Quy Định Về Tội Trộm Cắp Tài Sản Trong Blhs Việt Nam Hiện Hành

1.3.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản

Pháp luật hình sự Nhật Bản hiện hành là BLHS năm 1907, sửa đổi năm 2011.

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 235 trong chương 36 “Tội trộm cắp và cướp của”, cụ thể như sau:

“Người nào ăn cắp tài sản của người khác thì bị kết tội trộm cắp, bị phạt tù dưới 10 năm, hoặc bị phạt tiền dưới 50 vạn Yên” [13, tr. 97].

Nghiên cứu về quy định của tội trộm cắp tài sản của Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:

- Cũng giống như một số nước trên thế giới, BLHS không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó ngay trong điều luật. Hành vi “ăn cắp” ở đây được hiểu là hành vi „lén lút‟ chiếm đoạt tài sản của người khác.

- Yếu tố để định tội đối với tội phạm này là chỉ cần người đó có hành vi “ăn cắp” tài sản của người khác. Ở đây, pháp luật không quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt tối thiểu là bao nhiêu để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ cần người có hành vi „ăn cắp” tài sản của người khác là đã phạm tội này. Và cũng giống pháp luật hình sự của Liên bang Nga, việc không định lượng tài sản bị chiếm đoạt không xác định được ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính với vi phạm hình sự.

- Về khung hình phạt: hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản là phạt tù dưới 10 năm hoặc phạt tiền dưới 50 vạn Yên. Nếu luật hình sự Việt Nam quy định khung hình phạt của loại tội phạm này gồm 4 khung (khung cơ bản và khung tăng nặng), tùy thuộc vào thiệt hại xảy ra, giá trị tài sản chiếm đoạt cũng như tính chất của hành vi thì luật hình sự Nhật Bản quy định phạt tù hoặc phạt tiền. Đồng thời, luật Nhật Bản cũng không đưa ra những tình tiết để định khung, khi nào thì phạt tù, khi nào thì phạt tiền. Điều này sẽ dẫn tới việc áp dụng hình phạt một cách tùy tiện.

Nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới (Nga, Trung Hoa, Nhật Bản) về tội trộm cắp tài sản, chúng ta nhận thấy một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, tồn tại hai khuynh hướng khác nhau trong văn bản pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản. Khuynh hướng thứ nhất không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai có quy phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Thứ hai, về giá trị tài sản chiếm đoạt cũng chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là không đưa ra giá trị tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu để định tội, mà chỉ cần có hành vi chiếm đoạt là đã phạm tội này. Khuynh hướng thứ hai là đưa ra giá trị tài sản chiếm đoạt tối thiểu, xác định ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính với hành vi phạm tội

Chương 2

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ

LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM


2.1. Quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam hiện hành

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự

Để làm rõ thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh Quảng Nam thì chúng ta cần phải tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài sản. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

1) Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được BLHS xác lập và bảo vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trong một chừng mực nhất định. Bất kỳ tội phạm nào cũng xâm phạm đến ít nhất một khách thể được BLHS xác lập và bảo vệ [54, tr. 98].

Khách thể của tội phạm được liệt kê tại Điều 8 BLHS, bao gồm:

Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. “Sở hữu”, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất giữa con người với nhau trong xã hội.

Theo BLDS Việt Nam, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản. Khi xâm phạm đến sở hữu của người chủ tài sản, tội trộm cắp tài sản đồng thời xâm phạm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Các quyền sở hữu về tài sản được Nhà nước bảo hộ trên cơ sở qui định của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và văn bản pháp luật khác [20, tr. 24].

Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định một người được coi là chủ sở hữu tài sản khi người đó có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu là quyền quản lý, chi phối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác các lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản; quyền định đoạt là quyền quyết định số phận của tài sản như bán, cho thuê... Khi có hành vi trộm cắp tài sản làm cho chủ sở hữu tài sản không có khả năng thực hiện được các quyền năng đó của mình trên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm.

Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản thì khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, vậy đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: Tài sản do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản do phạm tội mà có... thì những tài sản mà người bị chiếm đoạt có được không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với tội trộm cắp tài sản, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản. Vì vậy đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản, để trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản thì tài sản đó phải có những đặc điểm nhất định. Trước hết tài sản đó phải là tài sản của người

khác, đang có sự quản lý. Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản lý hoặc tài sản không còn nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ quên, đánh rơi, tài sản vô chủ, hoặc tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu thì không phải là hành vi trộm cắp tài sản mà có thể cấu thành tội khác như tội chiếm giữ trái phép tài sản [1, tr. 7].

Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, có giá trị và giá trị sử dụng. Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 thì: “Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Vật là một hình thức tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Khi là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản, vật phải nằm trong sự chiếm hữu của con người. Đối với trường hợp người chủ sở hữu chủ động từ bỏ quyền sở hữu của mình và dịch chuyển tài sản ra khỏi phạm vi quản lý, thì tài sản này được coi là tài sản vô chủ, hành vi lấy đi loại tài sản này không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản. Vật có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản nếu nó nằm trong sự chiếm hữu của con người (đang được đặt dưới sự quản lý hợp pháp)

“Tiền” bao gồm tiền Việt Nam và tiền nước ngoài đang được lưu hành trên thị trường, tiền bao gồm tiền Việt nam và tiền nước ngoài. Những loại tiền cũ có giá trị văn hóa lịch sử khi bị trộm cắp, không được coi là tiền theo nghĩa này mà phải coi là vật như đã phân tích ở trên [14, tr. 37].

“Giấy tờ có giá” gồm hai loại là giấy tờ có giá ghi danh có ghi tên chủ sở hữu và giấy tờ có giá vô danh không ghi tên chủ sở hữu, ai nắm giữ nó thì có quyền sở hữu nó, vì vậy chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản, vì khi lấy nó người phạm tội mới thực hiện được quyền của chủ sở hữu, còn với giấy tờ có giá ghi danh chỉ có chủ sở hữu mới có thể thực hiện được quyền sở hữu của mình nó không thể bị

dịch chuyển một cách trái phép bởi hành vi chiếm đoạt. Đối với tài sản là “quyền tài sản” như quyền đòi nợ..., nó tồn tại dưới dạng vô hình không nhìn thấy, sờ thấy, nó gắn liền với một chủ thể nhất định, trình tự xác lập thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản đó tuân theo quy định pháp luật và không thể bị dịch chuyển trái phép bởi hành vi chiếm đoạt nên “quyền tài sản” cũng không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản [1, tr. 8].

Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải tồn tại dưới dạng một động sản theo quy định của BLDS. Những tài sản thuộc loại bất động sản có tính chất vật lý cố định không di dời được như đất đai, nhà cửa... không là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Nghiên cứu đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa quan trọng vì thực tiễn chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý chưa đúng người, đúng tội là do không xác định đúng đối tượng tác động của tội phạm, còn nhầm lẫn giữa đối tượng tác động của tội này với đối tượng tác động của tội khác. Vì vậy để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả thì phải xác định đúng đối tượng tác động của tội phạm.

2) Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm hay là những dấu hiệu của tội phạm biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan, gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu qủa nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội và hoàn cảnh phạm tội [54, tr. 98].

Hành vi phạm tội là hoạt động khách quan bên ngoài của người phạm tội. Hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Trong hành động, người phạm tội thực hiện những động tác cơ học của cơ thể mà luật cấm. Trong không hành động, người phạm tội không thực hiện những động tác mà mình có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được.

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút để 1

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Lén lút chiếm đoạt tức là có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt đối với người quản lý tài sản. Đối với người xung quanh nơi để tài sản, thông thường kẻ trộm cũng muốn che giấu hành vi để tránh việc phát hiện hoặc chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc định tội. Điều quan trọng là xác định được ý thức che giấu đối với chính người có trách nhiệm quản lý tài sản, dù rằng trên thực tế y không che giấu được [51, tr. 176].

Một số trường hợp người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản mà còn bí mật đối với người xung quanh khu vực có tài sản. Người phạm tội không những chỉ có ý thức che giấu hành vi mà còn có ý thức che giấu tính bất hợp pháp của hành vi đó.

Hành vi khách quan của tội này khác với các tội chiếm đoạt tài sản khác ở dấu hiệu lén lút trong hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đang quản lý (trong sự chiếm hữu của người khác, trong khu vực quản lý, bảo quản). Nếu một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác, đã chiếm đoạt được tài sản nhưng sau đó bị phát hiện và chống trả để giữ bằng được tài sản đó thì hành vi phạm tội đã chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản.

40

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản là những thiệt hại do người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra do khách thể của tội phạm. Tội trộm cắp tài sản xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của người chủ tài sản, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Những hành vi chỉ được coi là phạm tội trộm cắp tài sản trong những trường hợp giá trị tài sản họ chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên, hoặc nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong những điều kiện là gây hậu

Quả nghiêm trọng hoặc đã bị sử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt 2

quả nghiêm trọng, hoặc đã bị sử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi trộm cắp đã chiếm đoạt được tài sản, còn khi họ chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi của họ chưa CTTP. Phạm tội trộm cắp tài sản do chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên [44, tr. 41].

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản, nhưng mỗi lần giá trị tài sản dưới hai triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu TNHS. (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhưng chưa xóa án tích..), đồng thời trong các hành vi trộm cắp đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, thì người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản phải bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo tổng số giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp: các hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, việc thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản có tính chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu làm nguồn sống chính, với mục đích trộm cắp tài sản, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc trộm cắp tài sản phải thực hiện trong nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới hai triệu đồng. Trong các trường hợp nêu trên, nếu chỉ căn cứ vào các hành vi vi

phạm nhiều lần, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần) qui định tại các điểm b và g khoản 1 Điều 48 BLHS hiện hành [20, tr. 217].

41

Trong mối quan hệ nhân quả của mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thì hành vi phạm tội được coi là nguyên nhân và thiệt hại gây ra cho người chủ sở hữu tài sản được coi là hậu quả tội phạm. Quan hệ nhân quả có

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí