Từ Không Gian Vật Chất Đến Không Gian Thiêng [16, Tr.66]


cơ sở đầu tiên để hình thành nên tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và cộng đồng với niềm tin tín ngưỡng là nhân tố quyết định sự hình thành tín ngưỡng. Nhờ lối suy nghĩ giản dị và trí tưởng tưởng phong phú mà con người mới hình dung sáng tạo ra các vị thần có sức mạnh siêu nhiên hoàn toàn vượt xa khả năng của họ. Chính vì thế, ngay từ khi các vị thần trong tín ngưỡng được hình thành, người dân đã bắt đầu có những câu chuyện kể truyền miệng về sự tích của vị thần đó với những yếu tố kỳ ảo, thần thánh hóa khiến vị thần trở nên linh thiêng, những câu chuyện đó được gọi chung là truyền thuyết. Kể từ khi Đức Thánh Tản được người dân tôn thờ, họ đã xây dựng thêu dệt nên các sự tích xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp, công lao của Ngài thông qua các yếu tố thần kỳ, kỳ ảo. Để từ đó giá trị của Đức Thánh Tản tăng lên và hình tượng Đức Thánh Tản mang trong mình những vẻ đ p của một vị anh hùng với những sức mạnh phi thường vượt xa khỏi sức mạnh tầm thường của con người. Như vậy, các truyền thuyết đã làm tăng thêm giá trị của tín ngưỡng và khiến người dân càng thêm tin tưởng vào vị thần mà mình tôn thờ.

3.2.1.2. Thiêng h a nhân vật phụng thờ

Có thể nói, không có các vị thánh thần thì không có lễ hội truyền thống và không có yếu tố nào hình thành mạng lưới xã hội bền vững như niềm tin tín ngưỡng. Thánh, thần là đối tượng tôn thờ, thiêng hóa của cộng đồng làng và người ta tiến hành lễ hội cũng không ngoài mục đích đó. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền “Thiêng hóa nhân vật phụng thờ là công việc tất yếu, để gửi gắm niềm tin của con người, để vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng. Khởi thủy là niềm tin tín ngưỡng, không có niềm tin tín ngưỡng, sẽ không có lễ hội. Cũng chính niềm tin tín ngưỡng ấy khiến con người luôn mong muốn nhân vật họ phụng thờ phải thiêng liêng” [12; tr.149]. Tác giả Dương Văn Sáu [93] đã cụ thể hóa cái thiêng thành các yếu tố:

(1) Thời gian thiêng

(2) Không gian thiêng

(3) Lễ vật thiêng

(4) Con người thiêng

(5) Cử chỉ, động tác, nghi thức và nghi lễ thiêng

(6) Trang phục thiêng

(7) Ngôn ngữ, văn tự thiêng

Có thể khẳng định nhân vật phụng thời Đức Thánh Tản đã được thiêng hóa bằng cả thời gian, không gian, lễ vật, tiểu sử hành trạng, cử chỉ động tác, nghi thức, nghi lễ, trang phục cũng như ngôn ngữ văn tự… Trong luận án, NCS nhấn mạnh đến ba yếu tố chính, đó là: tiểu sử hành trạng của nhân vật phụng thờ, thời gian cũng như không gian của tín ngưỡng và lễ hội.


+ Thiêng hoá tiểu sử hành trạng Đức Thánh Tản

Sự thực, núi Ba Vì cao 1.2 1m, núi Tam Đảo cao 1.5 1m. Vì Sơn Tinh - thần núi Ba Vì đã được nhân dân tôn vinh nên ngọn núi Ba Vì cũng được nhân dân xứ Đoài tôn cao trong tâm thức, được xem như ngọn núi M . Quanh ngọn núi M , con cháu từ bao đời đã lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về vị thần núi Sơn Tinh. Cuộc đời, hành trạng, chiến công của thần rất hiển hách. Thần lại gần gũi, gắn bó với nhân dân, luôn giúp dân diệt trừ hiểm họa, vượt qua nhiều phen nguy khốn. Nhiều phong tục tập quán ở Đền Và được hình thành trong mối quan hệ giữa thần với nhân dân. Tên của các làng như Vân Gia, Phù Sa, Phú Nhi và Ngự Dội đều liên quan đến hành trạng của thần. Như vậy, trên nền của văn hóa dân gian, vị thần núi Sơn Tinh đã được nhân dân đồng hóa. Đó cũng là cách nhân dân ý thức lại những giá trị, sự nghiệp của chính mình. Biểu tượng Đức Thánh Tản vốn được kết tinh từ những giá trị, sự nghiệp của nhân dân nên có sức trường tồn. Đương nhiên, nhiều hội làng xứ Đoài xưa không phải được hình thành do tục thờ Đức Thánh Tản mà còn có nhiều vị thần khác nhưng hội Đền Và ở Sơn Tây tổ chức hàng năm Xuân Thu nhị kỳ và cứ ba năm tổ chức hội lớn một lần vào các năm Tí - Ngọ - Mão - Dậu được coi là hội lớn nhất xứ Đoài. Vào ngày hội mùa thu (15/09) Đả Ngư, trên đoạn sông Tích từ Thượng Cầu Vang đến Hạ Mả Mang dân các làng ùa ra sông cùng đánh bắt cá tập thể. Những con cá chép bắt được trong ngày hội gom lại 99 cái con làm món ăn dâng lên Thánh Tản, diễn lại tích xưa Thánh Tản đã dạy dân kéo vó được một mẻ cá chép 99 con rồi chế biến thành các món ăn cho làng. Có thể thấy, quá trình con người lao động, sinh tồn, phát triển tư duy và không ngừng nhận thức hiện thực khách quan đã sáng tạo ra một vị thần núi Ba Vì, thần thoại hóa từ nhiên thần đến nhân thần. Chịu sự chi phối của của các nhà Nho phong kiến chép lại truyện dân gian, vị thần núi đã được cụ thể hóa là một con người bằng xương bằng thịt, có nhân thân, quê quán, quá trình tu dưỡng, công trạng gần gũi với người đời có tên là Nguyễn Tuấn. Nhân dân không nhìn nhận vị thần ấy thuần tuý là một vị thần mà trong quá trình hư cấu sáng tạo đã thổi sinh khí lịch sử dân tộc vào vị thần Sơn Tinh khiến thần trở thành biểu tượng cao đ p của tinh thần dân tộc.

+ Thiêng h a thời gian

Như đã phân tích ở trên, lễ hội Đền Và được tổ chức để tưởng nhớ vị Thánh - người đã có công chống lại thiên tai, dạy dỗ và truyền nghề. Theo tác giả Đoàn Minh Châu, bản chất chung của lễ hội “là một hình thức thần thánh hóa, linh thiêng hóa một nhân vật hay một sự kiện xã hội nào đó, nên thời điểm diễn ra lễ hội cũng được dân gian linh thiêng hóa” [15, tr.70]. Như vậy, thời gian mở hội Đền Và là một hoạt động mang tính chất tín ngưỡng. Bởi ngoài yếu tố nông nhàn (mùa xuân và mùa thu - thời gian mốc cho chu kỳ sản xuất và đời sống) thì đó còn là thời gian thiêng - liên quan đến câu chuyện về Đức Thánh Tản. Vì thế, rất


dễ hiểu khi trong lễ hội Đền Và tồn tại những câu chuyện hay nghi thức về tính thiêng của thời gian. Ngày 15 tháng Giêng hàng năm là ngày tổ chức lễ hội Đền Và tháng Giêng, vì theo thần tích, đó là ngày Đức Thánh Tản hóa về trời cùng vợ và bố vợ. Ngày 15 tháng Chín hàng năm là ngày tổ chức lễ hội Đả ngư bởi ngày này năm xưa chính là ngày Tản Viên đã giúp ông lão đánh cá. Lễ hội Đền Và rằm tháng Giêng và tháng Chín được tổ chức hàng năm. Năm 2020 do Covid-19 nên lễ hội đã bị hoãn, nếu không thì cũng sẽ được tổ chức lớn như năm 2017, bởi cứ 3 năm 1 lần được coi là chính hội. Vào năm 2017, ông Nguyễn Đình Lâm cho biết: “Đây là năm đầu tiên lễ hội Đền Và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vì vậy các ban ngành đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương xác định tổ chức lễ hội Đền Và đảm bảo đúng theo truyền thống, vừa an toàn, lành mạnh, gắn kết, tiết kiệm; qua đó duy trì những giá trị văn hóa mà cha ông đã chắt lọc qua ngàn đời” [Phỏng vấn ông L, phó Trưởng BTC lễ hội năm 2017, 02/2017]. Bắt đầu từ sáng ngày 13 tháng Giêng, mọi công việc chuẩn bị cho lễ rước như trang hoàng, bày biện ở trong và quanh khu vực đền đã được làng Vân Gia sở tại hoàn tất. Buổi chiều, các thôn cho người rước kiệu và lễ vật của thôn mình về tập trung trước sân đền. Ngay từ 3h sáng, ngày 14/2 (15/1 âm lịch), đoàn rước kiệu Thánh ở Đền Và đã tiến hành các nghi lễ và bắt đầu khởi hành.

Ngoài ra, trong các ngày lễ hội, ý thức về giờ thiêng cũng được dân làng thể hiện khá rò trong cách chọn giờ thực hiện những nghi lễ chính. Cờ lệnh thực chất là lá cờ đại gặp gió nổi lên, phất đuôi cờ về phía Bắc (hướng có đền Ngự Dội) thì thuyền sẽ cập bến để rước Thánh sang làm lễ bên đền Ngự Dội và phất đuôi cờ về phía Nam (hướng bên kia sông, nơi có Đền Và) thì sẽ làm lễ triệu hồi về Đền Và nơi Thánh ngự. Tại lễ hội Đền Và, vào năm chính Tý - Ngọ - Mão - Dậu sẽ có nghi lễ rước từ Đền Và đi qua sông để sang đền Ngự Dội. Năm 2017 khi NCS điền dã lễ hội thì đến khoảng 11 giờ trưa kiệu đến cảng Sơn Tây để qua sông Hồng sang đền Ngự Dội. Thời gian để đi qua sông Hồng thường chỉ mất từ 10 cho đến 15 phút nhưng thường đoàn thuyền mất hơn 1 tiếng để sang bên kia sông Hồng, bởi thuyền sẽ dạo quanh sông Hồng khoảng hai đến ba lần như một sự tái hiện lại chuyến ngao du của Đức Thánh Tản năm xưa để thăm thú cảnh đ p và dạy dân làm nông nghiệp cũng như chờ đuôi cờ phất về phía Bắc là khi Thánh muốn lên bờ sang đền Ngự Dội. Khi đó đền Ngự Dội sẽ đón kiệu và làm lễ tế. Sau ba tuần tế, mọi người vui chơi tại đây cho đến khi trời đổ gió Bắc, đuôi lá cờ đại phất về phía Nam (bên kia bờ) mới tổ chức tế triệu hồi, rước kiệu Thánh trở lại Đền Và. Vì thế, thời gian rước Thánh quay về Đền Và không cố định mà tuỳ thuộc theo hướng gió. Có năm khoảng 4-5 giờ chiều nhưng cũng có năm khoảng 7-8 giờ tối.

Giải thích cho điều này, tác giả Nguyễn Hữu Thức nói rằng đây là hiện tượng “phù hợp với diễn biến thời tiết vùng ven sông Hồng vào tháng Giêng, độ cuối ngày


thường hay có hiện tượng đổi gió.” [114, tr.181]. Tuy nhiên, cùng với lời giải thích về khí hậu nông nghiệp vào tháng Giêng ven sông Hồng thì nhiều tác giả cũng cho rằng đây là biểu hiện sinh động của niềm tin tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, khi niềm tin đã biến thành một sự thực hành nghi lễ nghiêm ngặt. Việc diễn tả lại những hành động trong quá khứ, từ lúc Đức Thánh Tản sang bên bờ sông vi hành đã cho thấy Ngài trở thành một vị thánh gắn liền với đời sống tâm linh và có tầm ảnh hưởng đến tâm thức người dân xứ Đoài. Khi lá cờ đại phất đuôi về phía Nam (bên kia bờ) thì cũng là lúc Ngài đã hoan hỉ, như một sự đồng thuận để nhân dân tổ chức tế triệu hồi, rước kiệu thánh trở lại Đền Và. Và như vậy, ý thức về cái thiêng được hình thành là do những tác động chủ quan và khách quan đến tâm lý, ý thức và niềm tin của con người mà luận án sẽ phân tích kĩ hơn ở cấu trúc tâm lý cá nhân và tập thể của người đi dự hội ở phần dưới đây. Có thể nói, chính ý thức xã hội và niềm tin tín ngưỡng này đã một yếu tố kết nối cộng đồng cùng thực hành và tổ chức lễ hội từ năm này qua năm khác, dù có những biến động về kinh tế, thay đổi thể chế chính trị hay hoàn cảnh sống của các cá nhân.

+ Thiêng hóa không gian

Trong tâm thức của người Việt, thuyết linh hồn chiếm địa vị chủ đạo. Vì thế, người Việt quan niệm rằng: linh hồn của các vị thánh thần cần phải có chỗ trú ngụ và chỗ đó là một địa điểm thiêng. Trong lễ hội, những nghi lễ, nghi trình chủ chốt thường được tổ chức tập trung ở địa điểm thiêng ấy. Địa điểm đó là một không gian h p - hữu hạn, đó có thể là không gian nhân tạo như đình, đền, chùa, miếu hay không gian tự nhiên như gò, đống, bãi… Đây là những địa điểm thiêng. Tại những địa điểm nay, cái thiêng được hiện tồn, được tri giác bởi những hình thái biểu trưng (kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ, nghi vật, nghi trượng và những ứng xử lễ nghĩa). Theo quan điểm của Nguyễn Chí Bền thì đây chính là hiện thực hóa và vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng, “các thành tố hiện hữu trong lễ hội cổ truyền của người Việt có một vị thế đặc biệt, bởi các thành tố này là sự vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng, là không gian vật chất của lễ hội cổ truyền… Trong và ngoài không gian vật chất của các thành tố hiện hữu ấy, người dân thực thi các hành động hội, thể hiện niềm tin tín ngưỡng, sự tin tưởng của mình với nhân vật mà họ phụng thờ. Bởi vậy có thể nói không có các thành tố hiện hữu, lễ hội sẽ không có địa điểm, không gian để xuất hiện như một sinh hoạt văn hóa tổng hợp của rất nhiều các thành tố khác nhau. Các thành tố hiện hữu này là cái vỏ vật chất của cấu trúc lễ hội cổ truyền. Điều đáng quan tâm là, ngày thường, các thành tố hiện hữu như im lìm, trầm mặc, nhưng trong thời gian thiêng, trong ngày lễ hội, các thành tố này vụt biến đổi, trở nên sống động, linh thiêng trong con mắt dân làng, những người hành lễ và tham dự lễ hội” [12; tr. 206]. Chính vì thế, có thể gọi địa điểm tổ chức lễ hội là không gian thiêng của lễ hội. Trên phương diện ý thức xã hội,


lễ hội luôn gắn với một không gian cụ thể là địa điểm tổ chức lễ hội. Cộng đồng đã tạo lập VXH trong lễ hội thông qua ý thức xã hội của mình. Có thể nói rằng, bất cứ một mạng lưới cộng đồng nào cũng cần một không gian nhất định để tồn tại và liên kết với nhau. Vì từ đó, không gian vật chất làng mới trở thành không gian xã hội, không gian tâm lý và không gian văn hóa. Nhờ vậy, cộng đồng sẽ nhận được lợi ích là ý thức đoàn kết cộng đồng, tạo sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, dòng tộc, thôn xóm cao hơn.

++ Không gian vật chất làng

Không gian vật chất làng là phạm vi thực tế diễn ra lễ hội. Tại không gian này (làng), các nghi trình, nghi lễ của lễ hội được thể hiện bởi tất cả các thành viên của cộng đồng làng, từ sự chuẩn bị về vật chất, từ công tác tổ chức cho đến những nghi lễ quan trọng như tế lễ, rước thánh cho đến sự ăn uống và vui chơi cộng cảm… đều do chính dân làng thực hiện. Điều đáng chú ý ở đây là họ thực hiện tất cả những điều đó với tâm lý của người trong cuộc

- các nhà khoa học gọi đó là tính tham dự. Không gian xã hội: đây là sự nới rộng không gian của công chúng lễ hội. Ngoài dân cư trong cộng đồng làng có lễ hội, có thêm rất nhiều người từ làng khác, địa phương khác đến dự hội và cầu cúng vị thánh ở làng có lễ hội. Độ rộng lớn của công chúng được quyết định bởi độ linh thiêng của vị thánh, thần được tôn thờ và bởi cả mức độ thể chế hóa của Nhà nước phong kiến đối với việc tôn thờ ấy. Lễ hội truyền thống của người Việt nói chung và lễ hội Đền Và nói riêng chủ yếu diễn ra trong không gian vật chất là môi trường xã hội làng xã và lấy hạt nhân là không gian thiêng. Điều này phù hợp với toàn bộ hoạt động của lễ hội truyền thống: tất cả nhằm vào việc hầu thánh, nói cách khác là toàn bộ hành động lễ hội đều mang tính hướng thần. Đoàn Minh Châu đã mô hình hóa không gian của lễ hội truyền thống như sau:

Sơ đồ 3.1. Từ không gian vật chất đến không gian thiêng [16, tr.66]

Không gian xã hội

Không gian vật chất - làng

Không gian thiêng

Với lễ hội Đền Và, về thực chất không gian vật chất vẫn là không gian của làng có lễ hội: lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia vào các nghi lễ và nghi trình chính của lễ hội vẫn là người của làng, tán lộc cũng chủ yếu là cho người của làng Vân Gia, Phù Sa và Phú Nhi… Sự nới rộng không gian vật chất ở đây chủ yếu ở chỗ: người dự hội đông hơn (từ các làng lân cận trong vùng Sơn Tây và cả Ba Vì (Hà Nội) và Phú Thọ, Vĩnh Phúc) k m theo đó là lễ vật và công đức nhiều hơn, các trò vui hoặc thi đấu được mở rộng cho cả khách thập phương (nới lỏng liên kết không gian xã hội của làng). Tính chất đó của không


gian vật chất ở những lễ hội truyền thống cấp vùng hoặc quốc gia đã quyết định: làng gốc có lễ hội bao giờ cũng đóng vai trò chủ thể, giữ luôn vai trò chính, trung tâm của lễ hội.

++ Ngôi đền: không gian và kiến trúc

Có thể nói, truyền thuyết đã góp phần nào nhặn nên một hình tượng thánh thần với sự linh thiêng, quyền uy cũng như sức mạnh của một anh hùng khai sáng. Tuy nhiên, dân làng sẽ không thể tri giác và ý niệm được sự thiêng liêng của vị thần đang ngự ở trong ngôi đền nếu không có một hệ thống những nghi vật, lễ vật mang tính biểu tượng cho sự thiêng liêng của thánh, thần. Về mặt văn hóa vật thể, ngôi đền được tiêu chuẩn hóa bằng hệ thống kiến trúc. Ngôi đền xuất hiện trong kiến trúc của người Việt dành cho việc thờ các vị Nhiên thần hay Nhân thần, thường có nguồn gốc từ huyền thoại hoặc các nhân vật lịch sử văn hóa. Vị trí của đền luôn được xây dựng tại địa điểm có tính chất thiêng liêng đáng ghi nhớ như đó là nơi thần hóa, nơi đóng đại bản doanh hay cung điện của vị thần lúc sinh thời, nơi xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ nào đó liên quan đến vị thần. Thần tích tại Đền Và và ngọc phả tại đền Ngự Dội có ghi lại câu chuyện Đức Thánh Tản trong một lần dạo chơi qua khu vực gần Đền Và ngày nay thấy một đám mây lành bay ngang qua nên đã đặt tên là thôn Vân Già (sau đổi tên là Vân Gia) và sau đó trở thành Đông cung của Tản Viên. Cũng gần với nơi này là sông Tích chính là nơi Đức Thánh Tản đã hóa về trời. Vì lẽ đó, Đền Và cùng với sông Tích (khu vực cầu Cộng) đã trở thành không gian cố định để thực hành tín ngưỡng thờ cúng Đức Thánh Tản cũng như tổ chức lễ hội tháng Giêng và tháng Chín. Ngoài ra, cách Đền Và khoảng 500 mét còn có một di tích khác, được gọi là đền Trình phủ Mẫu. Theo như lời của người phụ nữ đang trông coi tại đây thì nơi đây gắn với câu chuyện Đức Thánh Tản vi hành dạy dân đánh cá rồi dừng lại nghỉ chân tại đây. Chính vì thế, ở cổng đền có biển giới thiệu “Đền Trình phủ Mẫu là một quần thể di tích Đền Và. Đền thờ chúa Liễu Hạnh và Đức Đức Thánh Tản. Nơi ngài kéo cá, xin muối, chia cá, đặt tên làng. Đền Trình cách quốc lộ 32: 300m. Xin mời khách thập phương trong đi ra lễ Thánh xong vào lễ Mẫu, lễ Thánh sau là thăm quan thắng cảnh”. Về hai di tích Đền Và và sông Tích thì chúng ta thấy có sự liên kết chặt chẽ giữa truyền thuyết đến di tích và lễ hội nhưng đền Trình phủ Mẫu thì lại là một kiểu di tích đặc biệt mà luận án sẽ bàn đến tại chương 4.

Đền Và tại thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây hiện hữu với những nét mang đậm truyền thống của ngôi đền Bắc Bộ và phản ánh những yếu tố đặc biệt về không gian và kiến trúc thờ Đức Thánh Tản và lễ hội Đền Và và cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng cũng như tổ chức lễ hội của cộng đồng.

Nói về không gian chung, Đền Và nằm giữa rừng lim nguyên sinh với diện tích khoảng 17.500 m2, hiện tượng này đã khẳng định về một “mảnh đất lành, quang nhuận”, đồng thời gợi ý cho người ta về một dạng kết cấu làng xã cổ truyền. Quanh khuôn viên


này cơ bản là cây lim, mít, thông, đại, muỗm… tồn tại qua các niên đại khác nhau. Cả không gian xanh mát giàu ô xy này còn là môi trường tốt cho các loài côn trùng trú ngụ và phát triển.

Về vị trí địa lý, Đền Và nhìn về hướng Nam. Theo đạo Phật quan niệm, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, hay hướng của bậc Đế Vương, đồng nhất với trí tuệ (hướng của Bát Nhã) mà đạo Phật lấy trí tuệ để diệt trừ ngu tối, tức mầm mống của tội ác. Hướng Nam còn mang dương tính, gắn liền với điều thiện, với hạnh phúc. Người phương Đông còn cho rằng: Thánh nhân ngồi quay mặt về hướng Nam để nghe lời tâu bày của thiên hạ, nghĩa là hướng của đế vương, sau đó là hướng của thần linh khi các ngài thành vị vua tinh thần của làng xã.

Bố cục tổng thể cho thấy Đền Và là một di tích tương đối lớn, tuy nhiên, nó cũng chỉ là một công trình tôn giáo tín ngưỡng nằm trong hệ thống kiến trúc làng xã và không nằm ngoài quy tắc chung của các di tích kiến trúc Việt Nam: đó là di tích có xu hướng dàn trải trên bề rộng mà không phát triển chiều cao. Giá trị kiến trúc nghệ thuật được bảo tồn, gìn giữ tại di tích Đền Và thể hiện sự sáng tạo, tỉ mỉ, công phu của các nghệ nhân xưa. Họ biết khai thác các đề tài nội dung gắn liền với cuộc sống, ước mở, khát vọng của nhân dân, tình yêu quê hương đất nước hay các loài hoa, giống cây, các linh vật quý luôn đồng hành với đời sống tâm kinh, thể hiện tính chất vừa cao quý vừa mộc mạc, giản dị. Những giá trị kiến trúc đó đã góp phần to lớn để tôn vinh các giá trị văn hóa quý giá của di sản văn hóa Đông cung - Đền Và.

++ Ngôi đình - không gian thờ vọng

Thờ vọng ở các đình đền là thờ từ xa, tức là nơi thờ đó không phải là nơi để bài vị chính thức của các thánh thần mà người dân thỉnh các thánh thần từ nơi thờ chính về ngự tại đình đền của làng cũng như của khu phố của mình. Với niềm tin rằng thánh thần sẽ phù hộ độ trì cho dân làng cũng như cho khu phố nơi mình cuộc sống ấm êm, con cháu thành đạt... Như đã trình bày ở trên, Sơn Tây là dải đất nằm dưới vùng núi tổ Ba Vì- nơi Đức Thánh Tản trị vì. Nơi đây cũng có những truyền thuyết về Đức Thánh Tản trong suốt cuộc đời trị vì của Ngài, sự đức độ và công lao của Ngài. Chính vì vậy, từ sâu trong tâm thức, người dân nơi đây vẫn tin rằng Đức Thánh Tản sẽ luôn hiển linh giúp đỡ và che chở cho họ. Vậy nên đa số các đình, đền ở khu vực Sơn Tây đều thờ vọng Đức Thánh Tản hướng về đỉnh núi Ba Vì. Ngoài các ngôi đình chính thờ vọng Đức Thánh Tản nằm trong đình làng Vân Gia, Phú Nhi, Phù Sa, Ngự Dội thì vào các năm hội lớn, các ngôi đình nằm trên trục đường đoàn rước Thánh đi qua cũng có có thờ vọng Đức Thánh Tản, bao gồm các đình sau:


Bảng 3.1. Các đình thờ vọng Đức Thánh Tản


STT

Tên đình

Khu phố

Phường

1

Hữu Lợi

Ngô Quyền

Ngô Quyền

2

Đệ Nhị

Trần Hưng Đạo

Ngô Quyền

3

Hàng Đàn

Đinh Tiên Hoàng

Ngô Quyền

4

Hậu An

Lê Lai

Lê Lợi

5

Hậu Ninh

Lê Lợi

Lê Lợi

6

Hậu Bình

Lê Lợi

Lê Lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 12

[Nguồn: điền dã của tác giả năm 2020]

++ Không gian tổ chức lễ hội

Không gian thiêng chính là nơi lễ hội Đền Và được biểu trưng cũng như các nghi lễ trọng tâm của lễ hội được diễn ra. Tác giả Đoàn Minh Châu lý giải tầm quan trọng của không gian văn hóa này “như thỏi từ: sức mạnh yếu của thỏi từ này sẽ quyết định độ rộng của từ trường” [16, tr. 5]. Nói cách khác, uy tín của vị thánh, thần được thờ không chỉ quyết định quy mô, phạm vi nhỏ hay lớn của lễ hội mà còn phản ánh sự liên kết xã hội mạnh mẽ của mạng lưới cộng đồng. Vì lễ hội Đền Và được tổ chức hai lần một năm xuân thu nhị kỳ cũng như năm tổ chức lớn và năm tổ chức nhỏ nên không gian tổ chức có sự khác biệt:

Bảng 3.2. Không gian tổ chức lễ hội tại Đền Và



Năm chính

Năm phụ

Không gian lễ rước tháng Giêng và tháng Chín

Đền Và - cầu Cộng (nơi có con sông Tích chảy qua gắn liền với sự tích về Đức Thánh Tản giúp dân kéo lưới bắt cá)

- phố Ngô Quyền - Phùng Hưng, Phó Đức Chính - Lê Lợi - Cảng Sơn Tây - Đền Ngự Dội

Đình các làng - phố Lê Lợi

- Ngô Quyền - cầu Cộng - Đền Và

[Nguồn: điền dã của tác giả năm 2020]

Theo thông lệ, mỗi năm Đền Và đều mở hội mùa xuân, từ ngày rằm tháng Giêng đến ngày 1 tháng Giêng, cứ ba năm lại mở hội lớn một lần. Vào những năm hội thường, cả lễ và hội để được tổ chức tại Đền Và, xã Trung Hưng, Sơn Tây. Khi này các làng quanh Đền Và người dân đền Ngự Dội sẽ rước kiệu và lễ vật từ làng mình tới đền để làm lễ dâng Thánh. Không gian rước kiệu tương truyền chính là không gian mà năm xưa Thánh đã đi vi hành qua, nay thuộc các phố như Ngô Quyền, Phùng Hưng,… nên lễ rước như tái hiện lại cuộc dạo chơi của Đức Thánh Tản năm xưa, từ Đông cung là Đền Và cho đến đền Ngự Dội là nơi Thánh hóa sau này.

Không gian rước bắt đầu từ Đền Và, sau đó, đoàn rước đi qua cầu Cộng (nơi diễn ra lễ tế Thánh 99 con cá sống vào rằm tháng 9), đi tiếp qua phố Ngô Quyền, Phùng Hưng, Phó Đức Chính, UBND thị xã Sơn Tây, Lê Lợi (những nơi gắn liền với sự tích Thánh đi

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí