Phát Triển Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Và Xã Hội Các Kktck Biên Giới Việt - Trung Năm 2010


KCX,... gặp khó khăn về vấn đề lao động. Vì thế, để phát triển các KKTCK một cách bền vững, bên cạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch,… gần đây các tỉnh đã chú ý đến việc quy hoạch không gian lãnh thổ về phát triển các khu dân cư.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng tại KKTCK. Trên cơ sở quy hoạch không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại các KKTCK, các tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của các KKTCK.

Các công trình hạ tầng quan trọng đã và đang được triển khai trên địa bàn các KKTCK như cải tạo, nâng cấp đường giao thông kể cả hệ thống các đường quốc lộ cũng như các đường giao thông nội tỉnh kết nối với KKTCK để phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của cửa khẩu quốc tế được nâng cấp. Hệ thống cảng biển, bến tàu, bến xe, kho bãi,…được đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị hiện đại, đủ điều kiện bốc xếp, vận chuyển hàng hóa chuyển khẩu, chuyển tải.

Hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, bưu điện, ngân hàng và các công trình phúc lợi xã hội khác như trường học, trạm y tế hầu hết được các địa phương đầu tư nâng cấp và xây dựng mới.

Bên cạnh đó, với nguồn thu ngân sách tăng trưởng khá, hàng năm các địa phương còn có kế hoạch đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng sản xuất nhằm đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Điểm chung nhất là hầu hết các tỉnh có chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các KKTCK. Mặc dù mức độ có sự khác nhau, nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động của các địa phương đều từ nhiều nguồn: đầu tư của NSNN, của các thành phần kinh tế, nhân dân trên địa bàn và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nhiều địa phương, như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai hình dáng của các KKTCK đã nhanh chóng định hình và đi vào hoạt động.


Sau đây luận án sẽ phân tích khái quát về phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư của các KKTCK biên giới Việt – Trung:

* KKTCK Móng Cái. Đến năm 2010, KKTCK Móng Cái có diện tích tự nhiên 51.654,8 ha, chiếm 8,46% diện tích cả tỉnh; dân số 87.300 người chiếm 7,5% dân số cả tỉnh. KKTCK này nằm trên tuyến Quốc lộ 18A giáp với thị xã Đông Hưng, Trung Quốc, có 50 km đường biên giới trên bộ và 22 km đường biên giới trên biển. KTTCK Móng Cái có khu trung chuyển hàng hóa trên biển tại Vạn Gia thuộc đảo Vĩnh Thực, có cửa khẩu Quốc tế Bắc Luân đối diện với cửa khẩu Đông Hưng, Trung Quốc; tại đây có điểm thông quan hàng hóa KaLong nằm bên bờ sông KaLong và sát với cửa khẩu Quốc tế với lượng hàng hóa qua lại hàng năm rất lớn, cùng với điểm thông quan hàng hóa Lục Lầm thực hiện trao đổi hàng hóa biên mậu hàng năm cũng rất lớn. Tại KTTCK Móng Cái còn có nhiều đường mòn, lối mở như điểm Mũi Ngọc, thành phố Móng Cái, điểm Lục Phủ thuộc xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái và Khu chuyển tải Vạn Gia thuộc thành phố Móng Cái.

Mục tiêu phát triển trở thành một trong những trung tâm đầu mối trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc-ASEAN Trung tâm du lịch lớn khu vực các tỉnh phía Bắc; gắn phát triển kinh tế, môi trường xã hội với an ninh, quốc phòng, ngăn chặn tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và an ninh biên giới quốc gia [6].

* KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. KKTCK Đồng Đăng, nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp và một phần xã Bình Trung, huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, một phần xã Vân An, huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan. Đến năm 2010, diện tích toàn KKTCK là 39.400 ha, chiếm 4,7% diện tích cả tỉnh; dân số 150.300 người, chiếm 20,04% dân số cả tỉnh. Mô hình phát triển


KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu. Về cơ bản, KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn được phân thành 2 khu chức năng là khu phi thuế quan và khu thuế quan.

Định hướng phát triển của KKTCK Đồng Đăng lạng Sơn là trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu của Đông bắc Bộ với Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Hướng tới xây dựng Đồng Đăng, Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm xuất nhập khẩu lớn; một trung tâm xúc tiến thị trường, vận động đầu tư vùng Đông Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong cả nước. Song song với phát triển thương mại, tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, xuất nhập cảnh, du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông; tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với lợi thế tài nguyên và theo hướng xuất khẩu, phát triển các lĩnh vực nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa [6].

* KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai. KKTCK Lào Cai bao gồm phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, phường Kim Tân, xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyến thuộc Thành phố Lào Cai; thôn Na Mo, xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng và xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương.

KKTCK Lào Cai được quy hoạch thành khu công nghiệp- thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư. Quy mô, vị trí từng khu được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết thành phố Lào Cai, trung tâm huyện lỵ Mường Khương. Tính đến hết năm 2010, KKTCK Lào Cai có diện tích 7.971,8 ha, chiếm 1,25% diện tích toàn tỉnh; dân số 73.300 người, chiếm 11,71 % dân số của tỉnh và 32.000 lao động, chiếm 9,4 % lao động của tỉnh,


với trên 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ [6].

* KKTCK Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. KKTCK Cao Bằng có diện tích là 7.780 ha, chiếm 1,16% diện tích toàn tỉnh; trong đó KKTCK Tà Lùng 500 ha; khu vực KTCK Hùng Quốc 30 ha; khu vực KTCK Sóc Giang 58 ha, còn lại là diện tích thuộc một số xã khác. KTTCK Cao Bằng được thành lập và được ưu tiên phát triển thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp theo luật pháp của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến hết năm 2010, số dân tại các KKTCK Cao Bằng là 19.000 người, chiếm 3,7% dân số toàn tỉnh, với gần 12 ngàn lao động. Số doanh nghiệp hoạt đông trong các KKTCK Cao Bằng tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, thương mại, khách sạn nhà hàng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại KKTCK Cao Bằng chủ yếu là từ Trung Quốc, tập trung phần lớn vào KKTCK Tà Lùng, thị trấn Phục Hòa, hoạt động trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ cồn thực vật, chế biến nông sản, lâm sản và hoa quả sơ chế, sản xuất chế biến thực phẩm, đầu tư xây dựng và kinh doanh cửa hàng miễm thuế, lắp ráp xe đạp điện và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

* KKTCK Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. Khu KTCK Thanh Thủy có tổng diện tích 28.781ha, chiếm 3,62% diện tích cả tỉnh, bao gồm địa phận 7 xã: Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Phong Quang (Vị Xuyên) và Phương Độ (thị xã Hà Giang) với mục tiêu trở thành trọng điểm phát triển, đầu mối quan trọng về quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phát triển của tỉnh với nước bạn Trung Quốc; một trong các đầu mối XNK hàng hóa, dịch vụ ở phía Bắc của đất nước. Khu KTCK Thanh Thủy được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch – giải trí, khu đô thị, khu dân cư, khu hành


chính và các khu chức năng khác. Đến năm 2010, tại KKTCK Thanh Thủy có dân số khoảng 10.000 người, chiếm 2,14% dân số cả tỉnh.

* KKTCK Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu. Trên dọc tuyến biên giới Việt - Trung tỉnh Lai Châu có 2 cửa khẩu chính với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, đó là: Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc xã Ma ly Pho huyện Phong Thổ đối diện là cửa khẩu Kim Thuỷ Hà thuộc huyện Kim Bình - Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng thuộc xã Thu Lũm huyện Mường Tè đối diện là cửa khẩu Bình Hà thuộc huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Ngoài hai cặp cửa khẩu trên Lai Châu có nhiều lối mòn qua lại với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hoá và thăm thân của nhân dân hai bên biên giới như: Pô Tô, Nậm Là, Dễ Suối Thàng, Cửa Cải, Sì Choang . . . thuộc các huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ. Hiện nay, cửa khẩu Ma Lù Thàng đang được đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế và đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc gia U Ma Tu Khoòng.

Trong tất cả các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, hiện nay chỉ có cửa khẩu Ma Lù Thàng đã và đang được đầu tư xây dựng, các cửa khẩu khác cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, việc giao thương với nước bạn chỉ là buôn bán nhỏ lẻ của nhân dân hai bên biên giới. KKTCK Ma Lù Thàng nằm trên địa bàn các xã Ma Ly Pho, Mường So, Hoang Thèn và Huổi Luồng của huyện Phong Thổ và xã Huổi Luông huyện Sìn Hồ; Tổng diện tích KKTCK Ma Lù Thàng là 27.763 ha, chiếm 3,05% diện tích cả tỉnh. Dân số năm 2010 khoảng hơn

8.200 người, chiếm 2,14% dân số cả tỉnh. Hoạt động chủ yếu của KKTCK Ma Lù Thàng là xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh qua biên giới.

Tổng hợp tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư của các KKTCK biên giới tiếp giáp với Trung Quốc như sau:


Bảng 2.2: Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và xã hội các KKTCK biên giới Việt - Trung năm 2010



Tên KKTCK


Ngành nghề phát triển chủ yếu

Diện tích KKTCK

(ha)

Tỷ lệ (%) so với

Tổng số

KKTCK

Toàn

tỉnh

1

Diện tích


163.350,6

100%

100%


Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm đầu mối trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa ASEAN - Trung Quốc, Trung tâm du lịch lớn. Gắn phát triển kinh tế, môi trường xã hội với an ninh, quốc phòng, ngăn chặn tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và an ninh biên

giới quốc gia

51.654,8

31,62

8,46


Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn

Trung tâm xuất nhập khẩu của Đông bắc Bộ với Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu; sản phẩm dịch vụ có

lợi thế và du lịch

39.400

24,12

4,7


Lào Cai,

tỉnh Lào Cai

Là khu công nghiệp - thương mại, khu

công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư

7.971,8

4,88

1,25


Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Phát triển thương mại, đầu tư, xuất

nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp

7.780,0

4,76

1,16


Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang

Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch – giải trí, khu đô thị, khu dân cư, khu

hành chính và các khu chức năng khác

28.781,0

17,62

3,62


Ma Lù Thàng,

tỉnh Lai Châu

Xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh

qua biên giới

27.763,0

16,7

3,05

2

Dân Số (người)


348.100

100,00

100,00


Móng Cái


87.300

25,07

7,53


Đồng Đăng


150.300

43,17

20,04


Lào Cai


73.300

21,05

11,71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 13



Cao Bằng


19.000

5,45

3,70


Thanh Thủy


10.000

2,87

3,04


Ma Lù Thàng


8.200

2,39

2,14

3

Lao động

(người)


157.799

100,00



Móng Cái


51.838

32,85



Đồng Đăng


30.746

19,48



Lào Cai


54.900

34,79



Cao Bằng


4.820

3,05



Thanh Thủy


7.000

4,44



Ma Lù Thàng


8.495

5,39


Nguồn: tính toán của tác giả từ báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Qua quá trình thực hiện, kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt - Trung đã có bước phát triển khá mạnh, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của các địa phương cũng như cả nước.

Thứ nhất, về thương mại - xuất nhập khẩu: Đã bước đầu hình thành các khu thương mại dịch vụ, từng bước đáp ứng các nhu cầu phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh. Các hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải tăng trưởng cao. Hệ thống kho ngoại quan, kho hàng được mở rộng, đáp ứng tốt yêu cầu lưu chuyển hàng hóa XNK của các doanh nghiệp. Hệ thống chợ được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới; nhiều nơi đã hình thành nên các phố thương mại, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, phát triển các cơ sở dịch vụ (ngân hàng, bưu điện, khách sạn, nhà hàng...), nhờ đó đã thúc đẩy giao lưu thương mại phát triển.

Theo số liệu tổng hợp đến năm 2010, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của các KKTCK Quảng Ninh chiếm hơn 60% tổng số xuất


nhập khẩu tại các KKTCK biên giới tiếp giáp với Trung Quốc; tiếp đến là KKTCK Lạng Sơn và KKTCK Lào Cai chiến trên 30%; còn lại là các KKTCK Thanh Thủy, Hà Giang; KKTCK Ma Lù Thàng, Lai Châu và KKTCK Cao Bằng.

5

Về tốc độ tăng, so với năm 2006 thì đến hết năm 2010 kim ngạch XNK tại các KKTCK biên giới Việt - Trung tăng 212,3%, trong đó KKTCK Ma Lù Thàng tăng cao nhất là 295,8 %, KKTCK Thanh Thủy tăng 285,7%, KKTCK Lạng Sơn tăng 262%, KKTCK Quảng Ninh tăng 204%, KKTCK Cao Bằng tăng 171,4% và KKTCK Lào Cai tăng 165,5% (xem Hình 2.1).


7000

350

6000

285.7

295.8 300

5000

262

250

212.3

2006

4000

204.7

200

165.

2010

171.4

3000

150

2000

100

100

1000

60.2 11.8

20.5

50

1.0

4.9

1.7

0

0

Kim Ngạch Xuất nhập khẩu Triệu

USD

KKTCK KKTCK Lào

Quảng

Ninh.

Cai

KKTCK

Lạng Sơn

KKTCK Cao

Bằng

KKTCK KKTCK Ma

Thanh Thủy Lù Thàng


Hình 2.1: Kim ngạch XNK tại các KKTCK biên giới Việt - Trung

Nguồn: báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thứ hai, về hoạt động xuất nhập cảnh và du lịch. Điểm rõ nét trong sự phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt - Trung những năm qua là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022