Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9

Tiền án: không; Tiền sự: ngày 25/5/2013 bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản) [38].

Tại bản án sơ thấm số 02/2014/HSST, ngày 13/01/2014 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố bị cáo Hoàng Văn Trịnh và đồng bọn phạm tội: Trộm cáp tài sản. Hình phạt áp dụng đối với Hoàng Văn Trịnh: Áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm b,p khoản 1 Điều 46; khoản 1,3,5 điều 69, khoản 1 điều 74 BLHS. Xử phạt bị cáo Hoàng Văn Trịnh 12 (mười hai) tháng tù. (Bị cáo Hoàng Văn Trịnh sinh năm 1996; Tiền án: không; Tiền sự: ngày 01/12/2012, Công an huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo về hành vi trộm cắp tài sản tại quyết định số 114/QĐ-XPHC) [40].

Tại 02 bản án trên ta thấy bị cáo Trường và bị cáo Trịnh đều có tiền sự và bị truy tố theo khoản 1 Điều 138 (thuộc trường hợp ít nghiêm trọng) nhưng chỉ bị cáo Trường được tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS, còn bị cáo Trịnh lại không được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Như vậy đã có sự áp dụng không thống nhất pháp luật, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công bằng trong xét xử, ảnh hưởng trực tiếp tới việc quyết định hình phạt cho từng bị cáo.

Theo bản án sơ thẩm số 07/2013/HSST ngày 26/04/2013 của TAND thì từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012 bị cáo Nguyễn Đức Hạnh, Trương Văn Anh, Hoàng Văn Trường, Hoàng Thế Duyệt đã nhiều lần trộm cắp trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Đối với bị cáo Nguyễn Đức Hạnh tham gia 10 vụ trộm cắp tài; Đối với bị cáo Trương Văn Anh tham gia 02 vụ trộm cắp tài sản; Đối với bị cáo Hoàng Văn Trường tham gia 03 vụ trộm cắp tài sản; Đối với bị cáo Hoàng Thế Duyệt tham gia 02 vụ trộm cắp tài sản.

Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên: Các bị cáo Nguyễn Đức Hạnh, Trương Văn Anh, Hoàng Văn Trường, Hoàng Thế Duyệt phạm tội: Trộm cắp tài sản. Hình phạt: Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm h. p khoản 1 Điều 46, Điều 53 BLHS, Điều 228 BLTTHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Đức Hạnh 30 (ba mươi) tháng tù; Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm h, p

khoán 1 Điều 46, Điều 53 BLHS, Điều 228 BLTTHS, xử phạt bị cáo Trương Văn Anh 18 (mười tám) tháng tù; Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm b, h, p khoản 1 Điều 46, Điều 53, Điều 69, Điêu 74, khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS, xử phạt bị cáo Hoàng Văn Trường 15 (mười năm) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 29 tháng 10 ngày. Giao bị cáo Trường về UBND xã Đạo Đức để giám sát, giáo dục; Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm h, p khoản 1 Điều 46, Điều 53, Điều 69, Điều 74, khoản 1, khoản 2 Điêu 60 BLHS, xử phạt bị cáo Hoàng Thế Duyệt 12 (mười hai) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 23 tháng 10 ngày. Giao bị cáo Duyệt về UBND thị trấn Vị Xuyên để giám sát [42].

Ngược lại với cách giải quyết trên tòa án dưới đây lại có cách giải quyết theo hướng khác.

Theo bản án sơ thẩm số 17/2013/HSST, ngày 04/9/2013 của TAND thì trong khoảng thời gian từ tháng 09/2012 đến tháng 11/2012 Lý Văn Giang, Nguyễn Hữu Tiến đã tham gia 5 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Trong đó bị cáo Giang tham gia 04 lần trộm cắp tài sản. Bị cáo Tiến tham gia 05 lần trộm cắp tài sản.

Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo Lý Văn Giang, Nguyễn Hữu Tiến phạm tội: “Trộm cắp tài sản”. Hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 138, điểm b, p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 điều 48 BLHS, xử phạt bị cáo Lý Văn Giang 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138, điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 điều 48 BLHS, xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tiến 02 (Hai) năm tù về tội “Trộm cắp tài sản” [45].

Ta thấy trong 02 bản án nêu trên các bị cáo đều nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản, những lần đó đều đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng chưa bị đưa ra xét xử lần nào, lần này các bị cáo bị truy tố, xét xử theo khoản 1 Điều 138 BLHS, ta thấy bản án thứ nhất tòa án áp dụng cả tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 điều 46 và cả tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

48 cho một bị cáo. Nhưng khác với cách giải quyết của tòa án thứ nhất tòa án thứ hai chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 cho mỗi bị cáo. Riêng đối với bị cáo Nguyễn Đức Hạnh và Nguyễn Hữu Tiến cùng có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản những lần đó đều đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng chưa bị đưa ra xét xử lần nào, lần này bị cáo bị truy cứu TNHS theo điểm e khoản 2 Điều 138 (phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng). Ta thấy tòa án thứ nhất vừa áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138 (phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng) vừa áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 điều 46 và áp dụng cả tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 cho bị cáo Hạnh. Khác với cách giải quyết này tòa án thứ hai chỉ áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138 (phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng) và tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 cho bị cáo Tiến, không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 điều 46 cho bị cáo Tiến.

Thứ năm. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức khởi điểm truy cứu TNHS ở các cấp tòa án có hướng giải quyết khác nhau

Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 06/2014/HSST ngày 05/6/2014 của toà án nhân dân thì các bị cáo Chẻo Chờ Mủa, La Văn Lập, Trần Văn Thắng bị xét xử về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS với tổng giá trị trộm cắp là 4.626.000đ. Trong đó: Lần 1 (vào khoảng 18h ngày 18/8/2013) trộm cắp 21 bao xi măng Tuyên Quang mác 300, có trị giá là 1.386.000đ; Lần 2 (vào khoảng 21h ngày 19/8/2013) trộm 11 cây sắt phi 16, trị giá 3.240.000đ. Tổng giá trị tài sản trộm cắp là 4.626.000đ [43].

Ở đây ta thấy các bị cáo bị truy tố xét xử với tổng giá trị tài sản trộm cắp là

4.626.000 đồng. Như vậy lần 1 trộm cắp tài sản có giá trị 1.386.000đ chưa đến mức bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS nhưng lại bị cộng với giá trị tài sản trộm cắp lần 2 để bị truy cứu TNHS và quyết định hình phạt chung cho cả 02 lần trộm cắp tài sản.

Ngược lại với đường lối giải quyết trên thì:

Tại bản án sơ thẩm số 09/2015/HSST ngày 12/08/2015 của TAND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang thì trong khoảng thời gian từ tháng 5/2014 đến ngày 18/01/2015 Lý Văn Nguyên và Nông Văn Kết thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Bắc Mê và thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang 06 (sáu) lần. Trong đó: Lần 1: Khoảng đầu tháng 5/2014 (không nhớ rõ ngày) Nông Văn Kết lấy trộm một chiếc xe máy trị giá 2.150.000đ; Lần 2: Khoảng 23h (không nhớ ngày) đầu tháng 01/2015 Lý Văn Nguyên một mình trộm cắp 01 chiếc điện thoại nắp trượt màu hồng nhãn hiệu NOKIA trị giá 1.100.000đ; Lần 3: Vào khoảng 1 giờ đêm, giữa tháng 1 năm 2015 (không nhớ ngày) Nguyên trộm 01 chiếc xe máy trị giá 1.600.000đ; Lần 4: Khoảng 01 giờ sáng ngày 16/01/2015 Kết cùng Nguyên trộm 01 máy tính sách tay trị giá 8.600.000đ; Lần 5: Khoảng 01 giờ sáng ngày 18/01/2015 Kết và Nguyên trộm cắp máy vi tính trị giá 3.690.000đ; Lần 6: Nguyên trộm cắp 01 điện thoại di động Nokia trị giá 100.000đ (đối với lần trộm cắp này cấp sơ thẩm không có kết luận định giá tài sản, không có hướng xử lý).

Cấp sơ thẩm đã điều tra, truy tố xét xử đối với Nông Văn Kết ở lần phạm. Tội “Lần 1”; Đối với Lý Văn Nguyên và Nông Văn Kết các lần phạm tội “Lần 4” “Lần 5”. Ngoài ra, đối với lần trộm cắp tài sản “Lần 2” và “Lần 3” do số tiền trộm cắp tài sản chưa đủ mức khởi điềm để truy tố, xét xử nên cơ quan điều tra đã xử lý vi phạm hành chính đối với Nguyên [36].

Như vậy nếu như ở Bản án hình sự sơ thẩm số 06/2014/HSST ngày 05/6/2014 thì lần trộm cắp với giá trị tài sản chưa đủ mức khởi điểm để truy tố, xét xử thì tòa án lại cộng gộp với giá trị tài sản của lần trộm cắp thứ hai để truy tố, xét xử hình sự. Còn ở bản bán số 09/2015/HSST ngày 12/08/2015 thì tòa án lại có đường lối xử lý khác, đối với lần trộm cắp tài sản “Lần 2” và “Lần 3” do số tiền trộm cắp tài sản chưa đủ mức khởi điềm để truy tố, xét xử nên cơ quan điều tra đã xử lý vi phạm hành chính đối với Nguyên và không truy tố xét xử hình sự như vụ án trên. Việc tính giá trị tài sản trộm cắp để truy cứu TNHS không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định TNHS, khung hình phạt mà bị cáo phải gánh chịu, sẽ

đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vi phạm nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm, vi phạm nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự.

Thứ sáu. Bản án đã có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về một số vấn đề

* Còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề tòa án cho hưởng án treo

Tại Bản án sơ thẩm số 28/2013/HSST, ngày 31/12/2013 TAND đã quyết định đối với bị cáo Đào Ngọc Hoàng và đồng bọn phạm tội: Trộm cắp tài sản, xử phạt bị cáo Đào Ngọc Hoàng 12 (Mười hai) tháng tù nhưng cho hưởng án treo [46].

Một số quan điểm cho rằng TAND cho bị cáo hưởng án treo là không hợp lý, ở đây bị cáo Hoàng có tổng số 5 tình tiết giảm nhẹ là chưa đủ vì theo quy định tại điểm d khoản 1, điều 2 của Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 thì:

Nếu có một tình tiết tăng nặng TNHS thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của BLHS là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS năm 1999 [65].

Tại điểm b khoản 1 điều 2 của Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 quy định một trong các điều kiện được hưởng án treo là:

Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật [65].

Bị cáo Hoàng bị áp dụng điểm g khoản 1 điều 48 nghĩa là bị cáo phạm tội nhiều lần. Đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 của Nghị quyết là không thỏa mãn vì bị cáo đã phạm tội nhiều lần có nghĩa là nhiều lần bị cáo không

tôn trọng các quy tắc xã hội, không chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Do vậy việc cho Hoàng được hưởng án treo là không phù hợp với quy định.

Tại bản án phúc thẩm số 17/2013/HSPT, ngày 15/11/2013 của toà án nhân dân đã xét xử phúc thẩm Bản án hình sự sơ thẩm số: 46/2013/HSST ngày 18/09/2013 của TAND và đã giảm hình phạt cho bị cáo Đặng Văn Trường xuống 04 (Bốn) tháng tù và cho hưởng án treo [51].

Có nhiều quan điểm cho rằng việc tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo Trường được hưởng án treo là chưa đúng với quy định của của nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013. Theo Nghị quyết thì tòa án cho hưởng án treo phải thỏa mãn tất cả các điều kiện quy định tại Điều 2 của Nghị quyết, trong đó có điều kiện về nhân thân quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 “...chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật”, ngoài ra còn phải thỏa mãn quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết: “Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng” [65].

Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo Trường hưởng án treo trong khi bị cáo đang có tiền sự là không thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết (ngày 25/5/2013 bị cáo bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản hiện đang được áp dụng biện pháp bảo lãnh), như vậy chưa đầy một tháng bị cáo lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, bị cáo không có khả năng tự cải tạo, việc bị cáo Trường tại ngoại là cơ hội để bị cáo tiếp tục phạm tội, cần có một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc hơn giúp bị cáo nhận ra lỗi lầm và cải tạo trở thành người tốt, việc cách ly bị cáo ra khỏi xã hội lúc này là cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

* Còn nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định thời điểm tham gia của đồng phạm

Tại Bản án sơ thẩm số 20/2012/HSST, ngày 23/6/2012 của TAND đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trộm cắp tài sản đối với bị cáo Vi Quốc Văn, Nguyễn

Khánh Chi về tội trộm cắp tài sản. Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS đối với các bị cáo [37].

Mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn có một số quan điểm cho rằng Chi tham gia vào vụ án khi Văn đã thực hiện xong việc trộm cắp trâu (tội phạm đã hoàn thành), sự giúp sức của Chi không góp ích gì trong việc thực hiện tội phạm của Văn, hành vi chở trâu của Chi được thực hiện sau khi Văn đã trộm được trâu và dắt trâu ra ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu, tội phạm đã hoàn thành thì mới có sự tham gia của Chi, do vậy truy tố, xét xử Chi về tội trộm cắp tài sản là không đúng người đúng tội. Cần xem xét lại việc truy cứu TNHS của Chi về tội trộm cắp tài sản.

* Còn nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định vai trò của người đồng phạm

Bản án sơ thẩm số 01/2012/HSST, ngày 03/01/2012 của toàn án nhân dân xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trộm cắp tài sản có nội dung liên quan tới bị cáo Chi như sau:Trong lúc Phương đi tắm, Tuấn ở trong phòng thì Chi và Dũng đứng ở ngoài đã bàn với nhau và thống nhất sáng hôm sau Dũng dậy sớm lấy xe của Phương đi về Tuyên Quang trước, Chi sẽ về sau. Đến 5h 30 phút ngày 01/6/2011 Chi gọi Dũng dậy lúc đó Phương vẫn đang ngủ, Dũng lấy chìa khoá xe máy của Phương đi về Tuyên Quang để chờ Chi.

HĐXX cấp sơ thẩm đã nhận định: Trong vụ án này bị cáo Chi là người chủ mưu khởi xướng rủ bị cáo Dũng tham gia trộm cắp tài sản. Còn bị cáo Dũng là đồng phạm nhưng lại là người trực tiếp lấy trộm cắp tài sản. Như vậy, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc cách ly bị cáo Chi ra khỏi xã hội một thời gian, để bị cáo nhận thức được về hành vi sai trái của mình. HĐXX đã quyết định: Tuyên bố: Các bị cáo Đỗ Hà Chi và Nguyễn Văn Dũng phạm tội “Trộm cắp tài sản”. Đã xử phạt bị cáo Đỗ Hà Chi 12 (mười hai) tháng tù, xử phạt Bị cáo Nguyễn Vân Dũng 07 (Bảy) tháng tù [44].

Hiện nay vẫn có một số quan điểm khác xung quanh việc xác định vai trò của Đỗ Hà Chi. Có một số quan điểm cho rằng Chi tham gia với vai trò là người

giúp sức chứ không phải là người chủ mưu khởi xướng. Đường lối xử lý nghiêm khắc đối với Chi là không thể hiện được nguyên tắc cá thể hóa trong đồng phạm. Việc làm của Chi chỉ nhằm củng cố thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm đã được hình thành từ trước của Dũng, (ý định trộm cắp tài sản của Dũng đã hình thành từ rất lâu và rất nhiều lần Dũng muốn thực hiện đối với xe máy của nhiều người nhưng không thành) và tạo điều kiện cho Dũng thực hiện tội phạm. Dũng và Chi có sự bàn bạc thống nhất kế hoạch chứ kế hoạch Dũng thực hiện không phải là của riêng Chi vạch ra do vậy không thể đánh giá vai trò của Chi là người chủ mưu, khởi xướng rủ bị cáo Dũng tham gia trộm cắp. Từ xác định không đúng vai trò của người đồng phạm dẫn tới việc phân hóa TNHS chưa chính xác, Chi là người giúp sức nhưng phải nhận định là kẻ chủ mưu, khởi sướng và phải chịu đường lối xét xử nghiêm khắc là không hợp lý.

Tại bản án sơ thẩm số 06/2014/HSST, ngày 05/6/2014 của toà án nhân dân thì Chẻo Chở Mủa bị tòa án xét xử tội trộm cắp tài sản và nhận định bị cáo là người chủ mưu khởi xướng vụ án. Hành vi phạm tội của Mủa được biểu hiện dưới dạng lời nói với đồng bọn trước khi thực hiện tội phạm và hành vi tiêu thụ tài sản sau khi đồng bọn trộm cắp tài sản: Lần 1: Chẻo Chở Mủa hỏi Lập: “Em có lấy được xi măng trong công trường ra bán cho anh được không”, “Lấy cho anh 01 tấn”, “Thế bán bao nhiêu tiền 01 bao”; Lần 2: “Em có lấy được sắt phi của công trường bán cho anh được không”, “Lấy cho anh khoảng 10 cây, và lấy bao nhiêu tiền 01 cây sắt phi”. Tại bản án sơ thẩm số 06/2014/HSST, ngày 05/6/2014 tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố các bị cáo Chẻo Chở Mủa, La Văn Lập, Trần Văn Thắng, phạm tội: Trộm cắp tài sản; Xử phạt bị cáo Chẻo Chở Mủa 12 (mười hai) tháng tù. Xử phạt bị cáo La Văn Lập 11 (mười một) tháng tù. Xử phạt bị cáo Trần Văn Thắng 09 (chín) tháng 14 (mười bốn) ngày tù [43].

Đánh giá về vai trò của bị cáo Mủa, tòa án đã xác đinh bị cáo là “người chủ mưu khởi xướng vụ án”. Hiện nay có một số quan điểm cho rằng cấp sơ thẩm đã đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như vai trò mức độ tham gia của bị cáo Mủa. Bị cáo Mủa cả 02 lần tham gia vào vụ án

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí