Diện Tích Mặt Nước Nuôi Trồng, Sản Lượng Thủy Sản Phân Theo Đơn Vị Hành Chính Giai Đoạn 2010 - 2016

Bảng 3.16. Diện tích mặt nước nuôi trồng, sản lượng thủy sản phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016


Năm

2010

2016


Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)


Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng số

4.784

5.857

5.849

9.451

TP. Thái Nguyên

208

383

204

595

TP. Sông Công

113

213

75

392

TX. Phổ Yên

275

724

268

1.043

Huyện Định Hóa

576

588

567

794

Huyện Võ Nhai

253

181

236

233

Huyện Phú Lương

389

434

679

815

Huyện Đồng Hỷ

207

299

247

422

Huyện Đại Từ

2.114

1.359

2.932

2.712

Huyện Phú Bình

649

1.640

641

2.445

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: [4] Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng năm 2010 đạt 4.784 ha đến năm 2016 tăng lên đến 5.849 ha. Nuôi trồng thủy sản của tỉnh hoàn toàn toàn là nước ngọt.

Trong việc nuôi thủy sản, tỉnh Thái Nguyên tập trung vào nuôi cá là chính, năm 2016

đạt 5.784 ha chiếm 98,9% diện tích. Trong việc nuôi trồng thủy sản thì đa phần là nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm 74% diện tích, nuôi theo hình thức bán thâm canh chiếm 25% diện tích chỉ có một phần rất nhỏ khoảng 58 ha nuôi theo hình thức thâm canh.

Sản lượng thủy sản không ngừng tăng do diện tích tăng và áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất, áp dụng các giống mới cho năng suất cao. Năm 2010, sản lượng thủy sản đạt 5.857 tấn đến năm 2016 đạt 9.451 tấn, gấp 1,6 lần năm 2010, trong đó sản lượng thủy sản khai thác chiếm 98,3%. Sản lượng thủy sản chủ yếu thuộc khu vực ngoài nhà nước. Giữa sản lượng tôm, cá và các loai thủy sản khác thì chủ yếu sản lượng thuộc về cá, sản lượng cá chiếm 97,1%.

Hình 3 4 Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái 1

Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

3.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

3.2.1. Trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, đến năm 2011 toàn tỉnh chỉ có 270 trang trại đủ tiêu chí và được cấp giấy chứng nhận. Những năm trở lại đây, số lượng trang trại đã tăng lên, năm 2014 có 548 trang trại, năm 2016 tăng lên 800 trang trại.

Trước đây, trên địa bàn tỉnh có 6 loại hình trang trại. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/10/2013, Thái Nguyên chỉ còn trang trại chăn nuôi là đạt tiêu chí trang trại mới (giá trị hàng hóa trong năm đạt 1 tỷ đồng trở lên), chiếm tỉ trọng cao nhất là các trang trại chăn nuôi gà và lợn.

Trang trại chăn nuôi được phân bố tập trung ở huyện Phú Bình (29%), TP.Thái Nguyên (26%), thị xã Phổ Yên (13,3%), huyện Đồng Hỷ (12,4%). Một số huyện ở vùng cao như Định Hóa (1,6%), Võ Nhai (1,3%) có số lượng các trang trại ít nhất do vùng này vốn sản xuất ít, trình độ dân trí thấp.

Năm 2014, ước tổng doanh thu loại hình kinh tế trang trại là 1.300,4 tỷ đồng (giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 3.472 tỷ đồng); doanh thu bình quân của mỗi trang trại là 2,4 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động trên địa bàn tỉnh.

Kinh tế trang trại được đánh giá là mô hình kinh tế phát triển tốt, có nhiều tiềm năng nhưng trong quá trình sản xuất phải đối mặt với nhiều rủi ro và hạn chế như: hiệu quả sản xuất của trang trại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh, quy mô đất đai của các trang trại còn nhỏ, chất lượng lao động còn thấp, đầu tư máy móc, trang thiết bị, nguồn vốn đầu tư cho các trang trại vẫn còn nhiều hạn chế,…

Bảng 3.17. Số trang trại nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016‌

(Đơn vị: Trang trại)


Huyện, thị

Tổng

số

Chia theo loại hình sản xuất

Trồng trọt

Chăn nuôi

NT thủy sản

Lâm nghiệp

Tổng hợp

Tổng số

800

1

791

4

3

1

TP. Thái nguyên

206

-

206

-

-

-

TP.Sông Công

46

-

46

-

-

-

TX.Phổ Yên

105

-

105

-

-

-

Huyện Định Hóa

13

-

13

-

-

-

Huyện Võ Nhai

10

-

10

-

-

-

Huyện Phú Lương

27

-

27

-

-

-

Huyện Đồng Hỷ

99

-

98

-

1

-

Huyện Đại Từ

61

-

56

2

2

1

Huyện Phú Bình

233

1

230

2

-

-

Nguồn: [4]

3.2.2. Các vùng chuyên canh nông nghiệp

Phát huy thế mạnh về địa hình, đất đai, khí hậu đặc thù, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã từng bước hình thành một số khu vực sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển một số loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, hiệu quả.

3.2.2.1. Vùng chuyên canh chè

Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 21.361 ha chè (năm 2016), trong đó diện tích chè cho sản phẩm là hơn 17.000 ha, hằng năm, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 111,88 tạ /ha, sản lượng chè búp tươi 211.244 tấn. Cây chè đã gắn bó lâu đời với người nông dân, mang lại giá trị kinh tế cao. Những năm qua, các cấp chính quyền đã có chính sách, tập trung chỉ đạo hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống mới, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, sạch cho chè. Chè được xuất khẩu sang các thị trường: Pa-ki-xtan, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đạt giá trị 14 triệu USD/năm nhưng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng chè của tỉnh, còn lại 80% tiêu thụ trong nước.

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn, chiếm một phần ba tổng diện tích chè của tỉnh, với hơn 7.000 ha. Chè mang lại thu nhập cho nông dân của huyện mỗi năm 800 tỷ đồng. Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp thay thế giống mới, chè cành, áp dụng quy trình canh tác kỹ thuật sinh học, tổ chức các mô hình sản xuất chè an toàn, chất lượng cao, nằm trong đề án phát triển vùng chè hàng hóa.

Huyện Phú Lương vùng chè tập trung ở các xã Yên Lạc, xã Tức Tranh, xã Phú Đô, xã Vô Tranh, xã Ôn Lương. Diện tích chè của vùng này năm 2016 chiếm 63,5% diện tích chè của toàn huyện Phú Lương. Huyện Đồng Hỷ vùng chè tập trung ở các xã Văn Hán, xã Khe Mo, xã Hòa Bình, xã Văn Lăng. Diện tích chè của vùng này năm 2016 chiếm gần 50% diện tích chè của toàn huyện Đồng Hỷ. Thành phố Thái Nguyên vùng chè tập trung ở Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức.Diện tích chè của vùng năm 2016 chiếm đến 90% diện tích chè của TP. Thái Nguyên Huyện Định Hóa vùng chè tập trung ở xã Sơn Phú, xã Bình Thành, xã Điền Mạc, xã Phú Đình.

3.2.2.2. Vùng chuyên canh cây ăn quả

Với tổng diện tích gần 17.00 ha, các loại cây ăn quả đang mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho nhiều hộ dân trong tỉnh. Bước đầu, tỉnh Thái Nguyên chưa phát triển được các vùng trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Người dân đã biết lựa chọn và trồng những loại cây ăn quả phù hợp với thổ những, khí hậu của địa phương mình. Do đó đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả như na ở La Hiên (Võ Nhai); bưởi diễn ở Tiên Hội (Đại Từ) và Tràng Xá (Võ Nhai); Nhãn ở Hợp Tiến (Đồng Hỷ) và Phúc Thuận (T.X Phổ Yên)…

Hiện nay, trên địa bàn huyện Võ Nhai hình thành 4 khu vực chuyên canh cây ăn quả, gồm: La Hiên, Tràng Xá, Phú Thượng và Lâu Thượng. Tổng diện tích các vùng chuyên canh cây ăn quả gần 600 ha. Trong đó, khoảng 250 ha na, nhãn ở xã La Hiên; hơn 50 ha na, cam Vinh, bưởi Diễn ở xã Lâu Thượng; hơn 150 ha ổi, nhãn, quýt ở xã Phú Thượng và xã Tràng Xá có hơn 100 ha, bưởi Diễn, bưởi Hoàng... Một số sản phẩm cây ăn quả đã xây dựng được thương hiệu và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, như: Na La Hiên, Bưởi Diễn Tràng Xá. Trong thời gian qua, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây ăn quả.

3.2.2.3. Vùng chuyên canh lúa và rau mầu

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay đã hình thành một sô vùng chuyên canh về cây lúa và rau. Vùng chuyên canh lúa và rau trong tỉnh được hình thành ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và có khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Vùng trồng lúa gạo quan trọng nhất hiện nay là huyện Phổ Yên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình và huyện Định Hóa. Huyện Phổ yên lúa tập trung nhiều ở các xã Tiên Phong, xã Thành Công, xã Hồng Tiến. Huyện Đại Từ lúa tập trung nhiều ở các xã Kí Phú, xã Văn Lãng. Huyện Phú Bình lúa tập trung nhiều ở các xã Kha Sơn, xã Tân Hòa, xã Tân Đức, xã Bàn Đạt. Huyện Định Hóa lúa tập trung nhiều ở các xã Bảo Cường, xã Lam Vĩ, xã Thanh Định, xã Tân Dương. Diện tích lúa của các khu vực này chiếm 62,5% diện tích lúa của toàn tỉnh. Đặc biệt có vùng lúa tập trung ở huyện Định

Hóa, nhờ những đặc điểm riêng về khí hậu và chất đất riêng phù hợp với giống lúa “bao thai lùn”, sản phẩm gạo bao thai Định Hóa từ lâu vốn nổi tiếng trong và ngoài tỉnh về chất lượng gạo thơm ngon, đặc trưng của vùng này.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng được hơn 12 nghìn hécta rau các loại, sản lượng đạt trên dưới 300 nghìn tấn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, như: Túc Duyên, Đồng Bẩm (T.P Thái Nguyên), Linh Sơn (Đồng Hỷ), Nhã Lộng (Phú Bình), thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ)... Từ sản xuất rau chuyên canh, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập ổn định.

Tiếp theo đó là thực hiện đổi thửa, dồn điền, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hình thành vùng sản xuất rau tập trung, an toàn quy mô lớn; đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tiêu, xử lý môi trường; hệ thống nhà màng, nhà lưới đáp ứng yêu cầu sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi. Dự kiến tỉnh sẽ bố trí vùng sản xuất rau an toàn tại các địa phương như: thị xã Phổ Yên (200 ha), Phú Bình (200 ha), Đồng Hỷ (200 ha), Đại Từ (200 ha), Phú Lương (100 ha), thành phố Thái Nguyên (50 ha), thành phố Sông Công (50 ha). Riêng năm 2016 sẽ xây dựng mô hình điểm sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại thị xã Phổ Yên (với quy mô diện tích 80 ha) và thành phố Thái Nguyên (50 ha).

Lợn là vật nuôi quan trọng. Hiện nay, lợn được nuôi tập trung chủ yếu ở huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên do ở đây có nguồn thức ăn lớn, tận dụng được nguồn phân bón ruộng. Ở huyện Phú Bình, lợn tập trung nuôi nhiều nhất ở các xã Nga My, xã Tân Khánh, xã Tân Hòa, xã Tân Kim, xã Xuân Phương. Ở huyện Phổ Yên, lợn tập trung nuôi nhiều nhất ở xã Thành Công, xã Hồng Tiến, xã Tiên Phong, xã Đồng Tiến. Năm 2016 riêng hai huyện Phú Bình và Phổ yên chiếm 40,9% số lượng lợn của toàn tỉnh.

Hình 3 5 Bản đồ các khu vực chuyên canh vùng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 3 2 3 2

Hình 3.5. Bản đồ các khu vực chuyên canh, vùng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

3.2.3. Tiểu vùng nông nghiệp

Hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi, ở Thái Nguyên hình thành ba tiểu vùng nông nghiệp là: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi thấp và đồi cao, tiểu vùng gò đồi và trung tâm. Trong mỗi tiểu vùng nông nghiệp lại có những đặc trưng, thế mạnh nhất định đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như việc phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong các tiểu vùng nông nghiệp đó.

3.2.3.1. Tiểu vùng núi cao

Tiểu vùng này bao gồm huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa và phần núi cao phía bắc huyện Đại Từ, phía bắc huyện Phú Lương. Đây là vùng núi cao nhất của tỉnh, có độ cao trung bình 500 - 1000m. Địa hình của tiểu vùng này chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn và thung lũng hẹp, bị chia cắt phức tạp. Đây tuy là tiểu vùng có quỹ đất nông nghiệp không lớn song đất tốt và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng á nhiệt đới, các cây dược liệu quý và chăn nuôi gia súc.

Với điều kiện tự nhiên như vậy, tiểu vùng này tập trung phát triển vào sản xuất chè (Định Hóa, Đại Từ), lúa bao thai (Định Hóa), cây ăn quả. Bên cạnh đó, tiểu vùng còn tập trung vào phát triển sản xuất lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn,…Hiện nay tiểu vùng núi cao đang tập trung phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại nông - lâm kết hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiểu vùng.

3.2.3.2. Tiểu vùng núi thấp, đồi cao

Tiểu vùng núi thấp, đồi cao bao gồm địa bàn huyện Đồng Hỷ, các phần phía nam huyện Phú Lương và phía nam huyện Đại Từ.

Địa hình của tiểu vùng này bao gồm nhiều dãy núi đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn, có nhiều thung lũng. Độ cao trung bình của tiểu vùng từ 100 - 300 m. Đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất đỏ nâu và đất vàng đỏ. Các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của tỉnh như cây chè (Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ), lúa, ngô,.. phát triển sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi (bò, lợn, gia cầm).

Có thể nói, hiện nay tiểu vùng núi thấp, đồi cao là tiểu vùng có điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, kinh tế phát triển khá ổn định, trình độ dân trí tương đối khá. Các hình thức TCLTNN mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tiểu vùng là hộ gia đình, các trang trại chăn nuôi, trang trại nông lâm kết hợp.

3.2.3.3. Tiểu vùng gò đồi và trung tâm

Tiểu vùng này bao gồm huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023