.

- Về khái niệm các hình thức đồng phạm được quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 (khoản 2, Điều 17 BLHS năm 2015) thì là: "phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm" [29]; [31], BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 chưa quy định khái niệm các hình thức đồng phạm khác ngoài hình thức phạm tội có tổ chức. Từ những hạn chế trên đã có không ít các bản án của tòa án các cấp hầu như trong bản án không đánh giá hoặc đánh giá sơ sài, hời hợt về tính chất quy mô đồng phạm, không nhận định tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm gì, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định hình thức đồng phạm.

Thứ hai. BLHS chưa có điều luật nào trực tiếp quy định về TNHS của những người đồng phạm, chưa có sự phân hóa triệt để TNHS giữa những người đồng phạm

BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015 chưa có quy định chính thức nào về các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm. Quan điểm phổ biến hiện nay là: Việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm phụ thuộc vào mức độ thực hiện tội phạm của người thực hành [68, tr.43]. Nghĩa là, người thực hành dừng lại ở giai đoạn phạm tội nào thì những người đồng phạm khác cũng phải chịu TNHS cùng với người thực hành ở giai đoạn đó.

BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015 mới chỉ xác định hành vi của người tổ chức là nguy hiểm hơn so với hành vi của những người đồng phạm khác chứ không quy định cụ thể đường lối xử lý cũng như nguyên tắc cá thể hoá hình phạt đối với từng loại người đồng phạm cụ thể nhằm bảo đảm sự công bằng giữa hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội với hình phạt áp dụng trong vụ án có đồng phạm.

Mặc dù điều 53 BLHS năm 1999 và Điều 58 BLHS năm 2015 có quy định cá thể hóa trách nhiệm hình sự nhưng chỉ dừng lại ở mức độ quy định chung chung chưa cụ thể và triệt để đối với người giúp sức, người xúi giục và người thực hành trong vụ án có đồng phạm, sự phân hoá này chưa thực sự triệt để, chưa tạo được cơ sở pháp lý riêng biệt để xử lý các tổ chức tội phạm. Chính vì vậy, đã có

không ít các bản án của tòa án các cấp ở phần phân tích, nhận định tính chất hành vi, vai trò, mức độ tham gia của từng người đồng phạm còn có những sai sót, đơn giản, sơ sài, có trường hợp người thực hành bị xử phạt nặng hơn, người giúp sức có vai trò rất nhỏ nhưng cũng bị xử phạt quá nặng theo khung hình phạt mà người thực hành bị xét xử.

Thứ ba. BLHS không quy định đối với hành vi tham gia sau khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.

Hiện nay BLHS năm 1999 tại Điều 20 (BLHS năm 2015, Điều 17) không quy định về mốc thời điểm giữa những người trong đồng phạm là bắt đầu thực hiện trước thời điểm tội phạm hoàn thành hay trước thời điểm tội phạm kết thúc. Chính vì vậy có hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng pháp luật trong các vụ án cụ thể như trên.

Thứ tư. Thiếu thống nhất trong việc viện dẫn Điều 20 BLHS năm 1999 (Điều 17 BLHS năm 2015)

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Hà Giang. Khi xét xử tội trộm cắp tài sản có đồng phạm thì việc viện dẫn điều 20 cho từng bị cáo thiếu sự thống nhất, đối với người thực hành hầu như tòa án không viễn dẫn điều 20, còn người đồng phạm khác thì rất ít bản án tòa án viện dẫn điều luật này. Như vậy nếu chỉ xem xét đánh tội phạm trong khuân khổ các quy định của pháp luật tại phần các tội phạm cụ thể mà chưa xem xét đánh giá hết các quy định của pháp luật liên quan tới đồng phạm tại phần chung là chưa thấy hết được tích chất, mức độ tham gia của đồng phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lượng hình, quyết định hình phạt.

Thứ năm. Giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời; Một số văn bản hướng dẫn đã quá cũ chưa được chỉnh sửa bổ sung thay thế, cụ thể hóa vào trong BLHS

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thực hiện có hiệu quả công tác giải thích pháp luật, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, liên ngành tư pháp trung ương chưa có có những hướng dẫn kịp thời đối với các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản.

- Một số tình tiết tăng nặng giảm nhẹ chưa có hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu và giải quyết khác nhau.

+ Tình tiết giảm nhẹ“phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 điều 46.

Tình tiết giảm nhẹ này chưa có hướng dẫn cụ thể, do vậy việc xác định “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là một tình tiết giảm nhẹ hay 02 tình tiết giảm nhẹ và bị cáo phải có đủ 02 điều kiện hay chỉ cần có một điều kiện thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS cũng còn có nhiều các hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Riêng đối với quy định “phạm tội lần đầu”, cũng đã có những ý kiến trái chiều khi áp dụng:Ý kiến thứ nhất cho rằng, phạm tội lần đầu là lần đầu bị đưa ra xét xử. Nếu người phạm tội đã có nhiều lần phạm tội nhưng chưa có lần nào bị Toà án kết án thì vẫn được coi là phạm tội lần đầu; Ý kiến thứ hai cho rằng, phạm tội lần đầu cũng là trường hợp lần đầu bị đưa ra xét xử hoặc tuy đã bị đưa ra xét xử nhiều lần, nhưng trước khi bị đưa ra xét xử lần này, nếu hành vi phạm tội trước đó đã được xoá án tích hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn được coi là phạm tội lần đầu;Ý kiến thứ ba cho rằng, phạm tội lần đầu là trường hợp một người thực hiện một hoặc một số hành vi phạm tội nhưng chưa bị xử lý hoặc bị xét xử lần nào lần đưa ra xét xử này là lần đầu tiên;Ý kiến thứ tư cho rằng, phạm tội lần đầu là từ trước tới nay chưa phạm tội lần nào. Nếu các lần phạm tội trước đó đã bị xử lý hành chính, đã bị kết án chưa được xoá án hoặc đã được xoá án, hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì lần phạm tội mới này vẫn không được coi là phạm tội lần đầu.

+ Tình tiết giảm nhẹ “phạm tội gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 46.

Đối với tình tiết giảm nhẹ này hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Do vậy trên thực tế tồn tại 02 quan điểm về căn cứ xác định “thiệt hại không lớn”. Ý kiến thức nhất cho rằng, thiệt hại không lớn là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại do người phạm tội mong muốn. Ý kiến khác lại cho rằng, thiệt hại không lớn nếu chúng không lớn so với mức bình thường. Khi xác định hậu quả như thế nào là bình thường cần căn cứ vào các quy định cụ thể của từng loại tội phạm, đánh giá tính chất mức độ nguy

hiểm của tội phạm, thiệt hại cụ thể đã gây ra cho người bị hại và cho xã hội (cả thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất) trong từng trường hợp cụ thể.

+ Tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48.

Trong Luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm chính thức thế nào là tình tiết “Phạm tội nhiều lần". Cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể nào về tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với tội trộm cắp tài sản” do vậy khi áp dụng một số tòa án đã áp dụng trên cơ sở tinh thần hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS hướng dẫn “phạm tội nhiều lần” đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục quy định tại tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a... và trên cơ sở một số quan điểm của các nhà luật học, nhưng một số tòa án lại không thực hiện đường lối này vì Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC- VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 là văn bản hướng dẫn đối với loại tội phạm khác không phải là tội trộm cắp tài sản và đã cũ theo BLHS 1985 và những ý kiến của các nhà luật học chưa được các nhà làm luật ghi nhận bằng văn bản pháp quy.

Theo thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-1-1998 thì tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN trở lên...) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại, nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản" [61, tr. 41].

Theo tác giả Đinh Văn Quế thì:

Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí