+ Dịch vụ lưu trú : có số lượng và qui mô phát triển đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách mà không vượt quá sức chứa môi trường. Đảm bảo yêu cầu sử dụng thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh. Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến, đáp ứng tốt nhất tâm lí thẩm mĩ của từng đối tượng thị trường du khách.
+ Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch vụ ăn uống cần thông qua hoạt động của mình giới thiệu với du khách về phong tục tập quán và văn hóa ẩm thực địa phương.
+ Dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí: ưu tiên đầu tư các loại hình thể thao, vui chơi, giải trí gắn với khai thác giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt. Vị trí, qui mô công trình hài hòa cảnh quan và không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường.
+ Dịch vụ hàng hóa: phù hợp với nhu cầu du khách về nội dung, hình thức, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mĩ. Những hàng hóa lưu niệm cần mang đậm nét đặc trưng bản địa mà các địa phương khác không có.
• Yêu cầu riêng
- Xác định giá trị các tài nguyên du lịch khác biệt và sự phân bố của chúng trong không gian.
- Xác định các sản phẩm du lịch đặc thù và thành phần tạo nên sản phẩm đó.
- Đầu tư tập trung và khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên du lịch khác biệt để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
- Giá trị các tài nguyên du lịch khác biệt xác định rõ ràng cho từng cấp độ (cấp quốc gia hay cấp vùng).
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 3
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Sản Phẩm Du Lịch Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù
- Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù
- Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Trong Nước
- Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Khác Biệt
- Tài Nguyên Du Lịch Văn Hóa Khác Biệt
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
- Tập trung đầu tư phát triển ở khu vực phân bố tài nguyên du lịch khác biệt.
- Có điều kiện tiếp cận thuận lợi với điểm tài nguyên du lịch khác biệt.
- Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt “tính văn hóa địa phương” đại diện cho lãnh thổ.
- Có sự liên kết giữa các điểm đến du lịch có tài nguyên du lịch khác biệt tạo thuận lợi cho thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù.
- Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến du lịch.
1.1.2.4. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
• Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Một địa phương nếu vị trí địa lí thuận lợi, phạm vi lãnh thổ đa dạng sẽ có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Hệ thống sản phẩm du lịch gắn với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội sẽ trở nên vô cùng phong phú, đặc sắc theo các đặc tính riêng biệt của tự nhiên và các đặc trưng nổi bật về kinh tế - xã hội. Những yếu tố nổi trội về tự nhiên và kinh tế - xã hội mà địa phương có được là nhờ vào vị trí địa lí và sự phân chia lãnh thổ theo các vùng địa lí mà nó sở hữu. Đây có thể xem như nguồn lực quan trọng ban đầu cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương.
• Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương phù hợp với xu hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của đất nước trong thời buổi cạnh tranh quốc tế hiện nay (Bộ Chính trị, 2017). Theo đó liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là tất yếu và trở thành mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở nhiều quốc gia. Trong quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các nước đề cập đến việc phát triển theo hướng liên kết giữa vùng này với vùng khác trong cả nước và hợp tác quốc tế để phát huy tối đa tiềm năng cũng như thế mạnh riêng biệt của mỗi địa phương và toàn vùng trong khai thác tài nguyên du lịch khác biệt để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
• Tài nguyên du lịch khác biệt
Là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm du lịch đặc thù, tài nguyên du lịch khác biệt góp phần tạo giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm du lịch đặc thù là sự kết hợp của tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt và tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt với dịch vụ du lịch đặc biệt. Có thể nói, nếu không có tài nguyên du lịch khác biệt, cho dù phát triển hệ thống dịch vụ du lịch đặc biệt như thế nào, cũng không thể tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù. Ở mỗi địa phương, có thể có nhiều tài nguyên du lịch khác biệt, nhưng không phải tài nguyên du lịch khác biệt nào cũng có thể được khai thác để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù. Bởi chúng còn
phụ thuộc vào điều kiện tiếp cận những loại tài nguyên du lịch khác biệt đó và việc có thể bổ sung dịch vụ du lịch để hình thành sản phẩm du lịch đặc thù hay không.
• Dịch vụ du lịch đặc biệt
Như trên đã đề cập, để có thể khai thác tối đa và hiệu quả giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch thì cần có các dịch vụ du lịch đặc biệt. Sự đặc biệt về dịch vụ du lịch là tổng hòa của tất cả các yếu tố: kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch chuyên nghiệp và văn hóa cộng đồng địa phương. Ở đó, con người có vai trò cực kì quan trọng trong vận hành và tổ chức các hoạt động du lịch. Và nếu không có dịch vụ du lịch đặc biệt thì tài nguyên du lịch khác biệt cũng sẽ mãi tồn tại dưới dạng tiềm năng. Vì vậy, tài nguyên du lịch khác biệt và dịch vụ du lịch đặc biệt là 2 điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
• Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Một điểm đến có cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đồng bộ sẽ đảm bảo nền tảng cơ bản cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Việc phát triển toàn diện hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện - nước và mạng lưới cơ sở lưu trú - ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở dịch vụ khác sẽ tạo tiền đề xây dựng, phát triển và khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch có mối quan hệ mật thiết với dịch vụ du lịch đặc biệt ở chỗ khai thác kĩ thuật - công nghệ thông qua người quản lí du lịch và cộng đồng địa phương. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện tạo điều kiện khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khác biệt và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
• Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là một bộ phận nằm trong tổng thể đường lối phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, được cụ thể hóa bằng các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, phương hướng, chương trình hành động... Một quốc gia có đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển tổng thể kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chính sách phát triển du lịch kịp thời, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện tối ưu để tập trung mọi nguồn lực, ngân sách đầu tư phát triển dịch vụ du lịch đặc biệt tại điểm tài nguyên du lịch khác biêt, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù.
• Nguồn vốn
Một quốc gia có chiến lược tốt thế nào, qui hoạch chuẩn ra sao; kế hoạch, phương hướng, chương trình hành động hay bao nhiêu, nếu không có nguồn vốn, thì không thể hiện thực hóa các đường lối phát triển kinh tế - xã hội và chính sách phát triển du lịch. Nguồn vốn có thể huy động từ nguồn lực bên trong đất nước, cũng có thể kêu gọi đầu tư từ bên ngoài và điều quan trọng nhất là việc sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệu quả để tránh gây lãng phí, mất thời gian. Một khi phát hiện điểm đến nào có tài nguyên du lịch khác biệt, cần xem xét ngay khả năng tiếp cận và dự toán ngân sách đầu tư vào điểm tài nguyên du lịch khác biệt đó, vừa xây dựng vừa phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; đặc biệt, trong quá trình khai thác và sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù cần duy trì nguồn vốn nhất định để kéo dài vòng đời của sản phẩm du lịch đặc thù đó.
• Nhu cầu thị trường sản phẩm du lịch đặc thù
Trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, một khâu rất quan trọng là phải tìm hiểu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó mới phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với mong muốn của thị trường. Sản phẩm du lịch đặc thù cần hướng đến các thị trường cụ thể với nhu cầu cụ thể. Nhu cầu thị trường càng đa dạng đòi hỏi các sản phẩm du lịch đặc thù càng phong phú, nhằm đáp ứng xu hướng luôn thay đổi của thị trường. Bởi một trong những tiêu chí của sản phẩm du lịch đặc thù là phải thỏa mãn được nhu cầu của du khách.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới
1.2.1.1. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hiện đại
• Ở Trung Quốc
Dựa trên thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nội địa, Trung Quốc đã có nhận định, định hướng mới về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với nhu cầu thị trường đang liên tục biến đổi; sự thay đổi về nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến các nguyên tắc phát triển tương ứng.
- Nhận định thay đổi trong xu hướng tiêu dùng hiện đại: nhu cầu tiêu dùng vật chất chuyển qua nhu cầu cảm xúc; nhu cầu tiêu chuẩn trong tiêu dùng du lịch chuyển qua đáp ứng nhu cầu rất cá nhân (cá biệt); giá trị tiêu dùng du lịch chuyển từ
nhu cầu vật chất qua các trải nghiệm; nhu cầu tiêu dùng thụ động chuyển dần qua chủ động; nhận thức môi trường, tính bền vững ảnh hưởng đến tiêu dùng du lịch - yếu tố “du lịch xanh”; nhu cầu động cơ tiêu dùng hoạt động giải trí hướng tới giá trị thẩm mĩ cao.
- Áp dụng nguyên tắc về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: nguyên tắc định hướng thị trường: phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường; nguyên tắc xây dựng trải nghiệm: tâm lí thị trường hiện đại gắn mong muốn trải nghiệm sự độc đáo, sâu sắc, khó quên và sản phẩm du lịch đặc thù cần phát triển trên cơ sở giá trị trải nghiệm phù hợp với mong đợi của thị trường; nguyên tắc tạo dựng cảm xúc: phát triển kinh tế - xã hội nâng cao nhu cầu tâm lí về cảm xúc so với nhu cầu vật chất, đòi hỏi cải tiến cần có thiết kế phù hợp; nguyên tắc về tính cá nhân (cá biệt): ở nhu cầu tiêu dùng hiện đại, một mặt thị trường tìm kiếm các đơn vị, những sản phẩm có tính cá nhân cao (khẳng định thương hiệu hoặc sự độc đáo, cá biệt), mặt khác đòi hỏi sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thiết kế đáp ứng yêu cầu rất cá nhân (cá biệt); nguyên tắc thiết kế “xanh”: sản phẩm du lịch đặc thù áp dụng nguyên tắc, yếu tố du lịch trách nhiệm, du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch thiên nhiên…
• Ở Italia (Ý)
Tại Venice, những nhà làm du lịch khai thác tối đa hoạt động và thời gian lưu trú của du khách bằng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại về công nghệ thông tin chỉ dẫn tỉ mỉ các khu di tích, các hoạt động văn hóa - du lịch trong thành phố và giúp du khách đặt chỗ trước. Họ phát hành “thẻ Venice” đa dịch vụ nhằm đem lại cho du khách ở dài ngày những tiện ích mà du khách ở ngắn ngày không có được như quyền được cắt ngang dòng người đang xếp hàng chờ đợi, giảm giá vé thăm bảo tàng, vé tàu xe đi lại, ăn uống ở nhà hàng, mua sắm tại siêu thị lớn, trung tâm thương mại và thông tin về các sự kiện đặc biệt diễn ra trong ngày. Bất kì du khách nào ở lại đêm tại khách sạn đã giữ chỗ trước sẽ được cấp miễn phí tấm thẻ này.
Venice nói riêng và Italia nói chung họ sử dụng hệ thống thông tin từ ALATA (tổ chức qui tụ các thành phố ở Ý) quản lí, phân bố luồng khách, chỉ cho du khách khả năng giữ chỗ trước của từng thành phố. Hệ thống thông tin giúp họ đặt khách sạn hiệu quả. Qua mạng, các cơ quan văn hóa và du lịch được kết nối.
Thành phố này xây dựng thành công đề án phát triển du lịch bền vững, biến nơi đây trở thành đô thị chuyên làm dịch vụ cho các doanh nghiệp du lịch (xử lí dữ liệu, thiết kế phần mềm, tư vấn tài chính, sản xuất tác phẩm âm nhạc, biên kịch, tổ chức hội nghị, hội thảo…) với mạng lưới giao thông vận tải tốc độ cao nối Venice và các khu vực khác của Ý.
Như vậy, để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù hiện đại, Phú Yên cần chú trọng thiết kế yếu tố thiên về cảm xúc, cá biệt, trải nghiệm, tham gia, thẩm mĩ và môi trường; địa phương cần cung cấp đa dạng, phong phú các loại hình du lịch, bổ sung và nâng cấp hệ thống dịch vụ du lịch; cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để khai thác tính khác biệt về tài nguyên du lịch và nét đặc thù về sản phẩm du lịch.
1.2.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm
• Ở Canada
Trải nghiệm được xác định là du khách sẽ tham gia vào một số hoạt động với người dân địa phương để cùng trải nghiệm và học hỏi. Khác với nghe hướng dẫn thụ động, du khách tham gia trải nghiệm có được vai trò chủ động và tham gia cùng cộng đồng hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Trải nghiệm mang tính đặc trưng cao bởi các trải nghiệm được thực hiện trên cơ sở du khách tham gia vào các hoạt động tại địa phương cụ thể. Sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm chạm vào mọi giác quan, có khả năng kích thích ghi nhớ và tiêu dùng cao; thu hút cộng đồng địa phương tham gia cùng cung cấp các dịch vụ trải nghiệm.
Để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm, Canada đã xác định những trải nghiệm dự kiến có thể phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù, các giác quan có thể kích thích, các câu chuyện có thể hình thành, các đối tác có thể tham gia đem đến trải nghiệm, những gì du khách có thể học hỏi và học thế nào trong quá trình tương tác hình thành sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm. Một trong những kinh nghiệm trong xây dựng sản phẩm này là hoạch định cam kết với đối tác, xác định giới hạn thời gian cho các trải nghiệm để thực hiện sản phẩm.
Tại Canada, các nhà kinh doanh bản xứ ở vùng đất mới Iqaluit của thổ dân Inuit (bộ tộc Nuvanut) chịu trách nhiệm đứng ra giới thiệu văn hóa thổ dân. Họ hướng dẫn du khách xẻ băng để ghép lều Igloo hay ngủ dưới lều Tipi, nấu món Wichetty Arub (ấu trùng của bướm sâu đục gỗ), rong tảo nướng, măng biển dại,
sườn dê, thịt tuần lộc…, tập điệu nhảy theo trống hay nghe thuyết minh về mẫu chạm trổ Totem trên cột gỗ có hình những người đàn bà nhăn mặt, các nhân vật thần thoại, các loài chim khổng lồ có mỏ dài và nhọn… phản ánh tư duy riêng trong văn hóa của người dân bản địa.
• Ở Australia (Úc)
Úc có chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm, thực hiện bài bản việc thúc đẩy sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm. Trong đó, phân đoạn kĩ cho từng thị trường: du khách tìm kiếm trải nghiệm lần đầu hay du khách ưa thích trải nghiệm. Các phân đoạn xác định cụ thể cho từng thị trường trọng điểm với các nhu cầu, sở thích, mong muốn và thói quen riêng.
Trên cơ sở tìm hiểu sở thích của thị trường và các trải nghiệm mong muốn, Úc xác định các trải nghiệm chính mà thị trường cần: thổ dân Úc, thiên nhiên Úc, vùng hẻo lánh Úc, vùng ven biển Úc, thực phẩm và rượu Úc, đô thị Úc, hành trình trên nước Úc. Từ các trải nghiệm chính này, sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm được xây dựng để thu hút trải nghiệm của từng thị trường khác nhau. Úc cho thấy các điểm du lịch trước đây đã định vị và xây dựng thương hiệu bởi nhiều hình ảnh khác nhau thì nay tập trung vào các hình ảnh trải nghiệm. Vì vậy, các điểm đến có sự tương tác cao hơn, thu hút sự quan tâm của du khách nhiều hơn. Điều quan trọng là đã tập hợp các giác quan, thu hút sự quan tâm về lịch sử và đặc điểm ở điểm đến.
Việc xuất bản cuốn sách hướng dẫn du lịch “Native Guide Safari Tours” của Hazel Douglas - thành viên bộ lạc Guguyalanjis ở cực Bắc bang Queensland của Úc, nhiều đoàn du khách đã có thêm hiểu biết về công viên quốc gia Cap Tribulation và khu rừng Daintree (di sản thế giới UNESCO), giúp người dân ý thức và trải nghiệm văn hóa thổ dân, góp phần bảo tồn qua thực tế sinh động.
Tại Cape Leveque ở phía Bắc Broome thuộc bán đảo Dampier của Úc, nơi thiên nhiên hoang dã, có những thổ dân sinh sống, các tour du lịch và hoạt động tự hướng dẫn. Sản phẩm tổ chức cho những người mong muốn trải nghiệm cuộc sống thổ dân. Du khách được cộng đồng thổ dân đón tiếp nồng hậu, được tìm hiểu và tham gia các hoạt động của cộng đồng. Trải nghiệm chính tập trung vào “Thổ dân Úc”, ngoài ra cũng thực hiện các trải nghiệm về “Thiên nhiên Úc” và “Lối sống vùng ven biển Úc”.
Dựa trên nhu cầu của thị trường du khách ưa thích các trải nghiệm này, Úc hoạch định xây dựng cơ sở lưu trú phù hợp, các tour, tuyến và hoạt động du lịch phù hợp, với trọng tâm là những trải nghiệm. Tiếp đó là vai trò của hoạt động marketing, chụp hình, quay phim các hình ảnh sống động nhất về các trải nghiệm mà thị trường mong muốn gửi đến thị trường trọng điểm bằng ngôn ngữ của họ.
Tại vùng Kaigoorlie ở phía Tây Úc, tổ chức du lịch và doanh nghiệp bản địa tạo lập homestay ngay chính nhà riêng với mô hình khách sạn, nhà hàng, bảo tàng, rạp hát… cùng với vô số mặt hàng lưu niệm không sản xuất hàng loạt mà tuân thủ nguyên tắc “mỗi mẫu 3 sản phẩm”. Họ lắng nghe tâm lí và cảm xúc của du khách một cách thận trọng và tinh tế hơn. Du khách sẽ giải khát bằng món bụng kiến xanh với nhiều vitamin C, cách chữa rắn cắn bằng rong biển hay nghe tiếng chim hót gần bờ ruộng để biết cá sấu có nấp ở đó không. Họ được thử nghiệm sử dụng vũ khí Boomerang thổ dân, tham quan trại chăn nuôi đà điểu Emu, thâm nhập vào đời sống chuột túi Kangaroo hoang dã, thú nhím ăn kiến…
Kinh nghiệm khác là Úc đã huy động các doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm thay cho mỗi doanh nghiệp chỉ cung cấp và quảng bá mỗi sản phẩm nhỏ lẻ với các trải nghiệm riêng lẻ. Úc sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại mà thị trường tiêu dùng sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm thường hay sử dụng. Đây là kinh nghiệm quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.
Rõ ràng, để sản phẩm du lịch đặc thù có thể hấp dẫn du khách thì cần phải có yếu tố trải nghiệm. Trong đó, du khách sẽ được tham gia và là một phần tạo nên các sản phẩm cũng như đem lại thành công cho sản phẩm. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm đang là hướng đi chính của tỉnh Phú Yên thời gian gần đây với sự xuất hiện ngày càng nhiều các homestay kết hợp cung cấp dịch vụ trải nghiệm cho du khách.
1.2.1.3. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề
• Ở Hoa Kì (Mỹ)
Hoa Kì có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề như “Con đường di sản thủ công Tây Bắc Carolina”, “Tại vùng Edge”, “Nghệ thuật kiến trúc”, “Jazz và Blues”, “Di sản người Mỹ gốc Phi”, “Di sản về