Ảnh Hưởng Của Thói Quen Khi Sử Dụng Giới Từ Chỉ Không Gian


20

auf sie

243

vào

273

21

auf einen über der Nadel angebrachten Spiegel

272

vào tấm gương gắn phía trên cái kim

305

22

auf die Stadt

284

vào thành phố

318

23

auf keiner Karte

129

trong bản đồ nào

145

24

auf Bildern

185

trong tranh

208

25

auf einem alten Kupfertisch

273

trong một bức khắc đồng

306

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 20

Theo khái niệm “đường bao” có một không gian tồn tại quanh đối tượng tham chiếu như là vùng bao quanh mà được giới hạn bởi không gian khác thông qua đường bao. Theo đó vị trí của đối tượng được định vị được biểu thị là “trong” khi ở bên trong phạm vi của đối tượng tham chiếu. Giới từ chuyển động “auf” ở số 23, 24, 25 được dịch là “trong” mặc dù đối tượng được định vị không ở trong đối tượng tham chiếu. Giới từ tĩnh tại “auf” ở số 7, 9 được dịch là “vào” trong tiếng Việt. Lý do vì là động từ trong các văn bản nguồn tiếng Đức không mô tả hướng, trong khi đó bản dịch chỉ hướng và yêu cầu giới từ chỉ phương hướng chuyển động, cụ thể là “vào. Ở các số khác, giới từ chỉ phương hướng chuyển động “auf” trong tiếng Đức được dịch là “vào, giới từ này mô tả hướng chuyển động của đối tượng được định vị trong vùng xung quanh của đối tượng tham chiếu, Ví dụ: “auf seine Taschenuhr sehen” có nghĩa trong tiếng Việt là “nhìn vào mặt đồng hồ”.

Ở số 1 không chỉ nói về khái niệm “đường bao” mà còn giải thích để bản dịch mang tính Việt Nam hơn. Văn bản nguồn ghi là “im (trong) Bett (giường)” và được dịch sang tiếng Việt thành “trong (in) chăn (Decke)”. Giới từ in luôn phù hợp với giới từ “trong” vì sự biểu thị đối tượng tham chiếu được giải thích.

4.1.2.4. Ảnh hưởng của thói quen khi sử dụng giới từ chỉ không gian

Mặc dù việc lựa chọn một giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt đối với một giới từ tiếng Đức được giải thích trong nhiều tình huống khác nhau nhưng ta phải chấp nhận trong nhiều trường hợp việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm không có sự giải thích nào rõ ràng vì không có nguyên tắc cho việc đó. Trong luận án trên đây chỉ một số câu ví dụ được phân tích trong văn phạm.

Nhóm giới từ “auf dem Orinoko” [78, tr.165] được dịch thành “Orinoco”, [36, tr.188] tuy nhiên “auf dem Orinoinsel” [78, tr.172] trong tiếng Việt có nghĩa là “trên hòn đảo Orinoco” [36, tr.193]. Mặc dù đối tượng tham chiếu trong hai nhóm giới từ và mối quan hệ không gian tạo ra là giống nhau nhưng hai từ ở Việt Nam khác nhau

” và “trên” được sử dụng cho giới từ tiếng Đức “auf. Theo thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm, giới từ “” thường đứng trước tên riêng và theo cách chung chỉ rõ địa điểm “ở Orinoco”. Nếu đặc điểm của đối tượng tham chiếu được thêm vào, cụ thể “hòn đảo” (Insel) thì mối quan hệ không gian được mô tả chi tiết: “trên hòn đảo Orinoco”.

Giới từ “auf” trong nhóm “auf der Brust” [78, tr.213] được dịch sang tiếng Việt là “trước” (vor) vì sự khác nhau khi nhận thức không gian. Sự khác nhau này cũng được thấy trong “in seinen Schatten” [78, tr.301]. Đối tượng được định vị ở trong bóng, nhưng mối quan hệ không gian được diễn tả bằng giới từ chỉ địa điểm “dưới. Có lẽ người Việt Nam cho rằng bóng của cái cây đến và họ coi “bóng” như là một phần của cái cây. Khi đối tượng được định vị đứng dưới cái cây thì mối quan hệ không gian giữa đối tượng và “bóng” được mô tả bằng giới từ “dưới.

Giải thích này cũng được áp dụng đối với nhóm giới từ “im weiβen Mittagslicht” [78, tr.4]. Mối quan hệ không gian “in” được phản ảnh thông qua giới từ “dưới” trong tiếng Việt.

4.2. Một số nhận xét

- Sự giống nhau của giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức và tiếng Việt:

Giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt và tiếng Đức giống nhau ở cách phân loại và mặt ngữ nghĩa. Giới từ chỉ địa điểm ở hai ngôn ngữ được chia thành hai nhóm là giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và giới từ chỉ phương hướng chuyển động. Nhận thức về không gian mà được miêu tả thông qua chính giới từ chuyển đổi tiếng Đức và bản dịch của chúng trong tiếng Việt cũng mang điểm giống nhau.

- Sự khác nhau của giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức và tiếng Việt:

Giới từ chỉ địa điểm trong hai ngôn ngữ trước hết khác nhau về số lượng. Về loại hình hình thái khác nhau nên trong tiếng Đức chỉ có 23 giới từ chỉ địa điểm, trong khi đó số lượng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt là 32.

Đặc biệt sự khác nhau giữa giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt và tiếng Đức còn nằm ở cách sử dụng, thông qua những điều sau:

4.2.1. Ảnh hưởng của khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”

Trong tiếng Việt, vị trí của đối tượng được miêu tả thông qua giới từ trên, nếu đối tượng cao hơn phạm vi đầu, ví dụ: bầu trời, không khí, ... Ngược lại, giới từ “dưới” mô tả cái gì đó trong hoặc dưới phạm vi chân, ví dụ: đất, lỗ .... Theo khái

niệm này vị trí của người nhìn/người nói đóng một vai trò quan trọng mà không xuất hiện trong tiếng Đức. Giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức chỉ mô tả mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu.

(242) Chim bay trên trời.

(Vögeln fliegen im Himmel.)

Giới từ chỉ phương hướng chuyển động “lên” và “xuống” cũng thuộc khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”.“Lên” không diễn tả hướng trên hoặc bên trên cái gì mà là hướng ở độ cao, lên bầu trời ... “Xuống” diễn tả hướng ngược lại, từ trên xuống dưới.

4.2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý

Các diễn đạt, ví dụ: trên núi (auf dem Berg), dưới biển (im Meer) không chỉ theo khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” mà còn tùy theo đặc điểm địa lý. Các hiện tượng tự nhiên như “núi” hoặc “biển” được xếp vào phạm vị “phạm vi đầu” hoặc “phạm vi cuối” theo đặc điểm địa lý của chúng. Người Việt sử dụng giới từ chỉ địa điểm động “trên” (auf/ über), “dưới” (unter) và giới từ chỉ phương hướng chuyển động “lên, xuống” trước tên riêng của địa điểm tùy thuộc vào đặc điểm địa lý của chúng.

(243) Dưới Hải Phòng (in Hai Phong), Xuống Hạ Long (nach Ha Long.)

(244) Trên Điện Biên (in Dien Bien), Lên Cao Bằng (nach Cao Bang)

Các thành phố như Hải Phòng, Hạ Long ... được đi với giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “dưới” và giới từ chỉ phương hướng chuyển động “xuống, vì ở các thành phố này có nhiều hồ và biển. Vị trí của đối tượng được định vị trong các thành phố mà có nhiều núi như Điện Biên, Cao Bằng .... được biểu thị bằng giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “trên” và giới từ chỉ phương hướng chuyển động “lên.

Không chỉ “trên, dưới, lên, xuống” có thể mô tả mối quan hệ giữa đối tượng được định vị và địa điểm có tên riêng. Trước các tên riêng cũng có các giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “trong, ngoài” và giới từ phương hướng “vào, ra.

(245) trong/ vào Nam, ngoài/ ra Bắc

Miền Nam Việt Nam nhỏ hơn miền Bắc, do đó miền Nam so với miền Bắc như là một không gian đóng và miền bắc được coi là một không gian mở. Mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và các địa điểm này được xác định thông qua, liệu địa điểm đóng hay mở. Đặc điểm “mở” có ở những nơi như: đồng (Felder), biển (Seen), đường ...

Ngược lại trong tiếng Đức, trước tên riêng biểu thị địa điểm, chỉ có giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “in” và giới từ chỉ phương hướng chuyển động “nach”.

4.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội

Thông qua giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt hệ thống phân cấp xã hội được biểu thị, điều này khác với giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức.

(246) Dưới quê (auf dem Land), Trên thành phố (in der Stadt), Trên Bộ Giáo dục (im Ministerium für Bildungswesen).

Mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và địa điểm được mô tả thông qua giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “dưới” hoặc giới từ chỉ phương hướng chuyển động “xuống, khi địa điểm thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn. Trước địa điểm có tầng lớp xã hội cao hơn, giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “trên” hoặc giới từ chỉ phương hướng chuyển động “lên.

4.2.4. Ảnh hưởng của khái niệm “đường bao”

Đối với nhận thức không gian người Việt có suy nghĩ rằng xung quanh mối đối tượng có một không gian mà thuộc về đối tượng và đường bao của cơ thể giới hạn phân biệt với không gian khác. Nếu đối tượng được định vị nằm trong không gian này thì vị trí của nó được diễn tả bằng “trong” đối với đối tượng tham chiếu. Hướng trong không gian này được biểu thị bằng “vào. Không gian được tạo ra bằng “đường bao” là không rõ ràng, dó đó giới từ “an” và “neben” trong nhiều trường hợp được dịch sang tiếng Việt là “trong” và “vào” theo khái niệm này.

(247) Dán tem vào phong bì.

(Briefmarken an den Umschlag kleben.)

4.2.5. Sự khác nhau chi tiết khi nhận thức về không gian

Giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức khác với giới từ tiếng Việt thông qua sự khác nhau chi tiết về nhận thức không gian. Mặc dù có sáu giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt “bên/ cạnh/ bên cạnh/ gần/ sát, nhưng chỉ hai giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức “neben” và “an” là phù hợp, điều này luôn luôn khó khi xác định khoảng cách giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. Chỉ với giới từ “sát” ta mới biết sự tiếp xúc giữa đối tượng tham chiếu và đối tượng được tham chiếu. Đặc điểm “tiếp xúc” trong 5 giới từ tiếng Việt khác không đóng vai trò gì.

Ngược lại giới từ chỉ địa điểm “neben” và “an” có thể được phân biệt khi nhận thức về không gian, cụ thể “an” diễn tả sự chạm nhau giữa các đối tượng, trong khí đó đối với “neben” ta không thấy sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc giữa hai đối tượng phân biệt hai giới từ chỉ địa điểm “auf” và “über, các giới từ này có thể phù hợp với giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “trên” hoặc giới từ chỉ phương hướng chuyển động “lên. Ở đây sự tiếp xúc không được coi là tiêu chí.

4.2.6. Thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm

Theo phân tích giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức ta rút ra rằng sự nhận thức về không gian của người Đức phụ thuộc vào mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu. Trong hầu hết các trường hợp thì việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm có thể được chấp nhận. Ngược lại, việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt cũng một phần do thói quen nói của người Việt Nam. Vì lý do này nên việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt không luôn luôn được giải thích rõ ràng.

- Trong luận án này, chúng tôi cố gắng mô tả không chỉ lý thuyết mà còn so sánh thực tiễn thông qua kết quả của nghiên cứu văn phạm trong tiếng Đức và tiếng Việt. Việc sử dụng giới từ trong tiếng Đức “in” và “auf” có khuynh hướng rằng giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại nhiều hơn với 536 giới từ. Ngoài ra giới từ chỉ địa điểm “in” xuất hiện nhiều hơn so với “auf. Trong 572 giới từ chỉ địa điểm tiếng Đức “in” và “auf, thì 132 giới từ (20,08%) được chuyển sang tiếng Việt thông qua phương tiện ngôn ngữ khác. Sự khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong hai ngôn ngữ có ở 367 trường hợp, chiếm 64,14% của các bản dịch. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp được xem xét đến vì khuôn khổ giới hạn của luận án. Trong 367 trường hợp dịch, khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” được áp dụng cho 66 trường hợp (17,98%). Khái niệm “đường bao” ảnh hưởng đến việc dịch sang tiếng Việt của 25 giới từ tiếng Đức (68,1%), 20 bản dịch (5,54%) dựa theo đặc điểm địa lý.

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để dạy tiếng Đức, ví dụ như trong giờ học tiếng Đức như là ngoại ngữ hoặc giờ học biên phiên dịch. Từ nghiên cứu ta thấy rằng nhiều câu hỏi chúng tôi không thể giải quyết trong khuôn khổ luận án này mà vẫn còn để mở. Chúng có thể được tiếp tục trả lời trong các nghiên cứu khác, ví dụ: trong trường hợp nào giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức không nên được chuyển bằng giới từ chỉ địa điểm khác trong tiếng Việt.

4.3. Tiểu kết

Như đã mô tả ở trên rằng giới từ tiếng Việt “trên” và “trong” thường được dịch thành giới từ tĩnh tại “auf” và “in, lên” và “vào” phù hợp với giới từ chuyển động. Ngoài ra có tổng số 367 giới từ tiếng Đức “in” và “auf, mà được chuyển sang các giới từ khác trong các tình huống mang nghĩa khác nhau. Lý do là vì sự khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức và tiếng Việt. Khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” ảnh hưởng đến 66 trường hợp dịch (17, 98%). 25 giới từ tiếng Đức (6,81%) được dịch sang tiếng Việt theo khái niệm “đường bao”. Sự khác nhau về đặc điểm địa lý dẫn đến 20 trường hợp (5,45%) được dịch sang giới từ khác. Trường hợp còn lại được dịch sang giới từ tiếng Việt do thói quen sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt hoặc ý nghĩa của nhiều giới từ tiếng Việt trong văn phạm mang tính chung, Ví dụ: “đến/ tới” biểu thị mục đích chung của hành động và phù hợp với hầu hết các giới từ chỉ phương hướng chuyển động. Giới từ “” cũng phù hợp với giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “in” trong hầu hết mọi trường hợp, vì nó chỉ ra rằng người nói hoặc người nhìn, đối tượng tham chiếu và đối tượng được tham chiếu xuất hiện ở vùng xung quanh. Về độ dài giới hạn của luận án nên các trường hợp này không được bàn đến chi tiết.

Ở chương 4, tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể những điểm tương đồng và khác biệt về những hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian “auf/ in”, trong tiếng Đức với “trên/ trong” trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Những kết quả mà chương IV có được giúp cho chúng ta hiểu rõ được những điểm tương đồng và dị biệt trong cách định hướng không gian, sự tri nhận không gian nhìn từ góc độ ngôn ngữ học được thể hiện trong tư duy của người bản ngữ trong hai ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các giới từ không gian “auf/ in” trong tiếng Đức và các biểu hiện tương ứng “trên/ trong” trong tiếng Việt.

KẾT LUẬN

Với những kết quả nghiên cứu đã được trình bày cụ thể qua các chương trong quá trình thực hiện luận án “Đối chiếu giới từ chỉ không gian „auf/in‟ trong tiếng Đức với „trên/trong‟ trong tiếng Việt”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Các giới từ định vị không gian auf/ in với tư cách là một tiểu hệ thống trong hệ thống giới từ như đã đề cập ở chương 1, (một từ loại có tính chức năng với những biểu hiện phức tạp, đa dạng về ngữ nghĩa và cách dùng), là một phần đóng vai trò rất quan trọng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chứa đựng các yếu tố mang tính tri nhận, văn hóa, ...trong cách thức mà người bản ngữ “thiết kế lại” thế giới bên ngoài và đưa vào trong ngôn ngữ. Mặt khác, cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngôn ngữ học tri nhận, với những ưu thế sẵn có của mình, các giới từ định vị không gian thường được đưa ra nghiên cứu, so sánh đối chiếu qua các ngôn ngữ nhằm làm nổi bật sự đa dạng, phong phú, thậm chí khác biệt về các khuôn tri nhận về thế giới giữa các ngôn ngữ, giữa các nền văn hóa khác nhau. Do đó, một nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức với tiếng Việt dù còn nhiều giới hạn và khiêm tốn nhưng có thể đóng góp nhỏ những nhận thức hữu ích theo định hướng này.

2. Ở chương 2, việc phân tích về đặc điểm ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt đã cho thấy có một số lượng khá lớn những cách thức sử dụng chúng chịu sự chi phối của các tập quán tri nhận không gian của người Đức trong sự tương ứng với tiếng Việt. Phạm vi ngữ nghĩa được thể hiện bởi các giới từ không gian có liên quan tới sự chuyển dịch auf/ in trong tiếng Đức và các biểu hiện tương đương trên/trong trong tiếng Việt bao hàm các hệ thống ngữ nghĩa có cấu trúc, với từng yếu tố trong từng hệ thống đó kết nối với yếu tố khác (hay các yếu tố khác) bởi kiểu quan hệ hay mối liên hệ tri nhận nào đó. Và nội dung quan trọng nhất ở chương 2 để nói đến phạm vi của những cách thức sử dụng giới từ định vị không gian thuần túy mang tính định vị.

3. Nội dung nghiên cứu được trình bày cụ thể ở chương 3 về cơ sở tri nhận của auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt nhằm phục vụ hai mục đích quan trọng. Một là, giúp cho những người học tiếng Đức quan tâm đến phạm vi này có được sự hiểu biết sâu thêm, cụ thể hơn về những cách thức sử dụng khác nhau của hai giới từ auf/in. Hai là, làm cơ sở cho việc nghiên cứu so sánh đối chiếu về

cơ chế tri nhận sự định vị không gian giữa tiếng Đức và tiếng Việt trong những phạm vi hữu quan. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian nói chung và các giới từ không gian “auf/in” trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt. Qua quá trình đối chiếu về cơ chế tri nhận định vị không gian giữa hai ngôn ngữ đã nói lên được những nét tương đồng và khác biệt nhất định từ chiến lược định vị không gian, các kiểu định vị, cho đến trường hợp định vị cụ thể. Những sự khác biệt được thể hiện khái quát ở chương 3 cho thấy một bức tranh so sánh đối chiếu định vị không gian tuy không mang tính toàn cảnh nhưng cũng nói lên được sự phức tạp và đa dạng giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Và sự khác biệt này đến từ hai phía với những chiến lược định vị trực tiếp và gián tiếp. Thông thường trong tiếng Việt có sự khác biệt lớn với tiếng Đức về phạm vi định vị không gian theo chiến lược định vị gián tiếp mà không phải trực tiếp. Sự khác biệt này thể hiện qua tính thuyết minh, diễn giải, ... mà không thể truyền đạt qua hình thức đối dịch bằng văn bản.

Như vậy, những điểm tương đồng và khác biệt giữa người Đức và người Việt trong sự định hướng không gian, trong cách biểu thị các tình huống có liên quan tới các giới từ không gian nói chung và các từ không gian “auf/in” trong tiếng Đức với “trên/trong” trong tiếng Việt nói riêng đều liên quan đến ba mối quan hệ, gồm: mối quan hệ giữa con người với không gian vật lí của thế giới khách quan xung quanh con người, mối quan hệ giữa con người với không gian văn hóa – xã hội, và mối quan hệ giữa con người với không gian tâm lí của con người. Những điểm khác biệt thể hiện qua những ảnh hưởng đặc điểm về địa lí, văn hóa, xã hội, thói quen, lối sống, phong tục, tập quán, cách nhìn nhận, của người Đức có nhiều điểm khác biệt so với người Việt. Nhưng dù là mối quan hệ nào, sự tương đồng và khác biệt nào thì con người vẫn đóng vai trò là trung tâm của vũ trụ.

4. Những kết quả nghiên cứu của chương II và chương III đã tạo ra những tiền đề khoa học cần thiết cho phạm vi nghiên cứu mang tính thực tiễn ở chương IV là những khảo sát cách sử dụng những giới từ auf/in trong tác phẩm Đo thế giới với bản dịch tiếng Việt.

5. Như đã trình bày ở phần mở đầu của luận án, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ cố gắng sử dụng một mô thức so sánh đối chiếu về đặc điểm định vị giới từ không gian giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Các kết quả nghiên cứu được trình bày cụ

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí