Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 14

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và mở rộng các loại hình đào tạo cho phù hợp với các định hướng phát triển các ngành nghề sản xuất, khuyến khích người lao động phát huy sức lực, trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia đầu ngành có khả năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường mở các lớp ngắn hạn, các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng về kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, kĩ thuật xây dựng mô hình trồng rừng có hiệu quả, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn cho người lao động trong tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học kĩ thuật của lao động ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi.

- Có cơ chế chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cán bộ khoa học kĩ thuật nông nghiệp đã được đào tạo về làm việc ở nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên; đội ngũ cán bộ xã phải có chuyên môn.

- Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng diện sang toàn bộ sinh viên nông thôn, tăng lượng vay, thời gian vay); xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn. Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở, đào tạo cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn (có thể dựa trên cơ sở hệ thống các trường cán bộ quản lý nông nghiệp).

4.2.4. Giải pháp về chính sách

- Chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư.

- Chính sách về rà soát lại cơ cấu đầu tư để tăng vốn cho phát triển khu vực nông nghiệp, có những chương trình tín dụng tài trợ để người dân và doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

- Chính sách, chế độ để thu hút sử dụng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có năng lực về công tác tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Chính sách về phát triển trang trại, kinh tế tập thể, doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường.

4.2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 14

- Nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại, nông trại gia đình và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nông nghiệp. Tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Khuyến khích thành lập các hợp tác xã chuyên doanh, đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ hộ, chủ trang trại và chủ các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Triển khai, hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ vốn kinh doanh, đất đai để khuyến khích phát triển hợp tác xã theo quy định của chính phủ. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp, tuyên truyền, vận động xây dựng các hợp tác xã mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, quy mô.

- Thành lập mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các ban nông nghiệp cấp xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp.

- Thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; mô hình đối tác công tư (PPP - Nhà nước và tư nhân cùng hợp tác đầu tư và thực hiện).

Nâng cao hiệu quả hoạt động và thành lập mới hợp tác xã (ít nhất mỗi năm thành lập 15 hợp tác xã) ưu tiên hợp tác xã chuyên ngành như: Hợp tác xã sản xuất chế biến chè, sản xuất rau, nấm an toàn, chăn nuôi, thủy sản; hợp tác xã chế biến lâm sản; hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp; nâng số tổ hợp tác nông nghiệp tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay; mỗi địa phương xây dựng 3 - 5 mô hình tổ hợp tác điển hình tiên tiến cho lĩnh vực thế mạnh của địa phương để nhân rộng.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản hàng hóa, thị trường tiêu thụ…).

Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản,…

Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề chè, rau, an toàn, hoa, cây cảnh, chế biến lâm sản.

4.2.6. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới

Để đảm bảo cho các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa tập trung phát triển ổn định đi đôi với đầu tư phát triển sản xuất, cần chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Để tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lâu dài và ổn định, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Xây dựng chợ đầu mối nông sản ở các vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa, tổ chức thu mua nông sản tạo điều kiện cho các gia đình phát triển sản xuất ổn định;

Xây dựng các kênh thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua các phương thức hội chợ, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại, liên doanh và hợp đồng cung cấp nguyên liệu;

Có chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia vào việc xuất khẩu nông sản;

Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa các cơ sở chế biến nông sản, các doanh nghiệp nhà nước với các hộ nông dân trong việc xây dựng vừng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

4.2.7. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Để đạt được các mục tiêu phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020 là 44.968.580 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 là 26.500.250 triệu đồng. Vốn ngân sách nhà nước là 8%; Vốn tín dụng 32%; Vốn tự có 48%; Vốn khác 12%.

Huy động vốn đầu tư trong nước: Cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai các dự án có qui mô lớn, nhất là các dự án thủy lợi và phát triển nông nghiệp bền vững.

Khuyến khích các nhà đầu tư đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển nông nghiệp.

Tiếp tục vay vốn lãi xuất thấp để đầu tư có trọng điểm. Củng cố, mở rộng hệ thống quĩ tín dụng nhân dân, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA) và các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước

đến với Thái Nguyên. Xây dựng các dự án để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế.

4.2.8. Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn tới, việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển hơn nữa. Phát triển hệ thống đường giao thông: hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường trục chính đô thị. Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được củng

cố, được rải nhựa, bê tông hóa.

Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có. Kiên cố hệ thống kênh mương, giải quyết căn bản nước tưới cho vùng đồi, vùng trồng cây công nghiệp và nước tưới cho các nhu cầu khác. Củng cố hệ thống hồ đập, các bờ ao.

Phát triển và nâng cao mạng lưới điện nhất là vùng nông thôn.

Phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nông sản và sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của nhân dân.

Thực hiện cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn thông qua việc hỗ trợ nông dân máy móc, thiết bị cơ khí vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động cho người dân.

Phát triển và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến nông sản. Cải tạo, xây dựng một số nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Phát triển hệ thống khuyến nông cơ sở một cách toàn diện mỗi xã có ít nhất một trạm khuyến nông.


Tiểu kết chương 4

Việc xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh phát triển và hội nhập dựa trên các quan điểm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và vùng Thủ đô, căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững trên cơ sở các quan điểm phát triển, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật cụ thể đã đề ra những giải pháp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai. Bên cạnh các giải pháp chung phát triển nông nghiệp nói chung, đã đề xuất một số giải pháp cụ thể dựa trên các đặc thù sản xuất của địa phương.

KẾT LUẬN


Mặc dù trong khoảng 5 năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên có bước chuyển nhanh chóng với sự tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP nhờ sự đóng góp của Samsung và tổ hợp công nghiệp Đa kim núi Pháo và các ngành công nghiệp khác, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên, cung cấp lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, tạo việc làm cho lao động nông thôn, chiếm trên 65% dân số toàn tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến thực phẩm, nguyên liệu và có khả năng tạo ra nguồn hàng hoá nông sản đặc trưng có chất lượng cao.

Qua khảo sát nghiên cứu thực tế về phát triển nông nghiệp của tỉnh thực tế cho thấy Thái Nguyên đã có những bước tiến trong những năm gần đây thể hiện ở sự gia tăng liên tục về giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tích cực nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả chưa cao. Do đó việc đánh giá thực trạng, tiềm năng của vùng nhằm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phát triển nông nghiệp còn góp phần vào tăng trưởng GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh đồng thời từng bước góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã rút ra một số kết luận như sau:

- Ngành nông nghiệp của Tỉnh đang phát triển dựa trên thế mạnh sẵn có về tự nhiên, dân cư đông và có truyền thống làm nông nghiệp lâu đời. Với lợi thế về địa hình, đất đai và khí hậu, dân cư và lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp đang ngày càng được đầu tư, hoàn thiện hơn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn với sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung thu hút hàng trăm nghìn lao động. Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn được ưu tiên đầu tư và quan tâm phát triển.

- Trong giai đoạn 2011 - 2016, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bước đầu đã hình thành các vùng thâm canh hàng hóa; vùng sản xuất chè, cây ăn quản, lúa gạo với một số đặc sản đã trở thành thương hiệu như: chè Thái Nguyên, gạo Định Hóa ..., vùng sản xuất rau quả thực phẩm, vùng tập trung chăn nuôi theo hướng công nghiệp,...quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng tăng mạnh, giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích cũng tăng cao. Kết quả này phản ánh mức độ đầu tư, nâng cao thâm canh vào sản xuất. Phát huy lợi thế tiềm năng tự nhiên, nguồn nhân lực hợp lí, hiệu quả.

- Sự phân bố ngành theo lãnh thổ trên cơ sở phân chia thành các tiểu vùng với các lợi thế so sánh và sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau đang góp phần huy động tốt các nguồn lực, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, gắn sản xuất với thị trường; quy hoạch phát triển các khu tập trung, vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục như: Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ tăng lên nhưng chủ yếu ở các tiểu vùng phía Nam của Tỉnh. Đa số nông nghiệp được phát triển dựa trên kinh nghiệm truyền đời với những cách thức và mô hình canh tác truyền thống mang tính tự cung tự cấp, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc song hiệu quả kinh tế không cao, phân bố nông nghiệp manh mún, quy mô nhỏ. Bước đầu hình thành các vùng chuyên canh với một số loại nông sản phù hợp và có lợi thế so sánh như cây ăn quả cận nhiệt, na, thuốc lá, chăn nuôi trâu, bò, dê. Đã có những điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiệu quả nhưng còn hạn chế về quy mô và số lượng, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa được nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong giai đoạn tới, khi mà trong xu thế chung ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, giao thông thì một diện tích lớn đất nông nghiệp đang dần bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp dẫn tới dân cư mất đất sản xuất nông nghiệp và lao động thiếu việc làm tăng lên đặt ra nhiều vấn đề cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần giải quyết.

Sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Thái Nguyên đang phấn đấu phát triển toàn diện, trở thành đô thị hiện đại, cửa ngõ kết nối vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng Thủ đô Hà Nội và là một trong những trung tâm vùng phát triển năng động của cả nước. Trong nông nghiệp, tỉnh đang hết sức chú ý tới phát triển những cây công nghiệp có lợi thế, đặc biệt là cây chè, phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), “Phát triển nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn CNH - HĐH ở Việt Nam”, NXB nông nghiệp.

2. Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển”, http://www.cpv.org.vn

3. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, NXB Thống kê.

4. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016, NXB Thống kê.

5. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, “Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016 tỉnh Thái Nguyên”.

6. Lê Mỹ Dung (2017), “Phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

7. Trần Thị Thanh Hà (2010), “Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội.

8. Thân Thị Huyền (2018), “Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang”, Luận án tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Vũ Thị Lan (2011), “Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội.

10. Lại Thị Liêm (2011), “Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2002), “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”,

NXB thống kê, Hà Nội.

12. Đặng Văn Phan (2008), “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo “Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên”, giai đoạn 2005 - 2015.

14. Đặng Kim Sơn (2003), “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp lí luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Viêt Nam”, NXB Nông nghiệp.

15. Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và ngày mai”, NXB chính trị quốc gia.

16. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Đặng Ngọc Thắng (2011), “Phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000-2009”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

18. Nguyễn Đình Thắng, Hoàng Văn Định (2002), “Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn”, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2003) “Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam (phần đại cương)”, NXB giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Thông (chủ biên) (1986), “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp”, NXB giáo dục, Hà Nội.

21. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú (2004), “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB ĐHSP Hà Nội.

22. Lê Thông (chủ biên) (2010), Việt Nam - Các tỉnh và thành phố, NXB Giáo dục.

23. Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê.

24. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê.

25. Tổng cục thống kê (2017), Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê.

26. Tổng cục thống kê (2017), “Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016”, NXB Thống kê.

27. Ngô Anh Tuấn (2008), “Nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội.

28. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (2007), “Địa lí kinh tế xã hội đại cương”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

29. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”.

30. UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020”.

31. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), “Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023