Không Gian Đời Tư - Nơi Chất Chứa Nỗi Sầu Hận, Bế Tắc


Song những đặc điểm này đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã có sự đổi thay rõ rệt. Ở đó, tính chất bác học, quý tộc của Đường thi đã giảm hẳn đi. Thay vào đó là những hình ảnh bình dị của không gian đồng nội - không gian quê nhà gắn bó với đời sống thường nhật của tác giả.

Quang cảnh đó gắn liền với ngôi nhà thân thương với thềm, sân, vườn, giậu, ao: Sơ hoàng lâm khúc kính/ Hồng diệp nhiễu u cư (Đường nhỏ quanh co với rặng tre lưa thưa/ Lá đỏ bao quanh nhà lặng lẽ - Đề Phụng Tá sứ quân hoạ lí đồ), Lão thụ toản giai cổ/ Hồng liên ỷ bích sơ (Cây già chụm bên thềm tạo vẻ cổ kính/ Sen đỏ thưa thớt tựa vách - Đề Trần Thận Tư học quán, thứ Phương Đình vận thập nhất thủ, kì tứ), Thảo mãn hồ đường trúc mãn ly (Cỏ đầy bờ ao, trúc đầy giậu - Nguyệt trung vịnh mạt lị hoa), Ly ngoại nhân yên, trúc ngoại âm (Ngoài bờ dậu có khói bếp, ngoài rặng tre có bóng râm - Thôn cư vãn cảnh), Khinh phong điều ngọ khí/ Tế vũ thấp hồi đường/ Trúc tả quyên quyên tịnh/ Hoa thư nhiễm nhiễm hương (Gió nhẹ điều hoà không khí ban trưa/ Lại có mưa rây quanh ao/ Cành trúc (như bút) viết xuống từng giọt sạch trong/ Hoa chầm chậm toả hương - Hoạ Thận Tư nhật ngọ phục đắc hoà vũ thứ vận)… Khung cảnh ấy gắn liền với cái nghèo, đơn sơ, bình dị của thôn quê Việt Nam tự bao đời: Đoạn bồng khô mạn liệu ly tà (Cỏ bồng gãy, dây leo khô héo viền quanh tấm phên giậu xiêu vẹo - Xuân nhật tuyệt cú thập thủ, kì thất), Khô trì tạp suy liễu/ Khích tường xuyên thụ căn (Thấy ao khô lẫn lộn với những thứ rau dừa, rau ngổ tàn lụi/ Tường nhà thì rễ cây xoi thủng - Quy cố trạch)…

Đó còn là ngôi làng chôn rau cắt rốn của tác giả: Cao cao mộc miên thụ/ Cổ cán hà thanh sơ! Thiều thiều vọng thử bang/Quyết hữu cao nhân lư/ Trúc mật phú dư kính/ Thảo phong nhiễu tiền trừ/ Bích chiểu hý tiêm lân/ Lục đẳng tú gia sơ (Cây gạo cao cao kia/ Gốc già mà ngọn thanh đẹp sao!/ Xa xa trông vào trong làng/ Nơi có nhà bậc “cao nhân” ở/ Tre rậm che kín lối đi/ Cỏ tốt mọc quanh trước thềm/ Cá tung tăng lội trong ao nước biếc/ Lúa tốt xanh um khắp chốn ruộng đồng - Tương đáo cố hương)… Và cảnh đồng quê trải ra trước mắt tác giả trên con đường du kí: Lô giá độ phong hài viễn địch/ Ba tiêu đái vũ thấp tà huy (Gió qua làn mía lau đưa tiếng sáo xa êm dịu/ Mưa đọng trên tàu lá chuối, rọi ánh nắng chiều ướt đầm - Nhật mộ), Viên bách dao điều ám/ Trù hoa thiểm diệp vi (Cây bách tán tròn, lặng lẽ rung những cành nhỏ/ Bông hoa dày đặc lấp lánh trong đám lá li ti - Nguyệt dạ đồng chư hữu du Phạm Hoà Phủ hoa viên, kì nhị), Giang thiên không thoát mộ minh minh/ Tứ hợp cao đê trúc thụ bình (Trời nước mênh mông,


hoàng hôn buông lờ mờ/ Bốn phía nhấp nhô, khóm tre già nghìn cây che chắn - Viễn tụ minh hà). Rồi những cảnh “Thử mẫu phong sơ” (Gió nhẹ thổi qua ruộng lúa) hoặc Tân viên vũ hậu (Vườn cau sau cơn mưa): Khoái khan tán tảo vân thu hậu/ Nhất bán tân viên dũng ngọc thiềm (Mây tan, mưa tạnh trông vui mắt/ Nửa vườn cau đọng (vũng) nước tựa vầng trăng). Cảnh Cô thôn tịch chiếu (Xóm lẻ chiều buông): Sắt sắt vi phong mạc mạc yên/ Tịch dương bán quách đạm hàm nghiên/ Nhất song thê điểu thiên can trúc/ Lưỡng cá quy ngưu vạn lắng điền (Vi vu gió nhẹ khói mịt mờ/ Nửa xóm chiều tà ngậm vẻ tươi/ Một đôi chim đậu giữa muôn cành trúc/ Hai chú trâu về trên đồng ruộng mênh mông)…

Góp thêm vào bức tranh thiên nhiên là hình ảnh của những con vật nhỏ bé, gắn với cuộc sống đời thường: Bồn trì dược tiêm lân (Bể nước (non bộ) cá nhảy nhót, khua vây nhỏ - Vi vũ), Nhất song thê điểu thiên can trúc/ Lưỡng cá quy ngưu vạn lắng điền (Một đôi chim đậu giữa muôn cành trúc/ Hai chú trâu về trên đồng ruộng mênh mông - Cô thôn tịch chiếu), Kinh tùng huỳnh tự vũ/ Xúc mạn điệp tương phi (Sợ bụi rậm, đom đóm tung tăng như múa/ Đụng dây cỏ, bươm bướm cùng bay lên - Nguyệt dạ đồng chư hữu du Phạm Hoà Phủ hoa viên, kì nhị), Phệ phi như dẫn lộ/ Thuỵ áp diệc phong thê (Tiếng chó sủa văng vẳng như dẫn đường/ Vịt cũng quên chuồng về ngủ - Mạnh Hạo Nhiên dạ quy Lộc Môn thi), Xích lưu hoa ngoại hiểu âm âm/ Tử diệp phi thời hương chính thâm (Sáng sớm mờ mờ ngoài khóm hoa lựu đỏ/ Mùi hương nồng đượm chính là lúc bướm tía bay - Sơn chi hiểu vịnh), Phấn điệp tiều vô thanh (Bướm phấn bay không nghe tiếng - Tam nguyệt Giang Thành liễu tứ phi), Đậu lũng lân lân bạch diệp ban/ Xúc nhiệt mỗi phùng ngưu ngoạ xuyễn/ Kinh phong diêu tiễn điểu phi hoàn) (Cánh bướm trắng dập dờn trên luống đậu/ Mỗi lần gặp trời nóng trâu nằm thở hổn hển/ Sợ gió chim từ xa muốn bay về - Dã hành), Oa quy minh không viên (Rùa, ếch kêu trong vườn hoang - Sậu vũ), Tàn thiền cao khiếu mộ giang thiên/(…) Nhất thanh oa tử xao tùng mãng/ Vạn điểm thanh đình sướng dã yên (Tiếng ve cuối mùa vút cao vào khoảng trời sông ban chiều/ (…) Tiếng ếch kêu vang bụi rậm/ Muôn đốm chuồn chuồn nhởn nhơ bay trong làn khói ngoài đồng - Tương vũ hí tác), Ngưu bối miên cù dục/ Tường đầu ngữ tích linh (Chim sáo ngủ trên lưng trâu/ Chim chìa vôi kêu đầu vách - Viên trung tán bộ)…

Trong khung cảnh làng quê ấy có cuộc sống sinh hoạt thường ngày, vất vả của người dân: Xuất môn xứ xứ kham thừa đĩnh/ Bão tráp gia gia tự chướng xuyên (Ra cửa nơi nơi phải đi thuyền/ Ôm cái mai nhà nào cũng tựa như muốn ngăn nước sông lên - Đại vũ), Vụ lý song cao tấn thủ khiên/ Phúc hiêu, thần chiến đoản xoa xuyên/ Bách tầm phá


thảo trường đê mạch/ Ngũ xích tân ương thượng bạn điền (Sương nặng gầu đôi mới kéo lên/ Môi run, bụng lép, chiếc tơi quèn/ Ven đê cỏ vỡ ngoài trăm đám/ Dăm thước vừa gieo mạ ruộng trên - Hiểu lũng quán phu)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nhìn chung, cảnh quê trong thơ Cao Bá Quát phần nhiều vẫn là những hình ảnh đồng quê thanh bình và những con vật bé nhỏ, hiền lành. Cảnh ấy, ta ít nhiều đã gặp trong thơ Trần Nhân Tông (Mục đồng địch lí ngưu quy tận/ Bạch lộ song song phi hạ điền), Nguyễn Trãi (Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão, Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai). Đến văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX, thôn làng, quê hương trở thành một không gian được khắc hoạ đậm nét trong thơ của Nguyễn Du, nhóm Gia Định tam thi… Song phải đến thơ Nguyễn Khuyến sau này, cảnh thôn quê Việt Nam mới hiện hình đủ các cung bậc của sự nghèo đói, bần hàn. Dành một lượng lớn thơ chữ Hán để viết về không gian quê hương với những hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thương nhất, thơ chữ Hán Cao Bá Quát vừa nằm trong mạch vận động của văn học nửa đầu thế kỉ XIX vừa đóng góp vào văn chương cảm xúc riêng tư, thắm thiết của ông với quê hương. Với phương diện này, Cao Bá Quát đóng góp một phần vào sự dân chủ dân chủ hoá thơ chữ Hán trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.

4.1.1.2. Không gian đời tư - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 15


Trong thơ Cao Bá Quát, ngoài không gian vũ trụ, không gian xã hội, con người cá nhân Cao Bá Quát có xu hướng tìm về nơi ẩn náu trong ngôi nhà, khu vườn của mình: Tán phát xuân phong kịch khả liên/ Nhược vi duệ lý vãng tiền hiên (Tóc x oã trong gió xuân thật đáng thương/ Lê bước dạo về hiên trước - Viên cư trị vũ). Thế nhưng, đây không còn thuần là nơi giải khuây, vợi đi nỗi niềm thế tục. Với Cao Bá Quát, nó là biểu hiện cho sự bất lực, không thoát ra được để tới nơi xã hội rộng lớn: Tráng niên tâm sự độc sài phi (Tâm sự của tuổi trai tráng đành gửi trong cửa sài - Nhật mộ), Thập niên do trệ thảo vân cư (Mười năm trời vẫn chìm lặng ở chốn am mây, nhà cỏ - Tặng Thổ Khối Đỗ vệ uý xuất Thanh Hoá). Nó cũng chính là không gian biểu lộ rõ rệt nỗi cô đơn của ông: Ngung toạ độc trầm ngâm/ Đáo minh thượng bằng kỉ (Một mình ngồi xó trầm ngâm/ Mãi đến sáng vẫn còn tựa ghế - Trung dạ thập tứ vận)…

Thế nên, nếu người xưa dù ở trong nhà thì vẫn mở cửa hoặc “ngỏ song mây” để luôn thông hoà với không gian vũ trụ, thì Cao Bá Quát giống như Nguyễn Du, thường đóng cửa ngôi nhà vốn đã bé mọn của mình: Duyên khê mao ốc yểm sài phi (Ngôi nhà tranh ven suối cửa rào khép kín - Vãn quy), Bắc song cao chẩm kiển duy lưu (Cửa sổ phía


Bắc lót gối cao, kéo màn xuống - Thử khốn hí ngoạ hà điệp, đồng Phan Sinh, kì nhất), U song ngoạ thính tiểu đào thanh (Nằm chỗ cửa sổ kín (của thuyền) nghe tiếng sóng nhỏ - Nhị thập nhị nhật đắc phong, hí trình đồng chu, kì nhất)… Có lúc Chu Thần Bế hộ duy vô sự (Đóng cửa vì không bận việc gì - Nhàn cư). Có lúc Tận nhật hàn vân bế (Cả ngày đóng chặt cửa vì mây mưa gió rét - Hàn vũ sảo tức, dạ ngẫu kiến nguyệt, hoạ Phương Đình), Tế vũ phi phi dạ bế môn (Mưa bụi lất phất ban đêm đóng cửa - Trệ vũ chung dạ cảm tác), Hải ấp xuân vân độc bế môn (Mây xuân nước biển ập vào nhà chỉ đóng cửa - Mộng Ngô Dương Đình). Lúc thì ông đóng cửa để dùi mài kinh sử: Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự (Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt giũa câu văn - Đề Sát viện Bùi công “Yên đài anh ngữ” khúc hậu). Lại có lúc đóng cửa vì thấy mình lạc lõng giữa đám phong trần: Hỗn tích phong trần lý/ Viện thâm trường bế quynh (Sống lẫn trong đám phong trần/ Nhà ở sâu thường đóng cửa - Độc thi)…

Dường như có cả ngàn lí do để tác giả đóng cửa, tự nhốt mình trong không gian chật chội, kín đáo ấy: Phiền nghệ lưu nhân bất xuất môn (Nghề mệt nhọc, người ở lại không ra cửa - Tứ nhật hoạ Đôn Nhân kiến kí thứ vận), cho dù: Bế hộ khổ đằng nhiệt (Đóng cửa thêm nóng càng khổ - Vi vũ)!

Những khi mở cửa, tác giả cũng ít khi đón nhận được những niềm an ủi. Có khi mở cửa là lập tức cái khắc nghiệt của thiên nhiên được dịp ùa vào: Khai hiên địch hiêu trần (Mở hiên quét sạch, hơi nóng ngợp vừa ồn ào, vừa bụi - Vi vũ), Quyện nhập hàn song dạ lậu đa (Cuốn vào song cửa của cái đêm nhiều mưa gió thấm ướt - Trấp tứ nhật thuyền bạc Thiên Sơn cảng dạ trị phong vũ, thứ vận Trần Ngộ Hiên)…

Có khi bước chân ra cửa là gắn liền với một kỉ niệm buồn, là đi vào một con đường không phương hướng: Xuất môn đản bằng thiếu/Trường lộ thượng du du (Ra cổng lên cao nhìn phương xa/ Đường dài còn thăm thẳm - Chí gia), hoặc chứng kiến những cảnh buồn não: Tẩu khan môn ngoại động thanh hô/ An Thượng hà nhân cánh h oạ đồ/(…) Khả liên dị cảnh diệc huề phù (Chạy ra cổng xem, có tiếng gọi nhau ồn ào/ Biết có ai như người ở An Thượng để đem cảnh này vẽ nên tranh/(…) Người ở nơi khác cũng bồng bế nhau đến, tình cảnh đáng thương - Quan chẩn)…

Do đó, dẫu không mấy thân thiện với không gian ngột ngạt của ngôi nhà, chủ nhân của nó vẫn hạn chế bước ra ngoài: Phiền nghệ lưu nhân bất xuất môn (Người lại không ra cửa - Tứ nhật hoạ Đôn Nhân khiến kí thứ vận). Lúc mở cửa là đã có ý cảnh giác: Xuất môn lưu nhãn cửu (Bước ra cửa đã để mắt coi chừng - Tức sự).


Còn khi hướng ra thế giới bên ngoài, bao giờ tác giả cũng phải ỷ - dựa mình vào vật gì đó như khung cửa, lan can, ghế tựa. Theo sự thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có tới 42 lần viết về tư thế dựa tấm thân vào đồ vật như vậy. Ví dụ: Tàn canh quyện ỷ nam song khán/ Kỉ điểm sơ tinh nhiễu hộ trừ (Canh tàn mệt mỏi tựa vào cửa sổ phía Nam ngắm nhìn/ Mấy đốm sao lưa thưa vây quanh thềm nhà - Hạ dạ vấn bốc đồng Hành Phủ), Ỷ lan sầu bất ngữ (Tựa lan can buồn không nói lên lời - Châu Long tự ức biệt)…

Tư thế ấy cho thấy sự mệt mỏi, chán chường của chủ nhân ngôi nhà. Tuy nhiên, ngôi nhà đã trở thành chỗ dựa cho tấm thân và tư tưởng mệt mỏi của tác giả. Có lẽ, đây cũng chính là một lí do thêm nữa để Cao Bá Quát đóng cửa ngôi nhà thân yêu của mình. Điều đó cho thấy, con người cá nhân tác giả có xu hướng thu mình vào cuộc sống riêng, bế tắc và chán chường trước thực tại. Ngôi nhà, chiếc giường với tác giả đã trở thành nơi lắng lại, cô đọng những nỗi sầu vô tận: Tiêu trai tận nhật tăng trù trướng (Phòng văn suốt ngày càng thêm buồn - Mộ xuân tức cảnh hoài nhân), Hồi phong xuy quyện chẩm (Gió quẩn vào chiếc gối người đã mỏi - Hàn dạ tức sự), Sầu tuyệt không phùng phong vũ dạ/ Nhất đăng minh diệt đối cô miên (Sầu đã dứt đêm gió mưa còn đó/ Ngọn đèn leo lét bên giấc ngủ cô đơn - Khốc tử), Dạ bất thành miên thôi chẩm khởi (Đêm không ngủ được đẩy gối dậy - Phù Liệt lữ đình tống Đỗ Miễn Chi Ngự sử), Minh cư đạm bạc thích/… Uý ngã cơ lưu hồn (Ở trong tối đạm bạc càng vừa ý/… Để an ủi cái tâm hồn bị trói buộc của mình - Thu dạ độc toạ tức sự)…

Biểu hiện cụ thể, cao độ nhất cho sự tù túng bế tắc ở không gian đời tư trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát là khung cảnh nhà giam của triều Nguyễn đối với tội nhân Cao Chu Thần. Có lẽ Cao Bá Quát là tác giả đầu tiên trong văn học trung đại tường thuật tường tận cảnh nhà giam và sự tra tấn chính bản thân mình. Ông có tới 21 bài viết về cảnh giam cầm, khiến cho cảnh nhà tù trở thành ám ảnh nghệ thuật gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả:

1. Bộ trung thính hậu sổ nhật tác (làm thơ trong khi đợi vài ngày nghe quyết định của bộ Lễ)

2. Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư (Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay)

3. Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân (Tháng chín trong nhà giam làm thơ trình các bạn)


4. Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục toả cấm (Ngày 21 tháng giêng bị giải sang giam ở ngục Thừa Thiên)

5. Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục (Ngày 7 tháng chín tống giam nhà tù Trấn Phủ vì vụ trường thi)

6. Cửu nhật chiêu khách (Ngày trùng cửu mời khách)


7. Dĩ sự đãi vấn thừa bộ trát tái hạ Trấn Phủ (Thừa hành trát bộ (Lễ) có việc bắt tra hỏi rồi lại tống xuống Trấn Phủ

8. Đằng tiên ca (Bài ca cái roi song)


9. Đoàn Tính bình nhân lai uỷ vấn, tẩu bút đáp tặng (Đoàn Tính sai người đến thăm, viết nhanh đáp tặng)

10. Khách phục hữu thỉnh canh phú giả. Niệm tự đắc cấm hậu, khốn ư thử vật giả, mĩ nhật y tịch tuần vi lãm phận, thậm tri bất khả ư ngôn dã. Trung dạ ngẫu dịch chính mông chi chỉ, hốt cảm thử vật, ninh phi trợ ngã thâm giả, triếp phục hô nhi dữ chi. Nhân dĩ miễn tha, diệc liêu dĩ cảnh ngã dã (Khách lại có lời mời làm thêm bài thơ khác. Nhớ lại từ sau khi bị vào nhà giam, rất khốn khổ về “cái của nợ” ấy - nó làm lãng phí ngày đêm. Xem cái phận mình vì trái khuôn phép triều đình, rất biết không còn gì để nói nữa. Nửa đêm ngẫu nhiên tìm ra đầu mối, chính là đội ơn chiếu chỉ (nhà vua), bỗng nhiên có cảm về cái vật này (cái gông). Thà rằng không ai giúp ta trong lúc tối tăm này bèn gọi mà cho quách nó đi thay vì khích lệ nó, song cũng là tạm thời cảnh tỉnh cho ta vậy.)

11. Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác phụng kí chư cố nhân (Đêm rằm tháng 6, dưới ánh trăng viết gửi các bạn cũ)

12. Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ, kì nhất (Ngày 17 tháng 10, sau khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt, gượng đau viết luôn bốn bài, bài 1)

13. Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ, kì nhị (Ngày 17 tháng 10, sau khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt, gượng đau viết luôn bốn bài, bài 2)


14. Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ, kì tam (Ngày 17 tháng 10, sau khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt, gượng đau viết luôn bốn bài, bài 3)

15. Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí tứ thủ, kì tứ (Ngày 17 tháng 10, sau khi bộ Lễ tra tấn nghiêm ngặt, gượng đau viết luôn bốn bài, bài 4)

16. Tội định, kì nhất (Khép tội rồi, bài 1)


17. Tội định, kì nhị (Khép tội rồi, bài 2)


18. Trường giang thiên, kì nhất (Một thiên vịnh cái gông dài, bài 1)


19. Trường giang thiên, kì nhị (Một thiên vịnh cái gông dài, bài 2)


20. Trường giang thiên, kì tam (Một thiên vịnh cái gông dài, bài 3)


21. Tức sự (Tức sự)


Với 21 bài thơ này, đoạn đời tăm tối tù ngục được Cao Bá Quát thuật lại trong thi ca bằng sự trải nghiệm đầy cay đắng, uất hận và đau đớn. Từ ngòi bút Cao Bá Quát, ngục tù không chỉ còn là không gian thực mà còn trở thành hình tượng điển hình cho sự tù túng, giam cầm, chôn vùi chí hướng con người. Trong không gian ấy có đủ mọi chốn: chốn giam cầm, chốn hỏi cung, tra tấn với đủ các vật liệu để tra tấn, đày đoạ con người: bức tường, cái gông cùm, chiếc giường gãy, không khí ẩm ướt, độc hại… Trong phòng giam ảm đạm đã đành, ngay cả bên ngoài nó cũng là cảnh: Bạch nhật ảm thảm thần vô quang (Mặt trời u ám ban mai không có ánh nắng - Đằng tiên ca). Đó đúng là “địa ngục trần gian”. Viết về không gian này, có lúc Cao Bá Quát xem mình là một vị khách nương náu như một chốn nơi cõi trần nhỏ hẹp, tạm bợ: Bệ hạn u thê khách (Khách nương náu nhà giam - Tội định, kì nhị). Song nhiều hơn là hình ảnh một bề tôi bị tù tội: Sầu thế xuân đài chỉ xích diêu (Buồn bã nheo mắt nhìn Đài xuân cách trong gang tấc - Thập nguyệt thập thất nhật thừa Lễ bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí, kì tam), Chỉ xích thiên uy vọng đồ nhân/ Phúc đường bồ bặc khấp cô thần (Trong tấc gang oai phong của nhà vua ngóng về phía ngoài thành/ Bề tôi lẻ loi nằm lăn lóc trong nhà giam - Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục)…

Những câu thơ này đượm một ý vị mỉa mai chua xót. Vua - thiên tử - trong quan niệm Nho giáo dùng “đức trị”. Ấy vậy mà “thiên uy” - oai trời - của nhà vua lại được


biểu hiện cụ thể bởi cái nhà giam! Sự cương toả của không gian trong thơ chữ Hán lúc này hiện hình thêm con người và tư tưởng chỉ đạo nó: vua triều Nguyễn và tư tưởng Nho giáo. Không gian nhà tù đã trở thành hình tượng nghệ thuật thể hiện sâu sắc nhất sự phong bế, ngột ngạt của không gian sống trong thơ Cao Bá Quát.

Từ sự ngột ngạt, bức bối đó, thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã xuất hiện những hình ảnh bé mọn, biểu hiện cho sự chật hẹp, trói buộc của cuộc đời: chiếc gối, võng, màn, lồng, thuyền…: Mộng nhiễu gia hương chỉ xích gian/ Phàn lung thê điểu vị tri hoàn (Hồn mộng quẩn quanh nơi quê nhà trong gang tấc/ Như con chim nhốt trong lồng không biết bao giờ về - Để ngụ bệnh trung giản chư hữu), Si hao kì tại lung (Chim cú nhốt yên trong lồng - Đề Trần Thận Tư học quán thứ Phương Đình vận, kì tam), Nhất sàng triển chuyển cánh vô ngôn (Nằm trên giường cứ trằn trọc mãi càng không nói được lời nào - Mộng Ngô Dương Đình), Địch thanh nhiễu chẩm tế như ngữ (Tiếng sáo quẩn quanh bên gối như giọng tỉ tê - Văn địch), Yên đạm vân gian thuỷ trúc cư (Khói nhạt trong mây như thấy sống trên thuyền - Ngụ quán tức sự), Tiêu tiêu liên mạc nhất tham quân (Vất vưởng một chức tham quân trong màn sen - Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi), Xuân phong hà sự lai thôi bách/ Lãm não tây viên từ phú khách (Gió xuân cớ chi đến thúc bách/ Sự não nùng buộc chặt khách văn ở vườn tây - Thứ Phương Đình, Hoán Phủ, Thận Tư phân vận ngũ thử)…

Nói chung, không gian ấy nhìn vào đâu cũng thấy bủa vây, giam hãm con người. Từ cái lồng lớn là đất trời, đến cái lồng nhỏ hơn là ngôi nhà, rồi cái võng, cái gối… Hết vòng xiết này lại đến vòng xiết khác. Nó khiến cho con người tự ý thức của tác giả trong không gian ấy trở nên bi thiết: Tuế nguyệt vi trường toạ/ Giang sơn bế độc miên (Năm tháng vây kẻ ngồi dài/ Non sông đóng lại kẻ ngủ một mình - Đối vũ, kì nhị), Trắc thân thiên địa bi cô chưởng (Nép mình giữa khoảng trời đất, thương nỗi bàn tay cô đơn - Bệnh trung), Thoát tục vị năng liêu nhĩ nhĩ (Chưa ra khỏi vòng thế tục thôi thì thì thế - Hạ dạ vấn bốc đồng Hành Phủ)…

Rõ ràng, trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát, con người đã trở thành một thực thể bé nhỏ giữa giới hạn không thể nào vượt qua được. Thực khác hẳn với những hình tượng anh hùng được đặt trong không gian tầm kích vũ trụ của những giai đoạn trước.

Không gian đời tư trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát còn được thể hiện qua không gian “đường đời” phi lí, vô định. Không gian “đường đời” trở đi trở lại trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Tác giả Nguyễn Kim Châu khảo sát 160 bài đã thấy: “có 11 lần nhà thơ sử

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023