Đánh Giá Xử Lý Ctnh Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương


chủ nguồn thải, đối tượng này sẽ bị xử phạt, do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải chi phí để được cấp sổ, làm phát sinh tiêu cực.

3.3.5.2. Thông tin báo cáo của các chủ hành nghề QLCTNH

So với các tỉnh/thành phố trong khu vực, Bình Dương là địa phương có số lượng giấy phép hành nghề QLCTNH của công nghiệp đứng thứ ba sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 12 Giấy phép đang còn hiệu lực, trong đó có 04 giấy phép vận chuyển CTNH, 08 Giấy phép hành nghề QLCTNH với 08 nhà máy xử lý và gần 100 xe vận chuyển CTNH được đăng ký cấp phép, ngoài ra còn có 13 doanh nghiệp ngoài tỉnh Bình Dương cũng được phép thu gom Vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo quy định, các chủ hành nghề QLCTNH phải tổng hợp, báo cáo khối lượng vận chuyển và xử lý 06 tháng/lần về Sở TN&MT và cơ quan cấp phép. Từ báo cáo khối lượng vận chuyển, xử lý năm 2013 của các chủ hành nghề QLCTNH thu gom, xử lý là 40.885 tấn, số lượng này, đã phản ánh khá sát lượng CTNH phát sinh, vận chuyển và xử lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chi tiết xem Phụ lục 4.

Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ vận chuyển, chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của các chủ nguồn thải đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng không gửi báo cáo về Sở TN&MT và báo cáo cơ quan cấp giấy phép hành nghề QLCTNH,điều này làm cho lượng CTNH vẫn còn thấp so với thực tế phát sinh, cần phải được chấn chỉnh, xử lý nghiêm thông qua hoạt động thanh, kiểm tra.

Kết quả thanh tra năm 2013 cho thấy, mức độ vi phạm của các cơ sở và KCN được thanh tra còn nhiều tồn tại, các chủ nguồn thải và các cơ sở hành nghề QLCTNH chưa được thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo QLCTNH hoặc có báo cáo nhưng không thống kê đầy đủ các thông tin cần thiết nên số liệu chưa được cập nhật đầy đủ, thiếu độ tin cậy. Kết quả thanh tra 42 cơ sở và KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy còn nhiều vi phạm về QLCTNH, xem Hình 3.15 sau.



Hình 3 15 Biểu đồ vi phạm về quản lý thông tin CTNH Nguồn Kết quả thanh tra 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Hình 3.15. Biểu đồ vi phạm về quản lý thông tin CTNH


Nguồn: Kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường [15]


Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, hàng năm có 10 chủ hành nghề QLCTNH (vận chuyển và xử lý) thực hiện báo cáo QLCTNH đến Sở TN&MT và Tổng cục Môi trường; 02 chủ hành nghề vận chuyển CTNH chỉ báo cáo Sở TN&MT.

3.3.5.3. Thông tin báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải


Báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải là một trong những nội dung bắt buộc trong QLCTNH, tùy theo đối tượng, quy mô và loại CTNH phát sinh mà Luật BVMT có quy định chế độ báo cáo khác nhau. Báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải được lập theo mẫu quy định và gửi đến cơ quan quản lý chủ nguồn thải (sở Tài nguyên và Môi trường) 06 tháng/lần (đối với cơ sở thuộc đối tượng cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải), 01 năm/lần (cho cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp sổ đăng kư chủ nguồn thải), ngoài ra, khí có phát sinh đột xuất hoặc lưu giữ quá 06 tháng trong trường hợp chưa tìm đươc chủ xử lý phù hợp các chủ nguồn thải cũng phải báo cáo Sở TN&MT.


Theo Thống kê của Sở TN&MT Bình Dương, đến hết năm 2013 đã có

2.532 chủ nguồn thải thực hiện báo cáo QLCTNH định kỳ 06 tháng/lần và khoảng

14.000 chủ nguồn thải báo cáo định kỳ 01 năm/lần; trong đó có khoảng 9.000 chủ nguồn thải thực hiện báo cáo lưu giữ CTNH quá 06 tháng. Riêng báo cáo phát sịnh đột xuất hàng năm có khoảng 12 đến 18 cơ sở có thực hiện báo cáo.

Hiện nay, việc báo cáo QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có chuyển biến tích cực, cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho việc thống kê, đánh giá QLCTNH, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên, việc thống kê các thông tin theo mẫu còn nhiều sai sót và chưa thể hiện đúng thực tế.

3.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát QLCTNH

Đối với công tác QLCTNH, hoạt động thanh, kiểm tra là một khâu cực kỳ quan trọng để quản lý, là công cụ thiết yếu của quản lý Nhà nước. Hàng năm, hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường được Bộ TN&MT, Sở TN&MT triển khai thường xuyên đối với khoảng 30% các doanh nghiệp có phát sinh chất thải quy mô lớn và 12/12 cơ sở hành nghề QLCTNH trên địa bàn tỉnh, do lĩnh vực này là loại hình nhạy cảm về môi trường và được xếp vào loại hình hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Hoạt động thanh, kiểm tra nhằm đánh giá, rà soát việc thực hiện nội dung Giấy phép QLCTNH đã cấp. Bên cạnh đó, còn nhằm phát hiện, xử lý vi phạm và phát hiện những bất cập trong về cơ chế, chính sách QLCTNH để từ đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, do các quy định về QLCTNH quá nhiều thủ tục hành chính và quá rườm rà về thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý nên kết hợp với khung và mức phạt cao, đây cũng là kẽ hở cho việc phát sinh các tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, muốn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra thì phải có con người, trong khi cả tỉnh chỉ có vẻn vẹn 46 cán bộ, chuyên viên làm công tác tham mưu quản lý môi trường và hoàn toàn “trắng” ở cấp xã.


3.4. Đánh giá xử lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3.4.1. Tình hình xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Theo số liệu thống kê từ sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã cấp đến hết năm 2013 thì tổng khối lượng CTNH đăng ký phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh là 92.908 tấn/năm. Cũng theo số liệu thống kê từ các chủ hành nghề QLCTNH đã thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì hiện nay các đơn vị này thu gom và xử lý được 40.885 tấn (năm 2013) tương đương với 44% tổng số lượng CTNH đăng ký phát sinh. 56% lượng chất thải đăng ký phát sinh hiện nay không có thông tin bởi các nguyên nhân sau:

Các chủ nguồn thải thường đăng ký khối lượng dự kiến phát sinh nhiều hơn khối lượng thực tế để tránh tình trạng phải đăng ký cấp lại nhiều lần khi khối lượng thực tế phát sinh tăng từ 15% trở lên so với đăng ký. Một số chủ vận chuyển, chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của các chủ nguồn thải đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng không gửi báo cáo về Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nên số liệu chưa được cập nhật đầy đủ. Việc báo cáo QLCTNH của các chủ nguồn thải hiện nay chưa được thực hiện đầy đủ hoặc có báo cáo nhưng không liệt kê đầy đủ các thông tin cần thiết dẫn đến thiếu các thông tin về tình hình phát sinh và xử lý chất thải.

Về năng lực xử lý, với 12 đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH, 01 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương và nhiều đơn vị ở các địa phương lân cận (hiện nay là 13 cơ sở) cũng được phép thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì có thể khẳng định toàn bộ CTNH phát sinh sẽ được xử lý an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ đốt còn chiếm tới 65% và CTNH được tái chế, tái sử dụng còn thấp. Việc xử lý CTNH trong hầm chôn lấp mặc dù chỉ chiếm 2% tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không phải biện pháp xử lý và rất khó kiểm soát CTNH chôn lấp trong hầm.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý CTNH


Qua kết quả thanh tra các cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể thấy ưu điểm chung của các hệ thống xử lý là có chi phí đầu tư ban đầu thấp,


vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng được yêu cầu xử lý CTNH phát sinh trong và ngoài tỉnh. Công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu là công nghệ đơn giản, đa dụng.

Việc đầu tư công nghệ xử lý đa dụng đã phát huy tối đa công năng, hiệu quả của hệ thống, xử lý được nhiều loại CTNH trên cùng một hệ thống được đầu tư, chẳng hạn như lò đốt tĩnh 2 cấp có thể xử lý được nhiều mã CTNH như bùn thải, bao bì mềm thải, các loại dầu thải,... trong đó, dầu thải vừa là CTNH cũng là nhiên liệu để xử lý CTNH khác trong lò đốt; hoặc hệ thống ngâm tẩy, làm sạch; hệ thống hóa rắn,... có thể xử lý được nhiều loại CTNH khác nhau.

Một số phương pháp xử lý có tỷ lệ CTNH sau xử lý được tái chế, tái sử dụng cao (khoảng 98 đến 99%, như: phương pháp xúc rửa bao bì cứng nhiễm thành phần nguy hại, phương pháp ngâm, tẩy làm sạch, tái chế ác quy, xử lý linh kiện điện tử,...)

Tuy nhiên, công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng có hạn chế là kém bền vững, ít thân thiện với môi trường. Các phương pháp được đầu tư mới chỉ nhằm xử lý CTNH phát sinh mà chưa chú trọng đến việc thu hồi, tái sử dụng các nguồn năng lượng phát sinh từ quá trình xử lý CTNH.

Hầu hết các phương pháp xử lý đều phát sinh nguồn ô nhiễm thứ cấp: chất thải rắn, khí thải, nước thải, hơi hóa chất,... hoặc chỉ là biện pháp cô lập, giảm thiểu tạm thời các tác hại của CTNH mà chưa được xử lý an toàn (biện pháp chôn lấp trong hầm bê tông).

3.4.3. Quy hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương


Để quản lý tốt hoạt động xử lý chất thải nói chung và CTNH của hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngày 10/9/2012 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là quản lý - xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy


hại theo hướng thu gom triệt để, tăng mức tái chế tái sử dụng, giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp theo chiến lược quản lý chất thải rắn của Chính phủ và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

Huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư và góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 cũng đề ra mục tiêu rất cụ thể cho từng nội dung:

- Quản lý - xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại; chất thải y tế không nguy hại và nguy hại theo hướng thu gom triệt để, tăng cường tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải rắn chôn lấp theo chiến lược quản lý chất thải rắn của Chính phủ và Nghị Quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

- Mục tiêu phát triển công nghệ hướng tới trong tương lai để xử lý chất thải là công nghệ thu hồi sản phẩm – vật liệu, tái tạo tài nguyên, tiêu hủy nhằm giảm diện tích đất chôn lấp và chôn lấp hợp vệ sinh phần còn lại; trong đó, chất thải rắn công nghiệp nguy hại sẽ được ưu tiên theo thứ tự: Tái chế, hóa rắn, đốt và chôn lấp.

- Sẽ quy hoạch 09 trạm trung chuyển chất thải trên địa bàn tinhr gồm hoàn thiện 05 trạm trung chuyển hiện có tại: Tp Thủ Dầu Môt, Thuận An, Dĩ An, Nam Bến Cát và Nam Tân Uyên; xây dựng mới thêm 04 trạm trung chuyển tại: Bắc huyện Bến Cát, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo;

- Đến năm 2030, ngoài khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương (có diện tích 100 ha), Tỉnh sẽ có thêm một khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tân Long – Phú Giáo (có diện tích 150 ha) và một khu xử lý dự phòng (có diện tích 150 ha) tại xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên, cụ thể xem Hình 3.16 sau đây.



Hình 3 16 Quy hoạch các khu liên hợp xử lý và trạm trung chuyển chất thải 2


Hình 3.16. Quy hoạch các khu liên hợp xử lý và trạm trung chuyển chất thải đến năm 2030 [20]

Việc UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 đã định hướng chiến lược quản lý – xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh là tăng dần tỷ lệ chất thải được tái chế, tái sử dụng, giảm dần tỷ lệ chất thải chôn lấp; nhằm quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; đặt ra mục tiêu cụ thể để đầu tư xử lý chất thải trong chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương; làm cơ sở để Tỉnh có định hướng đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý – xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý – xử lý chất thải và CTNH.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để Quy hoạch trở thành hiện thực là nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đây là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định, thì chưa


được đề cập đến, hoặc được đề cập một cách khá chung chung. Do đó, khả năng đạt được các chỉ tiêu mà đồ án đặt ra là không cao.

3.5. Phân tích đánh giá những tồn tại, bất cập trong QLCTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3.5.1. Về thể chế chính sách

3.5.1.1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005


Khoản 1, Điều 70 quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với Sở TN&MT tỉnh Bình Dương là không cần thiết do đây chỉ là một loại thủ tục hành chính, không có ý nghĩa về mặt quản lý vì đây chỉ là thủ tục đăng ký và thực tế do yêu cầu thủ tục này, doanh nghiệp phải chi phí cho cơ quan tư vấn và cán bộ, cơ quan thụ lý cấp sổ.

Khoản 4, Điều 73 quy định, việc chuyển giao trách nhiệm xử lý CTNH giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, đây là quy định không phù hợp với quy định của pháp luật vì việc ký hợp đồng xử lý CTNH là giao dịch dân sự giữa cơ sở phát sinh CTNH và cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH và được pháp luật bảo vệ, Sở TN&MT là cơ quan quản lý không thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng kinh tế của các pháp nhân, nên trong thực tế không thể thực hiện được quy định này.

Khoản 2, Điều 74 quy định Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý CTNH là quy định chồng chéo và không khả thi trong thực tế, do Dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo ĐTM, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ TN&MT kiểm tra, xác nhận hệ thống xử lý CTNH trước khi cấp phép nên việc giao Bộ Xây dựng chủ trì kiểm tra, xác nhận là không phù hợp với thực tế.

Khoản 2, Điều 75 quy định Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ TN&MT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp CTNH.Trên thực tế, hiện nay Bộ TN&MT là cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022