Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Là Rào Cản Gây Bất Bình Đẳng Giới


Uỷ ban nhân dân, 22 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp.

Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước còn ít. Tỷ lệ nữ cán bộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ cán bộ công chức làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, tài chính ngân hàng... Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp uỷ đảng, số nữ cán bộ công chức giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ cán bộ công chức ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ chỉ khoảng 3 - 8% ở mọi cấp. Phần lớn các uỷ viên thường vụ trong các cấp uỷ đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản lý nhà nước chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Trong nhiều tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước hoặc các đoàn thể, mặc dù có phụ nữ tham gia nhưng chỉ là cho đủ thành phần cơ cấu. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan tư pháp cũng khá thấp so với nam giới và trong số đó cũng ít người được nắm giữ cương vị chủ chốt: “Năm 2001, Thẩm phán nữ ở Toà án nhân dân tối cao chiếm tỷ lệ là 22%; thẩm phán nữ ở toàn án cấp tỉnh là 27%; toà án cấp huyện là 35% [61, tr.35, 44].

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhà nước, số cán bộ nữ trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp tổng công ty cũng chiếm tỷ lệ nhất định: tổng giám đốc các tổng công ty là 5%, phó tổng


giám đốc là 9,7%. Đối với các tổng công ty: chủ tịch hội đồng quản trị là 1,7%, tổng giám đốc là 2,9% và tổng giám đốc chiếm 1,4%.

Việc thực hiện chế độ hưu trí cho cán bộ nam và nữ hiện nay có sự phân biệt, chênh lệch 5 năm, một mặt, chính sách đó nhằm tạo điều kiện để phụ nữ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên đang là một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình phấn đấu vào các vị trí chức nghiệp của mình. Rõ ràng khi so sánh nam giới có lợi thế hơn phụ nữ. Đối với phụ nữ, thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học đa số họ thường phải dành những khoảng thời gian nhất định cho việc sinh con và chăm lo gia đình, cơ hội phát triển chuyên môn cũng như tham gia các lớp cao cấp lý luận chính trị và sau đại học gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới. Trong khi đó, cùng ra trường như phụ nữ, nam giới có lợi thế hơn vì họ không bị ngắt quảng trong phấn đấu chuyên môn và nghề nghiệp, họ sớm có cơ hội khẳng định bản thân mình hơn. Từ khung chính sách quy định về tuổi nghĩ hưu sẽ liên quan đến khoảng cách giới trong tuổi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề cử và bổ nhiệm. Những quy định có khoảng cách này một mặt là tạo điều kiện hưởng lợi cho những nhóm phụ nữ là công nhân ở các ngành nghề nặng nhọc, độc hại; một mặt đang tạo ra những áp lực đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý hiện nay. Đây cũng là một thực tế khiến số lượng cán bộ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong lãnh đạo thấp hơn nam giới nhiều.

Như vậy, dù đã có những tiến bộ lớn trong nhận thức về vấn đề bình đẳng nam nữ, nhưng rõ ràng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến đối với phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn mang những biểu hiện rõ rệt. Nó vẫn đang tồn tại dai dẳng ở các cấp, ngành, trên nhiều lĩnh vực. Luật Bình đẳng giới được ban hành vào năm 2007 và đã có hiệu lực nhưng trên thực tế, trong cấp uỷ ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ yêu cầu khách quan của việc cần xoá bỏ định kiến về giới. Ở nhiều nơi vẫn còn biểu hiện của sự hẹp hòi, phân biệt, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ như không tuyển dụng lao động nữ; đánh giá, sử dụng, đề bạt còn thiếu công bằng, khách quan. Đứng trước thực tế đó, khó khăn lớn nhất của những phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý là sự đánh giá thiếu công bằng từ phía


đồng nghiệp và ngay cả từ người lãnh đạo. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi. Như vậy là rất sai” [103, tr.208]. Mặt khác, không chỉ nam giới có cái nhìn chưa đúng đối với nữ giới mà ngay chính nữ giới nhiều khi cũng chưa vượt khỏi những định kiến cũ đối với bản thân mình và người khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

3.1.2.3. Thuyết tam tòng, tứ đức là rào cản gây bất bình đẳng giới

trong việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền lợi xã hội

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 12

Trên thế giới hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ về vấn đề việc làm. Trong báo cáo nhan đề “Xu hướng việc làm trên thế giới cho phụ nữ năm 2004”, công bố nhân Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nói: với 1,208 tỉ lao động (chiếm 40,5% tổng số người lao động trên thế giới), phụ nữ vẫn là đối tượng chịu bất bình đẳng về mức lương, dễ bị mất việc và nghèo đói. ILO nói hầu như chưa nơi nào trên thế giới thu hẹp được mức chênh lệch bình đẳng giới. Trừ miền Nam Sahara (châu Phi) và khu vực Đông Á, tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ là 6,4% so với 6,1% ở nam giới.

Phần lớn phụ nữ được tuyển vào làm trong các ngành được hưởng ít phúc lợi xã hội, mức lương thấp (nói chung chỉ bằng 2/3 lương nam giới), thu nhập thất thường. Khoảng 330 triệu phụ nữ không thể kiếm được 1 USD/ngày... Báo cáo cho biết trong 192 quốc gia, chỉ có 12 nước có nguyên thủ quốc gia là phụ nữ; 70% trong 1,3 tỉ người nghèo là phụ nữ.

Ở nước ta, mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành và thực thi vào năm 2007 nhưng tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại dai dẳng không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội.

Về việc làm, phụ nữ ít có cơ hội xin được việc làm thấp hơn nam giới. Theo điều tra, trong quá trình tuyển dụng lao động, nhiều lãnh đạo chỉ muốn nhận nam chứ không muốn nhận nữ. Điều này có lý do là nữ giới gặp rào cản về vấn đề sinh đẻ, chăm sóc con cái và người thân ốm đau thì sẽ không cống hiến hết mình cho công việc được và như vậy, hiệu quả lao động cũng thấp hơn so với nam giới.

Theo Tổng cục Thống kê, đến tháng 8/2007 lao động nữ cả nước có

khoảng 22,77 triệu người, chiếm tỷ lệ 49,4% so với tổng số 46,11 triệu lao


động. Vấn đề quan tâm hiện nay là chất lượng công việc của lao động nữ vì phần lớn chị em vẫn chiếm số số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao như dệt may, da giày, chế biến thuỷ sản, giáo dục, y tế các nghề có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Quá trình lao động của lao động nữ gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Họ thường mắc một số bệnh liên quan đến, mũi họng, nội tiết …

Bất bình đẳng giữa nam và nữ còn được thể hiện rõ thông qua thu nhập của họ. Thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Như nhóm ngành nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ. Đối với khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề này là tình trạng chung. Nguyên nhân trước hết là do sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tình trạng cạnh tranh của lao động nữ không cao.

Tháng 6/2012, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cho phép bắt đầu từ tháng 1/2013 phụ nữ được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Đây là một sự tiến bộ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng chế độ nghỉ thai sản này lại làm hạn chế khả năng xin việc của người phụ nữ vì rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân họ lo sợ chế độ ưu đãi đối với lao động nữ.

Theo tiến sĩ Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), phụ nữ là những người năng động, thông minh và không thua kém nam giới, những nhiệm vụ được giao họ đều hoàn thành tốt. Phụ nữ hiện nay chỉ thua kém nam giới ở lao động cơ bắp cần thể lực còn các lĩnh vực khác thì không thua kém. Vì vậy, nếu như có sự trả lương bất bình đẳng, người lao động mất đi sự khuyến khích động viên, họ không còn động lực muốn tham gia vào thị trường lao động. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó trưởng ban Đối ngoại Quốc hội, bày tỏ: “đáng tiếc cho Việt Nam, nhân lực Việt Nam, cho bộ máy nhà nước, không phát huy tận dụng chị em có đầy đủ năng lực, đầy đủ sức khỏe, cống hiến thời kỳ có đóng góp ở những vị trí trách nhiệm cao chuyên môn cao” [51].


3.2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI

VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục ý

thức tôn trọng kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội

Hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì thuyết tam tòng, tứ đức còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội. Một trong những ảnh hưởng tích cực đó là học thuyết này có vai trò trong việc giáo dục ý thức cho người phụ nữ tôn trong kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội.

Tiếp thu những tinh hoa trong Nho giáo Trung Quốc, ở nước ta từ thời xưa các nhà Nho đã biết giáo dục người phụ nữ thông qua thuyết tam tòng, tứ đức. Họ yêu cầu người phụ nữ phải biết kinh trên nhường dưới, hết lòng phục dưỡng gia đình nhà chồng. Như trong sách Nữ tắc có viết: “Khi xuất giá lấy chồng thì phải tề gia nội trợ làm sao, ở với chồng làm sao cho phải đạo, ở sao cho vừa ý đẹp lòng cha mẹ chồng... Ta khuyên con gái năng coi, năng đọc, mà say, hay là học thuộc lòng đi thì lại càng hay để mà nhớ việc mình phải giữ, phải kiêng, phải dè...” [174, tr.229]. Hay trong điều 90 của luật Hồng Đức đã chỉ rõ bổn phận của người phụ nữ: “Đạo làm vợ chồng phải cùng kính yêu nhau, dốc lòng ân nghĩa... Vợ phải kính thờ cha mẹ chồng và không được trái lời dạy bảo của chồng, không được dông dỡ ghen tuông mà không nên chán nản cảnh nghèo đói đến nỗi bỏ nhau để hại điều phong hóa” [33, tr.147]. Chính điều này đã tạo ra sự bình ổn trong gia đình.

Nho giáo đề cao tính gia trưởng. Trong gia đình, người đàn ông có vai trò tuyệt đối. Người đàn ông trong gia đình như ông vua của xã hội. Nho giáo quản lý xã hội theo trục dọc. Gia đình là xã hội thu nhỏ hay xã hội là gia đình mở rộng. Gia đình có yên ổn thì quốc gia mới hưng thịnh. Và một trong những biện pháp để gia đình yên ổn thì người phụ nữ phải nghe theo lời của người đàn ông. Nên xét đến cùng, với sự cam chịu “tòng” theo đàn ông của phụ nữ phần nào đã tạo ra sự yên ổn, trật tự trên dưới cho gia đình và cho xã hội. Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng thực chất Nho giáo là một học thuyết chính trị- xã hội, là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến nên giáo dục đạo đức Nho giáo là để phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.


Hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đang tồn tại hai vấn đề tích cực và hạn chế. Một trong những hạn chế của nó đó là các giá trị đạo đức đã và đang có sự thay đổi tiêu cực như Nho giáo đã ví là con người ứng xử với nhau không “chính danh”. Có nhiều gia đình con cái bất hiếu với cha mẹ, vợ đối xử không tốt với chồng và gia đình nhà chồng, mẹ không hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy của mình đối với con cái. Chính vì vậy, thuyết tam tòng, tứ đức như là chuẩn mực kéo người phụ nữ hiện đại hành động đúng với chức năng và vai trò của họ.

Tư tưởng tam tòng vẫn còn nhiều giá trị tích cực. Khi chưa đi lấy chồng, người con gái phải nghe theo sự nuôi dạy, chỉ bảo của cha mẹ. Có thể những suy nghĩ của cha mẹ còn chưa hợp thời, không hợp với suy nghĩ của con cái nhưng con cái cũng phải ghi nhận. Từ đó, họ phải biết nghe theo và phân tích triết lý đúng đắn trong những lời khuyên răn của cha mẹ vì dù sao cha mẹ là những người đi trước, từng trải và có kinh nghiệm sống. Và phần lớn những lời dạy bảo của cha mẹ đối với con cái đều đúng vì các ông bố bà mẹ đều biết được điều nào là tốt hay không tốt đối với con cái của mình. Có như thế người con gái mới là người con ngoan trong gia đình và sau này là công dân tốt cho xã hội.

Đa phần trong các gia đình, người chồng luôn là người lớn tuổi hơn vợ nên họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Chính vì vậy, người vợ phải tôn trọng chồng, nghe theo những gì hợp lý mà chồng đưa ra. Trong những gia đình chồng kém tuổi hơn vợ, người vợ thường có nhiều kinh nghiệm triết lý hơn nên dễ “lấn lướt” người chồng và tư tưởng “xuất giá tòng phu” trong trường hợp này như là cái. Vợ tôn trọng chồng thì con cái mới tôn trọng bố vì con cái thường bị ảnh hưởng bởi tư duy và sự giáo dục của người mẹ. Có như vậy, gia đình ứng xử trên dưới rõ ràng và mới ấm êm.

Nếu theo quan niệm truyền thống phu tử tòng tử là hơi khắt khe với người phụ nữ hiện đại vì nó yêu cầu cao về vấn đề trinh tiết- người phụ nữ phải bỏ đi những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình. Chúng ta hãy bỏ đi cái yêu cầu đó và nắm lấy tinh thần mới hơn ở tư tưởng này thì thấy rằng tư tưởng này không phải không có giá trị tích cực. Tư tưởng này yêu cầu người


mẹ sau khi chồng mất thì phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành, đừng vì hạnh phúc cá nhân của mình mà không hoàn thành trách nhiệm. Hiện nay, có một số bà mẹ trẻ sau khi chồng mất vì hạnh phúc cá nhân mà không có trách nhiệm, bỏ rơi con cái cho nhà chồng hoặc để con cái bơ vơ.

Kế thừa tư tưởng này theo tinh thần mới thì thấy rằng phu tử tòng tử còn có vai trò định hướng hành động của người mẹ đối với con cái. Đó là sự tôn trọng ý kiến của con cái. Thực tế, con cái là những người được trưởng thành trong xã hội hiện đại nên có những suy nghĩ tiến bộ, khoa học nên người mẹ cũng tôn trọng ý kiến của con đừng bắt con phải theo ý mình khi đã lạc hậu.

Từ cách ứng xử đúng đắn, chuẩn mực với cha mẹ, chồng, con cái của người phụ nữ sẽ hình thành cách ứng xử đúng đắn với các thành viên khác trong gia đình. Nhân cách con người được giáo dục bắt đầu từ trong gia đình. Từ cách giáo dục này, người phụ nữ sẽ có cách ứng xử chuẩn mực với những người khác trong xã hội giúp cho xã hội thiết lập trật tự kỷ cương.

Hiện nay, đạo tam tòng phần nhiều là lạc hậu, tiêu cực đối với người phụ nữ, nhưng tinh thần của tứ đức vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc giáo dục người phụ nữ thành những người mẹ hiền, dâu thảo. Trong gia đình, người phụ nữ vừa là con, vừa là vợ, vừa là mẹ. Họ biết phụng dưỡng hiếu thảo với cha mẹ, biết chăm lo chia sẻ công việc với chồng và đặc biệt là họ góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái - ươm mầm tương lai cho xã hội. Chính vì vậy, người phụ nữ hành động và ứng xử theo thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo đã làm cho gia đình ổn định, nền nếp và thông qua đó xã hội thái bình, phát triển. Đây là giá trị tích cực được lưu giữ và phát huy trong xã hội hiện đại.

Thuyết tam tòng, tứ đức giúp cho giá trị của người phụ nữ được nâng cao. Nó không phân biệt đẳng cấp, địa vị, giàu nghèo, độ tuổi, vùng miền, học vấn... Những người phụ nữ nông thôn, miền núi, không có nhiều điều kiện học tập vẫn có khả năng rèn luyện thành người đảm đang, giỏi giang, hết lòng vì chồng con. Nêu cao tinh thần và phương pháp tự học, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức như cơm ăn nước uống hàng ngày. Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần tích cực trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cá nhân


tốt đẹp cho phụ nữ Việt Nam ngày nay. Góp phần làm nên những phẩm chất đạo đức truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam: Nhẫn nại, hy sinh, tần tảo một nắng hai sương, chịu thương chịu khó; thuỷ chung son sắt, hết lòng vì chồng vì con; vị tha, nhân hậu, giản dị, trọng nghĩa trọng tình; hiếu thảo; hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, dòng tộc.

3.2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ toàn diện theo các đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Xã hội càng hiện đại thì người phụ nữ càng phải biết học và hoàn thiện mình theo giá trị của Tứ đức để đẹp cả về hình thức và nội dung.

Công

Với quan niệm của Nho giáo “nữ nội, nam ngoại” nên trong thời phong kiến, môi trường làm việc của người phụ nữ là ở trong gia đình, giỏi nấu ăn, thêu thùa, may vá để phục vụ chồng con còn việc xã hội là của nam giới. Người con gái ở nhà được cha mẹ dạy đức công nhằm mục đích đi lấy chồng để biết làm lụng phục vụ gia đình nhà chồng.

Trong chiến tranh, người phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò làm con, làm vợ, làm mẹ. Trước hành động xâm lược dã man của đế quốc Mỹ ở Miền Nam, tháng 3 năm 1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kêu gọi phụ nữ toàn quốc khắc sâu lòng căm thù đế quốc Mỹ, biến căm thù thành quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ. Trung ương Hội phát động phong trào “Ba đảm đang” trong phụ nữ miền Bắc. Đây là phong trào cách mạng của quần chúng phụ nữ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua, phát huy sức mạnh to lớn của hàng chục triệu phụ nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động, đoàn kết cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Trên mặt trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, phụ nữ là những người chiến đấu gan dạ. Họ tham gia các công việc áp tải lương thực, vũ khí, mở đường, đảm bảo thông tin liên lạc... phục vụ kháng chiến. Lịch sử mãi mãi khắc ghi những chiến công vẻ vang, những hành động anh hùng quả cảm,

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí