Đặc Điểm Về Học Vấn, Chuyên Môn Và Độ Tuổi

3.1.2.1. Đặc điểm về học vấn, chuyên môn và độ tuổi

Qua số liệu khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của NLĐNC chủ yếu ở bậc phổ thông trung học và phổ thông cơ sở cụ thể là 53,1% và 43,1%. Ngược lại, vẫn còn 3,8% NLĐNC có trình độ học vấn bậc tiểu học. Sự thay đổi trong hệ thống giáo dục và các chính sách giáo dục đã làm tăng khả năng tiếp cận các loại hình giáo dục.

Giáo dục có tầm quan trọng đối với những cơ hội trong cuộc sống của mỗi cá nhân vì công việc đòi hỏi phải bằng cấp và những chứng nhận giáo dục [95]. Nhiều người học và có kỹ năng nghề tốt ở trường sẽ tìm kiếm được công việc tốt và thành đạt về kinh tế trong cuộc sống. Đối với TP.HCM, đây là trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ, cũng là đầu mối giao thương quốc tế, có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của đất nước và khu vực. Đây là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu của cả nước và cũng là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức trẻ.

Đvt: Tỷ lệ %

60,0

50,0

40,0

30,0

48,8

40,7

36,7

37,9

20,0

11,2

13,3

10,0

8,1

3,3

0,0

Chưa qua đào tạo

Sơ cấp nghề

TC nghề, CĐN, CĐ CĐ, ĐH

TC chuyên chuyên nghiệp nghiệp

và trên ĐH

Từ 15 -

Dưới 30 tuổi

Trình độ chuyên môn

Từ 30 - Từ 45 -

Dưới 45 Dưới 59 tuổi tuổi

Độ tuổi

Biểu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn và độ tuổi của người lao động nhập cư (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM, khảo sát về cung – cầu trên thị trường lao động tại thành phố trong 6 tháng đầu năm 2019 với tổng số 24.952 doanh nghiệp, với 88.299 nhu cầu tuyển dụng và 69.271 người có nhu cầu tìm việc làm. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp luôn chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn và yêu cầu tính chuyên nghiệp cao, chiếm 82,34% tổng nhu cầu tuyển dụng. Trình độ Sơ cấp nghề - CNKT không lành nghề chiếm 13,84%, trình độ trung cấp nghề - trung cấp chuyên nghiệp chiếm 28,31%; trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm 40,19%; số lao động chưa qua đào tạo chiếm 17,66% tập trung vào các nhóm ngành: Nhân viên kinh doanh – Bán hàng;

Dịch vụ phục vụ; Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng; Kinh doanh tài sản

– Bất động sản;… [101].

Thực tế cho thấy, trước kia NLĐNC được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động công tác,…), còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhập cư nhiều hơn và ít có sự chọn lọc hơn. Chính điều này, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của họ. Số liệu khảo sát cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất cao 40,7%. NLĐNC khu vực KTPNN qua đào tạo từ sơ cấp nghề và trung cấp nghề/trung cấp chuyên nghiệp chiếm 36,7%. Ngoài ra, NLĐNC ở địa bàn nghiên cứu còn có một bộ phận là sinh viên các tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng muốn ở lại thành phố tìm việc làm có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 11,2%. Đây là một bộ phận NLĐNC thường xuyên, là nguồn bổ sung lực lượng lao động hàng năm cho thành phố.

Trong những năm gần đây, hiện tượng NLĐNC độ tuổi từ 15 – dưới 30 tuổi, chưa có tay nghề tại các vùng nông thôn di chuyển vào các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,… để tìm kiếm cơ hội việc làm ở khu vực KTPNN đến nay không giảm. Bởi vì, khu vực kinh tế này không kén chọn NLĐNC, miễn sao họ có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu công việc của các cơ sở theo từng thời điểm, vì vậy một bộ phận không nhỏ NLĐNC đến với khu vực này để tìm cơ hội việc làm.

Bên cạnh đó, di dân cũng làm cho cấu trúc dân số của thành phố thay đổi. Dân số thành phố vốn dĩ là một dân số trẻ, hàng năm được bổ sung một lượng NLĐNC có độ tuổi trẻ, nên càng làm cho cơ cấu dân số của thành phố trẻ thêm, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động tăng lên đáng kể. Số liệu khảo sát cho thấy, đa số NLĐNC ở độ tuổi từ 15 – dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 48,8% và từ 30 – dưới 45 tuổi chiếm 37,9% và độ tuổi từ 45 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ 13,3%. Điều đó cho thấy, phần lớn NLĐNC ở khu vực này đều ở độ tuổi trẻ và ở tuổi phải ổn định sự nghiệp nhưng họ lại phải làm việc ở khu vực KTPNN. Do vậy đây là một trong những vấn đề cần lưu ý đến các hoạch định chính sách đối với đối tượng này (xem Biểu đồ 3.2).

3.1.2.3. Đặc điểm về nơi xuất cư, việc làm, thu nhập, điều kiện sống

Qua số liệu điều tra, thì nơi xuất cư của NLĐNC khá đa dạng, có đến 46/64 tỉnh thành khác nhau trên cả nước nhập cư vào TPHCM [46]. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, NLĐNC chủ yếu các tỉnh từ Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ lệ cao nhất là 23,1%. Thứ hai, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ 17,1%, các tỉnh Nam Trung Bộ chiếm tỷ lệ 16,9%. Số liệu trong nghiên cứu này cũng cho thấy, nơi xuất cư của các tỉnh phía Bắc như ở bắc Trung Bộ chiếm tỷ lệ 14,3%, Đồng bằng Sông Hồng chiếm tỷ lệ 7,9% ... (xem bảng 3.2). Như vậy, sự di cư tới TP.HCM có tính chất quốc

gia. Điều này cho chúng ta thấy rằng ở TP.HCM có sức hút mạnh mẽ hơn đối với nguồn lao động. Cứ 04 người nhập cư vào TP.HCM thì có một người đến từ vùng đô thị khác.

Bảng 3.2: Nơi xuất cư của khách thể khảo sát


TT

Nơi xuất cư

N

Tỷ lệ %

1

Đông Bắc

22

5,2

2

Tây Bắc

29

6,9

3

Đồng bằng Sông Hồng

33

7,9

4

Bắc Trung Bộ

60

14,3

5

Nam Trung Bộ

71

16,9

6

Tây Nguyên

36

8,6

7

Đông Nam bộ

72

17,1

8

Đồng bằng Sông Cửu Long

97

23,1


Tổng cộng

420

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 11

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

NLĐNC nói chung và NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN nói riêng thường tập trung vào những địa bàn vùng ven có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung tại Thành phố để họ có thể tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn; đồng thời qua đó có thể giúp họ giảm thiểu các chi phí trong quá trình di lại, đây là những địa bàn thuận lợi buôn bán, làm ăn của họ. Điều này rất dễ hiểu vì quận 12, quận Bình Tân mới được tách ra từ huyện Hóc Môn và Bình Chánh trước đây, giá đất ở khu vực này còn rẻ hơn các vùng khác, các khu công nghiệp tập trung ở khu vực này rất nhiều, vì thế thu hút được một lượng NLĐNC vào địa bàn này. Số liệu khảo sát cũng cho thấy, thời gian nhập cư vào TPHCM từ 3 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,6%, từ 5- 10 năm chiếm tỷ lệ 29,8% và trên 10 năm 23,3%, trong khi đó số NLĐNC mới vào thành phố dưới 3 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,3%.

Khu vực KTPNN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, thông qua việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh và tạo ra công ăn việc làm cho NLĐNC nhằm cải thiện mức sống của người dân, đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội trong nước và nhiều mặt tích cực khác. Môi trường kinh doanh của nước ta đã có nhiều sự cải thiện rõ rệt, cộng đồng doanh nghiệp đã được thụ hưởng nhiều kết quả về cải cách thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Làn sóng khởi nghiệp hình thành đã huy động được nguồn vốn cho nền kinh tế ngoài nhà

nước phát triển: Năm 2016 có hơn 110 nghìn doanh nghiệp thành lập mới; năm 2017 có gần 127 nghìn doanh nghiệp; năm 2018 có hơn 131 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, nếu tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm thì năm 2018 ước tính các doanh nghiệp bổ sung cho nền kinh tế gần 3,9 triệu tỷ đồng [125].

100,0

90,0

80,0

70,0

60,0

50,0

40,0

30,0

20,0

10,0

0,0

Đvt: Tỷ lệ %

93,8

47,4

40,2

37,4

30,0

22,6

10,5

4,0

7,6

2,1

4,3

LĐ tự do Tự KD Làm CTy CTy CP

CTy CTy tư LD/hợp nhân doanh

Khác Nặng nhọc

Bình thường

Nhẹ

công ăn TNHH lương

Việc làm chính

Loại hình công ty

Tính chất công việc

Biểu đồ 3.3: Loại hình công ty, việc làm chính và tính chất công việc của khách thể khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Việc làm của NLĐNC ở khu vực KTPNN hết sức đa dạng, đa màu sắc và họ luôn có xu hướng mong sớm tìm được việc làm để trang trải chi phí ở thành phố. Vì vậy họ thường chấp nhận làm việc trong điều kiện, môi trường không đảm bảo và thường không chú ý nhiều đến vấn đề này mà lại thường chú ý đến tình cảm, cách cư xử của chủ cơ sở với NLĐ và yếu tố thu nhập. NLĐNC khu vực KTPNN thường là những lao động tự do, không có quan hệ lao động về mặt pháp luật. Do hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật và tính linh động nên đa phần họ lựa chọn công ty TNHH làm việc chiếm tỷ lệ cao nhất 40,2%, công ty tư nhân/hộ gia đình chiếm tỷ lệ 37,4%, số ít lao động còn lại làm việc ở công ty cổ phần và công ty liên doanh (xem biểu đồ 3.3).

Số liệu khảo sát cho thấy, do đặc thù của địa bàn khảo sát có số lượng công ty, xí nghiệp nhiều nên đa số NLĐNC cũng lựa chọn công việc là làm công nhân ở những công ty, xí nghiệp và doanh nghiệp tư nhân làm công ăn lương chiếm tỷ lệ cao nhất 93,8%, đây là lực lượng lao động đang lấp vào chỗ trống thiếu hụt lớn về việc làm trong xã hội đô thị hiện nay. Số còn lại làm công việc lao động tự do 4% và chỉ có 2,1% là tự kinh doanh. Bên cạnh đó, đa phần NLĐNC làm công việc nặng nhọc, độc hại chiếm 47,4%. Nhiều NLĐNC cho biết, họ thường phải thức dậy từ rất sớm để đi

làm nhưng thu nhập thì không đủ chi tiêu, chỉ có 22,6% là công việc nhẹ,... (xem biểu đồ 3.3).

Thực tế cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN gặp nhiều bất lợi khi sống tại các thành phố lớn với mức phí sinh hoạt cao, điều kiện sống ở khu nhà trọ nhỏ hẹp, ẩm thấp, không bảo đảm thiếu các điều kiện thiết yếu và các điều kiện về an ninh. Họ gia nhập vào bất kỳ một thị trường lao động nào để tìm kiếm cơ hội học hỏi, hòa nhập với sự phát triển xã hội, kể cả chỉ được một mức thu nhập thấp, chấp nhận rủi ro tai nạn lao động và khả năng không được đền bù rất cao,… Phần lớn họ đều phải chấp nhận điều kiện làm việc kém, giờ làm việc dài, thu nhập thấp, không được hưởng quyền, nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích... Mức thu nhập của họ thường thấp và không ổn định, nhất là lĩnh vực may mặc. Để có đủ thu nhập trang trải NLĐNC không còn lựa chọn nào khác là phải tăng ca, cố gắng chấp hành đúng các nội quy của công ty, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm tránh bị trừ các khoản phụ cấp để có thêm nguồn thu nhập. Nhờ vậy, mức thu nhập của NLĐNC khu vực KTPNN trong khoảng từ 5 – dưới 7 triệu chiếm 52,1% trong mẫu khảo sát, vẫn còn 32,1% NLĐNC có mức thu nhập từ 3 – dưới 5 triệu/tháng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của họ tại các đô thị.

Bảng 3.3: Thu nhập từ việc làm chính của người lao động nhập cư


TT

Thu nhập từ việc làm chính

N

Tỷ lệ %

1

Từ 3 - dưới 5 triệu

136

32,4

2

Từ 5 - dưới 7 triệu

219

52,1

3

Từ 7 triệu trở lên

65

15,5

Tổng cộng

420

100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN như các cơ sở kinh tế cá thể, hộ gia đình, công ty tư nhân,… nên số lượng NLĐNC được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn rất thấp chiếm 13,1% và chỉ có 16,4% số NLĐ được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nhưng ít được NSDLĐ quan tâm đến trách nhiệm thực hiện BHXH và các phúc lợi khác đối với họ. Thậm chí khi NLĐNC có hợp đồng họ cũng đối mặt với tình trạng việc làm bấp bênh, không ổn định. Ngược lại, số lao động có hợp đồng miệng chiếm tỷ lệ rất cao 55,2%. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến NLĐNC ở khu vực KTPNN khi họ rơi vào rủi ro ít có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ an sinh xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy, NLĐNC làm việc trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%. Đây là lĩnh vực thường tập trung ở nhóm lao động phổ thông trình độ thấp và họ tìm được việc làm ở đô thị tương đối dễ dàng và nhạy bén hội nhập với thị trường lao động. Họ chấp nhận những điều kiện làm việc khó khăn hơn và thu nhập ít hơn người dân tại chỗ, tính chất công việc không ổn định và họ có nguy cơ mất việc làm rất cao. Lĩnh vực buôn bán dịch vụ 28,8%, xây dựng vận tải 9,3%,…

Tỷ lệ %

60,055,2

50,0

40,0

30,0

41,2

20,0

15,2

10,0

9,3

13,1

0,0

Xây dựng Tiểu thủ

CN

Buôn bán/dịch vụ

Khác Không xác Xác định Hợp đồng Khác

vận tải

định thời thời hạn hạn

miệng

Lĩnh vực Hợp đồng LĐ

28,8

20,7

16,4

Biểu đồ 3.4: Lĩnh vực làm việc và tình trạng ký hợp đồng lao động của khách thể khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước tiếp cận dịch vụ công tác xã hội

3.2.1. Sự cần thiết và thực trạng chung sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

3.2.1.1. Mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tác động không nhỏ đến luồng di dân từ nông thôn ra đô thị để sinh sống và làm việc ngày không ngừng tăng lên. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã vượt qua khả năng kiểm soát của chính quyền địa phương, sự phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVXH cơ bản của NLĐNC ở đô thị. NLĐNC nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng được xem là nhóm đối tượng yếu thế cần sự trợ giúp can thiệp từ các hoạt động CTXH.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4, ĐTB= 3,97 (với điểm số cho đánh giá rất cần thiết là 5; cần thiết là 4) độ lệch chuẩn 0,90 cho thấy, việc sử dụng DVCTXH là cần thiết đối với NLĐNC khu vực này. NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN là lực lượng lao động rất tiềm năng cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là cơ sở sản

xuất hộ gia đình ở khu vực đô thị vì nó giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa giá rẻ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các DVXH cơ bản tại đô thị. Vì vậy, NLĐNC khu vực KTPNN rất cần sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng xã hội, giúp họ được tiếp cận các chính sách ASXH, dịch vụ trợ giúp chuyên sâu sẽ phần nào tiếp thêm động lực cho họ có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

Bảng 3.4. Mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước


TT


Mức độ cần thiết sử dụng DVCTXH với người lao động

nhập cư

Phương án trả lời (%)


ĐTB


ĐLC

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Không cần thiết

HT

không cần thiết

1

Thông tin về nhà trọ an toàn

67,9

17,4

14,8

0,0

0,0

4,53

0,75

2

Dịch vụ tư vấn/ tham vấn

9,3

52,4

19,0

12,9

6,4

3,45

1,04

3

Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ

học nghề, việc làm, sinh kế

40,2

39,3

20,5

0,0

0,0

4,20

0,76

4

Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo

dục công lập cho con

43,3

18,8

38,8

37,9

0,0

4,05

0,90

5

Dịch vụ kết nối, chuyển gửi

đến các nguồn lực

23,1

33,8

26,0

15,0

2,1

3,61

1,06

ĐTB

3,97

0,90

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số NLĐNC khu vực KTPNN đều đánh giá mức độ cần thiết sử dụng các DVCTXH. Một trong những dịch vụ cần thiết đối với họ là các thông tin về nhà ở an toàn với (ĐTB= 4,53), có đến 67,9% và 17,4% ý kiến cho biết dịch vụ này là rất cần thiết và cần thiết đối với họ. NLĐNC thường sống trong những căn nhà trọ xây tạm, chất lượng thấp và ở những khu vực hạ tầng nghèo nàn hoặc không có hạ tầng, thậm chí rất nhiều NLĐNC sống tại nơi làm việc mà thường là các công trường xây dựng. Nhìn chung, đa số các nhà trọ của NLĐNC khu vực KTPNN thường rất chật chội, không an toàn và thiếu vệ sinh; họ không có nhiều sự lựa chọn với các hình thức giải trí trong thời gian rảnh rỗi ít ỏi của mình. Vì vậy, họ rất cần thông tin về nhà trọ an toàn, giá cả phù hợp với thu nhập của họ. Qua phỏng vấn sâu NLĐNC cho biết: “Trước đây thu nhập của em không cao hàng tháng có nhiều khoản phải chi. Do vậy em phải thuê chung nhà trọ với bạn để tiết kiệm chi phí, nhưng

nhà trọ không đảm bảo các điều kiện về sinh hoạt, môi trường, phòng cháy chữa cháy, diện tích nhỏ và ở đó cuối tuần thường xuyên tụ tập ăn nhậu, suốt ngày cãi nhau. Em ở được thời gian và chuyển qua ở đây thấy rất sạch sẽ và thoáng mát”. (Nam, 26 tuổi, NLĐNC quận 12).

Dịch vụ giới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh kế cho NLĐNC cũng được họ đánh giá rất cao (ĐTB=4,20), có đến 79,5% ý kiến cho biết là từ mức cần thiết đối với họ. Thực tế cho thấy, dịch vụ này đã giúp NLĐNC có cơ hội tìm kiếm được việc làm nhanh hơn để có thể trang trải các chi phí hàng ngày tại đô thị. Đối với NLĐNC khi mới chuyển đến nơi ở mới, họ gặp rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, tìm kiếm việc làm nên họ đánh giá cao về mức độ cần thiết. Bên cạnh đó, một số DVCTXH khác như dịch vụ hỗ trợ giáo dục, kết nối nguồn lực cũng được NLĐNC đánh giá cao về sự cần thiết với (ĐTB=4,05; ĐTB= 3,61). Ngược lại, ý kiến đánh giá của NLĐNC về sự cần thiết của dịch vụ tư vấn, tham vấn ở mức trung bình với ĐTB=3,45, phải chăng do thực sự họ chưa có nhu cầu để sử dụng dịch vụ. Thực tế cho thấy, các DVCTXH mang tính chuyên sâu về CTXH nhất là ở cộng đồng dân cư chưa thật sự phát triển, hình thức cung cấp chưa đa dạng phong phú đã tác động không nhỏ đến nhận thức cũng như nhu cầu cần sử dụng của NLĐNC. Đây là một điểm cần lưu ý về khía cạnh CTXH và ít nhiều cũng gây khó khăn cho các hoạt động cung cấp DVCTXH nhất là với NLĐNC khu vực KTPNN.

Đối với NLĐNC khu vực KTPNN rất cần các nguồn lực hỗ trợ cho họ khi mới chuyển đến một nơi ở mới. Tuy nhiên với ĐTB= 3,61 cho thấy, mức độ đánh giá sự cần thiết về dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực không cao. Hiện nay, tại các địa bàn khảo sát đã có sự kết nối, chuyển gửi NLĐNC đến các nguồn lực nhưng chưa thực hiện được thường xuyên mà mới chỉ tập trung vào từng thời điểm cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về DVCTXH cũng như phương tiện phục vụ cho việc cung cấp DVCTXH còn rất hạn chế ở cả cơ sở cung cấp dịch vụ và ở cả cộng đồng. Do vậy, các hoạt động kết nối, chuyển gửi NLĐNC đến các lĩnh vực chuyên sâu còn chưa được thực hiện nên mức độ đánh giá của họ về dịch vụ này không cao, … (xem bảng 3.4).

Qua phỏng vấn sâu cho thấy, việc sử dụng DVCTXH là hết sức cần thiết đối với NLĐNC khu vực KTPNN nhất là khi họ mới nhập cư vào thành phố. NLĐNC khu vực KTPNN cho biết: “Thời gian đầu mới vào đô thị chúng tôi thường phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, thiếu các thông tin về nhà trọ an toàn, thông tin học nghề, việc làm; thủ tục để xin học cho con hoặc khi gặp khó khăn tâm lý không biết tìm kiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023