Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc Thanh Nhiệt.


III. NHÓM THUỐC THANH NHIỆT


MỤC TIÊU

Sau khi hoc xong bài này sinh viên có khả năng.

1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc thanh nhiệt.

2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc thanh nhiệt.

3. Liệt kê được công năng, chủ trị của các vị thuốc thanh nhiệt.


NỘI DUNG:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 11

Thuốc thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc (thanh giải lý nhiệt), lập lại cân bằng âm dương.

2. Phân loại: Căn cứ vào tình trạng bệnh và tính chất của thuốc có thể chia làm 5 nhóm dược liệu thanh nhiệt.

2.1. Thuốc thanh nhiệt giải thử:

Là nhóm thuốc có tác dụng thanh trừ thử tả (nắng, nóng) ra khỏi cơ thể. Biểu hiện của bệnh ở mức độ nhẹ là sốt cao, choáng váng, đau đầu. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân bị say choáng, bất tỉnh, mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra, chất điện giải mất nhiều. Bệnh này gọi là trúng thử, say nắng hoặc say nóng.

Đa số các vị thuốc thanh nhiệt giải thử có vị ngọt, nhạt, tính lương hàn, có tác dụng sinh tân chỉ khát, nếu sử dụng ở dạng tươi thì hiệu quả hơn.

Các vị thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt giải thử là: Hà diệp, Đậu quyền, Tây qua…

2.2. Thuốc thanh nhiệt giải độc (thanh nhiệt tiêu độc):

Đông y cho rằng nhiệt độc trong cơ thể có thể là do 2 loại nguyên nhân:

Nguyên nhân bên trong: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không đủ sức thanh thải chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa và bị ngưng tích lại. Ví dụ: khi chức năng can bị suy yếu, không đủ khả năng giải độc cơ thể, thận thùy quá yếu, làm giảm khả năng thanh lọc, chức năng truyền thông cặn bã của đại tràng quá yếu, khiến độc chất tích lại, tạo môi trường phát sinh mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, dị ứng.

Nguyên nhân bên ngoài: do bị côn trùng, rắn rết cắn, hơi độc của hóa chất, hoặc sử dụng thực phẩm độc hoặc có tính gây dị ứng.


Thuốc thanh nhiệt giải độc dùng khi bị sốt cao do bị nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm. Thuốc có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, dùng trong các trường hợp ban sởi, mụn nhọt, sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm hô hấp, dị ứng, viêm da…

Chỉ nên dùng thuốc thanh nhiệt giải độc khi cơ thể bị nhiễm độc, cũng có thể dùng với tính chất dự phòng, giúp cho cơ thể tăng khả năng loại độc trong điều trị, cần phối hợp thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

- Trong một bài thuốc, thường dùng nhiều vị thuốc thanh nhiệt giải độc (2-4 vị) để chống hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và giảm liều từng vị thuốc, giúp cơ thể đở mệt (háo khát)

- Phối hợp với thuốc lợi niệu, nhuận tràng, giải biểu để hạ sốt.

- Phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết để chống tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch.

Thuốc thanh nhiệt tiêu độc thường có vị đắng tính hàn, bao gồm: Kim ngân hoa, Bồ công anh, diệp cá, Liên kiều, Xạ can, Rau sam, Mần tưới, Lưỡi rắn, Xuyên tâm liên…

2.3. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa (thanh nhiệt tả hỏa)

Thuốc thanh nhiệt giảng hòa được sử dụng khi hỏa độc xâm phạm phần khí, hoặc kinh dương minh. Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nước, phát cuồng, mê man, nói sáng, ra nhiều mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô.

Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt (thanh tâm nhiệt, trừ phiền) tiêu viêm, an thần, chỉ khát, sinh tân dịch.

Khi dùng thuốc thanh nhiệt giảng hòa, có thể phối hợp với các loại thuốc khác, như:

- Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để điều trị nguyên nhân.

- Phối hợp với thuốc an thần khi bệnh nhân sốt cao, phát cuồng.

- Phối hợp với thuốc bổ âm khí có dấu hiệu âm hư hỏa vượng. Có thể dùng chung với thuốc bình can tức phong khi can dương vượng.

- Phối hợp với thuốc bỗ dưỡng khí cơ thể bệnh nhân đã suy nhược (hư chứng), đồng thời giảm liều thuốc thanh nhiệt để tránh khắc phạt quá mạnh.

Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên cần căn cứ vào tính chất qui kinh của vị thuốc mà sử dụng cho phù hợp.

Các vị thuốc trong nhóm này gồm có: Thạch cao, Chí tử, Thài lài, Rau má, Cỏ mần trầu, Cối xay, Râu mèo…

2.4. Thuốc thanh nhiệt tảo thấp:


Là các thuốc có tác dụng thanh trừ nhiệt độc và làm khô ráo những ẩm thấp trong cơ thể

Thấp trong cơ thể được hình thành trong quá trình chuyển hóa, phần nước đó được nhiệt độc trong cơ thể nung nấu, là môi trường phát sinh của bệnh thấp nhiệt. Đây là hiện tượng thấp và nhiệt trong cơ thể kết hợp với nhau, còn gọi là thấp tả hóa nhiệt.

Thấp nhiệt thường xảy ra trong một số tạng phủ nhất định như can đờm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt…, biểu hiện của chứng thấp nhiệt là sốt, miệng khô, bứt rứt, tiểu tiện khó, kiết lị, tiêu chảy, đau bụng…

Phần lớn các thuốc thanh nhiệt tảo thấp có vị rất đắng, tính hàn. Do đó, khi sử dụng cần chú ý nắm vững nguyên tắc sử dụng thuốc có tính hàn: không dùng kéo dài, liều cao, vì có thể ảnh hưởng tới chức năng ích khí của tỳ, làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ của cơ thể (gây chán ăn, khó tiêu); không dùng liều cao khi tân dịch đã hao tổn.

Có thể phối hợp với các thuốc thanh nhiệt khác (thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt lương huyết) để tăng hiệu lực điều trị. Nếu có dấu hiệu xung huyết, xuất huyết, cần phối hợp thuốc hoạt huyết. Nếu co thắt, mót rặn, tiểu rất phối hợp với thuốc hành khí.

Nhóm này gao gồm: Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng liên, Long đởm thảo, Nha đàm tử, Nhân trần…

2.5. Thuốc thanh nhiệt lương huyết:

Là những thuốc được sử dụng khi nhiệt độc xâm phạm phần dính, huyết (ôn bệnh) các chứng sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ đậm, nước tiểu đỏ, mê sảng, hôn mê hoặc co giật, có thể gây xuất huyết (ban chẩn, chảy máu cam, thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết…). Còn dùng khi đau nhức khớp, mụn nhọt lở ngứa do nhiệt, sốt kéo dài (âm hư nội nhiệt), da khô nóng, đạo hãn, lưỡi khô, mạch tế sác.

Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường có vị đắng hoặc ngọt, tính hàn, vừa có tác dụng hạ nhiệt, vừa có khả năng dưỡng âm sinh tân, hạn chế sự suy giảm tân dịch do sốt cao.

Để phát huy hiệu quả điều trị, tùy triệu chứng mà kết hợp thuốc thanh nhiệt lương huyêt với các nhóm thuốc khác:

- Phối hợp với thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trường hợp sốt cao, mát.

- Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các trường hợp có nhiễm trùng, truyền nhiễm.

- Phối hợp với thuốc khu phong tiêu viêm khi có đau nhức khớp, dị ứng.

Không nên sử dụng thuốc thanh nhiệt tảo thấp trên bệnh nhân tiêu chảy do tỳ hư, hoặc khi bệnh tả còn ở khí phận.

Một số vị thuốc thường dùng: Bạch mao căn, Huyền sâm, Đơn bì, Sinh địa, Xích thược, Cỏ mực…

3. Công năng, chủ trị chung:


3.1. Theo y học cổ truyền:

Tất cả các thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt đều có tác dụng loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như thử tà, do nhiễm độc gây viêm nhiễm, do nhiệt độc tác động vào phần khí, phần huyết hoặc do thấp nhiệt.

3.2. Theo hiện đại:

Đa số thuốc thanh nhiệt có tính kháng khuẩn, kháng viêm, tác động như một kháng sinh nên còn gọi là những kháng sinh thực vật, ngoài ra một số dược liệu còn có tính ức chế nấm ngoài da.

4. Chú ý khi sử dụng:

- Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị đắng, hay gây táo, làm tổn thương tân dịch, cần phối hợp với các thuốc dưỡng âm.

- Các vị thuốc thanh nhiệt có tính hàn, vị ngọt, gây nê trệ, khó tiêu ảnh hưởng tỳ vị, vì thế khi dùng phải kết hợp với các thuốc kiện tỳ, hoa vị (Cam thảo, Bạch truật).

- Một số thuốc thanh nhiệt có thể gây nôn mửa, nên thêm nước Gừng hoặc uống nóng.

- Liều lượng thuốc sử dụng cần tùy theo tính chất của bệnh và khí hậu môi trường: nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt ít dùng thuốc nhẹ, mùa hè dùng liều cao, mùa lạnh dùng liều thấp hơn.

- Bệnh còn ở biểu không nên dùng thuốc thanh nhiệt. Nếu biểu chúng vẫn còn mà lý chứng đã xuất hiện thì phải kết hợp biểu lý song giải.

- Thận trọng khi dùng thuốc thanh nhiệt trên người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, ăn không ngon…

- Không nên dùng thuốc thanh nhiệt khi có hiện tượng thiếu máu do mất máu sau khi sinh, xuất huyết do dương hư, chứng chân hàn giả nhiệt, tỳ vị hư phát sốt (tỳ vị đại hư).


II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC


1. KIM NGÂN HOA (Flos Lonicerae)

Dùng cành lá và hoa phơi khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ Cơm cháy (Caprìfoliaceae)

TH-CB: Thân cành thu hái quanh năm, hoa hái lúc mới chớm nở. Phơi hoặc sấy khô.

TVQK: Vị ngọt đắng, tính hàn, quy kinh Phể, Vị, Tâm.

TPHH: glycosid (lonicerin), saponin.


TDDLHĐ: Kim ngân hoa có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, ho gà, mủ xanh, bạch hầu, lao… ngoài ra còn có tác dụng ức chế một số nấm ngoài da.

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, giải biểu.

- Thanh nhiệt giải độc: dùng khi nhiệt độc sinh mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.

- Thanh thấp nhiệt ở vị tràng: dùng trị kiết lỵ, phối hợp với Hoàng Liên, Rau sam.

- Giải biểu: Kim ngân hoa có thể chất nhẹ, tính tuyên tán, có thể dùng trong trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt sơ khởi (bệnh sốt nóng ở thời kỳ đầu). Thường phối hợp với Liên kiều, Bạc hà, Kinh giới.

- Lương huyết, chí huyết: dùng Kim ngân sao vàng sém cạnh để trị chứng tiểu tiện ra máu.

- Giải nhiệt, sát trùng: dùng trị bệnh sưng đau hầu họng, viêm amidan, đau mắt đỏ.

LD: 12-20g (hoa)

KK: Những người ở thể hư hàn, tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc những trường hợp mồ hôi ra nhiều, mụn nhọt đã có mủ vỡ loét không nên dùng.

Dây Kim ngân (Kim ngân đắng) vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc yếu hơn Kim ngân hoa, có tác dụng thông kinh lạc, dùng trị các bệnh về gân, đau nhức, có thể phối hợp với Ty qua lạc (xơ mướp), Ý dĩ.


2. BỒ CÔNG ANH (Herba Lactucae Indicae)

Dùng toàn bộ phận trên mặt đất của cây Bồ công anh (Diếp đại, Cải trời) (Lactuca indica L.) hoặc (Taraxacum officimale Wigg. Bồ công anh Trung quốc), họ Cúc (Asterraceae)

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô

TVQK: Đắng, ngọt, lạnh qui kinh can, vị

TPHH: Có chứa lactucopicrin, lactucin là những glycosid đắng

CNCT: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

- Giải độc, tiêu viêm: chữa viêm tuyến vú kết hợp với Qua lâu, Một dược; chữa mụn nhọt hay kết hợp với Kim ngân hoa, Cam thảo; chữa viêm màng tiếp hợp cấp.

- Chữa viêm hạch, lao hạch hay phối hợp với hạ khô thảo, Mẫu lệ.

- Lợi niệu: chữa viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, phù thũng.

LD: 8 – 20gam/ngày. Nếu viêm tuyến vú dùng tươi nước uống, bã đắp có thể dùng đến 100gam/ngày


3. DIẾP CÁ (Herba Houttuyniae)


Dùng toàn cây trên mặt đất của cây Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.) họ Lá giấp (Saururaceae)

TH-CB:Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy nhẹ đến khô.

TVQK: Cay, lạnh qui kinh phế

TPHH: Tinh dầu, alcloid, flavon (quercetin), muối kali

TDDLHĐ: quercetin và muối kali có trong Bồ công anh có tác dụng lợi niệu. Dịch ép tươi có tác dụng ức chế tụ cầu vàng. Nước sắc 1:1 ức chế vi khuẩn viêm phổi, liên cẩu khuẩn tan huyết, trực khuẩn biển hình, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh.

Theo nghiên cứu của Phạm Xuân Sinh và Cao Văn Thu, dịch chiết cồn của lá Diếp cá tươi và khô ức chế 5 chủng vi khuẩn gram dương (B. subtiltis, sarcina lutea, Staphyto. Aureus, Streptococcus) và 6 chủng vi khuẩn gram âm (E. cloi, Proteus aeruginosa. Kicbsiella pneumonia, Sal. Typhi, Sh. Flexxneri, Pseudomonas aeruginosa).

Lê Khách Trai xác định Diếp cá có tác dụng trị rắn cắn.

CNCT: Thanh nhiệt tiêu độc, bài nùng, lợi thấp thông lâm.

- Thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng: dùng trong các trường hợp phế nhiệt, phế ung, phế có mủ, viêm khí quản, lao, ho ra máu, dùng 50g diếp cá tươi giã vắt lấy nước uống.

- Thanh thấp nhiệt ở đại tràng: trị tiêu chảy, kiết lỵ, thoát giang (lòi dom), trường hợp này dùng lá giã nát đắp vào hoặc xông rửa tại chỗ.

- Thanh nhiệt, giảng hỏa: dùng trong trường hợp sốt cao do viêm họng, sốt rét hoặc các nguyên nhân khác.

- Thanh thấp nhiệt bàng quang: dùng khi viêm bàng quang dẫn đến bí tiểu tiện. Rất có hiệu quả trên những cơ địa quen thuốc kháng sinh.

- Thanh can, minh mục: dùng trị chứng đau mắt đỏ, mắt có nhiều ghèn, viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm do vi trùng mủ xanh, dùng lá tươi uống trong và đắp ngoài.

LD: 12-20g khô, 50-100g tươi.


4. XẠ CAN (Rhizoma Belamcandae)

Lá thân rễ của cây Xạ can (Belamcanda chinensis (L) DC.) họ Lay ơn (Iridaceae).

TH-CB: Thu hái mùa Thu, dùng tươi hay phơi sấy khô. TVQK: Vị đắng, cay, tính hàn, có độc, quy kinh Phế, Can. TPHH: glycosid (belamcandin, tectoridin)

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu đờm.


- Thanh nhiệt, giải độc: dùng khi hầu họng sưng đau, thích hợp với chứng đờm nhiệt gây đau họng, dùng dịch chiết, dịch hãm của Xạ can để súc họng. Ngoài tác dụng trị viêm họng, còn có khả năng phòng ngừa tái phát, rất hiệu quả với những trường hợp viêm họng hạt, viêm họng mạn tính. Ngoài ra, Xạ can còn được dùng để trị các chứng ung độc, mụn nhọt, đặc biệt là nhọt vú thời kỳ đầu, dùng củ Xạ can, rễ Hoa hiên lượng bằng nhau, giã nhỏ, đắp vào chỗ sưng đau. Khi bị rắn cắn, giã nát củ tươi, nuốt nước, còn bã đắp lên vết thương.

- Giáng phế kí, hóa đờm bình suyễn: dùng trị ho nhiệt, có nhiều đờm đặc, khó thở do co thắt khí quản.

- Thông kinh hoạt lạc: dùng khi bế kinh đau bụng, sườn căng tức, chướng đầy.

- Lợi đại tiểu tiện: dùng khi đại tiểu tiện bí kết, lấy một củ Xạ can tươi 6g giã nát, vắt lấy nước uống.

LD: 4-12g

KK: Những người tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai không nên dùng.

Thuốc có vị cay tê, dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, không nên uống lúc quá đói. Có thể ngậm lá Xạ can tươi để trị viêm họng, tuy nhiên tránh ngậm nhiều, có thể gây phồng rộp niêm mạc miệng.


5. XUYÊN TÂM LIÊN (Herba Andrographis)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata

(Bum. F.) Ness), họ Ô rô (Acathaceae)

TH-CB: Thu hái mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. TVQK: Vị rất đắng, tính hàn, quy kinh Phế, Can, Tỳ. TPHH: Tanin, glycosid đắng.

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, táo thấp, thanh phế chỉ khái.

- Thanh nhiệt, giải độc: dùng trị ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn.

- Thanh tràng, chỉ lỵ: uống bột Xuyên tâm liên để trị viêm ruột, kiết lỵ

- Thanh phế, chỉ khái, lợi hẩu họng: dùng để trị viêm họng, viêm amidan, ho lao, ho gà.

- Thanh nhiệt, tảo thấp, sơ can tiết nhiệt: dùng trị can, đờm thấp nhiệt, viêm gan siêu vi, viêm đường tiết niệu.

LD: 4-16g

Không nên dùng kéo dài, vì Xuyên tâm liên rất đắng, có thể gây tổn thương tỳ

vị.


6. BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Herba Oldenlandiae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Lưỡi rắn (Oldenlandia corymbosa L.) họ Cà phê (Rubiaceae).

TH-CB: Thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

TVQK: Vị ngọt , nhạt, tính mát, quy kinh Can, Vị.

TDDLHĐ: Thuốc có tác dụng ức chế một số nấm gây ngứa ngoài da.

CNCT: Thanh nhiệt giải độc, tán ứ, hóa đờm.

- Thanh nhiệt giải độc : dùng trị viêm ruột thừa, viêm ruột, viêm gan, hoàng đàn, mụn nhọt

- Hoạt huyết, giảm đau: dùng khi vết thương ứ huyết, sưng đau, ngoài ra còn trị đau nhức xương khớp, có thể phối hợp với các thuốc trừ phong thấp.

- Thanh phế, hỏa đờm chỉ khái: trị ho do phế nhiệt. Để điều trị chứng viêm amidan, viêm họng có thể dùng Bạch hoa xả thiệt thảo 40g. Trần bì 6g sắc uống.

- Lợi niệu thông lầm: dùng khi viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu ít. Phối hợp với Cúc hoa, Kim ngân hoa.

LD: 4-12g


7. RAU SAM (Mã xỉ hiện) (Herba Portulacae)

Dùng toàn cây Rau sam (Portulaca oleracea L.), họ Rau sam (Portulacaceae).

TH-CB: Thu hái mùa hạ, thu, dùng tươi.

TVQK: Vị chua, tính hàn, quy kinh Vị, Đại tràng, Phế.

TPHH: protid, gluxit, muối K,P,Fe, các vitamin.

TDDLHĐ:Rau sam có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn đại tràng. Có tác dụng hưng phấn từ cung cô lập của chuột lang, chuột cống, thỏ.

CNCT: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chi huyết, lợi niệu.

- Thanh tràng, chỉ lỵ: dùng trị lỵ, viêm đại tràng, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với Cỏ sửa, Cỏ mực, sắc uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống.

- Giải độc, chống viêm: dùng trị mụn nhọt sưng đau, viêm da, đặc biệt trị viêm da lở ngứa có mủ. Dung dịch Rau sam tươi bôi vào vùng da bị viêm ngứa, hoặc đắp vào huyệt Nội quan để trị sốt rét.

- Thanh phế, chỉ khái: dùng trị lao, áp xe phổi, ho gà, có thể phối hợp với Diếp cá, Hoàng cầm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023