Sự Cần Thiết Và Ý Nghĩa Của Viêc Tiếp Tục Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Trộm Cắp Tài Sản

* Tuyên mức hình phạt tù không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Vụ án: Ngày 25/3/2013, Cường gặp Tài tại thành phố Đà Nẵng, Tài rủ Cường đi trộm xe máy kiếm lấy tiền tiêu xài. Khoảng 22 giờ đến trạm y tế xã Tam Vinh, Tài và Cường nhìn thấy xe máy, BKS 92F… nhãn hiệu Wave RS Cả hai dừng lại, Tài dắt xe máy giấu vào bụi cây ven đường rồi cùng Cường đi bộ vào trạm y tế lấy xe và đẩy ra phía sau trạm y tế. Tại đây, cả hai cùng bẻ khóa cổ, bật dây khóa điện để nổ máy xe. Cường điện thoại cho Luật nhờ Luật bán xe máy trộm cắp. Khi Luật đến thì Tài và Cường giao xe cho Luật, đến trưa Luật quay lại quán cafe đưa cho Tài và Cường 700.000 đồng và nói là đem xe bán phế liệu được 800.000 đồng, Luật lấy 100.000 đồng. Tài và Cường chia nhau mỗi người 300.000 đồng, còn 100.000 đồng thì xài chung. Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự xác định giá trị còn lại của chiếc xe mô tô BKS 92F… là 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng)

Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Tài và Cường phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a, khoản 2, Điều 138 BLHS và các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo điểm g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS nên áp dụng điều 47 BLHS và xử phạt bị cáo Tài 12 tháng tù và xử phạt bị cáo Cường 09 tháng tù.

Qua vụ án trên nhận thấy, hành vi của Tài và Cường phạm tội có tổ chức, có sự thông mưu lâu dài và bền vững, cả Tài và Cường cùng là người thực hành, số tiền bán tài sản trộm cắp được chia đôi nên mức án đối với bị cáo Tài và Cường là ngang nhau. Hơn nữa, khung hình phạt theo điểm a, khoản 2 Điều 138 BLHS từ 2 đến 7 năm nhưng tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 47 xử phạt các bị cáo mức án như thế là quá nhẹ, không có tính răn đe, giáo dục các bị cáo…

* Áp dụng không đúng với quy định tại Điều 47 BLHS.

Vụ án:

Ngày 12/12/2014, thấy Tuấn muốn chơi game nhưng không có tiền,

Điền đã xúi giục Tuấn trộm cắp tài sản để bán lấy tiền tiêu xài và chơi game. Đêm ngày 13/12/2014, Điền và Tuấn cùng nhau rủ đi trộm cắp tài sản, bàn bạc là thấy chỗ nào sơ hở thì vào trộm. Điền điều khiển xe chở Tuấn, khi đi đến khu vực cổng phụ công ty TNHH Thái Bình phát hiện có nhiều bành sắt phi 3 bên trong. Cả hai cùng trèo qua tường rào vào bên trong khu vực công ty rồi Điền lấy chiếc kiềm cộng lực có sẵn tại đây cắt một bành sắt phi 3 phân ra thành những cuộn nhỏ hơn rồi cùng Tuấn vận chuyển ra bên ngoài đi tiêu thụ. Điền ở bên trong chuyển các cuộn sắt ra bên ngoài cho Tuấn giữ. Khi đang chuyển đến cuộn thứ ba thì bị lực lượng bảo vệ công ty TNHH Thái Bình phát hiện, bắt giữ cùng tang vật và báo công an.

Tại thời điểm phạm tội Điền đã thành niên và Tuấn là vị thành niên, cả hai bị Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận xét là có vai trò ngang nhau trong vụ án trộm cắp tài sản theo điểm a khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự.

Điền bị áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 47 BLHS và bị áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS (xúi giục người chưa thành niên phạm tội).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tuấn cũng được áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 74, Điều 69 (không áp dụng Điều 47) BLHS.

Cả hai bị cáo cùng bị xử phạt 01 năm 06 tháng tù. Vụ án này có những vấn đề sau:

Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 9

Nếu theo phương pháp bù trừ 01 tình tiết tăng nặng tại Điều 48 BLHS thì trường hợp của Điền không đủ điều kiện áp dụng Điều 47 BLHS. Như vậy, Hội đồng xét xử đã không tính trừ đi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 48 đối với Điền, đồng thời cũng xác định điểm p khoản 1 Điều 46 là có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới áp dụng Điều 47 cho Điền, áp dụng pháp luật về Điều 47 như thế là không đúng quy định.

Hơn nữa, cả hai bị cáo Điền và Tuấn có vai trò ngang nhau, nhưng

Tuấn là người chưa thành niên, theo quy định của pháp luật thì mức hình phạt của Tuấn cao nhất là bằng ¾ của Điền, việc xử phạt cả hai bị cáo cùng mức 01 năm 06 tháng tù là không đúng.

* Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, do hệ thống pháp luật Việt Nam quy định đối với tội Trộm cắp tài sản chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của cấp trên có lúc chưa được kịp thời dẫn đến việc quyết định về hình phạt còn chưa thống nhất trong toàn ngành [1, tr. 82].

Thứ hai, trình độ năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân còn hạn chế. Kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân không đồng đều. Trong thực thi nhiệm vụ có Thẩm phán chưa làm hết trách nhiệm được giao, tư duy phiến diện khi đánh giá chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, chưa đầu tư nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản mới ban hành, việc vận dụng những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án không chuẩn xác dẫn đến khi quyết định hình phạt không chính xác. Việc xét xử còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đẫn đến việc tuyên án không khách quan, tiêu cực

Ngoài những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xét xử còn bất cập như đã phân tích ở trên, thì công tác đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn vướng mắc, hạn chế nên tội trộm cắp tài sản vẫn diễn ra thường xuyên và tăng cao, cụ thể là một số nguyên nhân sau:

- Công tác tuyên truyền về tội trộm cắp tài sản chưa đến với quần chúng, do đó quần chúng chưa thật sự cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản, ý thức chủ động phát hiện đấu tranh tố giác tội phạm. Nhiều gia đình có tài sản có giá trị song công tác bảo vệ lại sơ sài tạo điều kiện cho đối tượng trộm cắp thực hiện tội phạm. Các chủ phương tiện xe máy cũng không có ý thức tự bảo vệ tài sản của mình, và chỉ cần thời gian ngắn là đối tượng có thể thực hiện hành vi trộm cắp tài sản [44, tr. 71].

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách còn nhiều hạn chế, vì vậy đã làm giảm khả năng phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản nói chung. Mặc dù các ngành, các cấp đã tham mưu cho chính quyền tổ chức nhiều mô hình phối hợp để phòng chống tội phạm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sự phối hợp giữa các ngành các cấp còn chưa sâu sát, nên chất lượng không cao [44, tr. 74 ].

- Tổ chức phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương chưa hợp lý. Tỷ lệ thất nghiệp cao, chênh lệch giàu nghèo lớn, phát triển kinh tế, xã hội chưa đồng đều tại các vùng miền, địa phương trong tỉnh. Chúng ta chưa chú trọng giáo dục nhân cách, lối sống, phẩm chất, đạo đức của con người lao động mới, buông lỏng công tác giáo dục rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

- Chính quyền địa phương mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho hộ nghèo được thoát nghèo, tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó chúng ta chưa thực hiện tốt các chính sách xã hội như tạo việc làm để giải quyết nạn thất nghiệp;

- Chưa có chính sách hợp lý cho những người mãn hạn tù trở về nên việc tái phạm còn nhiều. Mặc dù, trong trại giam các phạm nhân được học nghề song khi mãn hạn tù thì các phạm nhân rất khó xin việc làm. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn e ngại và không có niềm tin đối với đối tượng này. Vì vậy, sau khi mãn hạn tù thì phần lớn họ vẫn là người thất nghiệp. Và việc quay lại con đường cũ “trộm cắp tài sản” là điều không tránh khỏi.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của viêc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản

3.1.1. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam vê tội trộm cắp tài sản

Từ sau năm 2000, Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Đây là những định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của BLHS nhằm thể chế hóa quan điểm mới về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Đồng thời, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã nhận định: Nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng, đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao….

BLHS năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21/12/1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000). Từ khi ra đời đến nay, BLHS là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng

ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, kể từ sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất. Trong đó phải kể đến tội trộm cắp tài sản. Điều này đã làm cho BLHS hiện hành trở nên bất cập không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Những năm gần đây tội phạm trộm cắp tài sản diễn ra phức tạp và phổ biến, trong đó nhiều vụ do đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, hoạt động có băng nhóm gây ra. Nhiều vụ tội phạm do các đối tượng hoạt động là dân từ nơi khác đến chứ không phải trong địa bàn thực hiện. Thực tiễn cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản còn rất hạn chế. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này còn yếu kém, sự phối hợp giữa các lực lượng, các ngành chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Trong thời gian qua, các địa phương đã đề ra nhiều kế hoạch phòng ngừa đấu tranh chống trộm xe gắn máy, chống trộm két sắt trong cơ quan; phòng chống trộm cắp tài sản trong nhà dân, phòng chống trộm cắp tài sản của người nước

ngoài… nhằm đấu tranh ngăn chặn tội phạm này, nhưng chưa thực sự có kết quả đáng kể.

Vì vậy, BLHS sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2015, có hiệu lực vào ngày 01/7/2016. Bộ luật BLHS sửa đổi ra đời đã kế thừa các quy định của BLHS năm 1999 và được hoàn thiện, trong đó các quy định về tội trộm cắp tài sản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, đồng bộ với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản.

Tuy nhiên, để BLHS sửa đổi thực sự là công cụ pháp lý sắc bén và hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản thì cần tiếp tục hoàn thiện những quy định về tội phạm này. Việc hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trộm cắp tài sản phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện đồng thời với việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị nêu trên.

3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản

Việc hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội tộm cắp tài sản có ý nghĩa quan trọng dưới các góc độ chính sau đây:

Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội: góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo tài sản, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi trộm cắp tài sản ở mức độ khác nhau và bảo đảm tính pháp chế xã hội củ nghĩa.

Hai là, dưới góc độ khoa học - nhận thức: việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản có ý nghĩa làm sáng tỏ ranh giới giữa xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản, phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với một số tối xâm phạm sở

hữu khác như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản…..

Ba là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những “kẻ hở” “lỗ hổng” của những quy định về tội trộm cắp tài sản, để loại trừ những quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, bảm bảo ranh giới rõ ràng giữa việc bao quát các hành vi trộm cắp tài sản dưới góc độ hành chính với hình sự, việc hướng dẫn đầy đủ và chính xác một số tình tiết định tội, tình tiết định khung đối với tội phạm này, qua đó bảo đảm an ninh trật tự, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân.

3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

3.2.1. Nhận xét chung

BLHS sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Về cơ bản, tội trộm cắp tài sản trong BLHS (sửa đổi) kế thừa những quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999 (sửa đổi), tuy nhiên có một số điểm sửa đổi, bổ sung đáng chú ý:

Về nội dung kế thừa:

- Thứ nhất: giữ nguyên giá trị tài sản chiếm đoạt là từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

- Thứ hai: giữ nguyên các khung hình phạt (gồm khung cơ bản và khung tăng nặng). Cụ thể: khung cơ bản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (khung tăng nặng thứ ba có sự sửa đổi)

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí