Quan Điểm, Mục Tiêu, Định Hướng Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên

Trong ba tiểu vùng nông nghiệp của tỉnh thì đây là tiểu vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Tiểu vùng có độ cao trung bình từ 30 - 50 m. Điều kiện khí hậu về mùa đông nhìn chung ấm hơn so với hai tiểu vùng trên. Về đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa, đất nâu vàng trên phù sa cổ rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày. Tiểu vùng này được coi là trung tâm phát triển trọng điểm về lương thực, thực phẩm của toàn tỉnh Thái Nguyên. Một số cây trồng ngắn ngày mang lại năng suất cao cho tiểu vùng là lúa, lạc, ngô, các loại rau củ quả. Ngoài phát triển sản xuất lương thực thì chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là thế mạnh của tiểu vùng.

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung nền nông nghiệp của tỉnh có những bước phát triển khá. Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang có sự chuyển biến cải thiện tốt. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 7.604,9 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên gấp 2,3 lần đạt 17.713,3 tỷ đồng, bình quân lương thực đầu người đạt 377,7 kg/người/năm.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên diện rộng và trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp như giữa trồng trọt và chăn nuôi; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hiệu quả nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt kết quả cao trong những năm qua, sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh ngày càng cao.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang được Đảng, Nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. Từ khi ban hành nghị quyết trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu:

Hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn được chỉnh trang, nâng cấp; hệ thống chính sách của Trung ương - tỉnh tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả; kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới được tích lũy thêm; sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; công tác tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn đang được tiến hành.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các trại ươm giống và chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân đã góp phần tăng năng suất, thu nhập và hình thành vùng sản xuất chất lượng cao.

Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng làm gia tăng nhu cầu thị trường, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và an toàn.

Có nhiều khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật thông qua cơ sở khoa học, các hiệp hội sản xuất, các doanh nghiệp. Bước tiến về khoa học là tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

3.3.2. Những hạn chế

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi luôn chịu tác động lớn và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và khí hậu. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được lại hạn hẹp, sử dụng manh mún, trên cùng một cánh đồng lại có nhiều chủ nên việc thống nhất về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm gặp khó khăn. Thu nhập trong nông nghiệp thấp nên một bộ phận không nhỏ người dân không thực sự thiết tha với ruộng đất, song còn nặng tâm lí giữ ruộng nên việc tích tụ đất cho sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn.

Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 12

Sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ cao, nhiều loại nông sản được thu hoạch trong thời gian ngắn, do vậy việc điều tiết nguyên liệu cho công nghiệp chế biến không đơn giản, còn chưa đáp ứng được các điều khoản hợp đồng tiêu thụ ổn định với các đơn vị chế biến và các siêu thị lớn. Thu nhập thấp, chứa nhiều rủi ro nên khó hấp dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào sản xuất, chế biến nông sản. Trong điều kiện kinh tế thị trường việc cạnh tranh nông sản Thái Nguyên với các sản phẩm cùng loại càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp phải tích cực áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa đòi hỏi phải tập trung sản xuất và đầu tư kinh phí do lao động có trình độ cao thực hiện, điều này khó đạt kết quả cao nếu không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất

Trình độ sản xuất còn thấp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động và thu nhập nông nghiệp thấp, trong khi có nhiều cơ hội việc làm khác tốt hơn từ các ngành khác và xuất khẩu lao động nên khó thu hút lao động trẻ làm nông nghiệp.

Hầu hết nông sản được tiêu thụ qua đầu mối trung gian và một phần do bà con nông dân tự mang đi tiêu thụ. Phương thức này thường dẫn đến ép giá, cạnh tranh không lành mạnh và thiếu thông tin thị trường.

Như vậy, nông nghiệp Thái Nguyên cần nâng cao lợi thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

Tiểu kết chương 3

Qua thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, thể hiện ở giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn không ngừng tăng qua các năm và đóng góp và sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản và nội bộ của từng ngành đang có sự chuyển biến tích cực, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng chăn nuôi tăng; sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và bước đầu đã phát huy được thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, tỉ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã có nhiều sự thay đổi phù hợp nhằm phát huy lợi thế của tỉnh như áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh, các trang trại nông nghiệp áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại nhưng trong giai đoạn vừa qua hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa thực sự cao, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, khả năng cạnh tranh còn thấp.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 5/7/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020.

- Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.

4.1.2. Cơ sở thực tiễn

Tỉnh Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, được quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng, cùng hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, Thái Nguyên đang là tỉnh có vai trò gắn kết cả vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ. Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, được định hướng xây dựng thành vùng kinh tế lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động có chất lượng đô thị cao, Thái Nguyên đang có những bước đột phá trong hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí của thành phố Thái Nguyên - đô thị loại 1, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên; trong đó có các dự án phát triển đô thị hai bên bờ sông Cầu. Thái Nguyên đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,2%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 19 tỷ USD, đóng góp trên 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 22 tỷ USD; từ những đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đang phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 15 tỷ USD. Trong 3 năm qua, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thái Nguyên luôn đứng trong top 10 cả nước.

Là địa phương có nhiều thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, hiện nay Thái Nguyên đang quy hoạch, tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó tập trung vào việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch, thực phẩm an toàn, đặc biệt là Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình có diện tích đất trên 8.000ha với điểm nhấn là Khu nông nghiệp công nghệ cao AgroPark Yên Bình là mô hình sản xuất nông nghiệp liên hợp, cho phép phối hợp nhiều hoạt động nông nghiệp khác nhau, tạo nên hệ thống cải tiến liên hoàn trong sản xuất, chế biến và vật tư nông nghiệp. Nếu được phê duyệt và triển khai, đây sẽ là một mô hình mới, hoàn chỉnh về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển theo mô hình nông nghiệp tiên tiến trên thế giới kết hợp với ưu thế của địa phương để tạo thành một khu nông nghiệp hiện đại.

4.1.3. Quan điểm phát triển nông nghiệp

Trên cơ sở đánh giá nguồn lực, thực trạng những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, việc định hướng và đưa ra các mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên các quan điểm sau:

- Phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp (nông - lâm - thủy sản) trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế, đảm bảo tính bền vững trong phát triển và bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Gắn phát triển nông nghiệp tỉnh với phát triển nông nghiệp vùng TDMNBB và vùng thủ đô Hà Nội.

- Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, chú trọng đầu tư cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt chú ý tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, công nghệ nông nghiệp sạch, công nghệ phát triển tài nguyên rừng.

- Phát triển khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh, thị trường thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, thị trường trong nước và quốc tế.

- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản gắn với mục tiêu đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày một cao nhu cầu thị trường và gắn với công nghiệp chế biến.

- Phát huy những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế - xã hội để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa canh, đa dạng phù hợp với từng tiểu vùng. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã.

- Phát triển khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản trong mối quan hệ chặt chẽ với các định hướng phát triển kinh tế nông thôn: xây dựng nông thôn công bằng, văn minh, có đời sống vật chất và văn hoá không ngừng được nâng cao; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân, mà trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

- Hình thành các vùng sản xuất nông - lâm - sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa thâm canh...

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh. Phát triển nhanh các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng tập trung phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước, đa dạng hóa nguồn vốn nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông, lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên là một phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Nhà nước có vai trò hỗ trợ, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, hạ tầng phục vụ sản xuất; doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân là chủ thể của quá trình tái cơ cấu. Phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

4.1.4. Mục tiêu phát triển nông nghiệp

4.1.4.1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh tăng trưởng ngành; phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và sức cạnh tranh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020;

Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn; gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới;

Tăng cường quản lý tài nguyên thiên thiên nhiên; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

4.1.4.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,3%/năm: ngành nông nghiệp đạt 5,8%/năm (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng 4,5%/năm; chăn nuôi tăng 12,0%/năm và dịch vụ tăng 11,0%/năm); lâm nghiệp tăng 4,2%/năm và thuỷ sản tăng 9%/năm.

- Cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản là: nông nghiệp 94,0%; lâm nghiệp là 2,7% và thuỷ sản là 3,5% (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 45,8%; chăn nuôi 44,9% và dịch vụ 9,3%).

- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp là 75 triệu đồng.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2020 - 2030 đạt 5,3%/năm: ngành nông nghiệp đạt 5,3%/năm (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng 3,2%/năm; chăn nuôi tăng 9,5%/năm và dịch vụ tăng 7,5%/năm); lâm nghiệp tăng 4,0%/năm và thuỷ sản tăng 7,0%/năm.

- Cơ cấu: Năm 2030 cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản là: nông nghiệp 92,8%; lâm nghiệp là 3,1% và thuỷ sản là 4,1%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 35,0%; chăn nuôi 55,0% và dịch vụ 10,0%.

- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp là 120 - 130 triệu đồng năm 2030.

- Đến năm 2030 dự kiến 90 - 95% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

c) Theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, mục tiêu phát triển đến năm 2020 các lĩnh vực nông nghiệp là:

* Lĩnh vực trồng trọt:

- Sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích 39.000 ha đất lúa, tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng được một số mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn năng suất, chất lượng; chuyển đổi 6.252 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích sử dụng khác.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên. Đến năm 2020 diện tích chè giống mới đạt 80% diện tích toàn tỉnh; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 30% trở lên; hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 5.000 ha.

- Đến năm 2020 diện tích rau các loại đạt 15.000 ha. Sản xuất rau an toàn, chất lượng, tập trung trên diện tích chuyên canh rau; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, tập trung.

- Duy trì ổn định diện tích cây ăn quả toàn tỉnh 16.500 ha. Cải tạo, nâng cao chất lượng và dải vụ thu hoạch cây vải, nhãn (vải sớm, nhãn muộn); mở rộng diện tích cây na, ổi và cây có múi như bưởi, cam đường canh, cam vinh; tạo vùng sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

- Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; đến năm 2020 đàn lợn ngoại, lai năng suất, chất lượng đạt 70% tổng đàn; đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 60% trở lên; đàn gà lông màu có chất lượng đạt 80% tổng đàn; 100% thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thành phố, thị xã được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.

- Phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ổn định độ che phủ rừng mức 50% trở lên; nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng sản xuất gồm: Trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc nhanh năng suất bình quân đạt trên 15m3/ha/năm, trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc chậm năng suất bình quân đạt trên 10m3/ha/năm, trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ 15-18m3/ha/năm; xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa để phục vụ sản xuất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng; quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, xác định được 2 đến 3 sản phẩm có thế mạnh.

- Mở rộng diện tích, tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh; tăng năng suất trung bình lên 2,5 tấn/ha; khai thác triệt để tiềm năng lợi thế diện tích nuôi trồng thủy sản chuyển đổi đất lúa để kết hợp nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt từ 400 ha trở lên; đẩy mạnh nuôi cá lồng trên các hồ chứa.

4.1.5. Định hướng phát triển

4.1.5.1. Phát triển nông nghiệp

a) Phát triển trồng trọt

- Mục tiêu quan trọng trong sản xuất lương thực là đảm bảo an ninh lương thực cho toàn tỉnh. Phát huy thế mạnh của các địa phương có trình độ thâm canh cao như

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí