Nhận Thức Về Vai Trò, Trách Nhiệm Trong Giảm Nghèo


đại diện cho khu vực Tây nguyên cũng có tỷ lệ này cao (57,78%). Điều này có thể liên quan đến thực tế là 70% số người được khảo sát (tại xã Cư Ni huyện Eacar tỉnh Đắk Lắk) là người di cư từ các tỉnh phía Bắc.

Câu hỏi về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi (thời gian nông nhàn) để tìm hiểu thực chất hơn về hành vi nỗ lực vươn lên của mỗi nhóm đối tượng và theo từng tỉnh, kết quả như trong bảng 2.9.

Xét theo tỉnh, kết quả có thể được giải thích rằng ở các địa phương miền núi, cách trở như Tuyên Quang, Hoà Bình thì việc tìm kiếm việc làm thêm cũng như đi lại khó khăn nên thời gian nông nhàn người dân thường nghỉ ngơi tại nhà nhiều hơn (60%). Các tỉnh có tỷ lệ tìm việc làm thêm cao là Hà Tĩnh (28,89%), Thanh Hoá (22,22%) và Đắk Lắk (24,44%) mà lý do có thể giải thích là: Cơ hội làm thêm dễ dàng hơn (xã Cư Ni, huyện Ea Car, tỉnh Đắk Lắk); Quyết tâm vươn lên của người dân mạnh mẽ (Hà Tĩnh, Thanh Hoá).

Bảng 2.9: Hành vi của người nghèo khi nhàn rỗi



Nghỉ ngơi tại nhà

(%)

Tìm việc làm thêm

(%)

Đi chơi, thăm bạn bè

(%)

Chung

46.67

20

33.33

Nhóm rất nghèo

48.57

11.43

40

Nghèo

47.62

13.33

39.05

Thoát nghèo

43.81

35.24

20.95

Chia theo tỉnh

Tuyên Quang

60

13.33

26.67

Hoà Bình

57.78

17.78

24.44

Bắc Ninh

46.67

17.78

35.56

Thanh Hoá

46.67

22.22

31.11

Hà Tĩnh

33.33

28.89

37.78

Đắk Lắk

37.78

24.44

37.78

Trà Vinh

44.44

15.56

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 16

(Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án)


Tiếp nối mạch nghiên cứu về hành vi của các nhóm hộ nghèo, thoát nghèo, để kiểm chứng nhận định rằng những người thoát nghèo là có ý thức học hỏi kinh nghiệm hơn, nghiên cứu đã đưa ra bài tập với giả định sau:

“Trong trường hợp một dự án trao cho mỗi hộ trong thôn/ấp 20.000 đồng, sau đó tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn nhưng người tham gia sẽ nộp cho ban tổ chức lớp tập huấn 20000 đồng. Các phương án trả lời gồm: (1) không tham gia và giữ lại 20000 đồng; (2) tham gia và nộp lại tiền và (3) các câu trả lời khác”

Kết quả bất ngờ là tỷ lệ của nhóm thoát nghèo trả lời là sẽ tham gia và nộp lại

20.000 đồng (73,33%) thấp hơn nhóm nghèo và rất nghèo (81,9%).

Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn, tác giả thấy rằng nhóm thoát nghèo có tỷ lệ tới 20% đưa ra ý kiến khác (cao hơn nhiều so với 2 nhóm còn lại) trong đó gồm các ý kiến cụ thể sau:

- “Tôi phải xem lớp tập huấn về cái gì đã”

- “Nếu tập huấn về những thứ tôi được biết rồi thì thôi”

- “Tôi chưa trả lời vì chưa biết ai hướng dẫn, hướng dẫn cái gì”

Điều này cho thấy những người thoát nghèo có tính toán hơn, hành vi của họ được thực hiện dựa trên cơ sở xem xét chi phí-hiệu quả rõ ràng.

Bảng 2.10: Kết quả thử nghiệm



Không, và giữ lại

20000đ

Tham gia và nộp lại

Khác

Chung

9.84

81.9

8.25

Nhóm rất nghèo

18.1

81.9

0

Nghèo

4.76

90.48

4.76

Thoát nghèo

6.67

73.33

20

Chia theo tỉnh

Tuyên Quang

15.56

80

4.44

Hoà Bình

11.11

84.44

4.44

Bắc Ninh

8.89

84.44

6.67

Thanh Hoá

8.89

82.22

8.89

Hà Tĩnh

4.44

77.78

17.78

Đắk Lắk

13.33

75.56

11.11

Trà Vinh

6.67

88.89

4.44

(Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án )


Một nội dung quan trọng của nghiên cứu là xem xét nhận thức của người nghèo về vai trò, trách nhiệm của bản thân họ đối với hoạt động giảm nghèo; phải chăng có tình trạng ỷ lại vào Nhà nước?.

Kết quả chỉ ra rằng, hầu hết người dân đều cho rằng vai trò chính trong giảm nghèo là nỗ lực từ bản thân người nghèo (75,87%). Tuy nhiên, dường như còn tồn tại tư tưởng ít chủ động vươn lên ở nhóm hộ rất nghèo khi chỉ có 66,67% cho rằng vai trò của bản thân người nghèo là chính và có gần 20% cho rằng Chính quyền có vai trò chính.

Bảng 2.11: Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong giảm nghèo



Bản thân

Chính quyền

Hội, đoàn thể

Khác

Chung

75.87

12.7

7.94

3.49

Nhóm rất nghèo

66.67

19.05

14.29

0

Nghèo

80

8.57

5.71

5.71

Thoát nghèo

80.95

10.48

3.81

4.76

Chia theo tỉnh

Tuyên Quang

55.56

22.22

13.33

8.89

Hoà Bình

77.78

8.89

6.67

6.67

Bắc Ninh

86.67

2.22

4.44

6.67

Thanh Hoá

86.67

4.44

6.67

2.22

Hà Tĩnh

75.56

17.78

6.67

0

Đắk Lắk

82.22

13.33

4.44

0

Trà Vinh

66.67

20

13.33

0

(Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án )

Trong cách tiếp cận giảm nghèo bền vững, yêu cầu về nhận thức, nắm bắt và khai thác cơ hội để phát triển là một trong bốn khía cạnh quan trọng. Để đánh giá nhận thức của người nghèo về cơ hội phát triển là rất khó và nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi mở: “Xin ông/bà kể những thuận lợi và khó khăn để nâng cao thu nhập?” và câu hỏi: “Ông/bà có thấy thông tin về tình hình giá cả, thị trường là quan trọng đối với công việc làm ăn của gia đình không? tại sao?”. Với câu hỏi mở trên, 63,45% người nghèo và rất nghèo nói đến khó khăn là thiếu vốn sản xuất. Không có ai trong số 315 người được hỏi quan tâm đến thiếu thông tin thị trường. Ngược lại, với câu


hỏi đóng thì cũng chỉ có 32,67% cho rằng thông tin tình hình thị trường, giá cả là quan trọng. Hơn 67% còn lại không quan tâm vì cho rằng vẫn trên cánh đồng đó, họ vẫn trồng cấy như cũ (hoặc chỉ thay đổi giống theo hướng dẫn của trưởng thôn) nên thông tin giá cả, thị trường không quan trọng.

Với quan điểm giảm nghèo bền vững theo một nghĩa đơn giản là người dân có thể vượt qua được rủi ro thông thường. Thực chất một tỷ lệ lớn người nghèo có nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của các loại rủi ro. Bảo đảm an toàn trước các rủi ro chính là yêu cầu của giảm nghèo bền vững. Vậy người dân nhận thức như thế nào về phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro? Đây là một chủ đề quan trọng trong nội dung thảo luận nhóm. Với các tình huống giả định: “Nếu không may một người trong gia đình bị ốm phải nằm viện 2 tuần, ông bà sẽ xoay sở như thế nào?” hoặc “Giả sử gia đình có trâu bò: nếu xã tổ chức tiêm phòng bệnh cho trâu bò, ông/bà có sẵn sàng đưa đi tiêm không?”.

Các kết quả thảo luận cho thấy: đối với câu hỏi về tiêm phòng cho trâu bò, 100% trả lời sẽ đưa trâu bò đi tiêm nếu không mất tiền và đáng chú ý là nhóm có 1 nhóm rất nghèo cho biết sẽ không đưa đi tiêm nếu phải trả 10 ngàn đồng.

Tất cả các nhóm thảo luận với câu hỏi về tình huống người ốm đều tỏ ra lúng túng và nghĩ đến việc vay mượn tiền họ hàng, bạn bè hoặc vay lãi để chi tiêu, chăm sóc người bệnh.

Tóm lại, các kết quả thảo luận liên quan đến phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho thấy người nghèo chưa có sự chuẩn bị đối mặt với rủi ro. Thậm chí một vài người nghèo được cấp thẻ BHYT vẫn không biết quyền lợi của mình.

2.3.2. Đánh giá của người nghèo về các chính sách, giải pháp giảm nghèo

Người nghèo là đối tượng tác động chính của các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tuy nhiên không phải việc đánh giá về các chính sách, chương trình này luôn được xem xét từ chính người nghèo. Hầu hết các báo cáo chính thức về hiệu quả, tính phù hợp của các chính sách, chương trình giảm nghèo được nhìn nhận dưới giác độ của nhà quản lý (mang tính hành chính) trong đó tập trung vào trả lời những câu hỏi như đã thực hiện được những hoạt động nào? thực hiện ở đâu?


kinh phí thực hiện là bao nhiêu?... mà ít trả lời những câu hỏi như người nghèo có tiếp cận được không? họ có thoả mãn với dịch vụ được cung cấp không? tác động của dịch vụ này đến giảm nghèo như thế nào?...

Tuân theo triết lý căn bản của marketing là lấy đối tượng làm trung tâm, nội dung này trình bày một số kết quả nghiên cứu về các chính sách, giải pháp giảm nghèo cơ bản từ quan điểm của người nghèo (đối tượng hưởng lợi). Để có tính đại diện nên nhóm chính sách, giải pháp được xem xét là những chính sách, giải pháp được thực hiện trên phạm vi cả nước (không hướng đến một đối tượng nghèo đặc thù nào). Các chính sách, giải pháp đó là: hỗ trợ y tế, giáo dục, khuyến nông lâm ngư, hạ tầng cơ sở và tín dụng.

Trước hết, một câu hỏi quan trọng cần được làm rõ là người dân có biết các chính sách, giải pháp này không? (biết ở đây được hiểu là nắm được những nội dung cơ bản về chính sách, giải pháp) bởi vì nếu không biết thì người dân sẽ không thể/khó tiếp cận được lợi ích từ chính sách, giải pháp. Kết quả nghiên cứu tại 7 tỉnh cho thấy, các chính sách về giáo dục, y tế và tín dụng được 100% người nghèo biết. Riêng hai dự án là khuyến nông và hạ tầng cơ sở địa phương thì không phải 100% người dân biết, ví dụ: dự án hạ tầng cơ sở chỉ được 2 người dân Bắc Ninh coi là một nội dung của giảm nghèo, còn lại đều không biết. Lý do được giải thích là vì không có dự án xây dựng hạ tầng giảm nghèo trên địa bàn.

Liệu trong số những người biết về các chính sách, giải pháp giảm nghèo đó họ có cho rằng những chính sách, dự án này là cần thiết không? Kết quả khảo sát cho thấy 100% người nghèo đều khẳng định những chính sách, giải pháp như hỗ trợ y tế, giáo dục, tín dụng, khuyến nông và xây dựng hạ tầng cơ sở đều cần thiết. Kết quả này không nằm ngoài dự kiến vì thực tế người nghèo luôn mong đợi bất kỳ hỗ trợ nào từ các chương trình, dự án và thực tế trong quá trình thiết kế chương trình giảm nghèo đã tham vấn ý kiến của cộng đồng, người dân. Vấn đề đáng quan tâm hơn là việc tiếp cận đến các lợi ích, dịch vụ có dễ dàng không? Về lý thuyết dễ dàng thấy rằng tuy cùng được cung cấp các dịch vụ, lợi ích như nhau nhưng việc tiếp cận đến những dịch vụ, lợi ích này ở những vùng khác nhau, những nhóm đối tượng


khác nhau là khác nhau. Ví dụ: hỗ trợ y tế như nhau giữa các vùng (đều là cấp cho người nghèo thẻ BHYT) nhưng người nghèo ở thành thị hoặc đồng bằng chắc chắn dễ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hơn người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Thực tế, kết quả khảo sát chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể cho rằng việc tiếp cận lợi ích của chương trình, chính sách là khó khăn như có tới 31,43% cho rằng khó tiếp cận tín dụng lãi suất thấp (NHCSXH).

Bảng 2.12: Đánh giá của người nghèo về mức độ dễ tiếp cận dịch vụ giảm nghèo

Chính sách, dự án

Rất dễ (%)

Bình thường (%)

Khó tiếp cận (%)

Tín dụng ưu đãi

3,17

65,40

31,43

Khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn

2,22

73,33

24,44

Hỗ trợ y tế

4,13

78,10

17,78

Miễn giảm học phí

0,32

80,95

18,73

Hạ tầng cơ sở

1,27

95,87

2,86

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Để tìm hiểu sâu hơn xem người nghèo ở những vùng nào (địa phương nào) là khó tiếp cận nhất các dịch vụ của chương trình, bảng 2.13 thể hiện tỷ lệ ý kiến người nghèo cho rằng việc tiếp cận là khó khăn theo từng tỉnh và từng chính sách, dự án.

Những số liệu trong bảng 2.13 cho thấy dường như không có sự khác biệt lớn trong đánh giá về khó tiếp cận đến hầu hết các dịch vụ, lợi ích của chương trình giảm nghèo giữa các địa phương. Mặc dù vậy, tỷ lệ cho rằng khó tiếp cận tín dụng ưu đãi ở Tuyên Quang là cao hơn tương đối rõ (44,44%) so với khoảng 30% ở các tỉnh khác hoặc khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá là những minh chứng rằng cần giảm thiểu những khó khăn trong quá trình tiếp cận dịch vụ của chương trình và tập trung hơn vào khu vực các tỉnh miền núi.

Nếu sự khác biệt giữa các địa phương về việc khó tiếp cận dịch vụ chương trình là không thực sự rõ ràng thì sự khác biệt giữa 3 nhóm (rất nghèo, nghèo và thoát nghèo) lại có sự khác biệt rõ ràng hơn. Cụ thể, 45,71% nhóm rất nghèo cho biết là khó khăn trong tiếp cận tín dụng ưu đãi trong khi chưa đến 17% nhóm thoát


nghèo có ý kiến tương tự; hoặc tỷ lệ nhóm rất nghèo cho rằng khó khăn trong tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khuyến nông cũng cao hơn gấp khoảng 2 lần tỷ lệ này ở nhóm thoát nghèo.

Bảng 2.13: Tỷ lệ ý kiến cho rằng có khó khăn trong việc tiếp cận chương trình



Tín dụng

(%)

Y tế

(%)

Giáo dục

(%)

Khuyên nông

(%)

Hạ tầng

(%)

Tuyên Quang

44,44

24,44

20,00

22,22

0,00

Hoà Bình

31,11

24,44

4,44

26,67

6,67

Bắc Ninh

33,33

8,89

8,89

13,33

2,22

Thanh Hoá

20,00

22,22

26,67

22,22

0,00

Hà Tĩnh

33,33

15,56

24,44

26,67

4,44

Đắk Lắk

31,11

15,56

26,67

37,78

2,22

Trà Vinh

26,67

13,33

20,00

22,22

4,44

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Đáng tiếc khi thiết kế phiếu hỏi này, tác giả đã không đặt ra câu hỏi chi tiết thêm để biết những khó khăn đó là gì? Tuy nhiên trong quá trình trao đổi với các nhóm theo phương pháp đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân (tương tự phương pháp phỏng vấn sâu nhóm tập trung), nghiên cứu tổng hợp được các nội dung thể hiện trong hình 2.4.


kéo người nghèo đến=lợi ích



- Khoảng cách địa lý, đi lại

- Thủ tục và ngôn ngữ

- Thông tin không đủ

- Không đúng thời điểm

Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH

huyện/bệnh viện huyện,...)

Người nghèo (đối tượng hưởng lợi)

đẩy người nghèo lại=khó khăn

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Hình 2.4: Chi phí-lợi ích mà người nghèo gặp phải khi tiếp cận dịch vụ

Ở cả 7 tỉnh, người dân đều nhận thấy 4 nhóm khó khăn liên quan đến đi lại, thủ tục, thông tin và thời gian nhưng xếp hạng những khó khăn thì khác nhau. Đối với


các tỉnh miền núi thì đi lại (cách trở, không phương tiện, thiếu đường giao thông,..) là nhóm khó khăn quan trọng nhất trong khi ở các tỉnh đồng bằng thì khó khăn nhất lại là vấn đề thủ tục. Một người nghèo ở Tuyên Quang nói:”Tôi cũng muốn cho cháu bé đi nhà trẻ nhưng vì không có xe đưa nên đi cả tiếng mới đến, ngày mất 4 lần đi về đón đưa thì còn thời gian đâu để làm đồng”. Ngược lại, một người nghèo xã Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh nói “Vợ tôi phải đi mổ ruột thừa, bệnh viện tỉnh ở gần nhưng theo quy định lại phải qua đến bệnh viện huyện rồi sau đó mới đưa về bệnh viện tỉnh mà bệnh tình đang cần cấp cứu thì làm sao mà hoàn thành những thủ tục như vậy được nên tuy có thẻ bảo hiểm y tế mà không sử dụng được”.

Ngay cả khi đã tiếp cận được các dịch vụ giảm nghèo thì người nghèo cũng không dễ dàng hưởng lợi ích hoặc hài lòng với những lợi ích, dịch vụ đó. Những cản trở/ái ngại thường thấy là chất lượng dịch vụ không cao, phiền hà, thậm chí tốn kém tiền bạc. Những nhận xét này đã được nhiều báo cáo đánh giá khác nhau nêu ra và nghiên cứu này sử dụng khảo sát cũng như tham vấn người dân để kiểm chứng.

Trước hết bằng bảng hỏi, nghiên cứu đặt câu hỏi đối với người dân “có thấy cản trở khi tiếp cận các dịch vụ giảm nghèo không?” Kết quả cho thấy cảm nhận về những trở ngại ở nhóm thoát nghèo thấp hơn nhóm rất nghèo và nghèo.

Ở khía cạnh khác, số liệu phân tích định lượng từ khảo sát này cũng cho thấy người nghèo ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc bày tỏ nhiều ái ngại khi tiếp cận với dịch vụ, lợi ích của chương trình giảm nghèo hơn các tỉnh khác.

Bảng 2.14: Cảm nhận của người nghèo với các dịch vụ giảm nghèo



Tín dụng

(%)

Y tế

(%)

Giáo dục

(%)

Khuyên nông

(%)

Hạ tầng

(%)

Thoát nghèo

34,29

33,33

23,81

13,33

11,43

Nghèo

48,57

33,33

38,10

20,00

13,33

Rất nghèo

55,24

30,48

34,29

23,81

19,05

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Trao đổi sâu với người dân về những cản trở hay ái ngại khi tiếp cận chính sách, dịch vụ giảm nghèo, nhiều trường hợp cụ thể được ghi nhận như:

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí