Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Hướng Triển Khai Nghiên Cứu Đề Tài Luận Án


- Người lập di chúc có quyền đặt điều kiện trong di chúc nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

- Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc đã nhận di sản nhưng vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo điều kiện trong di chúc, người này phải hoàn trả lại di sản cho người thừa kế khác sau khi trừ chi phí làm gia tăng giá trị di sản, chi phí hợp lý đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ điều kiện có trong di chúc.

- Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc chưa nhận di sản nhưng vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo điều kiện trong di chúc, người này được quyền yêu cầu người thừa kế khác thanh toán chi phí hợp lý đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ điều kiện trong di chúc.

- Trường hợp người hưởng di sản thừa kế trong di chúc chết trước khi hoàn thành điều kiện, phần nội dung di chúc có điều kiện sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật, phần chi phí người này đã bỏ ra để thực hiện điều kiện (nếu có) được hoàn trả từ di sản thừa kế và trở thành di sản thừa kế của chính người này.

2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và hướng triển khai nghiên cứu đề tài luận án

Dựa trên tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, NCS rút ra một số nhận định và đánh giá sau đây:

2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án

(i) Về phương diện lý luận:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Cơ sở cho việc ghi nhận GDDS có điều kiện: một số công trình nghiên cứu có đề cập tới các học thuyết được áp dụng cho GDDS nói chung như học


Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 5

thuyết tự do ý chí. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện các học thuyết cụ thể áp dụng cho GDDS có điều kiện.

Thứ nhất, khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện: Hầu như các công trình được nêu ở trên đều chưa đề cập chính thức vào nội dung này. Chỉ có tác giả Phạm Công Lạc3 đã xác định mối quan hệ giữa khái niệm giao dịch dân sự và khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện là không có sự phù hợp. Vì trong khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện đã loại bỏ giao dịch với tư cách là hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện. Và tác giả Phạm Công Lạc đã xác định lại giao dịch dân sự có điều kiện là: “Trong trường hợp có chỉ ra điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt giao dịch dân sự thì khi điều kiện xảy ra giao dịch phát sinh, thay đổi hay chấm dứt”. Ngoài ra cũng có quan điểm xét giao dịch có điều kiện được xác định theo cách khác nhưng theo nghĩa giao dịch là chỉ hợp đồng có điều kiện. Đó là được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên vào một sự kiện hoặc tình huống có thể hoặc không thể xảy ra4.

Thứ hai, đặc điểm của GDDS có điều kiện: các công trình nghiên cứu xác định giao dịch có điều kiện mang những đặc điểm chung của giao dịch nói chung: Cụ thể như sau:

(i) Thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch;


(ii) Nội dung của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã hội,

(iii) Các bên tham gia giao dịch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.


3 Bài báo “Góp ý dự thảo Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự có điều kiện”, Phạm Công Lạc, Tạp chí Luật học, số 02/1995, trang 52-53.

4 Cuốn sách “Soviet civil law”, O.N.Sadikov, 1988.


Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu làm rò những đặc điểm đặc trưng của giao dịch dân sự có điều kiện so với giao dịch dân sự chung.

Thứ ba, các yêu cầu đối với điều kiện trong giao dịch có điều kiện: chưa có trình nghiên cứu nào đi sâu làm rò những yêu cầu để xác định điều kiện trong giao dịch có điều kiện. Như xác định điều kiện cần đáp ứng những yêu cầu gì, xác định điều kiện phát sinh, điều kiện huỷ bỏ. Đó là, điều kiện do các bên thoả thuận trong giao dịch dân sự có điều kiện được coi là quyền và nghĩa vụ của các bên và là căn cứ để xác định giao dịch dân sự có điều kiện có hiệu lực. Điều này đã được thừa nhận gián tiếp trong cuốn sách Luật La Mã cho rằng điều kiện là một thành phần ngẫu nhiên của hợp đồng. Điều kiện là một thoả thuận trong hợp đồng mà theo đó hậu quả pháp lý của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào sự xuất hiện hay không xuất hiện sự kiện trong tương lai và không rò sự kiện đó có hay không (trong trường hợp này không được hiểu là “điều kiện” như là điều kiện hiệu lực của hợp đồng)5. Hay tác giả Như Quỳnh6 xác định điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện là sự kiện và sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội được các bên thoả thuận. Vì vậy cần xác định sự kiện này là khách quan và thuộc về tương lai. Tuy nhiên, theo đánh giá của NCS thì quan điểm này chỉ phù hợp với hợp đồng dân sự có điều kiện mà chưa đủ xác định giao dịch dân sự có điều kiện. Như tác giả Nguyễn Mạnh Bách7 chỉ ra điều kiện là một thể thức của nghĩa vụ. Điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng hay giao dịch dân sự có điều kiện không phụ thuộc vào điều kiện được xác lập trong hợp đồng hay giao dịch dân sự có điều kiện.


5 Cuốn sách “Luật La Mã”, Khoa Luật, Đại học Tổng hợp, Đại học quốc gia, năm 1994 6Trần Thị Thu Quỳnh, Luận văn thạc sỹ: Hợp đồng dân sự có điều kiện, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,năm 2011.

7TS.Nguyễn Mạnh Bách, cuốn sách: “pháp luật về hợp đồng”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995 trang 148-149.


Điều kiện do các bên thoả thuận có liên quan tới điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện. Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Mạnh Bách, tác giả Nguyễn Như Bích cho rằng một giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh hiệu lực khi đáp ứng 2 điều kiện: đáp ứng đủ các điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự và đáp ứng các điều kiện của điều kiện được các bên thoả thuận trong giao dịch dân sự đó. Cụ thể tác giả Nguyễn Như Bích viết trong “Bàn về hiệu lực của hợp đồng có điều kiện” như sau: Đối với hợp đồng có điều kiện mà các bên đã có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng (thỏa thuận về một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra các bên mới được thực hiện hợp đồng) thì việc hợp đồng có hay không phát sinh hiệu lực, các bên có hay không được thực hiện hợp đồng, phụ thuộc vào việc có hay không xảy ra sự kiện do các bên đã thỏa thuận (sau đây gọi là sự kiện là điều kiện của hợp đồng). Do đó, để xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện, ngoài đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng còn phải căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện là điều kiện của hợp đồng. Trên cơ sở kế thừa, NCS tiếp tục đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết những yêu cầu mà điều kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện phải đáp ứng nhằm đảm bảo tính hiệu lực pháp lý của giao dịch có điều kiện.

Thứ tư, phân loại giao dịch dân sự có điều kiện. Tác giả Phạm Công Lạc xác định tồn tại ba loại giao dịch dân sự có điều kiện: giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh, giao dịch dân sự có điều kiện thay đổi, giao dịch dân sự có điều kiện chấm dứt8. Tác giả Nguyễn Mạnh Bách chỉ ra có hai loại điều kiện khác nhau: một điều kiện đình chỉ đồng thời sự thi hành nghĩa vụ và sự tồn tại của nghĩa vụ, đó là điều kiện đình chỉ. Ví dụ: A sẽ mua con ngựa của B nếu nó thắng một cuộc đua nào đó. Một điều kiện khác lại hủy bỏ nghĩa vụ đã


8 Phạm Công Lạc về “Góp ý dự thảo Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự có điều kiện”, Tạp chí Luật học, số 02/1995, trang 52-53.


được hình thành, đó là điều kiện hủy bỏ. Ví dụ: A mua con ngựa của B, nhưng việc mua bán sẽ bị hủy bỏ nếu nó không thắng một cuộc đua nào9. Đối với hợp đồng có điều kiện, tác giả Đỗ Văn Đại xác định rò điều kiện áp dụng trong hợp đồng dân sự có điều kiện gồm điều kiện phát sinh, điều kiện thực hiện và điều kiện huỷ bỏ10 phân tích thông qua các bản án của Toà án, cụ thể như sau: (i) Theo BLDS, điều kiện làm phát sinh giao dịch do các bên “thoả thuận” nhưng BLDS không có quy định về cách thức thể hiện thoả thuận này. Dựa trên nguyên tắc tự do thoả thuận, điều kiện có thể được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào và có thể là một thoả thuận minh thị hay ngầm định. (ii) Khi điều kiện thực hiện chưa xảy ra, hợp đồng có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên như hợp đồng thông thường nhưng bên phải thực hiện không phải (chưa phải) thực hiện. Do đó, chưa thể làm phát sinh hệ quả của việc vi phạm thực hiện hợp đồng. (iii) Giao dịch dân sự có điều kiện huỷ bỏ thì khi điều kiện này xảy ra thì giao dịch đang tồn tại hợp pháp coi như không còn tồn tại nữa do bị triệt tiêu. Do đó, hợp đồng bị huỷ bỏ nên áp dụng cơ chế của hợp đồng bị huỷ bỏ. Trên thực tế, việc xác định bản chất của các điều kiện lại không đơn giản.

Thứ năm, hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện. Nội dung này hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Thông qua hợp đồng có điều kiện, một số công trình nghiên cứu có đề cập tới hiệu lực của hợp đồng có điều kiện. Đó là, đối với hợp đồng có điều kiện mà các bên đã có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng (thỏa thuận về một sự kiện mà khi sự kiện đó xảy ra các bên mới được thực hiện hợp đồng) thì việc hợp đồng có hay không phát sinh hiệu lực, các bên có hay không được thực


9 Cuốn sách “Pháp luật về hợp đồng”, TS.Nguyễn Mạnh Bách, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 148-149.

10 Sách chuyên khảo của tác giả Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010.


hiện hợp đồng, phụ thuộc vào việc có hay không xảy ra sự kiện do các bên đã thỏa thuận (sau đây gọi là sự kiện là điều kiện của hợp đồng). Do đó, để xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện, ngoài đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng còn phải căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện là điều kiện của hợp đồng. Không phải trong mọi trường hợp việc xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện đều tại thời điểm giao kết hợp đồng (như đối với các hợp đồng khác) mà trong một số trường hợp, nếu xác định hiệu lực của hợp đồng có điều kiện tại thời điểm giao kết hợp đồng lại là trái với quy định của BLDS. Đó chính là các trường hợp, tuy tại thời điểm giao kết hợp đồng có điều kiện các bên có vi phạm về nội dung hoặc hình thức của hợp đồng nhưng sự kiện là điều kiện của hợp đồng là sự kiện hợp pháp và khi xảy ra sự kiện là điều kiện của hợp đồng thì hợp đồng không còn vi phạm điều kiện về mặt nội dung và hình thức của hợp đồng nữa.

(ii) Về phương diện thực tiễn:


Quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện: Một số công trình nghiên cứu đề cập tới hợp đồng có điều kiện, di chúc có điều kiện thông qua phân tích, đánh giá các bản án hoặc đánh giá các quy định cụ thể liên quan tới hiệu lực của giao dịch có điều kiện. Một số công trình chỉ ra sự bất cập, hạn chế quy định về giao dịch có điều kiện như: quy định về xác định điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện còn tản mát, rời rạc; quy định liên quan tới điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện cần cụ thể hoá hơn chứ không xác định dựa vào các điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện gặp những bất cập và khó khăn nào.


Quy định về hợp đồng có điều kiện: Tác giả Đỗ Văn Đại đã phân tích, đánh giá một số bản án có liên quan đến hợp đồng có điều kiện phát sinh, hợp đồng có điều kiện thực hiện và hợp đồng có điều kiện huỷ bỏ. Trong đó tác giả đã có đi sâu bình luận các bản án từ năm 2006-2016 về các bản án có liên quan tới hợp đồng dân sự có điều kiện. Hầu hết các bản án đều liên quan tới hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của tác giả chủ yếu đi sâu làm sáng tỏ điều kiện được xác lập trong hợp đồng dân sự có điều kiện, cụ thể: liên quan đến “điều kiện” trong giao dịch dân sự có điều kiện mà chúng ta nghiên cứu, BLDS không nêu chi tiết nhưng với nội hàm của các quy định trên, điều kiện phải là một yếu tố nào đó trong tương lai và nếu xảy ra thì hợp đồng được hình thành và nếu không xảy ra thì hợp đồng không được hình thành. Tác giả xác định cần bổ sung điều kiện thực hiện vào trong các cách phân loại điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện.

Quy định về di chúc có điều kiện: Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng điều kiện trong di chúc có điều kiện là buộc người thụ hưởng di sản phải làm một công việc gì đó. Tuy nhiên, trong trường hợp vi phạm điều kiện trong di chúc có điều kiện thì chế tài áp dụng không được đáp ứng rò ràng. Theo quan điểm của tác giả thì nên phân biệt điều kiện thành hai loại: nếu điều kiện nhằm bảo vệ một chủ thể cụ thể thì khi điều kiện bị vi phạm, di sản sẽ thuộc về người được bảo vệ. Còn nếu điều kiện không nhằm bảo vệ một chủ thể nào thì chia di sản trong di chúc theo các quy định của thừa kế theo pháp luật. Tác giả Phạm Công Lạc cho rằng quyền của người lập di chúc bao hàm cả quyền ra điều kiện cho những người thừa kế hoặc quy định điều kiện để được hưởng di sản thừa kế. Cũng như họ có thể quy định về mục đích buộc người thừa kế sử


dụng di sản của họ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam chưa quy

định quyền này cho người lập di sản11.

2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, một số công trình nghiên cứu về bản chất của giao dịch có điều kiện nhưng chưa nghiên cứu toàn diện về giao dịch có điều kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Thứ hai, về phương diện thực tiễn, một số công trình nghiên cứu đề cập tới thực trạng pháp luật về giao dịch có điều kiện, nhưng chủ yếu dưới hình thức hợp đồng có điều kiện. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hoặc chưa chỉ ra một cách đẩy đủ, sâu sắc những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về giao dịch có điều kiện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch có điều kiện ở Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về giao dịch có điều kiện dưới góc độ pháp lý mới chỉ nghiên cứu ở một số vấn đề nhất định. Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho NCS khi triển khai đề tài này. Tuy vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc hoàn thành luận án của NCS liên quan đến giao dịch có điều kiện ở Việt Nam. Từ những nhận định trên, NCS cần tiếp tục nghiên cứu, làm rò các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, dựa trên các quy định chung về giao dịch và những quan điểm đã được nhìn nhận từ trước đến nay, NCS đưa ra quan điểm cá nhân nhằm hoàn thiện khái niệm và các đặc điểm của giao dịch có điều kiện.


11 Bài viết của tác giả Phạm Công Lạc về “Góp ý dự thảo Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự có điều kiện”, Tạp chí Luật học, số 02/1995, trang 52-53.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022