Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang


Hình 1.1:

Tác động của điều hành CSTT thông qua mở rộng lượng tiền

cung ứng tới sản lượng và giá cả của nền kinh tế

42

Hình 2.2:

Tam giác bộ ba bất khả thi

50

Hình 2.3:

Điểm cân bằng của mô hình IS - LM - BP

56

Hình 2.4:

CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển

dễ dàng

56

Hình 2.5:

CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển

không dễ dàng

57

Hình 2.6:

CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển

dễ dàng

58

Hình 2.7:

CSTK nới lỏng trong cơ chế tỷ giá cố định và vốn lưu chuyển

không dễ dàng

59

Hình 2.8:

CSTT nới lỏng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn

dễ dàng

60

Hình 2.9:

CSTT mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn

không dễ dàng

60

Hình 2.10:

CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn

dễ dàng

61

Hình 2.11:

CSTK mở rộng trong cơ chế tỷ giá thả nổi và lưu chuyển vốn

không dễ dàng

62

Hình 4.1:

Phản ứng của CSTT không trung hòa ảnh hưởng của cú sốc

tích cực

133

Hình 4.2:

Phản ứng của CSTT trung hòa ảnh hưởng của cú sốc tích cực

133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997, nền kinh tế Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có nhiều tiến bộ khi các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào là quốc gia được nhận định là có khả năng nắm bắt thời cơ, tạo nên những bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho một thời kỳ tăng tốc với quá trình hội nhập kinh tế nhanh chóng.

Nền kinh tế Lào bắt đầu hội nhập dần vào kinh tế thế giới kể từ năm 1989. Tuy nhiên quá trình cơ cấu hoạt động thương mại chỉ thực sự diễn ra từ sau khi Lào gia nhập ASEAN và AFTA vào tháng 7 năm 1997. Theo đó, Lào bắt đầu thực hiện Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung vào tháng 1 năm 1998 và hoàn thành vào năm 2008 bằng việc giảm mức thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN xuống còn 0-20% vào năm 2005 và xuống còn 0-5% vào năm 2008. Tháng 1 năm 2013, Lào đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Những cải cách về mặt thể chế khi Lào tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến khu vực tiền tệ và hệ thống ngân hàng tại CHDCND Lào có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quy mô của khu vực tiền tệ đã phát triển nhanh chóng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kể từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997. Hệ thống ngân hàng được khuyến khích mở rộng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã khiến số lượng các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng của CHDCND Lào tăng lên đột biến. Tín dụng đối với khu vực tư nhân lẫn Chính phủ đều tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển. Những vấn đề quan ngại khác như tình trạng đô la hóa phổ khoán CSTK lấn át CSTT, hệ thống ngân hàng mới chỉ phát triển về lượng nhưng trình độ phát triển về chất còn thấp, nền kinh tế có những dấu hiệu phát triển không bền vững khi phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tài nguyên, cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối thấp... Thực trạng này cùng với sự phát triển quá nhanh chóng của khu vực tiền tệ và hệ thống ngân hàng, mặc dù đem lại ích lợi cho tăng trưởng kinh tế, nhưng


lại đặt ra những khó khăn nhất định đối với Chính phủ Lào trong điều hành kinh tế nói chung và với Ngân hàng nước CHDCND Lào trong điều hành CSTT nói riêng.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn của Lào cùng với những biến động trong và ngoài nước đã đặt ra những yêu cầu, thuận lợi, cũng như những thách thức đối với công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng đã đề ra đường lối phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển trong năm 2020.

Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, khách quan nhằm nhìn nhận, đánh giá thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ đó có những giải pháp nhằm đổi mới công tác điều hành CSTT trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài "Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Về khía cạnh lý luận

- Hệ thống hoá các lý luận về CSTT như khái niệm, công cụ và mục tiêu;

- Hệ thống hoá các lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới công tác điều hành CSTT của NHTW;

- Hệ thống hoá các lý luận về điều hành CSTT của NHTW trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Về khía cạnh thực tiễn

- Trình bày bối cảnh kinh tế và môi trường hoạt động của CSTT tại Lào;

- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp triết học biện chứng được sử dụng trong nghiên cứu


khoa học nói chung, luận án sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để xử lý số liệu là các chỉ tiêu kinh tế, tiền tệ của CHDCND Lào. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các bảng biểu và hình vẽ để làm tăng thêm tính trực quan và sự thuyết phục.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CSTT, hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của CSTT tới nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào, căn cứ vào đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay.

5. Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận, luận án luận giải một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến CSTT và điều hành CSTT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt luận án đã hệ thống lý luận về tác động của CSTT tới nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các mô hình, luận án đã rút ra kết luận về khả năng tác động của CSTT tới nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế mở cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới công tác điều hành CSTT của NHTW.

Về mặt thực tiễn, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về điều hành CSTT tại CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã phản ánh trung thực và phân tích toàn diện sâu sắc thực trạng điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Đặc biệt luận án đã phân tích chi tiết thực trạng theo bốn giai đoạn cụ thể từ năm 1997 đến quý 2 năm 2002, từ quý 3 năm 2002 đến năm 2005, từ năm 2006 đến 2010, và từ năm 2011 đến nay nhằm làm rõ bối cảnh kinh tế vĩ mô, các biện pháp điều hành tương ứng và kết quả điều hành CSTT theo từng giai đoạn. Căn cứ vào những đánh giá về thành công và tồn tại trong điều hành CSTT trong các giai đoạn trên cùng với định hướng điều hành CSTT trong thời gian tới, luận án đã đề ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp


nhằm hoàn thiện điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 13 tiết:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Các nghiên cứu riêng rẽ về điều hành CSTT và hội nhập kinh tế quốc tế tại Lào không nhiều, đặc biệt nghiên cứu về công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào trong bối cảnh hội nhập vào kinh tế quốc tế gần như chưa được các tác giả trong và ngoài nước tiếp cận. Có thể trình bày một số nghiên cứu cơ bản liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của luận án như sau:

Khamkinh Phanthavong (2003), Đổi mới hệ thống ngân hàng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong nền kinh tế thị trường [10]. Luận án đã phân tích, hệ thống lý luận về ngân hàng từ quá trình ra đời và phát triển, vai trò của hệ thống ngân hàng với nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng đã được tác giả tổng hợp và phân tích nhằm vận dụng vào quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng của CHDCND Lào. Trên cơ sở đánh giá năng lực tổ chức bộ máy của Ngân hàng nước CHDCND Lào, tác giả đã chỉ ra những hạn chế căn bản như thẩm quyền trong hoạch định CSTT quốc gia ở mức thấp, thiếu hệ thống pháp luật, quy định, quy chế để quản lý, chưa có chính sách phát triển ngân hàng phù hợp, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào một cách toàn diện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một phần là do trong phạm vi khoảng thời gian nghiên cứu, nền kinh tế Lào chưa hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới.

Mi Moua (2003), Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào [15], đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng và những tồn tại cần phải giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và khu vực, tác giả đã rút ra bài học về tín dụng ngân hàng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào.


Luận án đã phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng tại Lào gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để chỉ ra những thành công và tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất kiến nghị tập trung đổi mới hệ thống thanh tra giám sát, đổi mới chính sách cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt, cần tách tín dụng thương mại ra khỏi tín dụng chính sách để bảo đảm chất lượng các khoản tín dụng và tạo điều kiện điều chỉnh cơ cấu lại tín dụng.

Watanabe Shinichi (2006), Đô la hoá, kiều hối và chính sách tiền tệ tại Campuchia, CHDCND Lào và Việt Nam [77], đã mô tả tình trạng đô la hoá tại ba quốc gia láng giềng này và ảnh hưởng của nó tới hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều hành CSTT. Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2004, tác giả chỉ ra hai quốc gia Campuchia và CHDCND Lào có mức độ đô la hoá cao khi tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán lên tới 60-70%. Đây được cho là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài khoá sau khi CHDCND Lào thực hiện các biện pháp tài khoá và tiền tệ mở rộng để giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, dẫn tới tình trạng lạm phát cao, lòng tin vào nội tệ suy giảm và đồng nội tệ bị mất giá mạnh. Hệ luỵ của tình trạng đô la hoá phổ biến khiến cho NHTW của các quốc gia này không thể kiểm soát được lượng cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế hơn nữa, đồng thời mức độ độc lập trong điều hành chính sách lãi suất của NHTW cũng bị giảm xuống do mức lãi suất ngoại tệ trong nước phụ thuộc vào lãi suất ở nước ngoài. Hiệu quả của CSTT vì thế mà bị giảm đi đáng kể. Mặc dù tình trạng đô la hoá đã giảm xuống trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm còn 42,5% vào năm 2012 nhưng vẫn ở mức cao so với Việt Nam, ở mức 11-12%. Điều này là vì Ngân hàng nước CHDCND Lào chưa triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp và đồng bộ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng triển khai trong giai đoạn năm 2011 - 2013.

Patricia và Alicia (2008), Đô la hoá và chống đô la hoá: hệ quả đối với chính sách tiền tệ [70]. Nghiên cứu này đã làm rõ khái niệm đô la hoá, xu hướng đô la hoá hiện nay tại các quốc gia ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Isarel và Nga và phân chia các quốc gia thành từng nhóm có tình trạng đô la hoá cao, trung bình, và thấp. Theo đó, Lào và Campuchia được xếp vào nhóm các quốc gia có tình


trạng đô la hoá cao.

Phouphet Kyophilavong (2009), Đánh giá chính sách vĩ mô của Lào [22], cho thấy Chính phủ CHDCND Lào đã theo đuổi mục tiêu tăng trưởng hơn là mục tiêu ổn định vĩ mô nhằm nhanh chóng thoát khỏi nhóm các quốc gia kém phát triển vào năm 2020. CSTT của Lào được điều hành bởi Ngân hàng nước CHDCND Lào thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp lẫn gián tiếp nhưng không có các mục tiêu và kênh truyền dẫn rõ ràng. Cụ thể, Ngân hàng nước CHDCND Lào chủ yếu dựa vào các công cụ trực tiếp, bao gồm kiểm soát lãi suất huy động và cho vay, trần tăng trưởng tín dụng trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Chỉ tới năm 1999, nghiệp vụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc mới được đưa vào áp dụng. Ngân hàng nước CHDCND Lào đã điều hành CSTT với lượng tăng cung tiền hàng năm là mục tiêu trung gian của CSTT được xác định thông qua đẳng thức số lượng tiền tệ. Các mục tiêu hoạt động bao gồm lượng tiền dự trữ và lãi suất ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. Công tác điều hành CSTT tại Lào có những khó khăn nhất định xuất phát từ các thực trạng như Lào là một quốc gia có tình trạng đô la hoá cao, thời gian ban hành chậm trễ và mức độ minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện CSTT không hiệu quả, hệ thống tài chính kém phát triển khiến cho quá trình thông tin và truyền dẫn CSTT bị giảm hiệu quả, mức độ phát triển các công cụ điều hành và thị trường tiền tệ liên ngân hàng khá hạn chế. Thông qua nghiên cứu định lượng, tác giả đã chỉ ra giảm tỷ giá và mở rộng cung tiền không hề mang lại tăng trưởng kinh tế cho Lào, mà trái lại có ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách ổn định kinh tế tốt hơn là chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Milan và Ekaterina (2010), Phát triển của Lào thông qua việc mở rộng nhanh chóng khu vực tài nguyên tự nhiên: Những thử thách và lựa chọn chính sách cho CHDCND Lào [17]. Nghiên cứu cho thấy khu vực khai thác và xuất khẩu tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Lào. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào khu vực này trong thời gian dài nhưng lại thiếu chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn đã đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Lào. Cụ thể, thu nhập dồi dào từ việc xuất khẩu tài nguyên đang có xu hướng được sử dụng cho việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thay vì được sử dụng để nhập khẩu

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí