Cam Thảo Nam (Cam Thảo Đất) “Herba Scopariae”


- Chỉ huyết: dùng trị xuất huyết tử cung, ra nhiều máu khi sinh. Dùng rau sam tươi, giã vắt lấy dịch cốt (1 chén), đun sôi, thêm mật ong. Có thể phối hợp với Cỏ mực, Trắc bá diệp, Địa du, sắc uống.

- Chỉ hản, cố biểu: dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ mà mồ hôi ra nhiều, uống dịch tươi Rau sam.

LD: 8-16g khô hoặc 50-100g tươi

KK: tỳ vị hư, tiêu chảy không dùng.


8. DIỆP HẠ CHÂU (Herba Phyllanthi)

Dùng toàn thân cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), hoặc (Phyllanthus niruri L.) họ Thầu dầu (Euphorblaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa Hạ, thường dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

TVQK: Vị đắng, tính mát, quy kinh Can, Phế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

TPHH: glycosid, polyphenol

TDDLHĐ: Dịch chiết có tác dụng giải độc gan trên chuột nhắt gây độc bằng CCl4, tăng co bóp cơ trơn tử cung, hạ đường huyết.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 12

CNCT: Thanh nhiệt, giải độc, thông huyết mạch, trừ thấp

- Thanh nhiệt giải độc: giã nát cây tươi, trộn với muối, đắp trị đỉnh râu, mụn nhọt, rắn rết cắn. Sắc uống trị viêm gan, lấy nước cốt bôi trị tưa lưỡi trẻ em.

- Thông huyết mạch: dùng khi rối loạn kinh nguyệt, bế kinh đau bụng, sản hậu ứ huyết đau bụng.

- Trừ thấp: trị chứng viêm thận, phù thủng, sõi tiết niệu, viêm ruột tiêu chảy.

LD: 20-40g tươi

KK: Phụ nữ có thai không dùng.


9. SÀI ĐẤT (Herba Wedeliae)

Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây Sài đất (Wedelia chinensis (Obs.) Merr), họ Cúc (Asteraceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô. TVQK: Vị hơi mặn, hơi đắng, tính mát, quy kinh Tâm, Phế, Vị. TPHH: flavonoid (wedelolacton)

TDDLHĐ: Có tác dụng kháng khuẩn, trên lâm sàng thể hiện rõ hiệu quả giảm đau, giảm sốt, không có độc tính.

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.


- Tiêu độc, chỉ thống: trị các chứng viêm viêm tuyến sữa, viêm bàng quang, ho, viêm tai mũi họng, lở loét, chốc đầu, đỉnh độc.

- Thanh nhiệt dùng khi sốt cao, sốt phát ban, rôm sẩy.

LD: Dùng tươi tốt hơn dùng khô, dùng 100g rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, bã đắp nơi sưng đau, hoặc nấu canh, nấu nước tắm cho trẻ nhỏ bị rôm sẩy, mọc ban.


10. CAM THẢO NAM (Cam thảo đất) “Herba Scopariae”

Dùng toàn cây trên mặt đất của cây Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa Xuân hạ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi sấy khô.

TVQK: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Can.

TPHH: alkaloid

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, nhuận phế.

- Thanh nhiệt: dùng khi sốt cao, phát ban, sởi.

- Tiêu độc: giải độc khoai mì, mụn nhọt, lở ngứa.

- Nhuận phế chỉ khái: trị ho đờm (sao thơm), ho khan, viêm họng.

LD: 30-100g dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.


11. CỎ MẦN TRÂU (Herba Eleusinis)

Dùng toàn cây bỏ rễ của cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica Gaertn) họ Lúa (Poaceae)

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô. TVQK: Vị ngọt, tính mát, quy kinh Phế, Tâm, Can, Thận. CNCT: Lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.

- Thanh nhiệt lương huyết: trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, chứng nhiệt ở Tâm, Can, Thận.

- Lợi tiểu: dùng khi tiểu tiện vàng và ít.

LD: 16-20g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.


12. RAU MÁ (Herba Centellac aslaticae)


Dùng toàn cây tươi hay sao vàng của cây Rau má (Centella asiatica (L) Urb.), họ hoa tán (Apiaceae)

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô. TVQK: Vị hơi đắng, nhạt, tính mát, quy kinh Tâm, Can, Tỳ. TPHH: saponin (asiaticosid), glycosid (centelosid).

TDDLHĐ: saponin là asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn do làm tan màng súp của vi khuẩn. Giúp tái tạo mô liên kết, do đó làm vết thương chóng lành và chóng lên da non. Ngoài ra, asiaticozit còn chống vi trùng lao. Centelosid có tác dụng trị hủi.

CNCT: Thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu.

- Thanh nhiệt, lợi tiểu: trị sốt nóng, người bứt rứt, bồn chồn, rôm sẩy, mẩn ngứa, dùng Rau má tươi giã nát hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước uống.

- Giải độc, chống viêm: dùng khi bị thương, bỏng, làm mau lành vết phẫu thuật, vết thương ở da, tai mũi họng, dùng bột chứa 2% Rau má.

LD: 30-40g tươi.


13. CỐI XAY (Ma bản thảo) (Folium Abutili indiei)

Dùng lá, thân, quả, có khi dùng cả rễ của cây Cối xay (Dằng xay, Kim hoa thảo, Nhĩ hương thảo, Mãnh ma thảo, Cữu ma) (Abutilon indicum (L) G. Don) hoặc (Sida indica L.), họ Bông (Malvaceae).

TH-CB: Thu hái mùa hạ, thu, dùng tươi hay phơi sấy khô.

TVQK: Vị đắng, ngọt, tính bình, quy kinh Can, Đại trường, Bàng quang.

TPHH: Trong lá có nhiều chất nhầy.

CNCT: Trừ thấp thanh nhiệt, thăng thanh giáng trọc, khai khiếu, hoạt huyết.

- Thanh nhiệt lợi tiểu: dùng trị cảm sốt, đau đầu dữ dội, ù tai, sốt vàng da, tiểu tiện khó… nước tiểu đỏ, phụ nữ sau khi sinh nở bị phù thũng.

- Tiêu độc: trị lở ngứa, dị ứng, mắt kéo màng mộng, kiết lị. Lá tươi giã nát để đắp mụn nhọt

LD: 4-6g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.


14. PHÈN ĐEN (Sáp tràng thảo) Cortex Phyllanthi


Dùng vỏ thân, lá, rễ cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô.

TVQK: Vị nhạt, chát, tính mát.

TPHH: Tanin.

CNCT: Tiêu độc, chỉ huyết, thu sáp.

- Tiêu độc: dùng vỏ thân sắc uống để trị đậu mùa, tiểu khó, tiểu đục. Nhai nát lá Phèn đen tươi, nuốt nước, lấy bã đắp lên vết rắn độc cắn, nhọt độc. Bột lá Phèn đen phối hợp với bột lá Long não, xuyên tiêu, ngậm để trị chứng chảy máu chân răng.

- Thu sáp: trị kiết lị, nhiệt tả, đại tiện ra máu.

- Khử ứ chỉ huyết: là Phèn đen giã nhỏ, thêm rượu, vắt lấy nước uống, hoặc sắc 40g lá, lấy nước đặc, thêm 1 chén rượu, uống.

- Sinh cơ: Lá phèn đen khô, tán bột, rắc lên vết thương, vết loét.

LD: 20-40g vỏ thân, sắc uống.


15. GAI (Trữ ma)

Radix et Folium Bochmeriac niveae

Dùng rễ lá lấy từ cây Gai (Boehmeria nivea (L.) Gaudich), họ Gai (Urticaceae)

TH-CB: Thu hái quanh năm, tốt nhất mùa thu, đông, thái lát, phơi sấy khô.

TVQK: Vị ngọt, tính hàn, không độc.

TPHH: Tanin, acid chlorogenic, cafeic, quinic, rhoifolin 0,7% apigenin, acid protocatechic.

TDDLHĐ: acid chlorogenic trong rễ có tác dụng tăng cường hiệu lực của Adrenalin, làm thông tiểu, kích thích tiết mật, ức chế tác dụng của pepsin và trypsin, diệt nấm, vi khuẩn.

CNCT: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chỉ huyết, an thai.

- Thanh nhiệt giải độc: dùng khi cảm cúm, sởi, sốt cao.

- Lợi tiểu, tiêu viêm: dùng trị các chứng nhiễm trùng tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm tử cung.

- Dùng ngoài điều trị các chấn thương do té ngã, đụng đập, đinh nhọt, vết thương chảy máu, nhọt mủ, sâu bọ đốt chích, rắn cắn (dùng lá).

LD: Tùy mục đích điều trị:

- Dùng để lợi tiểu: 10-30g/ ngày sắc uống.


- Dùng để an thai: 30g/ngày, sắc với 600ml còn 200ml chia làm 3 lần, chỉ uống 1-2 ngày.

- Dùng trị viêm tử cung, sa tử cung: 30g/ngày, uống 3-4 ngày.

KK: người không thực nhiệt, không dùng.


THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HỎA


1. CHI TỬ (Fructus Gardeniae)

Dùng quả chín phơi khô bỏ vỏ của cây Dành dành (Gardenia florrida L.), họ Cà phê (Rubiaceae).

TH-CB: Quả hái tháng 8-9 khi chín gì, ngắt bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô.

TVQK: Vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, Can, Đờm, Tam tiêu.

TPHH: glycosid (gardenin), tanin, tinh dầu, pectin.

TDDLHĐ: Có tác dụng hạ huyết áp do gan, tăng bài tiết dịch mật (mật tiết nhiều hơn khi phối hợp với Cúc hoa, Hạ khô thảo).

CNCT: Thanh can tả hỏa, lợi tiểu, trừ phiền, chi huyết (sao đen - Tiêu chí tử).

- Thanh tâm nhiệt, trừ phiến: dùng trong các trường hợp tâm phiền bất an, mất ngủ do tâm hỏa hoặc sốt cao dẫn đến điên cuồng mê sảng. Dùng Chí tử 12g, Đậu sị 8g, sắc uống.

- Thanh lợi thấp nhiệt: dùng trong bệnh viêm gan, viêm túi mật, hoàng đàn, kết hợp với Nhân trần, Hoàng bá.

- Lợi tiểu: dùng khi bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ngắn, buốt. Phối hợp với Mộc thông, Hoạt thạch, nếu có xuất huyết dùng thêm Sinh địa, Trắc bá.

- Chỉ huyết: dùng khi huyết nhiệt dẫn đến thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra huyết.

- Giải độc: dùng trị mụn nhọt, nhọt ở vú, đau mắt đỏ, dùng Dành dành rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước đặc, gói vào giấy bản hoặc vải gạc đắp lên mí mắt. Khi bị chấn thương, cơ sưng đau, phù nề, dùng Chí tử đắp ngoài để tiêu viêm.

LD: 4-42g

KK: Những người suy nhược, tỳ hư, đại tiện lỏng, không có thấp nhiệt không dùng.


2. THẠCH CAO (Băng thạch) Gypsum fibrosum


Là chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là canci sulfat (CaSO4.2H2O), thạch cao sống (sinh thạch cao) dùng để uống, thạch cao nung (Đoạn thạch cao) chỉ được dùng ngoài.

TVQK: Sinh thạch cao có vị ngọt, cay, tính đại hàn, quy kinh Phế, Vị, Tam tiêu, Tâm bảo.

Đoạn thạch cao có vị ngọt, cay, chát, tính hàn.

TDDLHĐ: Thạch cao ức chế trung khu điều hòa nhiệt, nên có tác dụng giải nhiệt, đồng thời ức chế trung khu mồ hôi, do đó vị thuốc có tác dụng giải nhiệt nhưng không làm ra mồ hôi, không hao tổn tân dịch. Ngoài ra, thạch cao còn ức chế sự hưng phấn của thần kinh cơ nhục, do vậy có khả năng trấn kinh, chống co giật, tác dụng ức chế này là do sự hấp thu ion canxi vào máu.

CNCT: Sinh thạch cao thanh nhiệt giáng hòa, sinh tân, chỉ khát; đoạn thạch cao thu liễm sinh cơ, chỉ huyết.

- Thanh phế nhiệt: dùng trị ho do phế nhiệt, viêm khí quản, viêm họng, có thể phối hợp với Hạnh nhân, Cam thảo.

- Giải độc, chống viêm: dùng khi khí huyết bị nhiệt thiêu đôt, nóng quá phát ban. Phối hợp với Sinh địa, Huyền sâm, Mẫu đơn bì.

- Thu liễm, sinh cơ: dùng Đoạn thạch cao tán mịn, rắc lên vết thương, mụn nhọt lở loét, vết bỏng.

LD: 12-40g. Khi sắc Thạch cao phải đập vụn, sắc trước 20 phút, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào sắc chung. Người lớn có thể dùng đến 160g, trẻ em có thể dùng 10- 40g.

KK: Những người vị nhiệt và yếu, tâm suy, mạch vi tế, chứng dương hư, không thực nhiệt không dùng.


THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP


1. HOÀNG LIÊN (Rhizoma Coptidis)

Dùng thân rễ của cây Hoàng liên (Coptis sp.), họ Mao lương (Ranunculaceae).

TH-CB: Thu hái mùa Thu, phơi sấy khô.

TVQK: Vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Đờm, Vị, Đại trường.

TPHH: palmatin, berberin

TDDLHĐ: Hoàng liên làm tăng khả năng thực bào của bạch hầu, có tác dụng như một kháng sinh phổ rộng. Hoạt chất của Hoàng Liên không bị phân hủy bởi nhiệt độ. Hoàng liên tác dụng mạnh trên trực trùng than, xoắn trùng, tụ cầu trùng vàng và tác


dụng yếu hơn với E. coli. Berberin có tác dụng lợi mật, dùng tốt cho bệnh viêm túi mật. Có tác dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, hưng phấn tử cung, dạ dày, ruột.

Trên lâm sàng thường dùng Hoàng liên để trị kiết lỵ, do shigella, lỵ, amib, nhiễm trùng niệu, lao phổi, ho gà, bạch hầu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm màng tiếp hợp cấp, đau mắt hột, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng ngoại khoa, eczema.

CNCT: Thanh tâm hỏa, thanh can minh mục, thanh trường chỉ lỵ, trừ thấp, giải độc, kiện vị

- Thanh nhiệt táo thấp: dùng trị kiết lị, tiêu chảy, viêm ruột. Dùng riêng hoặc phối hợp với Mộc hương, Đinh hương, Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga truật, Ba đậu, bán hạ, Ô mai (bài Bí phương hóa trệ hoàn). Nếu vị nhiệt gây buồn nôn, phối hợp với Trúc nhự, Bán hạ, Quất bì.

- Thanh tâm trừ phiến: dùng khi tâm hỏa thịnh dẫn đến hồi hộp, loạn nhịp, người buồn bực, bồn chồn, mất ngủ, niêm mạc, lưỡi phồng rộp. Phối hợp với Chu sa, Toan táo nhân.

- Thanh can sáng mắt: dùng khi can hỏa gây đau mắt đỏ, can đởm thấp nhiệt. Phối hợp với Hạ khô thảo.

- Chỉ huyết: dùng khi huyết nhiệt gây xuất huyết, chảy máu cam, thổ huyết. Phối hợp với Hoàng cẩm, Đại hoàng (sao cháy)

- Giải độc: dùng khi nhiệt độc gây ung nhọt bên trong, tà nhiệt thiêu đốt gây sốt cao chóng mặt, mê sảng, phát cuồng. Có thể phối hợp với Hoàng bá, Hoàng Cẩm, mỗi thứ 8g, Chí tử 12g, giải độc Ba đậu, Khinh phấn.

LD: 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng sống hoặc sao.

KK: người âm hư phiền muộn, tiết tả không nên dùng.

Dùng liều nhỏ Hoàng liên có tác dụng kiện vị, kích thích tiêu hóa, liều lớn gây nôn, tổn thương tỳ vị.

Khi dùng, có thể tẩm nước Gừng hay nước Sơn thù để giảm bớt tính hàn của

thuốc.


2. HOÀNG CẦM (Radix Seutellariae)

Lá rễ phơi khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.), họ Hoa môi (Lamiacaeae).

TVQK: Vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Phế, Can, Đờm, Tiểu trường, Đại trường.

TPHH: Tinh dầu, flavonoid

TDDLHĐ: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng giải nhiệt. Phần aglycon của flavonoid có tác dụng lợi niệu. Dịch ngâm hoặc sắc có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu. Hoàng


cầm có tác dụng ức chế trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu, song cầu khuẩn viêm não, song cầu khuẩn viêm phối, trực khuẩn thương hàn, ho gà, lỵ. (do phần aglycon).

CNCT: Tà thực nhiệt, thanh thấp nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh trường chỉ lỵ, lương huyết, an thai.

- Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở phế: dùng trong bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi gây sốt cao, ho do phế nhiệt.

- An thai: dùng trong trường hợp động thai, phối hợp với Trữ ma căn, Ngãi cứu.

- Thanh thấp nhiệt ở vị đại trường: dùng trong các bệnh tả, kiết lỵ, đau bụng, phối hợp với Hoàng liên.

- Lương huyết chỉ huyết: dùng trong bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết.

- Thanh can nhiệt: dùng trị đau mắt đỏ, bí tiểu.

LD: 4-12g

KK: Những người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai không động thai, không có thấp nhiệt, thực hỏa, không nên dùng.


3. NHÂN TRẦN (Herba Adenosmatis caerulei)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Nhân trần nam (Adenosma caeruleum R. Br.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

TH-CB: Thu hái mùa hạ khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô.

TVQK: Vị cay, đắng, tính hơi hàn, quy kinh Tỳ, Vị, Can, Đởm.

TPHH: Tinh dầu mùi cineol, saponin, glycosid

TDDLHĐ: Chống oxy hóa.

CNCT: Thanh thấp nhiệt, phát hãn, hạ đờm.

- Thanh thấp nhiệt, lợi can đởm: dùng trong bệnh viêm gan, vàng da, viêm túi mật, sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ.

- Thông kinh hoạt lạc: dùng trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc có kinh đau bụng, phối hợp với Ích mẫu, Trần bì.

- Phát tán, giải biểu nhiệt: dùng trị chứng vừa nóng vừa rét, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi.

- Sáp niệu: dùng trong các chứng nước tiểu đục trắng, tiểu tiện không cầm.

LD: 20-40g.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023