Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật, Hướng Dẫn Áp Dụng Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Đồng Phạm Đối Với Tội Trộm Cắp Tài

cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử... [24, tr. 293].

Theo tác giả Lê Văn Cảm thì:

Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [5, tr. 390].

Với một số tình tiết tăng nặng giảm nhẹ nêu trên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể do vậy trong thực tiễn xét xử tại Hà Giang đã xảy ra tình trạng giữa các tòa án có sự áp dụng không thống nhất, có thẩm phán áp dụng có thẩm phán không, dẫn đến khi lượng hình không đảm bảo nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, một số bản án bị kháng cáo, tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo dẫn tới bản án bị sửa theo hướng giảm hình phạt hoặc cho hưởng án treo.

- Một số văn bản hướng dẫn đã quá cũ chưa được chỉnh sửa, bổ sung, thay thế.

Các quy định hướng dẫn đã liên quan tới chế định đồng phạm đã được thực hiện trong thời gian dài, không còn mang tính thời sự chưa được chỉnh sửa, bổ sung thay thế khiến các cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, trong đó có các văn bản: Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 trong đó có hướng dẫn về phạm tội có tổ chức. Tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 hướng dẫn chi

tiết việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành, người giúp sức và việc miễn trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm đã quá cũ.

Thứ sáu. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, không phải là hình phạt chính chưa phát huy được tác dụng trong trong việc đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm

Nghiên cứu 11 tội chiếm đoạt tài sản trong BLHS 1999 cho thấy, dù các tội chiếm đoạt tài sản là nhóm tội phạm thể hiện cao nhất động cơ tư lợi; nhiều tội là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, tức thỏa mãn nguyên tắc quy định, áp dụng hình phạt tiền, nhưng hình phạt tiền chỉ được quy định là hình phạt chính đối với một tội duy nhất là tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS), còn lại hình phạt tiền chỉ được quy định là hình phạt bổ sung. Nghiên cứu số liệu thống kê trong cả nước cho thấy trong 05 năm (2010-2014), số vụ án bị xét xử về tội chiếm đoạt tài sản được Tòa án áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung chỉ có 734 bị cáo trong tổng số 189.252 bị cáo bị đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 0.38% [66]. Theo chúng tôi, rõ ràng, từ góc độ thực trạng BLHS hiện hành về chế tài đối với các tội chiếm đoạt tài sản, cũng như thực tiễn áp dụng BLHS hiện nay cần phải được nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện theo tinh thần Cải cách tư pháp của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là nâng cao tính hướng thiện của hình phạt, tăng cường áp dụng các hình phạt không phải tù, trong đó có phạt tiền.

Mặt khác, trong 11 điều luật về các tội chiếm đoạt tài sản thì hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung được quy định là chế tài tuỳ nghi (túc là có thể áp dụng hay không áp dụng) và lựa chọn cùng với hình phạt liên quan đến tước bỏ lợi ích vật chất khác là tịch thu tài sản. Điều đó có nghĩa, tòa án tùy nghi lựa chọn áp dụng đối với hình phạt bổ sung này. Do cách quy định như vậy cho nên số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung không cao. Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 BLHS, thì mức phạt tiền ở nước ta được quy định mức cứng bằng Việt Nam đồng. Việc quy định phạt tiền bằng đồng Việt Nam là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

phù họp, nhưng điều kiện kinh tế, xã hội của chúng ta ngày càng phát triển, có những vụ án mà người phạm tội gây thiệt hại rất nghiêm trọng, nên áp dụng định lượng định mức phạt tiền được quy định trong các điều luật sẽ khó bảo đảm sự phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt.

Như vậy, có thể nói BLHS năm 1999 quy định quy định các vấn đề liên quan tới đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý trước yêu cầu của tình hình tội phạm có đồng phạm đang ngày một diễn biến phức tạp cần thiết phải tiếp tục có các quy định pháp luật chặt chẽ kịp thời điều chỉnh.

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 11

2.4.2. Nguyên nhân về áp dụng pháp luật

Thứ nhất. Năng lực đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, cán bộ ngành tòa án chưa chưa ngang tầm với nhiệm vụ

Trình độ thẩm phán hội thẩm nhân dân và cán bộ ngành tòa án còn nhiều hạn chế. Còn nhiều thẩm phán chưa hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về các nội dung trong chế định đồng phạm như khái niệm, các nguyên tắc, các căn cứ khi quyết định hình phạt trong đồng phạm; Còn một số thẩm phán chưa làm tốt việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi, tính chất đồng phạm, xác định vai trò, mức độ tham gia của từng người đồng phạm, nhân thân người phạm tội, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ dẫn tới có những sai phạm. Đội ngũ hội thẩm nhân dân thiếu kiến thức pháp luật, nhiều cán bộ không được đào tạo chính quy, nhìn chung cán bộ ngành tòa án còn hạn chế về một số lĩnh vực, như: kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kỹ năng tác nghiệp, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin..., phần nào ảnh hưởng đến chất lượng xét xử án hình sự nói chung và án trộm cắp tài sản có đồng phạm nói riêng.

Sự yếu kém về năng lực nêu trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan ở chính bản thân mỗi cán bộ chưa chủ động tích cực trong việc tự nâng cao trình độ, chưa giành nhiều thời gian nghiên cứu văn bản luật, văn bản hướng dẫn, cập nhật văn bản mới và văn bản hết hiệu lực, học hỏi đồng nghiệp, đúc rút thực tế.

Bên cạnh đó do công tác đào tạo, tập huấn cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân, cán bộ ngành tòa án chưa được coi trọng; Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập

huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngành tòa án chưa được chú trọng, chưa có sự đổi mới về cách thức tiến hành và giáo trình tập huấn, chưa đảm bảo được sự đầu tư đúng mức, chưa có kế hoạch đào tạo, tập huấn tổng thể mang tính chiến lược, chất lượng đào tạo tập huấn chưa cao, nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

Công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ chưa nghiêm. Cơ chế tuyển chọn, giới thiệu người để bổ nhiệm các chức danh pháp lý chưa được đổi mới để còn tạo cơ hội để nảy sinh tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ; Nguồn cán bộ thẩm phán còn thiếu đôi khi còn tuyển dụng cán bộ chưa đáp ứng được chuyên môn cao, không được đào tạo chính quy bài bản; Công tác quy hoạch cán bộ chưa thực sự khách quan, toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn.

Bên cạnh đó ngành tòa án còn thiếu cán bộ, thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nguồn tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm các chức danh tư pháp đặc biệt là ngành tòa án ở cấp huyện còn thiếu. Điều này đã tạo ra áp lực công việc rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ, công tác xét xử.

Thứ hai. Tinh thần trách nhiệm của người tiến hành tố tụng chưa cao

Đội ngũ thẩm phán là người cầm cân, nảy mực, phải xét xử trên tinh thần công tâm, khách quan, thượng tôn pháp luật, không vì lợi ích riêng tư, không để nén bạc đâm toạc công lý, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” [64, tr. 24]. Song ở Hà Giang vẫn còn cán bộ tiến hành tố tụng nhận thức không đầy đủ, sâu sắc vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, làm việc thiếu trách nhiệm, thực hiện không đầy đủ các thao tác nghiệp vụ, chưa thật sự công tâm, còn giải quyết công việc còn lé tránh, nể nang. Các hội thẩm nhân dân phần lớn trong khi xét xử thường thiên về ý kiến của thẩm phán và mức đề xuất của Viện kiểm sát.

Như vậy, để hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng đảm bảo về chất lượng và hiệu quả thì công tác cán bộ luôn luôn phải coi trọng "xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm pháp lý; tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ. Đề cao tính độc lập, khách quan của từng chức danh tư pháp" [1, tr. 2-32].

Thứ ba. Chưa làm tốt công tác kiểm sát việc áp dụng pháp luật, kiểm tra, thanh tra, giám sát về chuyên môn

Công tác kiểm sát việc áp dụng pháp luật được thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Vẫn còn những sai phạm chưa được phát hiện kịp thời. Công tác kiểm tra của tòa án nhân dân tỉnh đối với tòa án nhân dân các huyện chưa được thực hiện thường xuyên; Chưa có cơ chế, hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các thẩm phán có án hủy do lỗi chủ quan; Trong quá trình giám sát, thanh tra kiểm tra có lúc, có nơi còn còn biểu hiện nể nang.

Thứ tư. Thiếu sự tổng kết thực tiễn

Các cấp tòa án trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án hình sự. Chưa được kịp thời phân tích, chỉ rõ, đúc rút rút kinh nghiệm đối với những sai phạm để tìm hướng khắc phục và phổ biến chung trong toàn ngành. Một số dạng vụ án phức tạp chưa được tiến hành tổng kết trên thực tế; Đề xuất việc hướng dẫn, áp dụng pháp luật còn chậm trễ. Việc thống kê chi tiết số liệu liên quan tới đồng phạm chưa được trú trọng.

Chương 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỒNG PHẠM ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN


3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản

Với sự thay đổi của tình hình tội phạm, sự xuất hiện nhiều vấn đề thực tiễn nổi cộm, những hạn chế về nội dung và kỹ thuật lập pháp của BLHS hiện hành, sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, cũng như một số vấn đề mới về lý luận của khoa học luật hình sự đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và dần được chấp nhận tại Việt Nam đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện những quy định của BLHS năm 1999 nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định đồng phạm nói chung và đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản nói riêng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới.

Hiện nay BLHS số: 100/2015/QH13 sửa đổi BLHS năm 1999 đã được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, dự kiến sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 01 tháng 7 năm 2017 về phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này được xác định là cơ bản và toàn diện, đã thể hiện được quan điểm Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ-TW, trong đó đã thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của TNHS, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dự báo trong các quy định của BLHS; bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể của BLHS và giữa BLHS với các luật khác... Với những nội dung sửa đổi này đã khắc phục được một số những tồn tại vướng mắc về mặt lập pháp trong chế định đồng phạm nói chung và đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản nói riêng trong thời gian qua.

Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan tới

tội trộm cắp tài sản để phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới: Tại khoản 1 điều 138 BLHS năm 1999 quy định trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự là trường hợp: “Đã bị kết án về chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” [29], quy định cụm từ “về chiếm đoạt tài sản” rất chung chung không cụ thể dẫn tới áp dụng pháp luật không thống nhất chính vì vậy tại điểm b khoản 1 điều 173 BLHS năm 2015 đã sửa đổi thành:“Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; Qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy có một số trường hợp trộm cắp tài sản đã thể hiện được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi những lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chính vì vậy tại khoản 2 điều 173 BLHS năm 2015 đã bổ sung một số trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù giá trị tài sản trộm cắp chưa đạt tới mức 2 triệu đồng theo khoản 1 hoặc chưa đạt tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự tại các khung tăng nặng tiếp theo đó là trường hợp: “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”; Tại Điều 138 BLHS năm 1999 quy định các dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS là “Gây hậu quả nghiêm trọng”; “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”; “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, quy định như vậy là không cần thiết vì trùng lặp với dấu hiệu định lượng trong cùng một khung hình phạt do vậy tại 173 BLHS năm 2015 thì các trường hợp truy tố này theo các khung tăng nặng TNHS đều bị bãi bỏ; Căn cứ vào yêu cầu và mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm, hậu quả của việc trộm cắp tài sản có thể khắc phục được, xét về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho thấy mức hình phạt tù không thời hạn “tù chung thân” áp dụng cho tội trộm cắp tài sản là quá nặng do vậy tại khoản 4 điều 173 BLHS năm 2015 đã bỏ mức hình phạt “tù chung thân” cho phù hợp với tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này; Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn

chuẩn bị phạm tội cũng được xem xét sửa đổi cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, theo điều 17 BLHS năm 1999 thì chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4 điều 138 BLHS thì bị truy cứu TNHS, còn theo quy định tại khoản 2, điều 14 BLHS 2015 thì mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 173 BLHS 2015 đều không bị truy cứu TNHS.

Đối với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm thì BLHS năm 1999 đã đề cập tới ở một mức độ nhất định, còn nhiều vấn đề liên quan tới việc xác định tính chất mức độ tham gia của từng người đồng phạm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong các giai đoạn phạm tội, sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong các dạng đồng phạm, trong các loại người đồng phạm... vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong việc thể hiện rõ nguyên tắc cá thể hóa trong đồng phạm, BLHS năm 2015 đã có những quy định bổ sung nhằm cụ thể hơn nguyên tắc này:

- Qua thực tiễn xét xử chúng ta thấy có nhiều vụ án đồng phạm, khi áp dụng hình phạt các bị cáo chịu cùng khung khoản mà điều luật quy định. đối với các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì theo quy định của pháp luật có thể được áp dụng hình phạt nhỏ hơn nhưng không thấp hơn mức hình phạt thấp nhất của khung liền kề mà điều luật quy định. Như vậy, trong thực tế có điểm bất hợp lý đối với các bị cáo có hành vi giúp sức có ảnh hưởng không nhiều đến kết quả của tội phạm, nếu áp dụng hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành thì bị cáo bị áp dụng hình phạt quá cao so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, mặt khác, nếu xử với mức hình phạt thấp, nhẹ quá thì không đúng với quy định của pháp luật hình sự. Do vậy, Điều 54 BLHS năm 2015 đã quy đinh bổ sung khoản 2 quy định về trường hợp ngoại lệ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn theo hướng việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt không bị ràng buộc bởi điều kiện “phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”. Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 đã quy định về việc quyết định hình phạt đối với người giúp sức trong trường hợp phạm tội lần đầu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2024