Tình Hình Xét Xử Tội Trộm Cắp Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

Tổng thu ngân sách năm 2014 ước thực hiện 8.230 tỷ đồng, đạt 119,2% dự toán. Trong khi đó, chi ngân sách địa phương ước thực hiện hơn 15.140 tỷ đồng, đạt 129% dự toán tỉnh giao. Nhìn chung, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2014 tăng so với năm trước; đã kịp thời ứng vốn cho những dự án, công trình trọng điểm của tỉnh chưa được bố trí vốn đầu năm để đẩy nhanh tiến độ; công tác quản lý, điều hành thu chi ngân sách được đảm bảo.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 11,5%, cao hơn mức tăng của năm 2013 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng và chiếm gần 83%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng gần 12% so với năm 2013. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng gần 16% so với năm 2013. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng gần 6%, tốc độ này tăng khá cao so với năm 2013.

Ngoài ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu năm 2015: tổng sản phẩm xã hội GRDP tăng 11,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 16%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 30,5% GRDP; thu nội địa đạt 6.350 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 40.000 lao động

Giáo dục và đào tạo đạt kết quả tích cực, quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo có chuyển biến đáng kể. Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015.

Công tác dân số, gia đình, trẻ em và chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa các bệnh xã hội thực hiện tốt, không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2.2.2. Tình hình xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trong 5 năm kể từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh Quảng Nam tuy còn gặp khó khăn nhưng tình hình kinh tế tương đối ổn định, an ninh, chính trị được giữ vững. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở tỉnh Quảng Nam nhìn chung có những diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Quảng Nam trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra 6.481 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 1.296 vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu 3.162 vụ, chiếm tỷ lệ 48,78%. Đặc biệt đáng chú ý là đã xảy ra 2.304 vụ trộm cắp tài sản.

Dưới đây là bảng thống kê về số vụ và số bị cáo của tội trộm cắp tài sản đã bị khởi tố và xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến năm 2015 (số liệu tổng hợp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam).

Bảng 2.1. Cơ cấu tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2011 đến 2015



STT


Nhóm tội xâm phạm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

1

Tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự

238

265

225

278

265

318

271

293

247

286

2

Sở hữu

575

814

581

780

698

656

687

786

621

752

3

Trật tự quản lý kinh tế

33

78

26

37

27

44

29

47

26

42

4

An toàn công cộng, trật tự

công cộng

276

386

191

373

224

442

267

326

245

312

5

Khác

106

116

141

196

164

225

170

202

157

205

Tổng

1228

1659

1164

1664

1369

1685

1424

1654

1296

1597

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 8

(Nguồn: Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Bảng 2.2. Tỷ lệ (%) các nhóm tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2011 – 2015



STT


Nhóm tội xâm phạm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

1

Tính mạng, sức khỏe,

nhân phẩm, danh dự

19,38

15,97

19,32

17,24

19,36

18,87

19,03

17,71

19,05

17,9

2

Sở hữu

46,82

49,06

49,91

46,87

50,98

38,93

48,24

47,52

47,91

47,08

3

Trật tự quản lý kinh tế

2,68

4,7

2,23

2,22

1,97

2,61

2,03

2,84

2,0

2,62

4

An toàn công cộng, trật

tự công cộng

22,47

23,26

16,4

22,41

16,36

26,23

18,75

19,7

18,9

19,53

5

Khác

8,63

6,99

12,11

11,77

11,97

13,35

11,93

12,21

12,11

12,83

(Nguồn: Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Cơ quan điều tra công an tỉnh cùng 16 huyện, thị và 2 thành phố trong toàn tỉnh Quảng Nam đã khởi tố 6.481 vụ với tổng số 8.259 bị can. Trong số đó, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 1.246 vụ với 1.440 bị can; các tội xâm phạm sở hữu 3.162 vụ với 3.788 bị can; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là 141 vụ với 248 bị can; nhóm tội an toàn công cộng, trật tự công cộng là 1.203 vụ với 1.839 bị can và các nhóm tội phạm khác là 738 vụ với 944 bị can.

Khảo sát hai bảng số liệu (bảng 2.1 và bảng 2.2) cho ta thấy số vụ án cũng như số bị can phạm tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm tội phạm tại tỉnh Quảng Nam. Số vụ án trong nhóm tội xâm phạm sở hữu giảm vào năm 2011 và tăng dần từ năm 2012 đến 2015. Đối với số bị can thì có biến động tăng giảm không ổn định.

Bảng 2.3. Cơ cấu tội trộm cắp tài sản trong tội phạm xâm phạm sở hữu



STT


Tội XPSH

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

Số vụ

Số bị can

575

814

581

780

698

656

687

823

621

752

1

Trộm cắp tài sản

430

550

416

519

496

440

501

527

461

507

2

Cướp tài sản

42

103

23

48

29

33

31

76

26

54

3

Cướp giật tài sản

40

72

57

81

81

53

65

89

52

78

4

Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản

13

18

29

45

26

37

38

44

36

47

5

Khác

50

71

56

87

66

93

52

87

46

66

(Nguồn: Thống kê của Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Bảng 2.4. Tỷ lệ (%) số vụ án và số bị can của các tội nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu từ năm 2011 đến 2015


STT


Tội XPSH

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

Vụ án

(%)

Bị can

(%)

1

Trộm cắp tài sản

74,78

67,56

71,6

66,53

71,06

67,07

72,92

64,03

74,23

67,42

2

Cướp tài sản

7,3

12,65

3,95

6,15

4,15

5,03

4,51

9,23

4,18

7,18

3

Cướp giật tài sản

6,95

8,84

9,81

10,38

11,6

8,07

9,46

10,81

8,37

10,38

4

Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

2,26

2,21

4,99

5,76

3,72

5,64

5,53

5,34

5,79

6,25

5

Khác

8,69

8,72

9,63

11,15

9,45

14,17

7,56

10,57

7,4

8,77

Khảo sát hai bảng số liệu (bảng 2.3 và bảng 2.4) ta thấy số vụ án và số bị can phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu tại tỉnh Quảng Nam. Điều đó chứng tỏ loại tội phạm này luôn duy trì ở mức cao. Khi so sánh với tổng số vụ án và tổng số bị can đã bị khởi tố từ 2011- 2015, ta thấy rằng số liệu trung bình như sau:

- Tội trộm cắp tài sản : 72,91% vụ án và 66,52% bị can;

- Tội cướp tài sản : 4,81% vụ án và 8,04 % bị can;

- Tội cướp giật tài sản : 11,8 % vụ án và 9,69% bị can;

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản : 4,45% vụ án và 5,04% bị can;

- Các tội xâm phạm khác : 8,54% vụ án và 10,67% bị can.

Bảng 2.5. Số liệu xét xử sơ thẩm tội trộm cắp tài sản tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến 2015

Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2011

208

315

2012

255

376

2013

247

384

2014

234

369

2015

205

321

Tổng

1.149

1.765

(Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam)


Khảo sát bảng 2.5 ta thấy trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015, toàn tỉnh Quảng Nam đã xét xử sơ thẩm 1.149 vụ với 1.765 người phạm tội Trộm cắp tài sản. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 230 vụ trộm cắp tài sản với khoảng 410 người phạm tội bị đưa ra xét xử. So sánh số liệu từng năm thì thấy số vụ án và số bị cáo giảm vào năm 2011, 2015, các năm 2012, 2013, 2014 đều gia tăng, và mức độ gia tăng không đồng đều giữa các năm.

Bảng 2.6. Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng



Năm


Tổng số người phạm

tội

Các hình phạt áp dụng

Cảnh cáo

Phạt tiền

Cải tạo

không giam

giữ

Hình phạt dưới 3

năm

Trên 3 năm dưới 7 năm

Trên 7 năm dưới 15 năm

Tù giam

Cho hưởng án

treo

2011

315

2

0

19

196

82

16

0

2012

376

0

0

4

221

118

19

14

2013

384

0

0

4

251

99

21

9

2014

369

2

0

13

208

122

18

4

2015

321

0

0

4

216

91

9

1

Tổng

1.765

4

0

44

1.092

513

83

28

(Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam)


Khảo sát bảng 2.6 ta thấy loại hình phạt chính được áp dụng chủ yếu là hình phạt tù dưới ba năm áp dụng với 1.092 người phạm tội, chiếm tỷ lệ cao nhất (61,86%) và hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đứng thứ hai áp dụng với 513 người phạm tội, chiếm tỷ lệ (29,06%); hầu hết tội trộm cắp tài sản được xử theo khoản 1 Điều 138 BLHS; số người phạm tội bị áp dụng khung hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm là 83 người, chiếm tỷ lệ 4,7 %; số người phạm tội bị xử phạt tù từ 7 đến 15 năm là 28 người, chiếm tỷ lệ 1,58 %; Như vậy trong 5 năm qua số người phạm tội trộm cắp bị áp dụng hình phạt tù chiếm tỷ lệ 97,22%; Hình phạt cải tạo không giam giữ vẫn được áp dụng với 44 người, tỷ lệ:2,49%. Hình phạt cảnh cáo đều được áp dụng nhưng không nhiều. Ngoài ra, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có trường hợp nào áp dụng khung hình phạt tù trên 15 năm và chung thân khi xét xử đối với tội trộm cắp tài sản, và không áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền theo quy định tại khoản 5 Điều 138 BLHS trong thực tiễn xét xử về tội trộm cắp tài sản.

Nhìn chung, chưa có trường hợp nào xét xử oan người không có tội

hoặc bỏ lọt tội phạm, thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục tố tụng, không để án quá hạn luật định. Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh đối với bị cáo đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án hình sự để xem xét, định tội danh một cách đầy đủ, chính xác, các tình tiết trong hành vi phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm đã được quy định trong Điều 138 BLHS.

2.2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản và những nguyên nhân cơ bản

So với BLHS năm 1985, tội trộm cắp tài sản trong BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung đầy đủ, cụ thể hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội trộm cắp tài sản những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự hiện hành về các tội phạm này những năm gần đây cho thấy giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án. Cụ thể là:

* Xác định sai tội danh

Vụ án:

Đức phát hiện con bò của ông Cẩm đi theo con bò của Đức, Đức dắt con bò của mình đi trước để con bò ông Cẩm đi theo sau. Trên đường đi, Đức điện thoại thuê anh Công chở bò đi tiêu thụ và hẹn anh Công đến trước nhà anh Lợi. Đức dắt con bò của mình về cột tại nhà, rồi dắt con bò của ông Cẩm đến trước nhà anh Lợi. Anh Công đến nơi hẹn và cùng Đức đưa bò lên xe chở đến nhà ông Nhứt. Đức nhờ ông Nhứt dắt bò qua sông Tranh và cột bò sát bờ sông, rồi Đức về lại nhà mình. Ngày 01/5/2014, Đức gặp anh Sơn là người mua bán trâu bò. Đức dẫn anh Sơn đến bờ sông Tranh để xem bò nhưng sau

khi xem xong thì anh Sơn không mua vì giá cao (Đức đòi 15 triệu). (giá trị con bò là 14.500.000 đồng)

Bản án hình sự sơ thẩm tuyên bị cáo Đức phạm tội” Chiếm giữ trái phép tài sản”. Áp dụng khoản 1 điều 141 BLHS. Xử phạt bị cáo Đức 20 tháng tù.

Trên cơ sở kháng nghị của Viện trưởng VKSND huyện Hiệp Đức, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên bị cáo Đức phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo Điều 138 BLHS.

Qua vụ án trên, chúng tôi thống nhất với cách giải quyết của tòa phúc thẩm là xử phạt bị cáo Đức về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm c khoản 2 Điều 138 BLHS. Vì những lẽ sau:

- Khi bị cáo Đức phát hiện con bò của người bị hại đi theo thì bị cáo đã có ý thức chiếm đoạt và dùng điện thoại thuê người chở con bò đi nơi khác cất giấu nhằm mục đích bán cho người khác nên đã hội đủ các yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản”.

- Hành vi của Đức là lén lút, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của ông Cẩm để chiếm đoạt con bò. Đồng thời, khi Đức thực hiện hành vi thì ông Cẩm hoàn toàn không biết.

- Mục đích của Đức nhằm chiếm đoạt tài sản là con bò. Đức điện thoại thuê anh Công chở bò đi tiêu thụ. Đức gặp anh Sơn là người mua bán trâu bò. Đức dẫn anh Sơn đến bờ sông Tranh để xem bò nhưng sau khi xem xong thì anh Sơn không mua vì giá cao (Đức đòi 15 triệu). Đức muốn bán cho được con bò nhưng do đưa giá cao nên không bán được. Như vậy, mục đích của Đức là bán lấy tiền tiêu xài. Nếu là tội chiếm giữ trái phép tài sản thì mục đích chỉ chiếm giữ cho bằng được.

- Theo dấu hiệu của tội chiếm giữ trái phép tài sản thì chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản phải có yêu cầu trả lại tài sản nhưng người chiếm giữ không chịu trả. Trong trường hợp này ông Cẩm không có yêu cầu

trả lại con bò cho đến khi Đức có ý định bán con bò và người dân phát hiện báo công an.

* Xác định không đúng khung hình phạt

Vụ án: Thống và Dư rủ nhau đi bắt trộm chó. Thống sử dụng các đồ vật mang theo, tiến hành làm dụng cụ bắt trộm chó, rồi điện thoại cho Dư chạy xe ra đón. Trên đường đi phát hiện một con chó. Dư dừng xe, Thống dùng dụng cụ đã chuẩn bị tròng vào cổ con chó kéo lên xe, Dư chở đi được khoảng 20m thi gặp lực lượng công an huyện Núi Thành đang tuần tra phát hiện truy đuổi.Trên đường bỏ chạy, Thống thả lại con chó dưới đường (con chó còn sống, hôm sau quay về nhà). Sau đó cả hai bị bắt

TAND huyện Núi Thành đã xử Dư phạm tội “Trộm cắp tài sản”, áp dụng điểm a khoản 2 Điều 138; điểm g, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 BLHS

Tòa phúc thẩm xử Dư 06 tháng tù giam về tội „ Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 BLHS

Theo quan điểm của chúng tôi thì:

Do bị cáo Dư đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt vào ngày 27/5/2014 nên hành vi cùng Thống bắt trộm 01 con chó, trị giá

400.000 đồng mới hội đủ yếu tố cấu thành cơ bản tội phạm nhưng cấp sơ thẩm truy tố và xét xử bị cáo Dư theo điểm a khoản 2 Điều 138 là không đúng, gây bất lợi cho bị cáo.

Đồng thời, đây là vụ án có đồng phạm nhưng là đồng phạm giản đơn, không phải là vụ án có tổ chức. Dư và Thống đều là người thực hành, giữa Dư và Thống không có sự bàn bạc, phân công, không có sự câu kết chặt chẽ theo Điều 20 BLHS năm 1999, đơn thuần là Thống rủ rê và Dư đồng ý rồi cùng nhau thực hiện hành vi, sau đó bị công an phát hiện. Như vậy, tòa sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 138, phạm tội có tổ chức là không phù hợp.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí