Kinh Tế Giai Đoạn Chế Độ Phong Kiến Xây Dựng Và Phát Triển Thịnh Đạt (Thế Kỷ X Đến Cuối Xv)

và trong khu vực cùng với hiện tượng một số nước tư bản phương Tây tích cực xâm nhập và tìm cách đánh chiếm nước ta.

Trong bối cảnh đã giới thiệu trên đây, kinh tế nước ta tính từ khi giành được quyền độc lập, tự chủ (938) đến thời điểm thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) luôn chịu tác động của nhiều nhân tố. Nền kinh tế thời kỳ này vận động, phát triển mang đậm dấu ấn của bối cảnh lịch sử đó.

2.2.1.2. Tư tưởng, chính sách kinh tế

Tư tưởng, chính sách kinh tế luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tư tưởng, chính sách kinh tế là nhân tố góp phần hình thành những định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu được định hướng đúng đắn, phù hợp nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển; ngược lại sẽ làm cho nó gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng. Vì thế trong nghiên cứu lịch sử kinh tế chúng ta cần xem xét tư tưởng, chính sách kinh tế đã tác động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như thế nào trong mỗi thời kỳ lịch sử.

Trong thời phong kiến, nước ta chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều trào lưu tư tưởng văn hoá phương Đông là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Trong đó Nho giáo có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, chính sách kinh tế nước ta thời phong kiến. Nho giáo là một trào lưu tư tưởng phát sinh, phát triển ở Trung Quốc. Liên quan đến kinh tế, Nho giáo có chủ trương đề cao vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong các mệnh đề: "nông vi bản", "dĩ nông vi bản", "trọng bản, ức mạt".

Xã hội Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Nhà nước và dân chúng đều coi trọng nông nghiệp, xem nông nghiệp là nghề gốc, là hoạt động căn bản và xem nhẹ công thương nghiệp. Tư tưởng này là nhân tố có ảnh hưởng và chi phối quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế dân tộc ta thời phong kiến dân tộc, tự chủ (938-1858).

Trong xã hội, sự phân tầng theo đẳng cấp - chức nghiệp cũng phản ánh tư tưởng "nông vi bản" rõ nét. Khối dân chúng được sắp xếp theo

trật tự từ cao xuống thấp là: Sĩ - Nông - Công - Thương. Trong trật tự này, sĩ là bộ phận được trọng vọng nhất, chỉ đứng sau vua quan phong kiến. Tiếp đến là nông dân; còn thợ thủ công và thương nhân xếp thứ ba và thứ tư. Cấu trúc phân tầng xã hội như vậy cho thấy nghề nông được coi trọng, còn công thương nghiệp bị coi nhẹ.

Bên cạnh tư tưởng "nông vi bản", "trọng bản, ức mạt" trong xã hội phong kiến còn có cả các tư tưởng: "quý nghĩa, khinh lợi", "ca ngợi chữ nhàn", "bình quân chủ nghĩa", "đề cao hà tiện"... Những tư tưởng này đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nước ta thời phong kiến.

Tư tưởng "nông vi bản", "trọng bản ức mạt" (hay còn gọi là "trọng nông ức công thương") trên đại thể có biểu hiện khác nhau qua hai giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn chế độ phong kiến được xây dựng, phát triển đạt đỉnh cao (thế kỷ X-XV) thì tư tưởng trọng nông thể hiện rất rõ, còn công thương nghiệp tuy không được coi trọng nhưng cũng không bị hạn chế phát triển lắm. Song, sang giai đoạn chế độ phong kiến bị khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI-1858), nông nghiệp do tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan đã không còn được chú trọng như giai đoạn trước nữa. Trong khi đó, công thương nghiệp, xét về mặt tư tưởng không phải là hoạt động được coi trọng; nhưng trên thực tế, trong bối cảnh lịch sử cụ thể, công thương nghiệp giai đoạn này được nhìn nhận cởi mở hơn. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi giúp thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta có sự hưng khởi, phát triển khi chế độ phong kiến Việt Nam đã bước sang giai đoạn khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI - XIX).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

2.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế

2.2.2.1. Kinh tế giai đoạn chế độ phong kiến xây dựng và phát triển thịnh đạt (thế kỷ X đến cuối XV)

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 7

a. Nông nghiệp

• Tình hình sở hữu ruộng đất

Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta và nhiều nước phương Đông thời

phong kiến, vua là chủ sở hữu toàn bộ đất đai và thần dân1. Đây là trên danh nghĩa, còn thực tế không một ông vua nào có khả năng sở hữu, quản lý, chi phối được toàn bộ đất đai và thần dân trong quốc gia mình đứng đầu.

Tình hình sở hữu ruộng đất ở nước ta trong các thế kỷ X-XV khá phức tạp, có nhiều loại ruộng đất tồn tại và thường có sự biến động qua các triều đại. Trong thời kỳ này có các loại: ruộng đất quốc khố, ruộng đất công làng xã, ruộng đất tư nhân, thang mộc ấp, phật điền, điền trang, thái ấp, thực ấp, thực phong, thác đao điền, tự điền, bút điền... Dù mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng có thể nhóm các loại ruộng đất vừa nêu vào hai hình thức sở hữu chính là sở hữu của nhà nước phong kiến sở hữu của tư nhân.

* Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

Trong các thế kỷ X đến XV, chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển cực thịnh, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước thường chiếm đại bộ phận ruộng đất của quốc gia. Câu thành ngữ: "đất vua, chùa bụt" phần nào phản ảnh tình hình sở hữu ruộng đất đó. Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm các loại: ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền, ruộng đất phong cấp và ruộng đất công làng xã. Trong các loại ruộng đất này nhà nước trực tiếp quản lý các loại ruộng sơn lăng, tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền còn ruộng đất công làng xã được giao cho các địa phương quản lý.

- Ruộng sơn lăng

Đây là loại ruộng đất nhà nước phong kiến đặt ra nhằm mục đích có nguồn thu để chi phí cho việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Theo sử cũ, dưới thời Lý, năm 1010, khi xa giá nhà vua đi đến châu Cổ Pháp, vua sai "các quan đo đất vài mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng". Ruộng sơn lăng được chia làm hai phần: một phần là khu ruộng mộ và còn lại là



1 Do ảnh hưởng của quan niệm "phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; xuất tổ chi tân, mạc phi vương thần" (ở gầm trời này, không đâu không phải là đất của vua, người sống trên đất này, không ai không phải là tôi của vua) từ Trung Quốc nên vua là người có quyền lực vô hạn đối với đất đai và thần dân.

khu ruộng thờ. Các vua triều Lý đều được chôn ở địa phận làng Cổ Pháp. Tại đây có 32 mẫu ruộng mộ (mỗi lăng 4 mẫu) và một số ruộng thờ khá lớn. Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được giao làm ruộng công vĩnh viễn cho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm nhà vua. Vào thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi nên ruộng sơn lăng cũng được đặt ở các địa phương khác nhau như: làng Thái Đường, Long Hưng (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), An Sinh (Quảng Ninh)...

Nhìn chung, ruộng sơn lăng ở các nơi được dân địa phương tôn trọng. Sự tôn trọng này là do triều đình giao ruộng sơn lăng cho dân sở tại cày cấy thu hoa lợi. Đồng thời họ còn được miễn mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. Tổng diện tích ruộng sơn lăng không lớn, đồng thời với tính chất đặc biệt của nó, loại ruộng đất này không có nhiều ảnh hưởng đến chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta thời phong kiến.

- Ruộng tịch điền

Đây là loại ruộng riêng của nhà nước phong kiến nhưng được gọi là ruộng công để phân biệt với ruộng công làng xã (ruộng quan). Cứ vào đầu mùa xuân, nhà vua đến ruộng tịch điền thực hiện nghi thức cày tịch điền. Đây là nghi thức được vay mượn từ tục lệ cổ của phương Bắc nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh một nước nông nghiệp như nước ta, vì thế nghi thức này được các triều đại phong kiến Việt Nam chấp nhận.

Sử cũ cho biết, lần cày tịch điền đầu tiên được tiến hành dưới thời Tiền Lê. Vào năm 987, Lê Hoàn là ông vua đầu tiên trong lịch sử nước ta đã thực hiện nghi thức này. Sau đó, nghi lễ cày tịch điền được tiến hành đều đặn và liên tục trong thời Lý - Trần. Chẳng hạn, vào mùa xuân năm 1028, vua Lý Thái Tông đến Bố Hải Khẩu (nay thuộc thành phố Thái Bình), sai người dọn cỗ, đắp đàn, tự mình tế thần nông xong thì cầm cày cày ba lần. Khu ruộng đó về sau được giao cho dân địa phương cày cấy; hoa lợi thu được chi dùng vào việc tế tự, còn lại thì đem phân phát cho dân nghèo hoặc dùng tiếp khách. Cũng cần nói thêm, giống lúa cấy trên ruộng tịch điền được lựa chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc. Tuỳ theo quan niệm phong thủy

và tâm linh của mỗi triều đình phong kiến mà chọn nơi đặt ruộng tịch điền cho phù hợp.

Dưới thời Lý - Trần, những ruộng công ở các địa điểm trọng yếu thường được nhà nước đặt làm ruộng tịch điền, như ruộng tịch điền ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Tín Hương (thuộc Đỗ Động Giang, Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội); Đọi Sơn (thuộc Duy Tiên, Hà Nam); Lý Nhân (Hà Nam); Ứng Phong (thuộc Nghĩa Hưng, Nam Định)... Ruộng tịch điền chiếm diện tích không lớn nên ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp cũng không đáng kể.

- Ruộng quốc khố

Là ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất và thu hoa lợi. Nguồn gốc của loại ruộng đất này là tịch thu từ các trang trại, đồn điền của chính quyền đô hộ phương Bắc và của những địa chủ, quan lại người Hán. Bên cạnh đó, ruộng quốc khố còn có nguồn gốc từ khai hoang. Lực lượng canh tác ruộng quốc khố là các tù nhân (sử sách gọi là "cảo điền nhi", "cảo hoành điền" và "lộ ông") và chiến tù (tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh). Đây là những người có thân phận thấp trong xã hội, họ được nhà nước phong kiến giao cho canh tác ruộng quốc khố và nộp tô cho nhà nước. Địa tô ruộng quốc khố nặng hơn nhiều so với ruộng đất phong cấp. Mỗi mẫu ruộng quốc khố hạng nhất phải nộp

6 thạch 80 thăng1 lúa, hạng nhì mỗi mẫu nộp 4 thạch, hạng ba mỗi mẫu

nộp 1 thạch [Trần Thị Vinh, 2017]. So với tô ruộng công làng xã do những người dân thường cày cấy phải nộp chỉ bằng 1/7 tô ruộng quốc khố.

Bên cạnh việc canh tác ruộng quốc khố, những tù nhân, tù binh còn được nhà nước phong kiến giao thêm nhiệm vụ khai khẩn đất hoang ở những vùng ven sông tỉnh Thái Bình để lập nên những điểm tụ cư mới. Chính họ là những người có công khai phá đất hoang, lập nên các làng mới mang tên "Cảo" nằm ven sông Luộc như: làng An Cảo, Nhật Tảo, A Cảo, Phấn Cảo. Thời Lý, ruộng quốc khố được lập ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Tây Hồ, Hà Nội). Sang thời Trần, ruộng quốc khố tăng lên nhiều hơn, do


1 Thạch thăng là hai đơn vị dùng để đo lường thóc lúa thời phong kiến (có nguồn gốc từ Trung Quốc). Trong đó: 1 thạch = 100 thăng, 1 thăng = 2,7 kg.

nhà nước tịch thu ruộng đất của những Việt gian chạy theo giặc. Đến thời Hồ, nhà Hồ chuyển ruộng quốc khố đến làng Tương Một (Thanh Hóa)... Hoa lợi thu từ loại ruộng đất quốc khố được tích trữ vào kho của nhà nước (quốc khố) để chi phí dần cho việc cúng tế, sửa sang các lăng tẩm, đền đài, công trình công cộng của nhà nước phong kiến.

- Đồn điền

Đồn điền là bộ phận ruộng đất do nhà nước tổ chức khai hoang hình thành. Đồn điền ở nước ta có từ thời Bắc thuộc, tiếp tục duy trì khi đất nước độc lập, tự chủ và phát triển mạnh thời nhà Lý - Trần. Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền được đẩy mạnh hơn dưới thời nhà Lý - Trần. Để mở mang, phát triển nông nghiệp, nhà nước phong kiến đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc tích cực khai khẩn đất hoang, lập làng, hình thành các đồn điền mới.

Khai khẩn đất hoang lập làng, hình thành các điền trang chủ yếu là lực lượng tù binh nước ta bắt được trong các cuộc chiến tranh với một số nước. Trong các cuộc chiến tranh thời kỳ này nước ta bắt được khá nhiều tù binh. Trong thời nhà Lý, các vua Lý đem một số tù binh phân phát cho các vương hầu làm nô tỳ, còn lại được tổ chức thành lực lượng khai hoang, lập nên các đồn điền của nhà nước. Sử cũ cho biết, năm 1044, hơn 5.000 tù binh Chiêm (Champa) được vua Lý đưa đến lập nên nơi sinh sống ở trấn Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Hòa, Tương Dương, Nghệ An) và Đăng Châu (Quy Hóa - Vĩnh Phúc). Tiếp đến năm 1252, vua Trần Thái Tông lại bắt thêm một số tù binh Champa đưa về cho khai hoang lập làng ở Nghệ An và một số vùng thuộc Bắc Bộ. Sự kiện này được nhắc đến trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: "Thái Tông, Thánh Tông nhà Lý đánh Chiêm, bắt được người Chiêm đem về chia cho ở các châu, ấp. Các ấp ấy đều phỏng theo tên cũ của Chiêm, tức là các trại, sở bây giờ" [Dẫn theo Trương Hữu Quýnh, 2009, 78-79]. Nhiều tù binh Tống, Nguyên, Ai Lao (Lào) cũng được sử dụng vào công cuộc khẩn hoang thời Lý - Trần. Việc sử dụng tù binh để khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác dưới triều Lý có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

Đến thời nhà Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn điền. Năm 1344, nhà Trần đặt các chức "Đồn điền chánh, phó sứ ở ty khuyến

nông", chuyên phụ trách mộ dân khai khẩn đất hoang. Một trong các đồn điền được hình thành thời Trần là làng Quán La (thuộc Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đồn điền này do Đại an phủ sứ kinh sư là Nguyễn Dũ điều khiển lập nên. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu mở mang diện tích canh tác, nhà Trần đã thành lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai hoang lập điền trang. Đến thời nhà Hồ (1400-1407), do thực hiện chính sách "hạn điền" nên các loại ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân giảm rút, còn tổng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước tăng đáng kể [Trương Hữu Quýnh, 2009, 166].

Thời Lê sơ, kế tục tinh thần của các triều đại trước, các vua thời Lê sơ đã đưa tù binh Minh, Chàm (Champa) đi khai phá các nơi, lập làng xóm mới. Nhiều làng xóm của người Chàm hoặc của tù binh ngoại quốc mang các tên gọi như vệ, sở được lập nên ở các vùng ven sông thuộc Hưng Nguyên, Diễn Châu, Thiên Bản, v.v... Dưới thời Lê Thánh Tông chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi. Nhiều sở đồn điền được thành lập chuyên lo việc mộ dân lưu vong, khẩn hoang những vùng đất còn chưa được khai phá. Đồn điền được chia làm ba hạng: thượng, trung và hạ. Thời này, nước ta có 43 sở đồn điền, phân bố ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ; trong đó tập trung nhiều nhất ở Bắc Bộ. Các sở đồn điền đều có chánh phó đồn điền sứ trông coi, tuỳ tình hình cụ thể mà mộ dân hay sử dụng lực lượng tù binh, tù nhân để khai phá đất hoang biến thành đồng ruộng và lập làng xóm mới. Chính sách đồn điền của nhà Lê có tác dụng thiết thực trong việc mở rộng diện tích canh tác, góp phần tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp thời kỳ này.

- Ruộng đất phong cấp

Là loại ruộng đất vua lấy từ đất đai thuộc sở hữu nhà nước (trong đó có ruộng đất công làng xã) đem phân phong, ban cấp cho các công thần, quan lại, người thân trong hoàng tộc. Phong cấp đất đai đã có từ thời Ngô Quyền với hình thức là thực ấp1. Đến thời Lý - Trần - Lê sơ ban phong thực ấp đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội phong kiến.


1 Chẳng hạn, từ năm 950, Ngô Xương Văn đã cấp cho cậu mình là Dương Tam Kha đất Trương Dương (thuộc Hà Nội) làm thực ấp.

Ruộng đất phong cấp có sự biến đổi và mang những tên gọi khác nhau qua các triều đại. Thời Lý có ba loại là thực ấp, thực phong thác đao điền. Trong đó, thực ấp là loại ruộng đất mà người được phong cấp chỉ hưởng tô thuế; còn thực phong thì vừa hưởng tô thuế vừa được chi phối người dân trong vùng đó. Ở Trung Quốc thực ấp có diện tích rộng lớn gồm nhiều xã, huyện; còn ở Việt Nam, thực ấp phổ biến chỉ 1-2 xã. Dưới một số triều đại, ruộng đất phong có kèm theo một số hộ nông dân để canh tác, từ đó dẫn đến việc hình thành các thái ấp của quý tộc phong kiến. Trong các thái ấp, người nông dân vốn là thần dân của nhà nước, nay bị lệ thuộc vào quý tộc. Thái ấp là hình thức phong cấp nổi bật trong triều Trần. Thời Lê có phong cấp ruộng đất nhưng không có nông dân kèm theo.

"Thác đao điền" cũng là đất phong cấp, nhưng khác hai loại trên ở chỗ do ném đao để xác định mốc giới khi phân phong. Dưới thời Lý, những người có công lớn thường được vua ban thực ấp kèm với thực phong như trường hợp Lý Thường Kiệt, Lý Bất Nhiễm. Tuy nhiên hình thức ban cấp thực phong (tức có dân kèm theo) không phải là hình thức phổ biến của chế độ phong kiến nước ta. Trong hai hình thức thực ấp và thực phong thì ban cấp ruộng đất theo kiểu thực ấp có lợi cho nhà nước hơn ban cấp kiểu thực phong, vì nhà nước vẫn còn chi phối được người dân trong các vùng đất phân phong cho quý tộc, quan lại. Do đó, dưới thời Lý, ruộng đất thực ấp là phổ biến và chiếm số lượng nhiều hơn thực phong1.

Dưới thời nhà Trần, phong cấp ruộng đất phát triển mạnh hơn thời nhà Lý và mang tên là thái ấp, thang mộc ấp. Hai loại ruộng đất này có nội dung giống như thực phong của nhà Lý. Các quý tộc trong dòng họ Trần đều được ban thái ấp; hoàng hậu, công chúa được ban thang mộc ấp ("đất tắm gội"). Thời Trần, thái ấp là loại ruộng đất phong cấp đặc biệt. Nhiều thái ấp có diện tích rộng ngang với một huyện ngày nay; các thái ấp còn có lực lượng quân đội riêng. Thái ấp trở thành đặc điểm riêng của nhà Trần; nó đánh dấu sự tồn tại trạng thái phân tán của xã hội phong


1 Chẳng hạn như trường hợp Lý Thường Kiệt được phong cấp 10.000 hộ thực ấp trong khi đó chỉ có 4.000 hộ thuộc diện thực phong.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023