trong so sánh với tiếng Việt, ta có thể thấy rằng sự tương ứng của của các phương tiện diễn đạt trong tiếng Việt với tiếng Đức được thể hiện một cách đa dạng, bằng các giới từ định vị (trong đó chủ yếu là trong) và một số cách thức biểu hiện không có tính định vị. Thông thường thì sự tri nhận khác nhau về mối quan hệ định vị là kết quả của sự tri nhận khác nhau về ĐTQC. Thông qua việc so sánh giữa tiếng Đức và tiếng Việt trong phạm vi định vị của in, ta có thể nhận ra những sự khác biệt nhất định về một số nội dung có tính tri nhận giữa hai ngôn ngữ này. Trong sự tương ứng giữa các giới từ định vị, có nhiều tác giả cũng đã phân tích, có những trường hợp dịch tương ứng thật sự, ví dụ như in house (trong nhà), nhưng cũng có những trường hợp không hoàn toàn dịch tương ứng, như die Kurve in der Straße (khúc quanh (ở) trên đường). Những trường hợp không hoàn toàn tương ứng có thể bao gồm hai loại: một là, những trường hợp được tri nhận khác nhau về mối quan hệ định vị như die Kurve in der Straße (khúc quanh (ở) trên đường). Hai là, những trường hợp có sự khác nhau về “chiến lược” định vị (gián tiếp - trực tiếp hoặc chủ quan - khách quan) mà trong tiếng Việt thường có phần thiên về chiến lược định vị gián tiếp; trong khi đó tiếng Đức chủ yếu sử dụng chiến lược định vị trực tiếp.
Vì vậy, có thể nói rằng, ngoài nhiều điểm tương đồng thì mỗi ngôn ngữ đều có sự khác biệt về cách thức diễn đạt sự tri nhận không gian về ĐTQC là những vật thể đa chiều. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này cũng được bộc lộ qua cách thức diễn đạt sự tri nhận về mối quan hệ định vị với một số tình huống quan hệ không gian tương tự giữa các ĐTQC và ĐTĐV tương ứng, tạo nên một sự chênh lệch khá lớn về cách thể hiện cơ chế tri nhận định vị giữa hai ngôn ngữ.
3.4. Nhận xét
Ở chương ba này tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở tri nhận của giới từ auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt và đưa ra sự giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng các giới từ trong hai ngôn ngữ. Sự giống nhau về phân loại trong cả hai ngôn ngữ có chung hai nhóm giới từ là giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và giới từ chỉ phương hướng chuyển động. Giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại diễn tả mối quan hệ không gian không có sự thay đổi địa điểm hoặc không hướng đến điểm đích. Ngược lại giới từ chỉ phương hướng chuyển động nêu ra rằng một đối tượng chuyển động hoặc được chuyển động từ một nơi này đến một nơi khác. Sự giống nhau về mức độ ngữ nghĩa trong hai ngôn ngữ được sử dụng để diễn tả mối quan hệ
không gian giữa các đối tượng định vị và được định vị với nhau. Sự khác nhau trong hai ngôn ngữ về cách sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt và tiếng Đức dựa vào các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, là khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” tác giả nhận thấy sự khác nhau về nhận thức không gian dẫn đến các lỗi dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng giới từ chỉ không gian bởi có sự khác nhau lớn về nhận thức không gian của người Đức và người Việt. Một trong những nhân tố quyết định việc lựa chọn giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt là mối quan hệ không gian giữa người nhìn và đối tượng được định vị, tuy nhiên trong tiếng Đức là vị trí của đối tượng được định vị đối với đối tượng tham chiếu.
Thứ hai là về ảnh hưởng của đặc điểm địa lý, sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ khi sử dụng giới từ về địa hình, trong tiếng Đức khi nói về các địa danh tên riêng thì giới từ đứng trước. Khi diễn tả sự chuyển động đi đến một nơi nào đó thì trong tiếng Đức chỉ có giới từ duy nhất đứng trước danh từ riêng là nach để diễn tả sự chuyển động đến nơi đó, điều này được chỉ rõ qua những ví dụ sau. Ich fahre nach Hanoi. (Tôi đi xuống Hà Nội.), Ich fahre nach Hanoi. (Tôi đi lên Hà Nội.). Cùng là giới từ nach nhưng trong tiếng Việt thì chúng ta có thể nói lên hoặc xuống tùy từng trường hợp phụ thuộc vào vị trí của người nói. Địa hình của các khu vực khác nhau ở Việt Nam là khác nhau, do vậy nhận thức không gian liên quan đến địa điểm biểu thị mối quan hệ trên – dưới (auf – unter) và lên/ xuống. Các thành phố ở phía Nam của miền Bắc Việt Nam bao gồm núi, vì lý do như vậy nên việc đến gần các khu vực này được biểu thị bằng giới từ lên. Để biểu thị chuyển động đến xuống phía Đông miền Bắc Việt Nam ta cần từ trái nghĩa với từ lên, đó là từ xuống, vì trong khu vực này thấy có nhiều hồ và biển. Việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm khi diễn đạt lên Điện Biên, xuống Hải Phòng ... vì vậy khác với cách sử dụng giới từ trong tiếng Đức chỉ dùng chung từ nach.
Sự khác biệt thứ ba là về ảnh hưởng của đặc điểm xã hội, khi nói đến giới từ thì không chỉ đặc điểm địa lý mà còn đặc điểm xã hội cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng những giới từ chỉ không gian. Thông qua các ví dụ như: In der Stadt ist es leichter, Geld zu verdienen (Trên thành phố dễ kiếm tiền hơn), Meine Oma wohnt auf dem Land/ Dorf (Bà tớ sống dưới quê) chúng ta thấy rằng các cách diễn đạt trên không được giải thích rõ ràng mà không chú ý đến hệ thống cấp bậc xã hội. Hệ
thống cấp bậc xã hội ở đây được mô tả thông qua nghiên cứu giới từ “trên” và “dưới” cho thấy tư duy của người Việt Nam coi đơn vị xã hội như Hà Nội cao hơn các địa điểm làng, quê được coi là vị trí thấp hơn.
Tiếp theo là về khái niệm “đường bao” nói đến việc một đối tượng này được bao quanh bởi đối tượng khác. Khái niệm “đường bao” này mô tả cách nghĩ của người Việt Nam về không gian xung quanh cơ thể một đối tượng, trong tiếng Đức cái mà ở trong không gian được định vị bằng in (trong) đối tượng và khi có đối tượng khác di chuyển đến không gian này, thì hướng được biểu thị trong tiếng Việt là vào (in). Do đó trong và vào được coi là các giới từ điển hình mô tả khái niệm này.
Ngoài ra tác giả còn đề cập đến sự khác nhau trong hai ngôn ngữ về mức độ chi tiết khác nhau khi nhận thức không gian thông qua hai giới từ “an” và “neben” mang ý nghĩa gần. Giới từ “an” diễn tả sự tiếp xúc giữa các đối tượng, trong khi đó “neben” lại không mô tả sự tiếp xúc trực tiếp, chi tiết này không được tìm thấy trong tiếng Việt. Việc tiếp xúc giữa hai vật thể cũng được coi là tiêu chí khác nhau để phân biệt giới từ trong tiếng Đức là “auf” và “über” thông qua các ví dụ sau: Die Tasche ist auf dem Tisch (Chiếc cặp ở trên bàn, Die Tasche auf den Tisch stellen (Đặt chiếc cặp lên bàn); Die Wäsche hängen über dem Kopf (Quần áo treo ngay trên đầu), Die Wäsche über den Kopf hängen (Treo quần áo ngay trên đầu). Ý nghĩa của hai giới từ tiếng Đức này cũng có trong tiếng Việt đó là một giới từ tĩnh tại “trên” và một giới từ chuyển động “lên”. Nhưng liệu rằng có sự tiếp xúc giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu không thì hai giới từ “lên” và “trên” lại không diễn tả điều đó.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị và đối tượng tham chiếu rất được chú ý thông qua giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức. Còn trong tiếng Việt ngoài mối quan hệ không gian của các đối tượng thì mối quan hệ không gian giữa người nhìn và đối tượng tham chiếu, hay đặc điểm xã hội và địa lý là các yếu tố khác đóng vai trò quan trọng khi sử dụng.
3.5. Tiểu kết
Ở chương ba này, khi nói về sự đa dạng của tri nhận, tác giả đề cập đến bốn cách tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận như: Coi ngôn ngữ như là một khuôn mẫu chủ yếu trong các hoạt động tinh thần, văn hóa, xã hội và các hoạt động khác (Sapir 1921, 1949, Whorf 1956...). Ngôn ngữ xuất phát từ nguồn lực có tính
bản năng của con người (Chomsky 1986, Wiersbicka 1972, 1988, ...). Ngôn ngữ tương đẳng với tri nhận (Langacker 1987, 1991, ...). Ngôn ngữ chính là tấm gương phản chiếu sự khái niệm hóa con người, trong đó con người là vị trí trung tâm của không gian vũ trụ (Lakoff & Johnson 1980, Lakoff 1987, ...)
Trong một vài biểu hiện của sự đa dạng tri nhận trong phạm vi không gian ngôn ngữ học, tác giả nêu lên mô hình đóng và mô hình mở trong ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra, liên quan đến phạm vi ngôn ngữ học không gian thì có những phạm vi như: định vị/ định vị phương hướng, định hướng theo địa mốc; định vị/ định hướng theo trực chỉ được lưu ý dùng để mô tả, so sánh. Trong sự so sánh về tri nhận định vị không gian, tác giả nêu những nguyên tắc của Frawley gồm: Không gian thì trống rỗng, các vật thể thì không có các không gian ở trong chúng, mặt đất thì cố định và nâng đỡ các vật thể, trái đất không chuyển động và là đường đáy (thấp nhất).
Về sự tri nhận không gian của giới từ auf/ in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt, tác giả nêu được sự giống nhau về phân loại và mức độ ngữ nghĩa của giới từ auf/ in trong hai ngôn ngữ và những sự khác nhau giữa giới từ auf/ in trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt về số lượng giới từ chỉ địa điểm, cách sử dụng giới từ auf/in. Cách sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt khác với giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức. Sau khi nghiên cứu các giới từ chỉ không gian trong cả hai ngôn ngữ chúng tôi tìm ra sáu tiêu chí quan trọng khác nhau gồm: khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”, Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý, Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội, khái niệm “đường bao”, mức độ chi tiết khác nhau khi nhận thức không gian, thói quen khi sử dụng giới từ chỉ không gian. Trong chương này khi đối chiếu giới từ auf/ in với các giới từ tương đương trong tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận, chúng tôi phân tích về nội dung định vị có tính tôpô, nêu lên sự khác biệt về nội dung định vị trong cách thức đối dịch của các văn bản. Ngoài ra, khi phân tích các giới từ auf/ in nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với tiếng Việt, tác giả nêu lên mối quan hệ giữa auf/ in và trên/ trong từ hai góc độ tri nhận khác nhau của người Đức và người Việt. Mối quan hệ giữa ĐTĐV và ĐTQC như là auf, còn giới từ in liên quan nhiều đến việc người ta tri nhận như thế nào về sự bao chứa và vật thể nào có thể là bao chứa (ĐTQC) một vật thể khác (ĐTĐV). Phần lớn những sự khác biệt giữa in trong tiếng Đức với trong trong tiếng Việt chủ yếu tập trung ở phạm vi các
ĐTQC có mô hình không gian hay một chiều. Còn những khác biệt với các ĐTQC có mô hình không gian ba chiều là không nhiều.
Tuy nhiên không gian nhận thức sẽ liên quan đến rất nhiều các vấn đề phức tạp cần tiếp tục được nghiên cứu và bàn luận sâu hơn. Trong các ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thì các giới từ chính là những yếu tố thường được sử dụng nhiều trong các câu, ngữ cảnh, văn bản xuất hiện thường xuyên để diễn đạt mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị (ĐTĐV) và đối tượng quy chiếu (ĐTQC).
Chương 4
KHẢO SÁT THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC GIỚI TỪ “AUF” VÀ “IN” TRONG TÁC PHẨM “ĐO THẾ GIỚI” VỚI BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
4.1. Nghiên cứu thực tiễn
Trong nghiên cứu thực tiễn này chúng tôi đề cập đến cuốn tiểu thuyết “Đo thế giới” của Daniel Kehlmann, trong đó hai giới từ chỉ không gian “auf” và “in” được tìm kiếm và phân tích chủ yếu. Tất cả giới từ “auf” và “in” xuất hiện trong tiểu thuyết của Kehlmann Werk được tìm thấy cùng với thông tin địa điểm của chúng trong phần phụ lục. Tôi lựa chọn tác phẩm này là do Daniel Kehlmann rất được yêu thích không chỉ ở Đức mà còn ở khắp các nước Châu Âu, ở Việt Nam, tác phẩm được chuyển dịch sang tiếng Việt bởi tác giả Lê Quang. Thông qua nghiên cứu thực tiễn tôi sẽ tìm ra khuynh hướng nào được ưu tiên khi sử dụng giới từ “auf” và sự khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt và tiếng Đức có ảnh hưởng như thế nào đến việc chuyển nghĩa của hai giới từ “auf” và “in” từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Qua đó kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong việc học tập và biên dịch giới từ chỉ địa điểm.
4.1.1. Nghiên cứu định lượng
Trong bảng sau mô tả giới từ chỉ địa điểm “auf” và “in” xuất hiện thường xuyên như thế nào với ý nghĩa “chuyển động” và “tĩnh tại” trong văn phạm nghiên cứu.
lokal (địa điểm) | sontiges (khác) | ||||
statisch (tĩnh) | dynamisch (động) | ||||
Anzahl - Số | 536 | 315 | 586 | ||
Prozent - Phần trăm | 37.30% | 21.92% | 40.78% | ||
Präposition - Giới từ | auf | in | auf | in | |
Anzahl - Số | 149 | 387 | 130 | 185 | |
Prozent - Phần trăm | 27.80% | 72.20% | 41.27% | 58.73% |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tri Nhận Không Gian Của Giới Từ “Auf/ In” Trong Tiếng Đức Đối Chiếu Với Tiếng Việt
- Đối Chiếu Giới Từ Auf/in Với Các Giới Từ Tương Đương Trong Tiếng Việt Nhìn Từ Góc Độ Tri Nhận
- Giới Từ “Auf” Nhìn Từ Góc Độ Tri Nhận Đối Chiếu Với Tiếng Việt
- Tổng Quan Về Các Phần Dịch Giới Từ Chỉ Địa Điểm Tĩnh Tại “Auf” Trong
- Ảnh Hưởng Của Thói Quen Khi Sử Dụng Giới Từ Chỉ Không Gian
- Đối chiếu giới từ chỉ không gian auf - in trong tiếng Đức với trên - trong trong tiếng Việt - 21
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.1: Tổng quan về giới từ địa điểm “auf - trên” và “in - trong” trong văn thể
Cuốn tiểu thuyết “Đo thế giới” có tổng số 1437 lần sử dụng giới từ “auf” và “in”. Bảng 1 chỉ ra giới từ chỉ địa điểm “auf” và giới từ “in” rõ ràng xuất hiện nhiều hơn giới từ “auf” và “in” với chức năng khác và chiếm 59,22% trên tổng số giới từ “auf” và “in” trong văn phạm. Qua đó chúng ta nhận biết được khuynh hướng thường xuyên khi sử dụng giới từ theo tiêu chí ngữ nghĩa, cụ thể là giới từ chỉ địa điểm chiếm ưu thế khi sử dụng giới từ. Đặc biệt giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại rõ ràng được sử dụng nhiều hơn giới từ chỉ phương hướng chuyển động trong văn phạm. Giới từ chỉ địa điểm “in” cũng xuất hiện thường xuyên hơn nhiều so với giới từ chỉ địa điểm “auf”. Số lượng chi tiết về việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm “in” và “auf” được mô tả thông qua biểu đồ 4.2 và 4.3.
lokal (địa điểm) | sontiges (khác) | ||
statisch (tĩnh) | dynamisch (động) | ||
Anzahl - số | 149 | 130 | 109 |
Prozent - phần trăm | 35.48% | 30.95% | 33.57% |
Gesamtanzahl - Tổng số | 420 |
Biểu đồ 4.2: Tổng quan từ giới từ địa điểm “auf” trong văn bản
Lokal (địa điểm) | sontiges (khác) | ||
statisch (tĩnh) | dynamisch (động) | ||
Anzahl - số | 387 | 185 | 319 |
Prozent - phần trăm | 38.05% | 18.19% | 43.76% |
Gesamtanzahl - tổng số | 1017 |
Biểu đồ 4.3: Tổng quan từ giới từ địa điểm “in” trong văn bản
4.1.2. Phân tích bản dịch sang tiếng Việt của những giới từ chỉ địa điểm
Trong văn bản nghiên cứu ta thấy rằng giới từ địa điểm tĩnh tại “auf” và “in” thường được dịch sang tiếng Việt là “trên” và “trong”, trong khi giới từ chuyển động “auf” và “in” lại được dịch là “lên” và “vào”. Bảng sau mô tả phần giới từ “trên, trong, lên, vào” như là bản dịch đối với giới từ khác trong văn phạm.
Auf (Lên) | Andere Präpositionen (những giới từ khác) | Umschreibung/ keine Präposition (Mô tả/ không | |
Anzahl - Số | 49 | 55 | 26 |
Prozent - Phần trăm | 37.69% | 42.31% | 20% |
Biểu đồ 4.4: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động “auf” trong văn bản
In (Vào) | Andere Präpositionen (Những giới từ khác) | Umschreibung/ keine Präposition (Mô tả/không có giới từ) | |
Anzahl - Số | 69 | 79 | 37 |
Prozent - Phần trăm | 37.30% | 42.70% | 20% |
Biểu đồ 4.5: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động “in” trong văn bản
Auf (trong) | Andere Präpositionen (Những giới | Umschreibung/ keine Präposition (Mô tả/ không có giới từ) | |
Anzahl - Số | 89 | 47 | 13 |
Prozent - Phần trăm | 59.73% | 31.54% | 8.73% |