Giới Từ “Auf” Nhìn Từ Góc Độ Tri Nhận Đối Chiếu Với Tiếng Việt

(Bọn trẻ lấy cặp và bỏ hết sách xuống sàn nhà.)

(224) Es sitzt in einem Sessel.

(Nó ngồi phịch xuống ghế bành.)

(225) Seine vorwurfsvollen Worte waren immer noch in meinen Ohren. (Những lời nói trách móc của anh vẫn văng vẳng bên tai tôi.)

Loại 4: Các giới từauf/in dường như không được chuyển dịch sang tiếng Việt. Ví dụ:

(226) Die Kinder saßen auf dem Boden. (Những đứa trẻ ngồi trên sàn nhà.)

(227) Endlich stand er vorsichtig auf den Knien auf.

(Cuối cùng anh ta nhẹ nhàng quỳ hai đầu gối ngồi dậy.)

(228) Haus ist in Flammen. (Nhà đang cháy.)

(229) Er wurde in die Enge getrieben. (Anh ấy đã bị dồn vào chân tường.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

3.3.2.2. Một số nhận xét

Đối với cách đối dịch ở loại 1 loại 2 thường phổ biến, ở đây tác giả xin nói về loại 3 loại 4. Đây là hai kiểu loại phản ánh những cách thức diễn đạt khác nhau giữa tiếng Đức và tiếng Việt về các sự tình cũng như về các đoản ngữ thường liên quan đến động từ hành động. Chẳng hạn, ở ví dụ (229) Er wurde in die Enge getrieben (Anh ấy đã bị dồn vào chân tường), ở đây biểu đạt ý nghĩa rằng anh ấy bị dồn vào thế bí, ở trong vị trí bị khép kín. Với nghĩa đen này, trong tiếng Việt có nhiều cách diễn đạt tương tự, như lâm vào thế kẹt/ ngõ cụt/ đường cùng, ... không lối thoát, thậm chí nếu nghiêm trọng hơn thì là rơi vào chỗ chết. Vì vậy, với cách dùng một cấu trúc định vị mang nghĩa hoán dụ như ở ví dụ (229), việc chuyển dịch sang tiếng Việt như vậy là thỏa đáng, vì kết cấu định vị ở đây chỉ có giá trị nặng về mô tả hơn là định vị.

Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 17

Đối với ví dụ (222) Der arme Mann kniete auf den Knien (Người đàn ông tội nghiệp quỳ xuống), thì việc sử dụng một số cấu trúc định vị đi kèm với động từ như thế này (kniete auf den Knien) cũng là một kiểu loại thiên về miêu tả. Trong tiếng Đức cụm từ kniete auf den Knien (trên hai đầu gối) nhưng hiểu ngầm được ẩn hoặc tiền giả định trong ngữ nghĩa của động từ “quỳ” trong tiếng Việt. Và ở đây,

đối với tiếng Việt sử dụng kết cấu “quỳ” (động từ) và “xuống” (từ chỉ hướng) là đủ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp khác cũng vậy, nó phản ánh cách thức diễn đạt tình huống một cách khác nhau ở hai ngôn ngữ.

Chúng tôi khảo sát một số câu trên đây để chúng ta thấy có những người dịch các văn bản tiếng Đức sang tiếng Việt đều đã có những thành công lớn trong việc chuyển dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Tuy nhiên xét đến bốn loại chuyển dịch các kết cấu định vị ở trên thì không phải bất cứ một kết cấu định vị nào của auf/ in trong tiếng Đức đều có thể chuyển dịch bằng một kết cấu đinh vị tương đương trong tiếng Việt. Ngay cả hệ thống giới từ được sử dụng cũng không hề có sự tương ứng đồng đều trong hai ngôn ngữ. Ví dụ như in chẳng hạn, khi dịch sang tiếng Việt thì in có nghĩa tương đương là trong,ở đây nghĩa lý tưởng có tính bao chứa và được bao chứa về mối quan hệ không gian giữa ĐTQC và ĐTĐV của in trong trong tiếng Đức và tiếng Việt về cơ bản không có gì khác biệt. Nhưng nhiều khi in lại được dịch chuyển sang tiếng Việt với các nghĩa như: ở, bên, trên, giữa, trước, tại ...

(230) Manchmal denke ich, ich bin in Deutschland. (Đôi khi tôi tưởng mình đang Đức.)

(231) Die Kinder zeichnen einen Kreis in den Sand. (Bọn trẻ vẽ một vòng tròn trên cát.)

(232) Es gibt sehr viele Fische in diesem Fluss. (Có nhiều cá dưới sông này lắm.)

(233) Das Lied ist für immer in meinen Ohren. (Bài hát cứ vang mãi bên tai tôi.)

(234) Ein neuer Ort, in einem neuen Haus. (Một nơi mới, tại một ngôi nhà mới.)

Thực ra với những ví dụ trên thì vẫn chưa đủ phản ánh những gì mà chúng tôi có trong tư liệu, nhưng cũng tạm đủ để chúng ta có một vài so sánh, đối chiếu và liên hệ cần thiết. Có thể nói, mối quan hệ không gian giữa ĐTĐV và ĐTQC được người Đức trừu tượng hóa trong giới từ in khi quan hệ định vị không gian khác nhau, điều này cũng diễn ra tương tự khi chúng ta chuyển dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Đức với những cách dùng cụ thể. Điều này cũng phản ánh sự khác biệt khá là đa dạng về cách thức tri nhận không gian đối với từng ĐTĐV và ĐTQC cụ thể giữa tiếng Đức và tiếng Việt.

Trong tiếng Đức luôn định vị không gian một cách khách quan, dựa vào mối quan hệ không gian giữa ĐTĐV và ĐTQC. Còn trong tiếng Việt, bên cạnh cách thức định vị mang tính chủ quan, còn phổ biến cách thức định vị có tính chủ quan - dựa vào mối quan hệ không gian giữa ĐTĐV và bản thân người nói hoặc người nghe là ĐTQC. Và cũng chính tính chủ quan này đã định ra những tập quán sử dụng các kết cấu như: trên trời, dưới đất, trong nhà, ngoài sân, trong bụng, ngoài mặt, trên bờ, dưới sông, trên cây, dưới gốc cây, ....

Tuy nhiên, điều quan trọng là sự thể hiện cách thức định vị có tính chủ quan của tiếng Việt lại được thể hiện ra bằng nhiều cách thức đa dạng tạo thành một thói quen, một cách thức ứng xử định vị có tính thường trực. Điều này đã gây ra không ít những khó khăn cho người Việt khi học và sử dụng các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức. Xét ví dụ (233) “Bài hát cứ vang mãi bên tai tôi” (Das Lied ist für immer in meinen Ohren), có thể nói đây là tình huống định vị khá xa lạ với người Việt vì với người Việt khi nói bên taithì như là một thứ gì đó từ ngoài vào, từ xa đưa đến. Bởi người Việt vẫn nói nước trong tai, có tiếng vù vù trong tai, đau trong tai, ...

Trên đây là một số phân tích sơ lược về tình huống định vị cụ thể của in. Trên lý thuyết cũng như thực tế, chúng ta không thể nào đề cập đến tất cả mọi trường hợp của những tình huống khác biệt cụ thể. Do đó, một cách thức so sánh, đối chiếu liên hệ sẽ phù hợp hơn là trở lại với các kiểu định dạng định vị của auf/ in và các phương tiện dùng tương ứng trong tiếng Việt với nội dung ý nghĩa lý tưởng của auf/ in trong tiếng Đức.


3.3.3. Giới từ “auf” nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với tiếng Việt

Qua việc phân tích về các kiểu loại sử dụng của auf tương quan đối chiếu với tiếng Việt mà đã được trình bày ở chương II, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như sau:

Auf - trên là sự phân biệt có tính thường trực giữa kiểu định vị có tính chủ quan và kiểu định vị có tính khách quan. Trong tiếng Đức, nếu xuất phát từ một cách nhìn mang tính thực tiễn, người ta hoàn toàn có thể đặt ra vấn đề là liệu có một phạm vi nào đó trong các kiểu định vị của auf chỉ có thể tồn tại một cách thức dịch

chuyển sang tiếng Việt (không phải là hai cách). Trong những trường hợp nào đó có thể có những phạm vi như vậy. Ví dụ như:

(235) Der Riss auf dem Boden. (Vết nứt trên sàn nhà.)

Die Falten auf seiner Stirn (những nếp nhăn trên trán anh ta); Die Bilder auf dem Fernsehbildschirm (những hình ảnh (ở) trên màn hình ti vi); Es gibt einen Punkt auf Der Oberfläche (có một điểm (ở) trên một bề mặt).

Trong những trường hợp trên, không thể dùng dưới, đây là phạm vi định vị của một thực thể hoặc biến cố gắn liền với nó hoặc có tính cách gần như là một bộ phận của ĐTQC nằm trong một phạm vi cụ thể (đó là ĐTQC). Khi dịch sang tiếng Việt, người Việt thường hay bổ sung thêm một yếu tố nhằm biểu thị cụ thể hơn nghĩa định vị theo từng tình huống cụ thể mà trong đó tập quán sử dụng đã có những chi phối nhất định khiến cho từ không còn có tính thường trực vốn có. Ví dụ với các con đường có tính cách như là ĐTĐV (kể cả đường thẳng hình học), người Việt thường dùng từ trên và bổ sung thêm từ đằng trước nó như: “ổ gà (ở) trên đường” (Schlaglöcher auf der Straße), “có một trạm xăng (ở) trên đường” (Es gibt eine Tankstelle auf der Straße), “lúa chín (ở)trên cánh đồng” (Reifer Reis auf dem Feld), “những vết bẩn (ở) trên áo” (die Flecken auf dem Hemd), “(ở) trên một đường thẳng (auf gerader Linie), “(ở) trên đất trống” (auf freiem Feld), “(ở) trên một bức khắc đồng”(auf einem alten Kupfertisch) ... trong khi đó tiếng Đức chỉ dùng vậy từ auf... Như vậy có thể hiểu rộng hơn là, trong cách thức tri nhận không gian của người Việt, hầu hết những thực thể xuất hiện trong một bề mặt, một đường, được nhìn nhận như là ở trên bề mặt, trên đường đó.

Qua đây có thể nói rằng, sự tri nhận định vị không gian khách quan của người Việt chịu sự chi phối mạnh mẽ của phương nằm ngang, ngoài ra còn chịu sự chi phối của cái mà “có thể nhìn thấy được” theo phương nằm ngang vào phạm vi ngữ nghĩa của trên. Xét trong tương quan này thì nội dung ngữ nghĩa của dưới thường đối lập phân biệt với trên, và do đó có tính định vị chủ quan nhiều hơn, ví dụ “ổ gà ở dưới đường”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì dưới cũng dùng với nghĩa định vị có tính khách quan, như: “quyển sách ở dưới gầm giường”. Hai tác giả Lý Toàn Thắng [52, 53], Trần Quang Hải [17] đã đề cập, là cái chi phối cho việc có thể chuyển dịch những kiểu định vị như: “Er schlief auf dem Boden” dịch thành

“Nó ngủ trên nền nhà” (trên là kiểu định vị khách quan); Nó ngủ dưới nền nhà“ (dưới là kiểu định vị chủ quan).

Ngoài ra, như đã phân tích ở chương 2, trong tiếng Đức, một là có một số trường hợp on được dùng để định vị cho tình huống ĐTĐV gián cách với ĐTQC, ví dụ Die dunklen Wolken auf der Insel (những đám mây đen trên đảo). Hai là, tiếng Đức thường dùng auf cho kiểu loại định vị của một “vật thể ở trên một phần của chính nó” (xem phần d mục 2.2.1.1). Kiểu loại định vị này khá xa lạ với người Việt, hầu như không có thấy trong tiếng Việt. Hiếm khi người Việt dùng các kết cấu như “đứng trên đôi chân” tương ứng với “steh auf deinen Füßen”, trong tiếng Đức câu này vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. Còn trong tiếng Việt chúng ta thấy cách dùng này thường có nghĩa bóng để nói đến việc tự lập, tự cường, không phụ thuộc,

.... Trong khi đó, những kết cấu như: auf den Knien (trên hai đầu gối), der Mann auf dem Rücken (người đàn ông nằm ngửa), ...trong tiếng Đức không có nghĩa bóng ngoài ý biểu thị “vật thể trên một phần của chính nó. Những kết cấu như những ví dụ này chỉ có thể chuyển dịch sang tiếng Việt bằng những kết cấu không có tính định vị như “người đàn ông nằm ngửa hoặc nghỉ lưng. Do vậy, kiểu loại này khá xa lạ với tiếng Việt là một điều dễ hiểu.

Trên trong tiếng Việt, ngoài nghĩa định vị có tính gắn liền, nâng đỡ, tiếp xúc thì nó còn nghĩa biểu thị giống với über (bên trên) trong tiếng Đức. Đây là một sự định vị theo phương thẳng đứng có tính tô pô của một ĐTĐV ở vị trí bên trên, sự tách rời (không có sự giới hạn liên hệ chặt chẽ về khoảng cách) với ĐTQC.

Tác giả Lý Toàn Thắng [52] đã phân tích khá kỹ về ngữ nghĩa, cơ chế tri nhận, chiến lược định vị của từ trên. Xét những ví dụ như mây trên trời với mây bay trên đầu thì ví dụ thứ 2 là kiểu định vị có thể quy vào loại vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Tuy nhiên, xét theo mối quan hệ ĐTĐV và ĐTQC thì việc quy chiếu trường hợp này vào kiểu loại định vị có tính khách quan sẽ hợp lý hơn. Còn ở ví dụ 1 thì có thể quy vào kiểu loại định vị có tính chủ quan.

Như vậy, có thể nói rằng, trên trong tiếng Việt, với nghĩa định vị có tính gián cách về mặt không gian theo phương thẳng đứng, có một phạm vi mang tính đặc thù trong tương ứng so sánh với tiếng Đức, đó là ĐTĐV được xem là trên ĐTQC, mặc dù có thể ĐTĐV không ở vị trí cao hơn ĐTQC theo phương thẳng

đứng nhưng cả hai ĐTĐV và ĐTQC đều nằm ở vị trí cao hơn tầm nhìn của người nói. Ví dụ: đèn trên trần nhà.

Tóm lại, trong tương quan so sánh giữa tiếng Đức và tiếng Việt, có thể nhận thấy rằng, nếu như auf trong tiếng Đức, ngoài phạm vi cho kiểu định vị không giang có tính gắn liền giữa ĐTĐV và ĐTQC là một phạm vi có thể gây ra “mối tương ứng” giả tạo giữa auf trên ví dụ như: ein Apfel auf einem Ast (quả táo trên cành), thì còn có một số phạm vi cần được lưu ý như: eine Medaille auf einer Kette (một huy hiệu được đeo trên dây đeo) - nói đến một vật thể này được gắn với một vật thể khác. Hay như nói đến đối tượng vật lý được tiếp xúc với một vật thể khác như: Lege deinen schmutzigen Finger nicht auf meinen sauberen Anzug (Đừng chạm những ngón tay bẩn thỉu của bạn lên bộ quần áo sạch sẽ của tôi). Hoặc nói đến vật thể ở trên một phần của chính nó, ví dụ như: der Mann auf dem Rücken (người đàn ông nằm ngửa) và những trường hợp sử dụng các ĐTQC trong tính cách như là các vị trí địa lý.

Trong khi đó, trên trong tiếng Việt lại tạo ra những phạm vi có tính khác biệt như: phạm vi định vị có tính chủ quan - trên trời (im Himmel), phạm vi định vị có sự gián cách về không gian - “Những đám mây trắng trên núi(Weiße Wolken in den Bergen). Ngoài ra, sự hiện diện của đặc trưng ngữ nghĩa có thể nhìn thấy được, như đã nói ở trên, cũng tạo ra những trường hợp khác biệt cụ thể khác như:

Bombenkrater auf dem Feld (hố bom trên cánh đồng), das Loch in der Wand

(một cái lỗ trên tường). Hay một số cách sử dụng cụ thể như: trên thế giới (in der Welt), trên đường (auf der Straße) ...cũng tạo nên những khác biệt rất đáng chú ý.

Trên đây là một số khác biệt cơ bản mà tác giả đã trình bày cụ thể cùng với những ví dụ được minh họa, mặc dù không có tính bao quát toàn bộ, nhưng cũng phần nào nói đến một sự hình dung cơ bản cần thiết về mối quan hệ giữa auf trên từ hai góc độ tri nhận khác nhau của người Đức và người Việt.

3.3.4. Giới từ “in” nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với tiếng Việt

Nói về hai giới từ auf in trong tiếng Đức thì có lẽ in là giới từ chứa nhiều nội dung mang tính tri nhận hơn cả trong tương quan so sánh đối chiếu giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Mặc dù, nhìn qua thì có vẻ như in không bị phụ thuộc nhiều vào cách hình dung không gian giữa ĐTĐV và ĐTQC như là auf. Nhưng trên thực tế, qua khảo sát, phân tích tư liệu cho thấy, mức độ chênh lệch giữa in trong là khá

lớn, và nó liên quan nhiều đến việc người ta tri nhận như thế nào về sự bao chứa và vật thể nào có thể là bao chứa (ĐTQC) một vật thể khác (ĐTĐV).

Phần lớn những sự khác biệt giữa in trong tiếng Đức với trong trong tiếng Việt chủ yếu tập trung ở phạm vi các ĐTQC có mô hình không gian hay một chiều. Còn những khác biệt với các ĐTQC có mô hình không gian ba chiều là không nhiều. Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ sau:

(236) Es gibt Punkte in der Linie.

(Có các điểm trên đường thẳng.)

(237) Das Loch in der Wand. (Một cái lỗ trên tường.)

(238) Er hob sein Glas in die Luft.

(Anh ta nâng ly của mình lên cao/trong không khí.)

(239) Ein Mann in einem schwarzen roten Hut. (Một người đàn ông trong chiếc mũ đỏ đen.)

(240) Sie saßen in dem Schatten eines Baumes. (Họ ngồi dưới bóng cây.)

(241) Es gibt keine Apotheke in der Nachbarschaft. (Không có hiệu thuốc trong khu vực lân cận.)

Với các trường hợp nói trên đều có thể đặt ra những nội dung liên quan đến cách thức tri nhận không gian đối với từng ĐTQC cụ thể. Chẳng hạn ở ví dụ (237) việc sử dụng giới từ in gợi lên mô hình không gian ba chiều của bức tường (der Wand). Với trường hợp ở ví dụ (238) “in die Luft” nói đến sự tri nhận của người Đức về “không khí” hoặc “bầu trời” hoặc “không trung” như là một khoảng không gian ba chiều mà trong tiếng Việt cũng có cách thức định vị “trong không khí/ trong không trung/ trong bầu trời”. Nhưng trong tiếng Việt tồn tại phổ biến cách thức định vị có tính chủ quan, và cách thức này đã tạo ra những kết cấu định vị có tính “tập quán” cao, như: trên trời, dưới đất, dưới nước, ... (chim bay trên trời, cá bơi dưới nước). Riêng trường hợp cụ thể như ví dụ (238), kết cấu định vị “in die Luft” chỉ có thể dịch sang tiếng Việt là lên (như: nâng cốc hay nâng cốc lên). Nhưng nếu là “Vögel fliegen in den Himmel” thì lại là “chim bay trên bầu trời” hoặc có vẻ tương ứng hơn thì là “chim bay trong không trung”.

Còn với ví dụ (241) khái niệm in der Nachbarschaft”, thì đây thường được hình dung như là một mô hình không gian hai chiều, còn với ví dụ (236) in der Linie”, việc sử dụng giới từ in ở đây được xem như là một mô hình không gian một chiều. Tuy vậy, nghĩa lý tưởng thường trực và phổ biến của in liên quan chủ yếu đến các ĐTQC có mô hình không gian ba chiều, thường gắn liền với khái niệm “sự bao chứa” về nội dung ngữ nghĩa của giới từ in. Điều này được tác giả Lê Văn Thanh [48, tr.152] đề cập đến như là một hệ thống của:

A- ĐTĐV có mô hình không gian bất kì + in + ĐTQC có mô hình không gian ba chiều

B - ĐTĐV có mô hình không gian hai hoặc một chiều hay đơn giản hơn cả là “một điểm” + in + ĐTQC có mô hình không gian hai chiều

C - ĐTĐV có mô hình không gian một chiều hay “một điểm” + in + ĐTQC có mô hình không gian một chiều.

Ở đây in còn được áp dụng với cả các ĐTQC hai hoặc một chiều (thông thường các trường hợp sử dụng in với các ĐTQC một chiều được coi là trường hợp đặc biệt và không phổ biến). Vì vậy mô hình không gian của ĐTQC tập trung chủ yếu nói về cái “bao chứa” để phù hợp hơn với cái nội dung ngữ nghĩa của “sự bao chứa”. Nói chung khái niệm “bao chứa” dường như không thực sự phù hợp với những tình huống mà ĐTĐV có mô hình không gian đa chiều hơn mô hình không gian của ĐTQC. Và khái niệm này được hình dung qua việc ĐTĐV nằm trong phạm vi bề mặt của ĐTQC.

Ở ví dụ (236), thì der Linie là một đường có tính hình học, nhưng ĐTĐV ở đây lại là Punkte (các điểm). Quả thật chưa chúng tôi chưa thấy quan điểm nào bàn về vấn đề một điểm là một thực thể có chiều hay không có chiều. Nhưng theo lôgic, nếu đường là thực thể một chiều thì điểm lại là không có chiều. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp một vật thể vốn là hai chiều nhưng có thể được tri nhận như là ba chiều, như ở ví dụ (240), Schatten (bóng cây). Ở đây chúng ta thấy, bóng cây về cơ bản được nhận biết qua hình chiếu của nó lên một phần nào đó, có vẻ vô hình, một bóng cây mà khi chúng ta đi ngoài nắng mà ngồi dưới gốc cây thì sẽ được che mát bởi bóng cây vô hình này. Và như vậy, theo chúng tôi, đã củng cố việc tri nhận “bóng cây” như là vật thể ba chiều.

Chúng tôi thảo luận về một số nội dung trên về sự tri nhận không gian đối với các ĐTQC của in trong mối tương quan với ĐTĐV. Cũng giống như giới từ auf

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí