3.3 Thực trạng hiểu biết và nhu cầu của nam giới tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình
3.3.1 Hiểu biết của nam giới về các loại hình dịch vụ công tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình
Đánh giá về hiểu biết của nam giới về các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ sẽ giúp khái quát được bức tranh toàn cảnh về mức độ phổ biến cũng như công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu về các dịch vụ từ phía ban ngành có liên quan với cộng đồng nói chung và với nam giới nói riêng.
Bảng 3.3: Tỷ lệ hiểu biết của nam giới về các Dịch vụ CTXH cho nam giới GBL theo đặc điểm của nam giới (%)
Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình | Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực | Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực | Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân | Câu lạc bộ nhóm nam giới gây bạo lực | ||
Tỷ lệ có biết | 72,0 | 40,7 | 36,3 | 31,7 | 23,7 | |
Trình độ học vấn | * | |||||
THCS trở xuống | 49,2 | 52,6 | 44,7 | 23,7 | 23,7 | |
THPT | 60,4 | 40,3 | 29,9 | 35,4 | 25,0 | |
CĐ,ĐH trở lên | 72,8 | 37,3 | 41,5 | 29,7 | 22,0 | |
Khu vực sinh sống | *** | *** | ||||
Vân Đồn | 73,0 | 30,0 | 32,0 | 31,0 | 19,0 | |
Hải Hà | 59,9 | 52,7 | 41,8 | 38,5 | 31,9 | |
Hạ Long | 67,6 | 40,4 | 35,8 | 26,6 | 21,1 | |
Thu nhập bình quân /tháng của chồng | *** | *** | * | |||
Dưới 5 triệu | 72,2 | 48,5 | 41,8 | 34,2 | 27,6 | |
Trên 5 triệu | 50,0 | 26,0 | 26,0 | 26,9 | 16,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Thuộc Về Chính Sách Pháp Luật
- Đặc Điểm Địa Bàn Khảo Sát Và Mẫu Phỏng Vấn
- Tỷ Lệ Các Hành Vi Bạo Lực Kinh Tế Của Nam Giới Với Vợ Trong Vòng 12 Tháng Qua (%) (N=300)
- Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bl Theo Trình Độ Học Vấn Và Khu Vực Sinh Sống Của Nam Giới Gbl (%) (N=300)
- Mức Độ Đáp Ứng Chung Của Từng Loại Hình Dịch Vụ
- Vai Trò Của Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý( Điểm Trung Bình ) ( N = 54)
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Mức ý nghĩa thống kê: * p <0,05 ; ** p<0,01; *** p<0,001
Theo kết quả điều tra trên 300 nam giới gây BL, dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong PCBLGĐ là dịch vụ có tỷ lệ nam giới biết đến cao nhất trong 5 dịch vụ kể trên. Có đến 216/300 nam giới chiếm 72% biết đến dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong PCBLGĐ. Hiện nay dịch vụ này đang được ưu tiên hàng đầu ở Quảng Ninh nói riêng và trên cả nước nói chung bởi các phương thức dễ tiếp cận với số lượng người dân cũng như nhóm đối tượng nam giới nhiều nhất thông qua các hoạt động truyền thông. Để có được kết quả trên từ năm 2014 đến hết 6 tháng đầu năm 2020 Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 489 hội nghị truyền thông trực tiếp về kiến thức pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống bạo lực gia đình; Tổ chức 399 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ ứng phó và giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ chức 02 cuộc thi ―Tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới‖ và ―Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới‖ thu hút 600 đơn vị, xã, phường, thị trấn, công ty, xí nghiệp, trường học trong toàn tỉnh; Phát hành 500 cuốn sổ tay công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, 12.200 cuốn sổ bỏ túi về Luật bình đẳng giới và công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về giới, 14.900 cuốn sách Hỏi đáp pháp luật về bình đẳng giới và một số quy định riêng đối với lao động nữ; 14.000 sổ tay phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới, 36.250 cuốn "Bình đẳng giới trong gia đình và phòng chống bạo lực giới", 2.300 sổ tay hướng dẫn Mô hình về bình đẳng giới; 2.000 cuốn sổ tay tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Xây dựng phóng sự, video clip, đĩa VCD, CD đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh, bản tin công tác xã hội; in hàng nghìn tờ rơi, tờ gấp, áp phích; băngzon, khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình PCBLGĐ [51].
Xét theo trình độ học vấn, nam giới có trình độ học vấn từ Cao đẳng Đại học trở lên có hiểu biết về dịch vụ truyền thông là nhiều nhất (72,8%). Bởi càng có trình độ học vấn cao họ sẽ có nhu cầu và khả năng tự tiếp cận với hoạt động truyền thông tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ cao hơn so với những nam giới có trình độ học vấn thấp hơn. Xét theo khu vực sinh sống, huyện Vân Đồn là địa phương có số lượng nam giới biết đến dịch vụ truyền thông nhiều nhất trong số 3 khu vực còn lại (73 ), sau đó tới TP Hạ Long ( 67,6%) và huyện Hải Hà ( 59,9%). Huyện Vân Đồn là khu vực có tỷ lệ bạo lực thấp nhất trong
3 khu vực nên phù hợp với việc nam giới ở đây có hiểu biết nhiều nhất với dịch vụ truyền thông này do đó có thể đánh giá phần nào hiệu quả của công tác triển khai dịch vụ truyền thông với nam giới GBL tại địa phương. Không thấy sự khác biệt đáng kể khi xét theo thu nhập bình quân của nam giới.
Dịch vụ được nam giới tham gia khảo sát biết đến nhiều thứ hai đó là dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực có 122/300 nam giới chiếm 40,7% biết đến dịch vụ này. Để có được sự hiểu biết của nam giới như trên trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức sàn giao dịch việc làm; Phối hợp với đài phát thanh các huyện, thành phố tuyên truyền về lao động, việc làm; Tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm, hội thảo trực tiếp với người lao động tại các địa phương; Cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng… Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, các tổ chức đoàn thể tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và kết nối đầu ra cho lao động sau đào tạo; Tích cực liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động địa phương. Qua đó, đã giúp người lao động dễ dàng đăng ký, tra cứu thông tin, tìm kiếm việc làm trước yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Hiện Trung tâm duy trì đều đặn hoạt động định kỳ hằng tháng của 4 Sàn giao dịch việc làm tại các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí, với tần suất 5 phiên/tháng, có kết nối online. Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức 55 phiên giao dịch việc làm định kỳ, 04 phiên giao dịch việc làm online kết nối với các tỉnh khu vực phía Bắc và 04 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện Vân Đồn, Quảng Yên, Hải Hà và Hoành Bồ thu hút hơn 900 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng. Qua đó, đã tư vấn việc làm cho 16.198 lượt lao động; Tiếp nhận đăng ký tuyển dụng lao động của 1.112 đơn vị với tổng số 46.489 vị trí việc làm; Giới thiệu việc làm cho 983 đơn vị với 7.565 vị trí việc làm. Trong đó, có 3.603 lượt lao động đáp ứng được yêu cầu của vòng sơ tuyển; Tổ chức tư vấn định hướng nghề nghiệp cho 7.000 lượt thanh niên, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ nông thôn, lao động di cư; Tổ chức nói chuyện chuyên đề, định hướng nghề nghiệp tại 6 trường THPT cho 2.100 học sinh [99].
Xét theo trình độ học vấn không thấy sự khác biệt đáng kể. Xét theo khu vực sinh sống, Huyện Hải Hà là nơi có tỷ lệ nam giới biết đến dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL nhiều nhất chiếm 52,7 ngay sau đó là nam giới ở TP Hạ Long 40,4%
và ít nhất ở huyện Vân Đồn 30%. Xét theo mức thu nhập bình quân/tháng, nam giới có thu nhập dưới 5triệu/tháng có tỷ lệ biết đến dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL cao hơn hẳn(48,5%) so với nam giới có thu nhập trên 5 triệu/tháng (26%). Nam giới có mức thu nhập thấp họ thường quan tâm đến các vấn đề tìm kiếm việc làm hơn do họ có nhu cầu muốn thay đổi việc làm của mình hơn so với nam giới có thu nhập cao hơn, hoặc chính những nam giới có mức thu nhập thấp đó lại là những người lao động tìm được việc làm do mô hình trợ giúp của các sàn giao dịch việc làm bởi những công việc được giới thiệu từ các phiên hay sàn giao dịch là các công việc cơ bản với mức thu nhập trung bình.
Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực là dịch vụ được nam giới GBL biết đến thứ 3 khi có 109/300 người biết chiếm 36,3%. Trong ban hoà giải ở mỗi khu vực đều có một cán bộ pháp lý của phường hoặc công an sẽ là những người cung cấp cho nam giới GBL các thông tin về pháp luật liên quan đến hành vi BLGĐ do đó nam giới biết tới dịch vụ này. Xét theo thu nhập bình quân/tháng, nam giới có thu nhập dưới 5triệu/tháng có hiểu biết về dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây BL nhiều hơn (41,8 ) so với nam giới có mức thu nhập trên 5 triệu/tháng. Không thấy sự khác biệt khi xét theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống,
Nam giới tham gia khảo sát có hiểu biết nhiều thứ 4 với dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân có 95/300 nam giới chiếm 31,7 . Như chia sẻ của anh T.X.H, cán bộ thuộc trung tâm CTXH Tỉnh Quảng Ninh: ― Những vụ việc BLGĐ trung tâm biết và can thiệp có chiều hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên còn khá ít ỏi vì số lượng người dân biết đến chức năng nhiệm vụ của trung tâm CTXH Tỉnh Quảng Ninh trong đó có chức năng tư vấn can thiệp hỗ trợ các đối tượng là nạn nhân và người gây ra BLGĐ còn hạn chế. Chỉ một bộ phận nhỏ người dân họ đã có chuyển biến về nhận thức về vụ việc BLGĐ không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình mà cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng và nhân viên CTXH. Các Cơ quan tổ chức chưa thực sự quan tâm và chú trọng trong việc chăm lo đời sống về tinh thần của mỗi cá nhân gia đình.” Không có sự khác biệt khi xét theo trình độ học vấn, khu vực sinh sống và thu nhập bình quân của nam giới tham gia khảo sát về sự hiểu biết đối với dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân.
Dịch vụ có hiểu biết ít nhất của nam giới GBL tham gia khảo sát là Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực chỉ có 71/300 nam giới chiếm 23,7%. Lý do này là dễ hiểu vì hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mô hình dịch vụ này vẫn chưa được triển
khai rộng khắp và đa dạng ở nhiều địa bàn. Chỉ có duy nhất ―CLB nam giới phòng chống BLGĐ‖ được hình thành vào năm 2019 tại xã Quảng Thành huyện Hải Hà nên số lượng nam giới biết đến dịch vụ này chỉ có 71 người là lẽ tất nhiên. Không thấy sự khác biệt khi xét theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống. Xét theo thu nhập bình quân, nam giới có thu nhập dưới 5 triệu có tỷ lệ hiểu biết (27,6%) về dịch vụ CLB nam giới GBL cao hơn so với thu nhập trên 5 triệu (16,3%).
3.3.2 Nhu cầu tham gia của nam giới gây bạo lực với các dịch vụ công tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình
3.3.2.1 Nhu cầu tham gia của nam giới gây bạo lực với 5 dịch vụ công tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
79.7
83
66.7
56.7
61.7
Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình
Dị ch vụ hỗ trợ vi ệc Dịch vụ tư vấn
Dị ch vụ tha m vấ n hỗ Câ u l ạ c bộ nhóm nam
l à m cho nam giới gây
bạ o l ực
pháp lý cho nam
giới gây bạo lực
trợ tâ m l ý cá nhân
gi ới gây bạo lực
Ở lĩnh vực nghề nghiệp nào cũng vậy, nhất là các hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì việc nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng là một trong những yếu tố then chốt để tiêu thụ được sản phẩm. Với nghề CTXH cũng vậy, việc nắm bắt chính xác được nhu cầu của đối tượng, của cộng đồng, biết được họ đang mong muốn, đang có nhu cầu như thế nào chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu giúp cơ quan cung cấp dịch vụ cung cấp được những chương trình, hoạt động, dịch vụ trợ giúp hiệu quả góp phần thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và giải quyết hiệu quả vấn đề của khách hàng.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nhu cầu sử dụng của nam giới với các dịch vụ công tác xã hội nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình (%) (N=300)
Kết quả cho thấy phần lớn nam giới gây bạo lực đều có nhu cầu tham gia và sử dụng 5 dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ khi tỷ lệ lựa chọn cả 5 dịch vụ
đều trên 50%. Dịch vụ CLB nhóm nam giới gây BL được nam giới mong muốn có nhu cầu tham gia và sử dụng nhiều nhất với 83%, xếp ngay sau đó là dịch vụ tư vấn pháp lý (79,7 ) đến dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức (66,7%), dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý (61,7%) và cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ việc làm ( 56,7%). Bảng 3.4 cho thấy rò nhu cầu cụ thể của nam giới tham gia các hoạt động của từng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Bảng 3.4: Nhu cầu tham gia các hoạt động CTXH của nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Tỷ lệ %) (N=300)
Nhu cầu sử dụng chung | Nội dung cụ thể | Có nhu cầu sử dụng | ||
N | % | |||
1. Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình | 66,7 % | Được cung cấp Sổ tay về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Phóng sự, video clip, đĩa VCD, CD đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh, bản tin công tác xã hội; tờ rơi, tờ gấp, áp phích; băngzon, khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình phòng chống bạo lực gia đình | 198 | 66,0 |
Tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng kiểm chế nóng giận và kiểm soát hành vi bạo lực | 197 | 65,7 | ||
Tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, có liên quan đến gia đình; các kỹ năng kiểm soát, tư vấn, ứng phó và giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình | 193 | 64,3 | ||
Tham gia Câu lạc bộ Hôn nhân gia đình và bình đẳng giới | 191 | 63.7 | ||
Tham gia các sinh hoạt nhóm của những người có hành vi bạo lực để chia sẻ cách thức kiềm chế nóng giận và hạn chế hành vi bạo lực | 184 | 61.3 | ||
Tham gia hội nghị truyền thông trực tiếp về kiến thức, pháp luật chính sách về bình đẳng giới,phòng chống bạo lực gia đình | 148 | 49,3 |
Tham gia cuộc thi ―Tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới‖ và ―Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới | 110 | 36.7 | ||
2. Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực | 56,7 % | Cung cấp thông tin cho thị trường lao động, tạo cầu nối cho lao động trong và ngoài tỉnh được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp | 165 | 55,0 |
Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động là nam giới thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương | 165 | 55,0 | ||
Kết nối cơ hội việc làm cho nam giới thông qua các sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ theo tháng | 163 | 54,3 | ||
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực | 79,7% | Cung cấp kiến thức về các quyền của người bị bạo lực | 213 | 71,0 |
Chỉ cho người gây bạo lực cho thấy hành vi của họ tương ứng với mức xử phạt nào, họ sẽ phải trải qua những thủ tục pháp lý nào, trách nhiệm của họ trong các bước đó | 200 | 66,7 | ||
Các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình | 195 | 65,0 | ||
Trách nhiệm của người gây bạo lực | 195 | 65,0 | ||
4. Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân | 61,7% | Tư vấn trực tiếp qua tổng đài miễn phí 18001769 các vấn đề về bạo lực giới, xâm hại tình dục, mua bán người, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình | 182 | 60,7 |
Tư vấn cá nhân trực tiếp tại trung tâm công tác xã hội | 179 | 59,7 | ||
Tư vấn cá nhân trực tiếp tại nhà | 161 | 60,3 | ||
5. Câu lạc bộ nhóm nam giới gây bạo lực | 83% | Tư vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp thành viên có nhu cầu | 228 | 76,0 |
Tư vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp thành viên có nhu cầu | 228 | 76,0 | ||
Thành viên học hỏi những kỹ năng giải quyết | 219 | 73,0 |
xung đột gia đình mà không sử dụng bạo lực | ||
Thông qua các tình huống vui nhộn, hấp dẫn, giúp thành viên nhóm hiểu và thực hành được các kỹ năng sống trong việc giải quyết xung đột gia đình | 211 | 70,3 |
Tổ chức hoạt động về vai trò của người cha trong gia đình (Thi kiến thức, thi nấu ăn, thi tiểu phẩm, văn nghệ...) | 198 | 66,0 |
Tạo cơ hội cho nam giới tiếp cận các phương pháp mới trong việc cải thiện mối quan hệ gia đình, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình nhằm đảm bảo nam giới có trách nhiệm chia sẻ công việc nhà và vì quyền phụ nữ trong gia đình | 188 | 62,7 |
Người điều phối cung cấp các kiến thức nhằm thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức về các chủ đề: phân biệt giới tính khi sinh, định kiến giới, bạo lực giới đối với phụ nữ, luật phòng chống bạo lực gia đình | 184 | 61,3 |
Người điều phối, cán bộ các cơ quan ban ngành liên quan cung cấp các kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình và giữ gìn hạnh phúc gia đình | 183 | 61,0 |
Với dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL, nội dung mà nam giới mong muốn nhận được khi tham gia CLB nhóm là sự tư vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp thành viên có nhu cầu (76%), có môi trường để các người đàn ông trong gia đình có cơ hội được giao lưu, chia sẻ, giải toả căng thẳng xung đột trong gia đình (75,7%), học hỏi được những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng bạo lực (73%) và nhận diện thực hành được các kỹ năng sống trong việc giải quyết xung đột gia đình thông qua các tình huống vui nhộn, hấp dẫn mà các buổi sinh hoạt CLB mang lại (70,3%). Việc nam giới có nhu cầu tham gia vào CLB nam giới gây BL cao như vậy là một tín hiệu rất đáng mừng về nhận thức và thái độ của nam giới với vấn đề phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. Như chia sẻ của một nam giới GBL anh N.T.T, 40 tuổi, Huyện Vân Đồn: “Tôi sẵn sàng tham gia CLB này nếu được