Phân Biệt Tội Công Nhiên Chiếm Đoạt Tài Sản Với Tội Trộm Cắp

đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.

+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội rồi.

- Về khách thể: Tội cướp tài sản xâm hại cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng chủ yếu là quan hệ nhân thân, thông qua xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được (quan hệ nhân thân quan trọng hơn quan hệ tài sản). Mục đích cuối cùng của việc xâm phạm quan hệ nhân thân là nhằm chiếm đoạt được tài sản còn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chỉ là phương tiện để đạt mục đích; trong khi đó, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu, không xâm hại đến khách thể là quan hệ nhân thân.

- Về mặt chủ quan của tội phạm:

+ Trong tội cướp tài sản, ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Động cơ và mục đích của hành vi nêu trên là nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục đích khác chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó, người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì không phải là tội cướp tài sản.

+ Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết những trường hợp khi tấn công, người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản mà vì động cơ, mục đích khác như để trả thù, nhưng sau khi đã thực hiện hành vi tấn công, người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản, người có hành vi tấn công lấy tài sản đó, đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội cướp tài sản trong trường hợp này rõ ràng là không chính xác.

Để phân biệt hai trường hợp này, có thể xem ví dụ sau đây:

Ngày 03/4/2003, Hoàng Văn K cùng 6 thanh niên khác đi xe đạp đi chơi. Đến khu vực cây xăng thuộc địa phận phương Y, thị xã U, K cùng nhóm bạn đã va chạm với 3 thanh niên đi xe đạp ngược chiều. Hai bên to tiếng rồi bỏ đi, sau khi đi được một đoạn đường, K rủ nhóm bạn quay lại đuổi đánh 3 thanh niên đã va chạm với mình. Khi quay lại, gặp Nguyễn Hồng N và Nguyễn Tiến H đang lai nhau bằng xe đạp, tưởng đó là các thanh niên đã va chạm lúc trước nên K và nhóm bạn đã xông và tấn công N và H. Do sợ hãi, N và H đã vứt xe bỏ chạy. Thấy vậy, K đã lấy xe đạp của H và N đem về nhà cất giấu sau đó mang đi tiêu thụ.

Trong vụ án này, khi định tội danh, có ý kiến cho rằng Hoàng Văn K phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự với lý do Hoàng Văn K (với lực lượng áp đảo) ngay lập tức tấn công người bị hại làm cho họ không thể chống cự được và đã phải vứt lại tài sản để bỏ chạy; ngay sau đó, K cùng đồng bọn đã lấy tài sản của họ đem cất giấu để tiêu thụ. Mặt khác, để xác định ý thức chiếm đoạt tài sản của Hoàng Văn K có trước hay sau khi đã dùng vũ lực là vấn đề phức tạp, trong trường hợp này, chỉ cần căn cứ vào hành vi dùng vũ lực và tức thời chiếm đoạt tài sản của người bị hại mà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hoàng Văn K và đồng bọn đã thực hiện là có thể kết luận K phạm tội cướp tài sản. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng Hoàng Văn K phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự với lý do khi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản; khi K chiếm đoạt xe đạp của N và H thì N và H đã bỏ chạy nên không thể biết rằng tài sản của họ đã bị K và đồng bọn chiếm đoạt.

Tác giả luận văn cho rằng Hoàng Văn K phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự với lý do hành vi chiếm đoạt của Hoàng Văn K là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản (chứ không phải là hành vi lén lút) do lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ tài sản. Khi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản, nói cách khách, ý định chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi K đã có hành vi dùng vũ lực. Hành vi chiếm đoạt tài sản chỉ nảy sinh sau khi N và H bỏ chạy, vứt lại chiếc xe đạp. Như vậy, Hoàng Văn K đã ngang nhiên chiếm đoạt chiếc xe đạp mà không lo ngại sự ngăn cản của chủ sở hữu. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với K về tội cướp tài sản là không có căn cứ vì trước khi thực hiện hành vi tấn công N và H, Hoàng Văn K chưa có ý định chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực của K không phải để hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, trong cấu thành tội cướp tài sản, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc các thủ đoạn khác làm cho chủ tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được là tiền đề, điều kiện cần thiết để sau đó chúng đạt được mục đích là chiếm đoạt được tài sản.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam - 10

Nghiên cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản cho thấy trong một số trường hợp nhất định có sự chuyển hóa tội phạm từ công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản: Một người khi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, nếu kẻ phạm tội vừa chiếm được tài sản thì bị đuổi bắt hoặc bị giằng lại, đã không bỏ chạy mà lại quay lại dùng vũ lực tấn công người đuổi bắt để cố giữ bằng được hoặc cố gằng bằng được tài

sản này thì đã có sự chuyển hóa sang tội cướp tài sản. Ví dụ sau khi Nguyễn Văn K thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt chiếc xe máy của Phạm Văn H, vừa lên xe nổ máy chạy, nghe H hô hoán, B đã lên xe mô tô, nổ máy và chạy đuổi theo để bắt, K đã rút một khẩu súng K54 mang bên mình bắn hai phát về phía B làm B phải dừng lại không dám đuổi theo nữa, nhờ đó K trốn thoát. Trong trường hợp này đã có sự chuyển hóa từ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản vì K tuy không trực tiếp dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản và người có trách nhiệm về tài sản cũng không đuổi bắt hoặc truy đuổi nhưng hành vi dùng vũ lực (bắn súng) đối với B khi đang đuổi theo của K là hành vi dùng vũ lực với người mà K cho rằng họ sẽ cản trở việc thực hiện tội phạm của mình.

2.2.4. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp

tài sản

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự "là

hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp: 1) Tài sản trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng trở lên; 2) Tài sản trộm cắp có giá trị dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: 2.1) Gây hậu quả nghiêm trọng; 2.2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; 2.3) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt có tính chất lén lút (bí mật) đối với một tài sản đang có chủ (bí mật lấy tài sản mà chủ tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới biết bị mất tài sản). So với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản có những điểm giống và khác nhau sau đây:

a) Sự giống nhau

Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, cùng có định lượng giá trị của tài sản bị

chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm; cùng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là chiếm đoạt tài sản; mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản’ chủ thể của tội phạm là tương tự nhau (người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2; giống nhau về khách thể - cùng xâm phạm quan hệ sở hữu;

b) Sự khác nhau

+ Tội trộm cắp tài sản được thực hiện bằng hành vi lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như chen lấn, xô đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà người quản lý tài sản không biết. Tính chất lén lút, bí mật của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình (không có ý thức công khai chiếm đoạt) và hành vi lén lút này là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Tính chất lén lút của hành vi có thể thể hiện thông qua việc che dấu thân phận thật của mình với mọi người xung quanh và người quản lý tài sản.

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng hành vi công khai, người phạm tội không có ý thức giấu diếm hành vi phạm tội của mình mà công khai cho chủ tài sản biết, không có ý định che dấu, bí mật đối với chủ tài sản. Việc chủ tài sản không thể cản trở hành vi phạm tội là do đang ở vào tình trạng, hoàn cảnh đặc biệt nên biết hành vi phạm tội mà không làm gì được.

Để phân biệt rõ hơn về hai tội nêu trên, ta xem xét ví dụ sau:

Biết gia đình ông Trần Văn K đi vắng không có ai ở nhà, Phạm Văn M cùng đồng bọn đã thuê xe ô tô tải đến nhà ông K, giữa ban ngày ngang nhiên mở cổng, mở cửa vào nhà lấy tài sản của gia chủ đưa lên xe và mang đi, một số người hàng xóm nhìn thấy nhưng nghĩ rằng gia đình ông K chuyển chỗ ở

đi nơi khác nên không có hành động gì. Hậu quả là gia đình ông K bị mất một số tài sản trị giá gần một trăm triệu đồng.

Trong ví dụ này, có quan điểm cho rằng Phạm Văn M và đồng bọn phạm tội trộm cắp tài sản vì bọn chúng cố tình che giấu hành vi phạm pháp đối với gia chủ, chiếm đoạn tài sản khi chủ tài sản vắng nhà. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng phải xét xử M và đồng bọn về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì bọn chúng ngang nhiên đưa ô tô đến tận cửa nhà ông K giữa ban ngày để lấy tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản của bọn chúng thực hiện công khai, nhiều người xung quanh đều nhìn thấy. Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp này, Phạm Văn M và đồng bọn phạm tội trộm cắp tài sản vì Phạm Văn M và đồng bọn tuy công khai đến nhà ông K giữa ban ngày để lấy tài sản trước mặt nhiều người hàng xóm, nhưng trên thực tế, việc công khai đó là công khai với những người xung quanh, được thực hiện trong điều kiện biết rõ gia đình ông K đi vắng, không có ai ở nhà. Hành vi của bọn chúng là lén lút đối với chủ tài sản (có ý thức lén lút, cố ý che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài sản).

2.2.5. Phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự, đó là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó 25, tr. 268.

Giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội chiếm giữ trái phép tài sản có những điểm giống và khác nhau sau đây:

a) Sự giống nhau

Đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu; trong cấu thành tội phạm cũng không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt; đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp;

b) Sự khác nhau

- Về chủ thể: khác với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này; trong khi đó, trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm nếu thỏa mãn cấu thành định khung hình phạt quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 137.

- Về mặt khách quan: Trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, người phạm tội có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được (nhặt được). Việc giao nhầm là do chủ tài sản nhầm tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội và người phạm tội không hề có bất cứ thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản. Việc tìm được tài sản là do người phạm tội có được tài sản qua tìm kiếm trái phép; nhặt được tài sản là do chủ tài sản đánh rơi, bỏ quên nên người phạm tội đã có được tài sản, sau khi có tài sản, người phạm tội đã cố tình không trả lại tài sản cho chủ tài sản - thái độ cương quyết, dứt khoát không chịu giao nộp hoặc không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được chủ sở hữu tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật. Còn trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản nên mới có được tài sản.

- Về đối tượng tác động:

+ Tội chiếm giữ trái phép tài sản thường là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ, đó là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì những lý do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi, bị giao nhầm hoặc những tài sản chưa được phát hiện. Tài sản đó thường đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội một cách hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội, người phạm tội có được tài sản là do ngẫu nhiên. Khi đã có tài sản trong tay, người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép.

+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tài sản thường xác định rõ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Tài sản mà người phạm tội có được là do đã thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt do lợi dụng chủ tài sản ở vào hoàn cảnh khách quan nên không thể ngăn cản được hành vi phạm tội.

Để làm rõ sự khác biệt của hai tội này, ta xem xét qua ví dụ sau đây:

Lê Văn B hành nghề xe ôm đang đứng chờ khách thì thấy gần đó xảy ra vụ va quệt xe máy giữa người đàn ông tên C với một phụ nữ. B liền chạy đến chỗ xảy ra xô xát thì thấy ông C đang bị một số người giằng co, đánh đập vì cho rằng ông C gây ra vụ va quệt mà không xin lỗi lại còn ăn hiếp phụ nữ. Trong lúc lộn xộn, ví tiền của ông C rơi xuống đường, thấy vậy, B liền nhặt chiếc ví cho vào túi quần và bỏ đi, khi đến chỗ vắng, B lấy ví tiền ra kiểm tra thấy trong ví có 7 triệu đồng. Khi bị rơi ví, ông C biết nhưng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những người đang túm lấy mình để nhặt mặc dù trông thấy người lấy ví, sau khi những người vây đánh bỏ đi, ông C đã đến công an trình báo là bị cướp.

Khi định tội danh trong vụ án trên, có ý kiến cho rằng hành vi của Lê Văn B cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản vì B nhặt được chiếc ví của ông C, không trả lại mà cố tình chiếm giữ. Ý kiến khác lại cho rằng hành vi của Lê Văn B cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì hành vi phạm tội của B được thực hiện một cách công khai, B đã lợi dụng lúc ông C đang bị nhiều người vây đánh, không thể ngăn cản được người khác nhặt ví của mình để chiếm đoạt tài sản của ông C. Tác giả luận án theo quan điểm cho rằng hành vi của B là hành vi của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hành vi nhặt ví tiền, cho vào túi của B là do lợi dung hoàn cảnh ông C đang ở vào hoàn cảnh không thể bảo quản được tài sản, Ông C biết chiếc ví của mình bị rơi, trông thấy người lấy ví nhưng không thể thoát ra khỏi vòng vây của những người đang túm lấy mình để nhặt. Đối chiếu với hành vi khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản thì đây không phải là hành vi khách quan của tội

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí