Thực Tiễn Xét Xử Tội Trộm Cắp Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam

2 dạng chính là quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp. Trường hợp trộm cắp tài sản chỉ do một người phạm tội gây ra thì đó là quan hệ nhân quả đơn trực tiếp, trường hợp nhiều người tham gia vào việc phạm tội thì quan hệ là quan hệ kép trực tiếp [17, tr. 77].

Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện thủ đoạn, thời gian, địa điểm hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên việc xác định dấu hiệu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng thông qua đó giúp chúng ta xác định được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

3) Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo luật định. Cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của tội Trộm cắp tài sản là Điều 2, Điều 8, Điều 12, Điều 13, Điều 138 BLHS năm 1999.

Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 138 BLHS, vì khoản 1 Điều 138 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 138 BLHS sự là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 138 BLHS thì chỉ cần xác định người phạm tội đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 138 BLHS thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự [27, tr. 117].

4) Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội [54, tr. 99].

Mặt chủ quan bao gồm lỗi (cố ý hoặc vô ý), động cơ và mục đích phạm tội. Mặt chủ quan phản ánh mối liên hệ giữa ý thức và ý chí của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện.

Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp và là dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra, mong muốn chiếm đoạt được tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Người phạm tội có ý thức mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. Có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Ngoài ra còn phải nói đến động cơ phạm tội, đó là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội trong tội trộm cắp tài sản là động cơ vụ lợi, nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 7

2.1.2. Hình phạt

Điều 138 BLHS quy định 4 khung hình phạt, bao gồm khung cơ bản và khung tăng nặng. Hình phạt này được cụ thể như sau:

1) Khung cơ bản quy định:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2) Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm với các tình tiết định khung:

a) Có tổ chức:

Trộm cắp tài sản có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong đó, có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Những người này cùng có hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý.

b) Có tính chất chuyên nghiệp: theo hướng dẫn tại NQ số 01 thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích;

- Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

c) Tái phạm nguy hiểm:

Trường hợp phạm tội này lại hoàn toàn giống với tất cả những trường hợp tái phạm nguy hiểm khác, chỉ cần xác định người phạm tội có đủ các dấu hiệu quy định tại khoản 2, Điều 49 BLHS

năm 1999. Đây là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, không phụ thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể của tội phạm này hay tội phạm khác. Tức là người phạm tội đã bị phạt tù về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội trộm cắp tài sản có tình tiết tăng nặng chuyển khung (cấu thành tăng nặng) hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội trộm cắp tài sản.

d) Dùng thủ đoạn xảo nguyệt, nguy hiểm:

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi trộm cắp là người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước để đề phòng [27, tr. 124].

Dùng thủ đoạn nguy hiểm để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là trường hợp người phạm tội đã có những thủ đoạn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như: Dùng hoá chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để bắt trộm cá chết nổi gây ô nhiễm nguồn nước sạch gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người [27, tr.124].

đ) Hành hung để tẩu thoát:

Theo hướng dẫn tạo TTLT số 02 thì hành hung để tẩu thoát là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

g) Gây hậu quả nghiêm trọng: theo hướng dẫn tại TTLT số 02 thì người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Làm chết một người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100 %, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 của Thông tư 02/2001.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

3) Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm bao gồm các tình tiết định khung:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng: việc xác định giá trị tài sản là căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng: theo hướng dẫn tại TTLT số 02 thì nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Làm chết hai người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 của TTLT số 02;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 của TTLT số 02 nêu trên.

4) Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên:

Cũng như các trường hợp tương tự khác, việc xác định giá trị tài sản là căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: theo TTLT số 02 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

- Làm chết ba người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c.2 và c.3 của TTLT số 02.

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 của TTLT số 02;

- Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 của TTLT số 02

5) Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội trộm cắp tài sản:

Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Nó còn củng cố kết quả của hình phạt chính nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 138 BLHS năm 1999 thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội trộm cắp tài sản còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

2.2. Thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Khái quát chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kôn Tum, phía tây giáp các tỉnh Sekong; phía Đông giáp biển Đông. Quảng Nam có 13 huyện, 2 thành phố và 1 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Với diện tích 10,440 km2 và dân số trên

1.4 triệu người (2014), Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số

trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mật độ dân số trung bình là 140 người/km2 (đứng thứ 45/63) so với 271 người/km2 của cả nước. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hơn thế nữa Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng

(Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Quảng Nam đang phấn đấu phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các khu công nghiệp, làng nghề sản xuất đang dần hình thành và đi vào sản xuất. Quảng Nam là vùng đất được mệnh danh là „Ngũ phụng tề phi (có 5 vị là người cùng làng, và cùng đỗ tiến sĩ và được vua ban bốn chữ “Ngũ Phụng Tề Phi”), là vùng đất hiếu học và còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đậm nét văn hóa của các dân tộc khác nhau.

Trong điều kiện của một tỉnh còn nghèo, lại vừa tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ (tách tỉnh năm 1997) còn gặp nhiều khó khăn, song Quảng Nam vẫn giữ được sự ổn định và phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều khá cao, nội lực bước đầu được khơi dậy và phát huy. Đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện, an ninh, chính trị và trật tự an an toàn xã hội được giữ vững. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những chuyển biến và đạt kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí