Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Giai Đoạn 2010 - 2016

Diện tích trồng chè, diện tích thu hoạch và sản lượng chè đều tăng. Diện tích trồng chè và diện tích thu hoạch chè tăng, giai đoạn 2010 - 2016 tăng từ 18,6 nghìn ha lên 21,4 nghìn ha (tăng 2.779 ha) diện tích trồng chè, từ 17,2 nghìn ha lên 18,8 nghìn ha diện tích thu hoạch chè. Việc mở rộng diện tích trồng chè chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất lâm nghiệp, đất trồng cây hằng năm sang trồng chè.

Diện tích trồng chè và diện tích thu hoạch chè khác nhau giữa các huyện. Các huyện Đại Từ (6,3 nghìn ha trồng chè), huyện Phú Lương (4,1 nghìn ha), Đồng Hỷ (3,3 nghìn ha) có diện tích trồng chè lớn nhất. Còn các huyện Phú Bình (289 ha), thành phố Sông Công (646 ha) có diện ích trồng chè ít. Các huyện có diện tích trồng chè nhiều nhất đồng thời là các huyện có diện tích thu hoạch chè nhiều nhất, đó là huyện Đại Từ (5,5 nghìn ha), huyện Phú Lương (3,9 nghìn ha), huyện Đồng Hỷ (2,9 nghìn ha). Các huyện có diện tích thu hoạch chè ít nhất là huyện Phú Bình, thành phố Sông Công và huyện Võ Nhai.

Sản lượng chè tăng 29,8 nghìn tấn từ 181,4 nghìn tấn năm 2010 lên 211,2 nghìn tấn năm 2016. Các huyện có sản lượng chè lớn nhất là huyện Đại Từ (61,6 nghìn tấn), huyện Phú Lương (43,7 nghìn tấn), huyện Đồng Hỷ (34,9 nghìn tấn). Các huyện có sản lượng chè thấp là huyện Phú Bình (1,8 nghìn tấn), thành phố Sông Công (6,2 nghìn tấn), huyện Võ Nhai (7,9 nghìn tấn).

Giá trị và sức cạnh tranh của thương hiệu chè Thái Nguyên ngày càng tăng. Nhiều vùng chè được hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, hình thành các vùng sản xuất chè an toàn, tập trung, áp dụng công nghệ vào sản xuất chế biến chè. Các nhà máy chế biến chè được đầu tư nâng cấp. Với chè xanh áp dụng công nghệ thiết bị của Trung Quốc, Nhật Bản; chè đen công nghệ Anh, Ấn Độ; Chè Ôlong công nghệ Đài Loan, Trung Quốc

- Cây ăn quả: Các loại cây ăn quả khá phong phú gồm: Dứa, xoài, cam, chuối, nhãn, vải,... Diện tích trồng cây ăn quả chiếm 10,47% diện tích trồng trọt, chiếm 43,7% diện tích trồng cây lâu năm.

Diện tích trồng cây ăn quả có biến động và nhìn chung có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2010 - 2016 diện tích giảm 0,9 nghìn ha (từ 17,6 nghìn ha xuống 16,7 nghìn ha). Năm 2016, diện tích trồng cây ăn quả phân bố tương đối đều ở các huyện, nhưng phân bố nhiều nhất ở thị xã Phổ Yên (16,2% diện tích toàn tỉnh), huyện Phú Bình (15,4%); thấp nhất ở thành phố Sông Công, huyện Võ Nhai.

Cây ăn quả chiếm diện tích lớn nhất là vải (3.091 ha, chiếm 18,5% diện tích trồng cây ăn quả năm 2016). Tuy nhiên, diện tích trồng và diện tích thu hoạch vải trong giai đoạn 2010 - 2016 có xu hướng giảm dần. Các huyện có diện tích trồng và thu hoạch vải nhiều nhất là huyện Đồng Hỷ (chiếm 24,5% diện tích trồng và 23% diện tích thu hoạch), huyện Phú Bình (18,8% diện tích trồng và 19,1% diện tích thu hoạch); các huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai và thành phố Sông Công có diện tích vải thấp nhất.

Do diện tích trồng vải và diện tích thu hoạch vải giảm nên sản lượng vải cũng giảm theo. Năm 2010 sản lượng vải là 13,6 nghìn tấn đến năm 2016 là 12,7 nghìn tấn (giảm 0,9 nghìn tấn). Các huyện có sản lượng vải nhiều nhất của tỉnh là huyện Phú Bình (chiếm 19,5%), huyện Đồng Hỷ (22,7%). Còn các huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, thành phố Sông Công có sản lượng thấp nhất.

Ngoài vải tỉnh Thái Nguyên còn có một số cây ăn quả chủ yếu khác như chuối, nhãn, cam, xoài, dứa. Trong đó, diện tích trồng nhãn chiếm 9,4%, chuối chiếm 11,1%, cam chiếm 9,05% diện tích trồng cây ăn quả.

c) Ngành Chăn nuôi

Sản phẩm chăn nuôi của tỉnh đa dạng như trâu, bò, lợn, ngựa, dê và gia cầm các loại (gà, vịt, ngan, ngỗng).

Đàn lợn, đàn bò, đàn gà với các giống lai cho năng suất chất lượng cao hơn được chú trọng phát triển. Tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và hệ thống kinh doanh sản phẩm chăn nuôi được quan tâm, phát triển . Phát triển hình thức sản xuất liên kết “chuỗi” từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Giai đoạn 2010 - 2016, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, năm 2016 đạt 13,58%. So với ngành trồng trọt thì chăn nuôi chiếm 48,83% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp).

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục trong thời gian qua, năm 2010 là 2,3 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, gấp 3,5 lần năm 2010 (theo giá hiện hành). Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm 57,8%, chăn nuôi gia cầm chiếm 37,7%, trâu bò chiếm 4,9%. Theo giá so sánh, năm 2016 đạt 5,26 nghìn tỷ đồng gấp 2,3 lần năm 2010.

Bảng 3.13. Tình hình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2016

(Đơn vị: Nghìn con)


Chỉ tiêu

2010

2013

2016

Đàn trâu

Số lượng (nghìn con)

88,5

69,9

62,0

- % so với cả nước

3,1

2,7

2,5

-% so với TDMNBB

3,1

4,9

4,4

Đàn bò

Số lượng (nghìn con)

36,9

36,1

39,0

- % so với cả nước

0,6

0,7

0,7

-% so với TDMNBB

3,7

4,0

4,1

Đàn lợn

Số lượng (nghìn con)

577,8

520,7

655,2

- % so với cả nước

2,1

2,0

2,3

-% so với TDMNBB

8,7

8,2

9,1

Gia cầm

Số lượng (nghìn con)

6.823

6.823

10.023,0

- % so với cả nước

2,3

2,1

2,8

-% so với TDMNBB

10,2

10,2

13,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 10

Nguồn: [4]

* Chăn nuôi gia súc:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc luôn chiếm ưu thế với tỉ trọng lớn (chỉ tính riêng đàn lợn đã chiếm 52,7% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi) và giá trị sản xuất ngày càng tăng.

Trong các loại gia súc, lợn là vật nuôi quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, còn trâu bò chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 4,97%.

Bảng 3.14. Số lượng trâu, bò, lợn phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016 (Đơn vị: Nghìn con)

Hạng mục

2010

2016

Trâu

Lợn

Trâu

Lợn

Toàn tỉnh

93,48

42,92

577,52

62,00

44,46

745,23

TP. Thái Nguyên

5,81

2,85

64,96

4,01

2,91

72,50

TP. Sông Công

4,87

2,00

17,44

3,77

2,40

39,17

TX. Phổ Yên

14,14

11,57

109,31

9,17

9,66

179,67

H. Định Hóa

11,21

2,58

39,43

7,19

3,85

46,09

H. Võ Nhai

8,65

2,17

31,07

6,39

2,34

35,83

H. Phú Lương

7,06

0,57

50,79

5,35

1,59

60,41

H. Đồng Hỷ

11,66

2,20

60,71

8,76

1,60

68,09

H. Đại Từ

16,50

1,63

69,24

8,69

1,29

89,49

H. Phú Bình

13,59

17,36

134,56

8,66

18,82

153,98

Nguồn: [4]

- Đàn trâu: Từng là đầu cơ nghiệp của người dân dùng làm sức kéo, vận chuyển nông sản nhưng hiện tại do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên vai trò của đàn trâu giảm sút, đó là nguyên nhân làm cho đàn trâu giảm sút trong thời gian qua. Tổng đàn trâu của tỉnh Thái Nguyên đạt 62 nghìn con giảm 31,48 nghìn con so với năm 2010 và sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 4.462 tấn (tăng 465 tấn so với năm 2010). Đàn trâu được nuôi nhiều ở thị xã Phổ Yên (chiếm 14,8% số lượng trâu và 13,1% sản lượng), huyện Đại Từ (tương ứng là 14,0% và gần 22%), huyện Định Hóa (11,6% và 15%). Thấp nhất ở thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công.

- Đàn bò: Phát triển các giống bò lai Zêbu và các giống bò chất lượng cao nhằm cải tạo tầm vóc đàn bò, đồng thời tạo ra bò thịt có trọng lượng xuất chuồng cao, tỷ lệ xẻ thịt khá. Phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất bò thịt chất lượng cao.

Năm 2016 tổng đàn bò của tỉnh 44,46 nghìn con tăng 1,58 nghìn con so với năm 2010. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cũng tăng, đạt 2,4 nghìn tấn năm 2016 tăng 0,9 nghìn tấn so với năm 2010. Do điều kiện và tập quán của từng vùng mà đàn bò phát triển không đều giữa các huyện. Đàn bò được nuôi nhiều ở huyện Phú Bình (chiếm 42,3% số lượng và 20,8% sản lượng bò hơi xuất chuồng), thị xã Phổ Yên (21,7% sản lượng và 8,7% sản lượng), huyện Định Hóa (8,7% số lượng bò và 14,6% ssản lượng). Thấp nhất ở các huyện Đại Từ, Phú Lương.

- Lợn: Đàn lợn của tỉnh đứng thứ 3/14 tỉnh vùng TDMNBB (sau Bắc Giang và Phú Thọ). Tích cực chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất hàng hóa tập trung theo trang trại và gia trại, đưa các giống lợn có năng suất cao, chất lượng cao vào sản xuất, phát triển đàn lợn ngoại, lợn lai cho năng suất cao.

Về số lượng lợn không ngừng tăng lên, năm 2016 sản lượng lợn đạt 745,23 nghìn con, gấp 1,3 lần năm 2010. Lợn được nuôi ở khắp các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung ở thị xã Phổ Yên (chiếm 24%), huyện Phú Bình (chiếm 20,7%); còn huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, thành phố Sông Công số lượng ít nhất. Không chỉ tăng về số lượng đàn lợn mà sản lượng thịt lợn xuất chuồng hằng năm của tỉnh cũng không ngừng tăng. Năm 2010 chỉ đạt 57 nghìn tấn, nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 94,9 nghìn tấn (tăng gấp gần 1,7 lần). Sản lượng lợn chủ yếu ở thị xã Phổ Yên (chiếm 23,3%), huyện Phú Bình (chiếm 20,9%), huyện Đại Từ ( chiếm 11,7%), thành phố Thái Nguyên (chiếm gần 11%); còn các huyện Võ Nhai, Định Hóa, thành phố Sông Công sản lượng thịt hơi xuất chuồng ít nhất. Theo Qui hoạch phát triển chăn nuôi, đến 2020 đàn lợn nái đạt 192,3 nghìn con, đàn lợn thịt 912,7 nghìn con.

- Chăn nuôi dê: Đàn dê của tỉnh tăng lên nhanh chóng, năm 2010 có 12,7 nghìn con đến 2016 đạt 56,3 nghìn con (gấp 4,5 lần). Là một tỉnh thuộc vùng trung du nên

đàn dê của tỉnh khá phát triển. Đàn dê của tỉnh được nuôi nhiều ở các huyện miền núi phía Bắc của tỉnh: huyện Định Hóa (chiếm 38,5%), huyện Đại Từ (chiếm 21,5%), huyện Phú Lương (21,3%). Trong khi đó, các huyện thành phố phía nam đàn dê được nuôi tương đối ít: thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên.

- Đàn ngựa: Với điều kiện tự nhiên là vùng trung du nên Thái Nguyên cũng phát triển đàn ngựa. Tuy nhiên, hiện nay đàn ngựa đang ngày càng giảm dần. Năm 2010, đàn ngựa của toàn tỉnh đạt 2,2 nghìn con đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1,5 nghìn con (giảm 731 con). Đàn ngựa được nuôi nhiều ở huyện Định Hóa (chiếm 37,2%), huyện Đại Từ (chiếm 22,3%), huyện Phú Bình (chiếm 18,3%). Còn huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ đàn ngựa rất ít.

* Chăn nuôi gia cầm: Đây là tập quán và truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Đẩy mạnh tăng tỷ lệ giống gà lông màu, gà bản địa có chất lượng. Đàn gia cầm được nuôi ở khắp các địa phương trong tỉnh, từ chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình đến chăn nuôi trang trại.

Giá trị sản xuất của sản phẩm gia cầm ngày càng tăng (đạt 3.152,24 tỷ đồng năm 2016, gấp 6,5 lần năm 2010) và chiếm tỉ trọng khá lớn, năm 2016 chiếm 38,76% giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Đàn gia cầm ngày càng tăng, năm 2010 đạt 6,8 nghìn con đến 2016 đạt 10,8 nghìn con (tăng 4 nghìn con). Trong đó đàn gà chiếm phần lớn tổng đàn gia cầm của tỉnh. Năm 2010, đàn gà của tỉnh có 5,7 nghìn con (chiếm 83% tổng đàn gia cầm), năm 2016 đạt 9,2 nghìn con (chiếm 85,2%). Chăn nuôi gia cầm phân bố nhiều ở huyện Phú Bình (2.330 nghìn con, chiếm 21,6%), thị xã Phổ Yên (chiếm 16,2%), huyện Đồng Hỷ (chiếm 13,6%). Thấp nhất ở huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, thành phố Sông Công.

Bảng 3.15. Số lượng gia cầm chính (gà, vịt, ngan, ngỗng) phân theo huyện, thị

(Đơn vị: nghìn con)


Năm

2010

2013

2016

Tổng số

6.825

9.725

10.810

TP. Thái Nguyên

792

1.408

1.111

TP. Sông Công

363

447

770

TX. Phổ Yên

874

1.205

1.751

Huyện Định Hóa

484

598

614

Huyện Võ Nhai

400

471

502

Huyện Phú Lương

620

867

941

Huyện Đồng Hỷ

624

809

1.465

Huyện Đại Từ

990

1.303

1.326

Huyện Phú Bình

1.678

2.617

2.330

Nguồn: [4]

c. Dịch vụ nông nghiệp

Dịch vụ nông nghiệp phát triển một cách tất yếu, đặc biệt trong giai đoạn chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung như hiện nay. Trong đó các khâu quan trọng như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... có vai trò quan trọng.

Tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (8,24% năm 2010, 6,87% năm 2016) và còn có nhiều biến động trong thời gian qua nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt. Năm 2010, dịch vụ nông nghiệp đạt 593,20 tỷ đồng và đạt 1.144,91 tỷ đồng đến năm 2016 (gấp 1,9 lần năm 2016) (theo giá hiện hành). Về tốc độ phát triển của dịch vụ nông nghiệp tuy còn nhiều biến động nhưng nhìn chung có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển của ngành trồng trọt và của ngành nông nghiệp nói chung. Năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng là 30,48% trong khi nông nghiệp là 5,41%; đến năm 2016 tương ứng là 11,26% và 6,8% (theo giá so sánh 2010).

Các loại hình dịch vụ khá phong phú, đa dạng: dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khá phát triển, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, phân bón, điện, thú y, tiêu thụ nông sản... góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các ngành dịch vụ nông nghiệp đã được mở rộng đến khắp các làng, xã trên cơ sở kinh doanh của các hộ gia đình và các hợp tác xã. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Nhiều dịch vụ phân bố ở các trung tâm, thị trấn, thị xã là chính. Điều đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung ứng kịp thời các dịch vụ nông nghiệp tới người nông dân.

Phát triển công nghệ sinh học, công nghệ tế bào phục vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các giống cây, con vào sản xuất đang phát triển mạnh. Các dịch vụ cung ứng thuốc trừ sâu, phân bón phân bố rộng rãi và phát triển mạnh đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của sản xuất.

3.1.2.2. Ngành lâm nghiệp

Là một tỉnh vùng trung du nên sản xuất lâm nghiệp có điều kiện phát triển và có vai trò quan trọng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá hiện hành) thì sản xuất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng còn nhỏ 2,62% năm 2010 và tăng lên 3,46% năm 2013 đến 2016 đạt 3,18%. Giai đoạn 2010 - 2016, giá trị sản xuất lâm nghiệp không ngừng tăng, năm 2010 đạt 199,1 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 563,7 tỷ

đồng (gấp 2,8 lần). Theo giá so sánh, năm 2016 đạt 415,8 tỷ đồng gấp 2,1 lần năm 2010 với tốc độ tăng trưởng đạt 7,17%.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành không ngừng tăng, năm 2016 đạt 563,69 tỷ đồng. Trong đó, giá trị của hoạt động khai thác gỗ, lâm sản khác và thu nhặt sản phẩm từ rừng chiếm giá trị lớn nhất 372,22 tỷ đồng, chiếm 66,0%; dịch vụ lâm nghiệp đạt 126,02 tỷ đồng chiếm 22,4% (tăng 20,3% so với năm 2010); trồng và chăm sóc rừng đạt giá trị thấp nhất 65,45 tỷ đồng (chiếm 11,6%, giảm 11,7% so với năm 2010). Năm 2016, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở các huyện Định Hóa (132,22 tỷ đồng, chiếm 23,5%), huyện Đồng Hỷ (105,42 tỷ đồng, chiếm 18,7%), huyện Đại Từ (99,59 tỷ đồng, chiếm 17,7%); ở thành phố Sông Công (0,7%), thị xã Phổ Yên (1,7%), huyện Phú Bình (2,6%) chiếm tỉ trọng ít nhất.

Theo giá so sánh 2010, tốc độ phát triển của của dịch vụ lâm nghiệp từ năm 2010 đến 2012 có sự suy giảm, nhưng giai đoạn từ 2013 - 2016 tăng trưởng với tốc độ nhanh. Trong khi đó, tốc độ phát triển của khai thác gỗ, lâm sản khác và thu nhặt sản phẩm từ rừng không đều và những năm gần đây có xu hướng giảm. Hoạt động trồng rừng và chăm sóc rừng có tốc độ tăng trưởng không đều có nhiều biến động. Trong đó các huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng cao. Các huyện Võ Nhai, thành phố Sông Công, huyện Đại Từ tốc độ tăng trưởng thấp và có xu hướng giảm.

- Hiện nay, diện tích rừng có xu hướng tăng, năm 2010 là 175,1 nghìn ha đến 2016 đạt 186,5 nghìn ha (tăng 11,4 nghìn ha). Trong đó, năm 2010 diện tích rừng tự nhiên cao hơn diện tích rừng trồng (diện tích rừng tự nhiên là 97 nghìn ha, rừng trồng 78 nghìn ha) nhưng đến năm 2016 có sự thay đổi diện tích rừng trồng cao hơn diện tích rừng tự nhiên (diện tích rừng tự nhiên 76,5 nghìn ha, rừng trồng gần 110 nghìn ha) do công tác trồng rừng phát triển. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm và rừng trồng ngày càng tăng. Tốc độ phát triển diện tích rừng trồng luôn cao hơn rừng tự nhiên.

- Diện tích rừng trồng mới trong những năm gần đây tăng lên năm 2012 có 4,9 nghìn ha, năm 2016 tăng lên hơn 7 nghìn ha. Trong đó, chủ yếu là diện tích rừng sản xuất, năm 2010 diện tích rừng sản xuất trồng mới đạt 5,6 nghìn ha (chiếm 77,8% diện tích trồng mới), năm 2016 đạt 6,2 nghìn ha (chiếm 88,4%). Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trồng mới ít, năm 2016 lần lượt là 769 ha và 50 ha.

Diện tích rừng trồng mới chủ yếu là ở khu vực nhà nước. Năm 2016 đạt 6,4 nghìn ha (chiếm 91,4%), khu vực ngoài nhà nước ít 646 ha (chiếm 8,6%). Toàn bộ diện tích rừng trồng mới do khu vực kinh tế Nhà nước chăm sóc

Giữa các huyện, diện tích trồng mới tập trung ở huyện Đồng Hỷ (chiếm 24,3%), huyện Định Hóa (chiếm 22,7%), huyện Võ Nhai (chiếm 19,9%); ở thành phố Sông Sông, thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên diện tích rừng trồng mới ít. Trong các huyện thì thành phố Sông Công, huyện Đồng Hỷ có tốc độ phát triển diện tích rừng trồng nhanh.

- Sản lượng gỗ nhìn chung có xu hướng tăng, năm 2010 đạt 52,4 nghìn m3 gỗ đến 2016 đạt 134,5 nghìn m3. Trong đó, chủ yếu là gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên chiếm tỉ trọng ít. Năm 2016, gỗ rừng trồng chiếm 98%, diện tích rừng trồng chỉ chiếm 2%.

Ngoài gỗ còn có các sản phẩm khác như củi, luồng, vầu, tre, nứa, song mây, nhựa thông, lá cọ, nguyên liệu giấy ngoài gỗ, măng tươi, mộc nhĩ. Lượng củi nhìn chung ít biến động; sản lượng luồng, vầu, tre có xu hướng giảm, năm 2010 đạt 2.257 nghìn cây đến 2016 giảm chỉ còn 1.181 nghìn cây; số lượng lá cọ cũng có xu hướng giảm trong khi đó sản lượng măng tươi tăng, năm 2010 đạt 485 tấn măng đến 2016 đạt 545 tấn.

3.1.2.3. Ngành thủy sản

Do là một tỉnh trung du miền núi nên ngành thủy sản của tỉnh không phát triển bằng các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng ven biển. Năm 2016 giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 492 tỷ đồng gấp 2,35 lần năm 2010, chiếm 2,78% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (Theo giá hiện hành). Trong đó ngành nuôi trồng, dịch vụ thủy sản đạt 483,67 tỷ đồng chiếm 98,31% giá trị, ngành khai thác chiếm 1,69%.

Tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản đạt 8,61%, trong đó giá trị sản xuất của ngành khai thác có tốc độ tăng trưởng 4,48%, ngành nuôi trồng, dịch vụ thủy sản đạt 8,67%. Thủy sản phát triển hiện nay do phát triển sản xuất với qui mô lớn, ứng dụng khoa học kĩ thuật và cải tiến giống.

Phân bố: Nuôi trồng thủy sản khắp các địa phương trong tỉnh nhưng diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thủy sản cao nhất ở các huyện Đại Từ (chiếm 50,1% tổng diện tích toàn tỉnh và chiếm 28,7% sản lượng), huyện Phú Bình (chiếm 11% diện tích và 25,9% sản lượng). Thấp nhất là ở các thành phố Sông Công, huyện Võ Nhai.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí