Xu Hướng Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Và Quan Điểm Hài Hòa Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Đến

108


nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa tích cực, chủ động tham gia học tập các phương pháp quản lý canh tác hiện đại và vận dụng vào thực tiễn, ngại các thủ tục ghi chép nhật ký sản xuất để phục vụ công tác đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. …

Bốn là, nhận thức về nhãn hiệu, thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, người tiêu dùng chưa tạo lập được thói quen về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Một bộ phận người tiêu dùng còn thiếu tin tưởng vào các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Năm là, năng lực phát triển thị trường yếu, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, nhất là các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn do chưa chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức; một số mặt hàng nông sản đặc sản đưa ra thị trường chủ yếu là ở dạng thô, nên không phát huy được lợi thế so sánh, dẫn đến giá cả nông sản phẩm chưa hợp lý, chủ yếu lưu thông trên thị trường tự do, các chợ truyền thống. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đặc sản còn mờ nhạt đã dẫn tới không khai thông thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Việc xây dựng chuỗi liên kết hiện gặp nhiều khó khăn; nhận thức về nhãn hiệu thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, chưa tạo thói quen cho người tiêu dùng về nguồn gốc...

Sáu là, lợi ích kinh tế chưa vững chắc.

Thực tế khảo sát từ phía các hộ nông dân trên địa bàn huyện cho thấy, liên kết giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ còn thiếu chặt chẽ là do chưa xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia. Điều này dẫn đến các chủ thể không tuân thủ cam kết, thiếu cơ sở để giải quyết những

109


tranh chấp trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, đời sống của một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp so với các ngành nghề khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội nên không thu hút được lực lượng lao động trẻ, lao động trình độ cao làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía chính quyền Thành phố (UBND, các sở, ban, ngành có liên quan).

Một là, quy hoạch tổng thể và thực hiện các quy định về quản lý đất đai của các cấp chính quyền chưa hiệu quả dẫn tới đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp hữu cơ (vốn đòi hỏi môi trường sản xuất được bảo vệ cao tránh các tác động bên ngoài như nước thải, khí thải của các cụm, khu công nghiệp). Công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng còn nhiều yếu kém, chưa phát huy được thế mạnh của Thành phố. Chất lượng các đồ án quy hoạch của nhiều huyện ngoại thành còn thấp, đặc biệt quy hoạch chưa gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, thiếu tính liên kết vùng. Một số quy hoạch ở cấp cơ sở còn nặng về hình thức, thiếu tính khả thi; trong quy hoạch còn có mâu thuẫn, chồng chéo về mục tiêu hoặc chậm được triển khai thực hiện.

Hai là, chính quyền Thành phố chưa có cơ chế, chính sách có tính đột phá để phát triển NNHC, cụ thể như: chính sách hỗ trợ tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chính sách bảo hiểm nông nghiệp hữu cơ; chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ... Việc hỗ trợ cho người dân giảm thiểu rủi ro và thiệt hại trong quá trình sản xuất thông qua các chính sách của chính quyền địa phương và bảo hiểm nông nghiệp chưa được thực hiện, các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn bảo hiểm cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do tính rủi ro cao, việc kiểm tra xác nhận thiệt hại do các yếu tố thiên tai, dịch bệnh rất khó khăn. Bên cạnh đó ý thức tham gia bảo hiểm của người dân còn nhiều hạn chế.

110


Ba là, các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được các chủ thể đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay phát triển nông nghiệp hữu cơ. Do đó, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp còn rườm rà, phức tạp. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất khi vay vốn đầu tư sản xuất còn khó khăn do thủ tục thế chấp tài sản phức tạp, lãi suất cao, chưa tiếp cận được các khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất hạn hẹp, không đủ để tạo bước đột phá về chuyển giao công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất…

Bốn là, công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt được đầy đủ, chính xác các chủ trương, chiến lược của chính quyền Thành phố về phát triển nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Hoạt động tư vấn pháp luật của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa phát huy hiệu quả.

Năm là, nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ còn hạn hẹp do ngân sách của Thành phố được ưu tiên cho những khu vực kinh doanh khác.

Sáu là, chưa có chế tài cụ thể để xử lý các tranh chấp lợi ích giữa các chủ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đây là vấn đề khó khăn không chỉ của Thành phố Hà Nội mà còn là khó khăn chung của cả ngành nông nghiệp trên cả nước trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Và điều này cũng ít nhiều tác động đến quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. kinh doanh trong nông nghiệp hữu cơ.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ.

Một là, việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa các chủ thể còn lỏng lẻo, thiếu tính gắn kết chặt chẽ về quan hệ lợi ích. Việc thực hiện

111


các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa các chủ thể mới chỉ tạo được kết quả bước đầu. Các mô hình liên doanh, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tìm ra được giải pháp để tạo lòng tin đối với người nông dân. Mặc dù, chính quyền Thành phố đã có chính sách để hỗ trợ nông dân liên kết với nhau để tập trung ruộng đất cho sản xuất quy mô lớn, nhưng mức hỗ trợ thấp so với lượng vốn cần đầu tư dài hạn, chưa thu hút được nông dân tham gia.

Hai là, chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ (ở đây chủ yếu là người nông dân) có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp, khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất rất hạn chế. Ngoài ra, ý thức của người dân về tuân thủ các quy trình sản xuất nông nghiệp như: USDA và hệ tiêu chuẩn PGS còn rất hạn chế.

Ba là, năng lực tài chính của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Do phần lớn các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố là hộ nông dân và một số trang trại nên tiềm năng về tài chính rất hạn hẹp, điều đó đã dẫn tới những khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.

Bốn là, nhận thức của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ còn chưa đầy đủ, toàn diện. Do sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực tương đối mới với nhiều quy chuẩn, yêu cầu, kiểm định khắt khe, nghiêm ngặt, khác biệt rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Tóm lại, từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ và sự tham gia tích cực của các chủ thể trong chuỗi sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ để tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển, từ đó hài hòa quan hệ lợi ích của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo một cách hiệu quả, bền vững.

112


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HÀI HÕA QUAN HỆ LỢI ÍCH

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ QUAN ĐIỂM HÀI HÒA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam và trên thế giới

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng loạt cải tiến mới về kỹ thuật hữu cơ, đặc biệt là quản lý dịch sâu, bệnh hại theo hướng sinh học, phân bố hệ thống canh tác có hiệu quả hơn và các chính sách hỗ trợ của một số nước phát triển đã tạo cơ hội để NNHC ngày càng được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Bảng 4.1: Xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ thế giới giai đoạn 2011-2018

Năm

Danh mục

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Đất NNHC (Triệu ha)

37

37,2

37,5

43,1

43,7

50,9

57,8

71,5

Tỷ trọng NNHC/NN

(%)

0,9

0,86

0,87

0,98

0,99

1,1

1,2

1,5

Quy mô thị trường

(Tỷ USD)

59,1

62,9

63,8

72

80

81,6

89,7

109,3

Số nhà sản xuất

(Triệu)

1,6

1,8

1,9

2

2,3

2,4

2,7

-

Tiêu thụ theo đầu người

(USD)

8,6

9,02

9,08

10,0

5

11

11,1

12,1

14,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 15

Nguồn: IFOAM 2012-2018

113


Nền nông nghiệp thế giới và Việt Nam đang chuyển mình theo xu hướng sản xuất NNHC, thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp đô thị, nuôi trồng trên biển và đại dương nhằm giải quyết vấn nạn toàn cầu về an ninh và an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu trong suốt thế kỷ XXI. Đến năm 2050, dân số thế giới tăng lên làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm; tiện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, sa mạc hóa và nước biển dâng. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu có thể khiến cho khoảng trên 1 tỷ người thường xuyên đối mặt với nạn đói. Vì vậy, xu hướng của nền nông nghiệp thế giới trong thế kỷ XXI là phát triển các chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và làm sạch nguồn tài nguyên, môi trường cho nông nghiệp, thực hành canh tác và nuôi trồng công nghệ cao, nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp đô thị, nuôi trồng trên biển và đại dương nhằm bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh lương thực cho tất cả mọi người [53].

Hai là, xu hướng tiêu dùng rau quả, thủy sản sạch, an toàn ngày càng tăng trong tổng thị trường nông sản toàn cầu. Theo UNSTAD, giai đoạn 1995-2016, rau quả và thủy sản liên tục chiếm ưu thế trên thị trường nông sản xuất khẩu toàn cầu và vẫn đang tăng trưởng, đến năm 2030 quy mô thị trường có thể đạt đến 10 tỷ USD. Sự đầu tư cho sản xuất rau quả và thủy sản theo hướng xanh, sạch, an toàn ở Việt Nam những năm tiếp theo có thể đưa Việt Nam trở thành thủ phủ rau hoa quả, thủy sản công nghệ cao lớn nhất châu Á.

Ba là, xu hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Theo số liệu thống kê năm 2016 của FiBL (Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ), hiện nay sản xuất NNHC đã có ở 172 quốc gia với tổng diện tích đất nông nghiệp canh tác hữu cơ đạt 43,7 triệu ha, tập trung ở châu Úc, châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và châu Phi. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại ích lợi

114


đối với sức khỏe và môi trường mà còn là xu hướng sản xuất, kinh doanh mà nông nghiệp nước ta không thể bỏ qua.

Bốn là, xu hướng phát triển nông nghiệp dược liệu, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thức ăn bài thuốc. Cùng với việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn với môi trường, người tiêu dùng có khuynh hướng ngày càng ưa chuộng các thực phẩm chức năng. Một trong các nguồn vật liệu quan trọng nhất của thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng là rau quả và công nghiệp vi sinh. Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có giá trị cao, trong đó có

10.500 loài đã được nghiên cứu xác định, khoảng 3.780 loài, hay 36% trong số đó có các đặc tính thuốc chữa bệnh. Vì thế, các nghiên cứu khoa học công nghệ phát huy ngành y học truyền thống và ẩm thực tinh hoa như thức ăn bài thuốc, rau thuốc, rượu thuốc, nước uống bổ dưỡng thuốc; những đầu tư phát triển nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh; thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), trong đó ưu tiên công nghệ sinh học... là 149 những đầu tư thích hợp đưa nước ta trở thành một trong các cường quốc ẩm thực và thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thức ăn bài thuốc [53].

4.1.2. Quan điểm hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Một là, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ cần được thực hiện toàn diện từ lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.

Thực chất của phát triển NNHC là phát triển các loại nông sản sạch, phát triển các nông sản có giá trị gia tăng cao; thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ quy hoạch, giống, kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất - dịch vụ, quản lý… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản; quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

115


Trong quá trình phát triển NNHC, nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể chính; chính quyền các cấp giữ vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào NNHC, liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ, khai thác tối đa các tiềm năng đất đai, lao động của Thủ đô, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gia tăng giá trị nông sản; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cư dân sản xuất NNHC, cải thiện môi trường sinh thái và bảo đảm lợi ích doanh nghiệp.

Hai là, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Để các chủ thể tham gia phát triển NNHC đồng thuận, thống nhất, ngày càng liên kết chặt chẽ và tham gia sâu vào chuỗi giá trị hàng nông sản hữu thì cần xây dựng mối quan hệ lợi ích bình đẳng, cùng có lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể trong sản xuất NNHC. Thực tế cho thấy, chỉ khi tham gia sản xuất NNHC có lợi hơn, hoạt động hợp tác, liên kết sản xuất sẽ giúp giảm chi phí sản xuất do hầu hết các khâu được cơ giới hóa, tăng khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Từ đó, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, giúp các chủ thể thu được lợi nhuận cao hơn so với khi không tham gia sản xuất NNHC thì các chủ thể mới có nhu cầu tham gia sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ và tự nguyện gắn bó lâu dài với nhau. Vì vậy, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là điều rất cần thiết để duy trì và phát triển được mối liên kết lâu dài.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022