Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Của Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Quảng Nam Đối Với Phát Triển Các Làng Nghề Trên Địa

Mộc Kim Bồng

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Trong những năm qua, TDNH đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các làng nghề. Quy mô TDNH đối với làng nghề ngày càng tăng cả về doanh số và dư nợ, nhiều hộ gia đình đã có cơ hội tiếp cận vốn TDNH. Nếu năm 2001 chỉ có 489 hộ vay vốn, thì đến năm 2005 là 916 hộ, tăng 427 hộ (bảng 2.8).

- Bảo lãnh ngân hàng:

NHNo&PTNT Quảng Nam đã thực hiện nhiều hình thức bảo lãnh cho các đối tư- ợng khác nhau trong nền kinh tế như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.... Đối với nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài, chủ yếu là hình thức bảo lãnh

mở L/C (trả chậm hoặc thanh toán ngay). Có thể xem xét kết quả thực hiện dịch vụ qua bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh

Đơn vị : triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Tổng giá trị bảo lãnh

Trong đó:

39.045

48.496

47.670

60.166

68.964

1. Bảo lãnh thanh toán

- Làng nghề

2.226

0

2.109

15

5.458

60

7.750

95

8.088

125

2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Làng nghề

10.855

0

12.197

0

12.474

0

13.747

150

15.429

190

3. Bảo lãnh dự thầu

- Làng nghề

20.324

0

25.690

0

21.438

0

31.119

0

35.886

0

4. Bảo lãnh chất lượng sản phẩm

- Làng nghề

5.640

0

8.500

0

8.300

0

7.550

0

9.561

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam - 8

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam


Nghiệp vụ bảo lãnh đối với hoạt động làng nghề chủ yếu bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mặc dù giá trị nhỏ nhưng cũng đã góp phần đa dạng hoá các sản phẩm TD, thúc đẩy hoạt động kinh doanh làng nghề phát triển.

2.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đối với phát triển các làng nghề trên địa bàn

Những năm qua, TDNH phục vụ cho phát triển làng nghề ở tỉnh ngày càng được tăng lên theo tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Đây là những cố gắng trong hoạt động đầu tư TDNH hàng nhằm góp phần thiết thực cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là giải pháp mở rộng kinh doanh có hiệu quả, khẳng định sự phát

triển của TDNH vào làng nghề là cần thiết và phù hợp. Từ đó khẳng định đầu tư TD vào làng nghề sẽ đem lại lợi ích cho cả khách hàng và người kinh doanh TD.

2.2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển các làng nghề ở Quảng Nam

Trên địa bàn Quảng Nam hiện có trên 6.800 cơ sở sản xuất các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà chủ yếu là các hộ cá thể. Các làng nghề đã tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của một tỉnh duyên hải miền Trung trong tính đa dạng của cả nước và với nước ngoài. Dưới đây là những kết quả chủ yếu đạt được trong hoạt động TD phục vụ phát triển các làng nghề ở Quảng Nam 5 năm qua.

Một là, góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển các làng nghề, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc khôi phục phát triển làng nghề trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa hộ gia đình, doanh nghiệp và các cấp ngành địa phương với cơ quan chuyên môn của tỉnh. TDNH không chỉ hỗ trợ khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, đúc nhôm đồng Phước Kiều, mộc Kim Bồng, trống Lâm Yên… mà còn góp phần đẩy mạnh triển khai phát triển nghề mới về các thôn, xã chưa có nghề. Nhu cầu vốn được đáp ứng kịp thời, chủ động mở rộng sản xuất. Sản phẩm của các làng nghề đã thực sự tạo ra nhiều mặt hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, gắn liền với phát huy các giá trị văn hoá truyền thống làng, xã của Quảng Nam. Thông qua hoạt động làng nghề nhằm giới thiệu, tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước để có thể nắm bắt thị hiếu, tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Do nhiều nhân tố, trong đó có sự tài trợ tích cực của TD NHNo&PTNT, sản xuất tại các làng nghề được phục hồi và phát triển với quy mô và trình độ ngày càng cao trong những năm qua. Năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 19 làng nghề; đến năm 2002 có 28 làng nghề với 5.139 hộ sản xuất, thu hút 14.335 lao động; Năm 2003 tăng lên 33 làng nghề, với 4.985 hộ và 190 cơ sở sản xuất, thu hút 14.606 lao động; năm 2004 là 51 làng nghề và năm 2005 đạt con số 61 làng nghề, thu hút 6.945 hộ, giải quyết được 16.320 lao động. Số lượng làng nghề năm 2005 nhiều gấp 3,2 lần so với năm 2001; số lao động được sử dụng cũng tăng tương tự hơn 3,2 lần [23]. Đây là kết quả rất đáng khích lệ.

Hai là, góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nhờ có sự đầu tư TD của NHNo&PTNT Quảng Nam, các cơ sở làm nghề đã mạnh dạn cải tiến kỹ thuật đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng truyền thống như: làng dệt chiếu, dệt vải, dệt lụa, đóng sửa tàu thuyền, mây tre đan. Đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh của các mặt hàng như hàng tơ lụa, đồ mộc dân dụng và thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 9.600 khung dệt, trong đó có 800 khung dệt sắt. Hai làng nghề Mã Châu và Đông Yên đã có 2 cơ sở ươm tơ với thiết bị công nghệ tiên tiến, công suất 300 tấn kén/năm. Mỗi năm, cơ sở làng nghề đã sản xuất trên 24 triệu mét vải, trong đó có hàng lụa cao cấp. Các làng nghề sản xuất song mây xuất khẩu, mộc điêu khắc, thêu, chữ tre, sản xuất bánh tráng, chế biến nước mắm, dệt chiếu...cũng được đầu tư phát triển làm phong phú, đa dạng sản phẩm công nghiệp địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Nhiều địa phương như Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Tam Kỳ, Thăng Bình, Núi Thành, ngoài việc cho vay trực tiếp sản xuất tại các cơ sở làng nghề, NHNo&PTNT Quảng Nam còn đẩy mạnh việc đầu tư cho các hộ, các doanh nghiệp làm dịch vụ cung cấp nguyên nhiên, vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Nhờ hoạt động TD đó, đã phần thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông, sang khu vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, khai thức lợi thế, tiềm năng của địa phương. Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân gần 26%/năm, dịch vụ tăng 14%/năm, nông nghiệp tăng 4,3%/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 25% năm 2000 tăng lên 34% năm 2005 [23].

Ba là, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.

Ưu điểm của làng nghề là đầu tư ít vốn nhưng giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tận dụng, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nhờ sự cố gắng trong phát triển làng nghề mà nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Quảng Nam đã có mặt trên thị trường trong nước và xuất khẩu, đã bước đầu phát huy các giá trị văn hoá truyền thống làng, xã của Quảng Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các làng nghề đang hoạt động đã thu hút khoảng 6.945 cơ sở (hộ) tham gia sản xuất ngành nghề tiểu, thủ

công nghiệp, giải quyết được khoảng 16.320 lao động, chiếm 29% lao động toàn ngành, hằng năm đóng góp từ 30 - 35% giá trị sản công nghiệp toàn ngành.

Phát triển làng nghề tạo công ăn việc làm cho người lao động không những ở những cơ sở nghề tại địa phương mà còn thu hút một bộ phận lao động nơi khác đến. Thu nhập của người dân được nâng lên. Bình quân thu nhập của người dân các làng nghề trên 1 triệu đồng/tháng, cao hơn so với người dân chuyên thuần túy làm nghề nông. Do có thu nhập cao hơn, người dân làng nghề có thêm điều kiện để cải thiện cuộc sống, rút dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

Hoạt động làng nghề đóng góp khoảng 45% giá trị sản công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hằng năm. Sản phẩm từ các làng nghề đã thực sự tạo ra nhiều mặt hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bốn là, góp phần ổn định kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đầu tư TD của NHNo&PTNT vào phát triển làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Qua đó tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập ổn định cho đời sống dân cư. Thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, "ly nông bất ly hương”.

Phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH đã tạo ra những cơ hội cho việc khai thác các nguồn lực tại chỗ như vốn, lao động, mặt bằng sản xuất. Việc đầu tư vốn của NH được tập trung hơn, nhiều hơn. đã góp phần vào quá trình thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác xã hội ở địa phương. Chẳng hạn, hợp tác xã Duy Trinh (làng nghề Phú Bông) hằng năm đã trích quỹ phúc lợi đầu tư vài chục triệu đồng để góp phần xây dựng các công trình giao thông, trường học, trạm xá ở địa phương.

Nhờ sự trợ giúp về vốn TDNH và những nguyên tắc cho vay chặt chẽ mà những hộ biết làm ăn mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật... làm cho sản xuất phát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đối với các hộ nghèo, thông qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các cơ sở làng nghề mà có công ăn việc làm, có thu nhập.

Sự phát triển làng nghệ còn làm giảm tình trạng di dân từ nông thôn ra các thành phố, giảm tệ nạn xã hội, làm sạch môi trường, khai thác tiềm năng của địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn…

Có thể khẳng định rằng sự phát triển của làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập, tạo việc làm, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Tham gia tích cực vào sự phát triển đó, một yếu tố hết sức quan trọng là hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc tạo vốn và cấp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam thời gian qua

- Những hạn chế:

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào phát triển các làng nghề, hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam thời gian qua còn có những tồn tại hạn chế và trước yêu cầu phát triển mới còn có những bất cập. Thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Một là, loại tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất đầu vào thấp khoảng (0,2%/tháng), tạo thuận lợi cho chi nhánh trong cạnh tranh về lãi suất đầu ra, tăng khả năng tài chính vì giảm được chi phí hoạt động, nhưng nó lại chủ yếu do được tài trợ từ nguồn tiền gửi Kho bạc Nhà nước chiếm 29,08% trên tổng nguồn, tính ổn định không được cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, nhất là trong điều kiện được sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn. Bên cạnh đó, mặc dù loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động, nhưng chủ yếu lại là tiền gửi trên một năm có kỳ hạn (13 tháng), vì thế về thực chất nguồn vốn huy động để cho vay trung dài hạn vẫn còn hạn hẹp. Các loại sản phẩm tiền gửi còn đơn điệu, chưa có được những loại tiền gửi dài hạn, với lãi suất và các biện pháp hỗ trợ đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.

Hai là, các cơ sở sản xuất trong làng nghề gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, đổi mới trang thiết bị, đăng ký bao bì, nhãn mác và thị trường tiêu thụ. Mặc dù hoạt động làng nghề đã được nhiều chi nhánh NH No&PTNT trong tỉnh quan tâm, nhưng do phần lớn các cơ sở trong làng nghề vẫn chưa chưa đáp ứng được những điều kiện vay vốn (vốn tự có, tài sản làm bảo đảm nợ vay, phương án sản xuất khả thi...), nên không ít cơ sở làng nghề vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn TD của NH.

Ba là, chất lượng hoạt động TD chưa cao, mức rủi ro TD còn đáng lo ngại (bảng

2.10).


Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay làng nghề

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Nợ qúa hạn

35

84

116

87

103

Tỷ trọng trong tổng dư nợ

cho vay làng nghề (%)


0,41


0,66


0,74


0,42


0,39

Nguồn: Báo cáo các chi nhánh ngân hàng cơ sở.


Nợ quá hạn trong những năm vừa qua tuy ở mức thấp, đến cuối năm 2005 chỉ chiếm 0,39% tổng dư nợ làng nghề, nhưng nợ quá hạn vẫn còn tiềm ẩn do một số chi nhánh NH cơ sở không thực hiện việc chuyển nợ quá hạn kịp thời, dẫn đến việc đánh giá chất lượng TD chưa chính xác.

Bốn là, việc đầu tư vốn còn mang tính chắp vá, dàn trải theo diện rộng, đầu tư theo chiều sâu không nhiều, tính khả thi của một số dự án vay vốn chưa cao. Cơ cấu vốn cho vay các ngành nghề, còn phân tán, chưa tập trung cho vay các dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước.

Năm là, khả năng tư vấn và thẩm định dự án của các khoản vay trung, dài hạn và cho vay theo dự án còn hạn chế. Thông thường các khoản vay dựa chủ yếu vào việc nắm giữ tài sản thế chấp, cầm cố. Việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Cán bộ TD còn gò ép thời hạn cho vay vốn, do đó khi đến hạn trả nợ người vay chưa kịp tiêu thụ sản phẩm hoặc ngược lại định thời hạn trả nợ dài thì người vay có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích, do đó vốn TD kém hiệu quả và nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.

Sáu là, cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ sản xuất còn hạn chế. Phương thức cho vay đối với làng nghề hiện nay chủ yếu vẫn chỉ là phương thức cho vay từng lần, ít áp dụng phương thức cho vay theo dự án, cho vay theo hạn mức TD.

- Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan tác động làm cho hoạt động TD của NHNo&PTNT Quảng Nam thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất, NHNo&PTNT chưa có một chiến lược huy động vốn thực sự có hiệu quả, như chưa tiến hành thường xuyên việc điều tra, nghiên cứu thị trường vốn ở địa phương và ở từng làng nghề, không nắm được những nguồn vốn hiện có trên địa bàn; không có bộ phận chuyên trách về nguồn vốn ở cấp cơ sở, do đó các hoạt động tiếp thị hầu như còn bỏ ngõ; mạng lưới cán bộ làm công tác huy động vốn chưa thực sự sát dân.

Thứ hai, chưa đa dạng các giải pháp để tăng vốn tự có, đặc biệt là thiếu những giải pháp cần thiết nhằm thu hút vốn từ công chúng. Vốn tự có quá nhỏ bé so với quy mô tài sản làm cho hệ số an toàn vồn tối thiểu của NH thấp hơn nhiều so với thông lệ thế giới. Chưa có những giải pháp tích cực và có hiệu quả để huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, nên mặc dù nhu cầu về nguồn vốn này hiện nay cho phát triển các làng nghề ở Quảng Nam là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của NHNo&PTNT còn rất thấp, chưa được bao nhiêu. Chính vì thế, thời gian qua NH đã phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, việc cho vay trung, dài hạn thời gian thu hồi vốn chậm, khó thu lãi, rủi ro cao, nên việc mở rộng qui mô đầu tư TD trung, dài hạn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và phát triển làng nghề bị hạn chế. Việc cân đối giữa nguồn vốn và cho vay trung, dài hạn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, công tác thống kê, dự báo chưa cập nhật thường xuyên.

Thứ ba, NHNo&PTNT Quảng Nam chưa chủ động trong chính sách lãi suất, mọi sự ưu đãi về lãi suất phải xin ý kiến Trụ sở chính của Trung ương. Những cơ sở làng nghề quan hệ lâu năm, có kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi và mức vay cao và những khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn chưa được hưởng lãi suất ưu đãi.

Bốn là, NH chưa chủ động tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, dịch vụ tư vấn chưa phát triển. Thông tin giữa NH và khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa hiểu đầy đủ về nhau để có niềm tin và cơ sở hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, đầu tư TD NH đối với làng nghề chưa thực sự trở thành nguồn cung cấp vốn chủ yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng lớn của nhiều làng nghề.

Năm là, việc tuyên truyền các chính sách, chủ trương, quy trình nghiệp vụ cho vay ở một số chi nhánh chưa được coi trọng đúng mức, chưa thật sự tiếp cận để hiểu được người thợ thủ công để tuyên truyền giải thích, chưa chủ động tiếp cận người vay để đáp ứng nhu cầu vốn. Mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể mặc dù đã được thiết lập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022