- Hướng dẫn bệnh nhân dđể tránh quá bị kiệt sức, bị ảnh hưởng do lạnh quá đột ngột, tránh uống rượu vì những tình trạng này làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Khuyên bệnh nhân tiêm phòng cúm, vì cúm làm tăng khả năng bị viêm phổi.
2.5. Đánh giá
Bệnh nhân bị viêm phổi thuỳ được đánh giá là chăm sóc tốt khi :
- Bệnh nhân được ăn uống đấy đủ chất dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi thích hợp được bảo đảm.
- Hằng ngày bệnh nhân phải được vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ.
- Các y lệnh thuốc men được thực hiện đấy đủ, nghiêm túc.
- Tình trạng nhiễm trùng cải thiện.
- Tình trạng hô hấp được cải thiện tốt.
- Đau ngực giảm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thể Điển Hình: Bệnh Biểu Hiện Bởi Hội Chứng Loét
- Chăm Sóc Bệnh Nhân Loét Dạ Dày Tá Tràng
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng Lâm Sàng Của Viêm Phổi Thuỳ.
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Hen Phế Quản.
- Phòng Tránh Các Yếu Tố Bất Lợi Của Môi Trường
- Trình Bày Được Một Số Nguyên Nhân Của Suy Thận.
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
- Bệnh nhân được theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra và sử trí kịp thời.
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được hướng dẫn cách phòng bệnh.
LƯỢNG GIÁ
1. Hảy nêu các nguyên nhân của viêm phổi thuỳ.
2. Trình bày các triệu chứng viêm phổi thuỳ giai đoạn khởi phát.
3. Trong chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thuỳ cần có những hành động chăm sóc và hỗ trợ, ngoại trừ :
a. Thực hiện lấy máu để làm xét nghiệm
b. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
c. Theo dõi các dấu hiệu khó thở
d. Thuốc điều trị co thắt phế quản
e. Hỗ trợ cho bệnh nhân ( thông khí cơ học, bóp bóng, thở máy ) nếu có chỉ
định.
4. Giáo dục cho bệnh nhân viêm phổi thuỳ, ngoại trừ :
a. Vận động, luyện tập gắng sức.
b. Tập thở sâu, tập ho, tập làm giãn nở phổi, làm sạch phổi và phục hồi chức năng phổi.
c. Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá.
d. Khuyên bệnh nhân đến khám sau 46 tuần kể từ khi ra viện.
e. Ăn uống đấy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
5. Xử lý tình huống :
Ông B 45 tuổi, thường ăn uống thoải mái với các món ăn sang, rượu, bia, rau sống, thuốc lá …Vài ngày gần đây ông cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, rét run, ho và đau ngực. Ông được người nhà đưa vào Bệnh viện X:
Khám phổi phát hiện hội chứng đông đặc.
Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, máu lắng tăng.
Hảy giải thích các triệu chứng trên và đề xuất thêm các xét nghiệm. Hảy nêu quy trình chăm sóc bệnh nhân B.
CSBN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Mục tiêu
1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tể học, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
3. Chăm sóc được bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nội dung
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng.
Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.
Sự chẩn đoán BPTNMT căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%
2. DỊCH TỂ HỌC
BPTNMT là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo TCYTTG thi BPTNMT đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về BPTNMT lần thứ VI 1 – 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi.
Theo TCYTTG và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giưói năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.
3. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ
3.1. Những yếu tố ký chủ
3.1.1. Gènes: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ
3.1.2. Sự tăng đáp ứng phế quản: ảnh hưởng đến BPTNMT là không rõ.
3.1.2. Sự tăng trưởng phổi: liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.
3.2. Những yếu tố tiếp xúc
3.2.1. Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẻ với BPTNMT, điều nầy xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi BPTNMT, khoảng 15 – 20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85 – 90% bênh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung
3.2.2. Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá
3.2.3. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT.
3.2.4. Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT
ở
thời kỳ trưởng thành.
4. TRIỆU CHỨNG HỌC
4.1. Triệu chứng chức năng
4.1.1. Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
4.1.2 Khạc đàm: với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho.
4.1.3. Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)
4.2. Triệu chứng thực thể
Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT. Những triệu chứng thường gặp là
+ Tím trung tâm.
+ Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.
+ Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).
+ Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.
+ Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.
+ Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran wheezing.
4.3. Những tét và những xét nghiêm bổ sung cho chẩn đoán BPTNMT
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT giai đoạn II và III, những tét và những xét nghiệm sau đây có thế được sử dụng:
4.3.1. Đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng phế dung kế
Kết quả đo phế dung là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BPTNMT và để theo dõi tiến triển của bệnh.
+ Đo FEV1 và FEV1/FVC.
+ Sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số lý thuyết phối hợp với FEV1/FVC < 70% chứng tỏ có giới hạn lưu lượng khí không hoàn toàn phục hồi.
+ FEV1/FVC là tỉ số có độ nhạy cảm cao của sự giới hạn lưu lượng khí và FEV1/FVC < 70% được xem như là dấu hiệu sớm của giới hạn lưu lượng khí ở bệnh nhân bị BPTNMT trong lúc FEV1 vẫn còn bình thường (≥80% so trị số lý thuyết).
4.3.2. Tét hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản
+ Những bệnh nhân không sử dụng thuốc giãn phế quản khí dung tác dụng ngắn trước đó 6 giờ, thuốc đồng vận β2 tác dụng dài trước 12 giờ hay theophylline thải chậm trước 24 giờ.
+ Đo FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản.
+ Thuốc giãn thế quản phải được sử dụng dưới dạng khí dung qua một bầu hít hay khí dung máy. Liều lượng thích hợp là 40μg đồng vận β2, 80μg kháng cholinergic hay phối hợp cả 2 loại.
+ Đo FEV1 lại 3 – 45 phút sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
+ Kết quả: Một sự tăng FEV1 > 200ml và trên 12% so với FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản được xem như là có giá tri.
4.5.3. Khí máu: Ở những bệnh nhân bị BPTNMT đã lâu để đánh giá tâm phế mạn.
4.5.4. Chụp phim lồng ngực: cho thấy khí phế thủng.
5. PHÂN GIAI ĐOẠN BPTNMT THEO TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
+ Giai đoạn 0: có nguy cơ.
+ Giai đoạn I (BPTNMT nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến.
+ Giai đoạn II và III(BPTNMT vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng sức, đây là giai đoạn mà bệnh nhân đi khám bệnh được chẩn đoán là BPTNMT, có thể do nhiễm trùng hô hấp.
+ Giai đoạn IV (BPTNMT rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.
6. PHÂN LOẠI MÚC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA BPTNMT Bảng 1: Các mức độ trầm trọng của BPTNMT
Giai đoạn Đặc điểm
0: có nguy cơ + Phế dung bình thường
+ Triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm) I: BPTNMT nhẹ + FEV1/FVC < 70%
+ FEV1 ≥80% trị số lý thuyết.
+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm)
II. BPTNMT trung bình + FEV1/FVC < 70%
+ 30% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở)
III. BPTNMT nặng + FEV1/FVC < 70%
+ 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở) IV BPTNMT rất nặng + FEV1/FVC < 70%
+ FEV1 < 30% trị số lý thuyết hay FEV1 < 50% trị số lý thuyết phối hợp với suy hô hấp mạn
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Xử trí BPTNMT ốn định
7.1.1. Giảm các yếu tố nguy cơ
7.1.1.1. Ngưng thuốc lá
Là phương pháp điều trị độc nhất có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ. Ngưng thuốc lá sớm ở bệnh nhân bị BPTNMT có thể cải thiện FEV1, tuy nhiên các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá ít có lợi.
7.1.1.2. Thuốc
* Những thuốc thay thế nicotine: dạng viên, dán.
* Thuốc chống trầm cảm: như bupropion và nortriptyline, thường dùng loại bupropion thải chậm đơn độc hay kết hợp với cao dán nicotine.
7.1.2.. Điều trị bằng thuốc
7.1.2.1. Điều trị kết hợp:
Có thể làm gia tăng tác dụng giãn phế quản, sự kết hợp giữa một đồng vận β2 tác dụng ngắn với một kháng cholinergic ở những bệnh nhân BPTNMT ổn định làm cải thiện nhiều hơn và kéo dài hơn FEV1 so với sử dụng một loại thuốc.
Sự sử dụng một đồng vận β2 tác dụng ngắn, một kháng cholinergic và hay là
theophylline có thể cải thiện chức năng hô hấp.
7.1.2.2 Glucocorticosteroid
Trong BPTNMT glucocorticosteroid uống và khí dung ít có hiệu quả hơn trong hen và vai trò trong điều trị BPTNMT ổn định giới hạn trong nhưng chỉ định đặc biệt.
7.1.2.3 Những điều trị khác
* Vaccin: chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh.
* Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh dự phòng, dùng liên tục không có hiệu quả trên tần suất xuất hiện những đợt bôc phát cấp của BPTNMT.
* Những chất chống oxy hóa: đặc biệt là Nacetylcystein làm giảm tần suất xuất hiện những đợt bộc phát cấp hay có thể có vai trò trong điều trị những bệnh nhân có nhữg đợt bộc phát cấp tái phát.
* Thuốc giảm ho: không dùng. 7.1.2.4.Sự tập luyện
Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.
7.1.2.5 Oxy liệu pháp
Thường được chỉ định ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn III nặng, có thể bằng 3 phương cách bao gồm điều trị lâu dài liên tục, trong các hoạt động thể lực và làm dịu cơn khó thở cấp. Mục tiêu đầu tiên của oxy liệu pháp là làm gia tăng PaO2 tối thiểu là 60mmHg lúc nghĩ và hay là cung cấp SaO2 tối thiểu là 90% để duy trì chức năng sống của các cơ quan.
Oxy liệu pháp lâu dài liên tục thường được chỉ định trong giai đoạn III nặng ở
những bệnh nhân có:
+ PaO2 < 55mmHg hay SaO2 < 88% có hay không có tăng khí cácbonic hay
+ PaO2 từ 55 – 60mmHg hay SaO2 = 89%, nếu có tăng áp phổi, phù ngoại biên gợi ý suy tim hay đa hồng cầu (Hct > 55%).
Điều trị lâu dài oxy (>15giờ/ngày) ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn có thể làm gia tăng sự sống sót. Oxy liệu pháp liên tục làm giảm áp lực động mạch phổi và có thể ngăn ngừa được sự diễn tiến của tăng áp phổi.
8. Chăm sóc
Để chăm sóc cho người thân không may mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hạn chế tình trạng phải nhập viện nhiều lần bạn cần:
– Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có mùi quá mạnh
Nếu tiếp xúc với những hóa mỹ phẩm có mùi mạnh như keo xịt tóc, nước hoa hay các loại dầu thơm sẽ kích thích đường hô hấp của người bệnh gây viêm và làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó, khi tiếp xúc với bệnh nhân bạn nên nhắc nhở những người xung quanh không nên dùng những hóa chất này.
– Giúp bệnh nhân bỏ thuốc lá
Thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh COPD, chính vì thế bạn cần giúp bệnh nhân bỏ thuốc lá nếu họ nghiện thuốc lá không thể bỏ, nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Sau đây là một số lời khuyên cho bạn giúp người thân bỏ thuốc lá:
+ Loại bỏ những yếu tố có thể làm họ liên tưởng tới việc hút thuốc lá như điếu thuốc, bật lửa, gạt tàn thuốc
+ Nếu bạn hút thuốc thì không được hút ở những nơi gần bệnh nhân. Bởi khói
thuốc có thể gây ra những tổn thương nặng nề hơn ở phổi làm bệnh trầm trọng hơn. Hơn nữa mùi thuốc lá sẽ gây cơn thèm thuốc ở họ. Nếu bạn muốn hút thuốc thì hãy hút ở những nơi không có người xung quanh
+ Khuyên bệnh nhân ăn những đồ ăn nhẹ hoặc làm họ phân tâm khi tới cơn thèm thuốc bằng cách cùng họ đi bộ tới công viên, chơi những môn thể thao nhẹ nhàng,
…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính rất cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng để duy trì năng lượng cần thiết. Bạn nên chuẩn bị rau quả, trái cây tươi sẵn trong tủ lạnh, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn và các loại thịt đỏ. Bởi thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm và chất béo bão hòa rất cao. Bên cạnh đó,
bạn nên
ưu tiên các loại hạt chính là nguồn protein thay thế
cho bệnh nhân và
khuyến khích họ nên uống thêm nước ép trái cây
– Chuẩn bị và lưu sẵn danh sách các số điện thoại cần thiết
Bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính rất hay gặp các đợt cấp COPD phải nhập viện và điều trị khẩn cấp. Khi tới đợt cấp COPD, người bệnh sẽ có tình trạng ho và khó thở nặng hơn. Vì thế bạn cần lưu sẵn danh sách các số điện thoại khẩn cấp để gọi lúc cấp bách và cố gắng ngăn các đợt cấp có thể xảy ra
– Giúp người bệnh tiết kiệm năng lượng.
COPD khiến cho người bệnh tiêu hao nhiều năng lượng nên việc tiết kiệm năng lượng là hết sức cần thiết. Bạn có thể giúp bệnh tiết kiệm năng lượng bằng cách sắp xếp đồ vật hay sử dụng ở những nơi thấp, để những đồ trên giá ngang tầm tay
để người bệnh không phải với để
lấy, đặt ghế
ngồi trong phòng tắm, để
bệnh
nhân ở tầng dưới giúp họ hạn chế phải leo cầu thang.
– Khuyến khích bệnh nhân tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục xuyên sẽ giúp bệnh nhân COPD khỏe mạnh hơn. Nếu việc tập thể dục khiến bệnh nhân khó thở hơn thì hãy để họ tập vài động tác thăm dò trước, từ 3
– 5 phút mỗi lần và vài lần trong ngày. Tất nhiên, nếu bạn cùng tập với họ sẽ là sự khuyến khích tốt nhất.
– Bật quạt hoặc điều hòa không khí.
Việc bật quạt hoặc điều hòa không khí có thể giúp một vài bệnh nhân COPD dễ thở hơn. Nếu người thân của bạn cũng như vậy thì hãy bật quạt hoặc cài đặt điều