Hình 3.1. Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016
Năng suất lúa tăng lên nhanh chóng từ 45,98 tạ/ha năm 2005 lên 48,72 tạ/ha và đạt 53,45 tạ/ha năm 2016 do tỉnh đã tập trung gieo trồng các giống lúa có năng suất cao, đưa các giống lúa mới, giống lúa lai vào sản xuất; giống lúa thuần chủng thay thế các giống cũ năng suất thấp.
Qui hoạch vùng lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung, dự liến năm 2020 là
6.000 ha có điều kiện tới tiêu, hoàn chỉnh hệ thống nội đồng để trồng lúa chất lượng cao (tập trung ở TP. Thái Nguyên, TX. Sông Công, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên) nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho người dân sống ở các khu đô thị, khu công nghiệp.
Vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao đạt 14.500 ha vào năm 2020. Tập trung chủ yếu ở huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.
Nhờ tăng diện tích và năng suất lúa nên trong giai đoạn này sản lượng lúa không ngừng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2016, sản lượng lúa tăng 45 nghìn tấn từ 339,77 nghìn tấn lên 384,79 nghìn tấn. Do sản lượng lúa tăng nên bình quân lương thực trên đầu người của tỉnh tăng (377,75 kg/người năm 2016), tuy nhiên vẫn thấp hơn mức
trung bình cả nước (527,1 kg/người). Thành tựu đó có được là do không ngừng nghiên cứu, áp dụng các giống lúa mới cho năng suất cao, giống lúa đặc sản, chất lượng cao vào sản xuất đồng thời áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và chuyển giao kĩ thuật cho nông dân.
Sản xuất lúa diễn ra rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhưng tập trung ở các huyện Đại Từ, huyện Phú Bình với diện tích, sản lượng cao nhất. Trong đó, huyện Đại Từ chiếm diện tích và sản lượng cao nhất (năm 2016, diện tích chiếm 17,5%; sản lượng chiếm gần 19% của cả tỉnh). Các huyện có năng suất lúa cao như huyện Đại Từ (57,85 tạ/ha), huyện Phú Lương (55,39 tạ/ha), huyện Đồng Hỷ (54,14 tạ/ha).
Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng lúa phân theo các đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2016
2010 | 2016 | |||
Diện tích (Ha) | Sản lượng (Tấn) | Diện tích (Ha) | Sản lượng (Tấn) | |
Toàn tỉnh | 69.743 | 339.770 | 71.997 | 384.790 |
TP. Thái Nguyên | 5.799 | 25850 | 4.765 | 24.044 |
TP. Sông Công | 2.989 | 13.379 | 3.982 | 19.075 |
TX. Phổ Yên | 10.097 | 50.759 | 9.832 | 51.821 |
Huyện Định Hóa | 8.025 | 36.951 | 8.871 | 46.643 |
Huyện Võ Nhai | 4.630 | 20.018 | 4.922 | 24.924 |
Huyện Phú Lương | 7.063 | 35.962 | 6.674 | 36.967 |
Huyện Đồng Hỷ | 6.271 | 29.694 | 7.686 | 41.615 |
Huyện Đại Từ | 12.253 | 67,103 | 12.623 | 73.029 |
Huyện Phú Bình | 12.616 | 60.054 | 12.642 | 66.672 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Mô Và Gia Tăng Dân Số Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2005 - 2016
- Bản Đồ Nguồn Lực Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên
- Vị Trí, Vai Trò Của Ngành Nông Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Của Tỉnh Thái Nguyên
- Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Giai Đoạn 2010 - 2016
- Diện Tích Mặt Nước Nuôi Trồng, Sản Lượng Thủy Sản Phân Theo Đơn Vị Hành Chính Giai Đoạn 2010 - 2016
- Quan Điểm, Mục Tiêu, Định Hướng Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Nguồn: [4] Vùng sản xuất lúa hàng hóa, đặc sản của tỉnh từng bước được hình thành như vùng sản xuất lúa ở Định Hóa với các giống lúa bao thai Định Hóa, nếp cái hoa vàng,
nếp vải.
* Các cây lương thực khác:
Ngoài lúa, tỉnh Thái Nguyên còn trồng nhiều loại cây lương thực khác như ngô, sắn, khoai. Việc trồng các loại cây lưng thực này có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng được đất đai, thực hiện thâm canh, gối vụ và nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời các sản phẩm này cũng là nguồn bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân, cung cấp nguồn thưc ăn cho chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô, khoai, sắn Giai đoạn 2010 - 2016
2010 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||
Diện tích (ha) | Ngô | 17.884 | 18.972 | 19.547 | 20974 | 20.144 |
Khoai | 7.069 | 6.090 | 5.305 | 5215 | 4.546 | |
Sắn | 3.864 | 3.736 | 3.672 | 3.438 | 3.374 | |
Sản lượng (tấn) | Ngô | 75.180 | 81.581 | 79.235 | 87.967 | 86.100 |
Khoai | 43.913 | 38.760 | 33.441 | 33.582 | 29.173 | |
Sắn | 56.886 | 55.693 | 54.610 | 50.124 | 49.256 | |
Năng suất (tạ/ha) | Ngô | 42,03 | 43,00 | 40,54 | 41,94 | 42,74 |
Khoai | 62,12 | 63,65 | 63,04 | 64,40 | 64,17 | |
Sắn | 147,22 | 149,07 | 148,72 | 145,79 | 145,99 |
Nguồn: [4]
+ Cây ngô:
Là một tỉnh vùng trung du nên việc sản xuất ngô cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu cây lương thực, chỉ đứng sau cây lúa. Việc sản xuất ngô chủ yếu trên đất màu vụ hè thu và với sự phát triển của thủy lợi ngô còn được trồng trên các khu vực đất cao. Hiện nay cây ngô được trồng chủ yếu nhằm phục vụ cho chăn nuôi.
Giai đoạn 2010 - 2016, diện tích trồng ngô không ngừng tăng lên từ 17.888 ha năm 2010 lên 20.144 ha năm 2016. Diện tích trồng ngô tập trung nhiều ở huyện Võ Nhai (5.974 ha chiếm 29,7% diện tích ngô toàn tỉnh) do ít có điều kiện trồng cây lúa và huyện Phú Bình (3.364 ha); huyện Đại Từ có diện tích trồng ngô ít nhất 915 ha.
Các huyện có sản lượng ngô nhiều nhất là Võ Nhai (chiếm 30,5%), huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ. Trong những năm qua sản lượng ngô vẫn tăng do diện tích trồng ngô vẫn tiếp tục tăng và do áp dụng các giống ngô có năng suất cao vào sản xuất. Năng suất ngô cao đạt được ở các huyện, thị như: thành phố Thái Nguyên (43,58 tạ/ha), huyện Đồng Hỷ (44,36 tạ/ha), các huyện này có năng suất ngô cao hơn trung bình của tỉnh (42,74 tạ/ha).
+ Cây khoai lang, sắn:
Nhóm các loại cây này có xu hướng giảm cả về diện tích và sản lượng do hiện nay an ninh lương thực đã được đảm bảo, hiệu quả kinh tế của các cây trồng này không cao, giống và kĩ thuật sản xuất cũng ít được quan tâm hơn, khó cạnh tranh với các cây trồng khác nên được trồng chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi.
Năm 2016, cây khoai lang được trồng nhiều ở TX Phổ Yên (chiếm 30,8% diện tích và 31,8% sản lượng), huyện Phú Bình (chiếm 27,8% diện tích và 27,5% sản lượng); thấp nhất là ở các huyện Võ Nhai (chiếm 3% diện tích và 2,65 sản lượng),
huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương. Trong những năm gần đây, năng suất khoai lang dao động trong khoảng 63, 64 tạ/ha; năng suất cao nhất ở huyện Đại Từ, TX Phổ Yên và thấp nhất ở huyện Võ Nhai.
Giữa các huyện, thị, thành phố thì cây sắn được trồng nhiều ở huyện Phú Bình (26% diện tích và 25,9% sản lượng), TX Phổ Yên (19,4% diện tích và 19,8% sản lượng), huyện Định Hóa (19% diện tích và 18,7% sản lượng) còn TP Sông Công và TP Thái Nguyên, huyện Phú Lương có diện tích và sản lượng sắn không đáng kể. Năng suất sắn nhìn chung không ổn định, cao nhất là huyện Đại Từ và TX Phổ Yên.
* Cây công nghiệp hằng năm: Với sự đa dạng về đất đai, các điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất, tỉnh Thái Nguyên có điều kiện để trồng một số cây công nghiệp hằng năm như: mía, cây thuốc lá, thuốc lào, cây chứa dầu (lạc, đỗ tương),...
Do sự biến động của thị trường mà diện tích các cây công nghiệp hằng năm có nhiều sự thay đổi. Nhìn chung, diện tích trồng cây công nghiệp hằng năm của tỉnh giai đoạn 2010 - 2016 có xu hướng giảm, năm 2010 diện tích đạt 6,9 nghìn ha đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn chưa đến 5,1 nghìn ha. Diện tích các cây hằng năm chủ yếu chuyển sang trồng các cây rau, đậu, hoa, cây cảnh. Diện tích cây công nghiệp hằng năm tập trung ở huyện Phú Bình năm 2016 có 1595 ha (chiếm 31,4%), TX Phổ Yên có 907 ha (chiếm 17,9%), còn TP Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa diện tích trồng cây công nghiệp hằng năm thấp.
Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm giai đoạn 2010 - 2016
2010 | 2014 | 2015 | 2016 | ||
Mía | Diện tích (ha) | 205 | 135 | 195 | 201 |
Sản lượng (tấn) | 11.171 | 7.493 | 10.708 | 11.069 | |
Năng suất (tạ/ha) | 544,93 | 555,04 | 549,13 | 550,70 | |
Thuốc lá, thuốc lào | Diện tích (ha) | 732 | 115 | 43 | 20 |
Sản lượng (tấn) | 1.262 | 183 | 79 | 36 | |
Năng suất (tạ/ha) | 17,24 | 15,91 | 18,37 | 18,00 | |
Lạc | Diện tích (ha) | 4.311 | 4.429 | 4.146 | 3.875 |
Sản lượng (tấn) | 6.800 | 6.727 | 6.423 | 6.010 | |
Năng suất (tạ/ha) | 15,77 | 15,19 | 15,49 | 15,51 | |
Đỗ tương | Diện tích (ha) | 1.567 | 1.184 | 987 | 930 |
Sản lượng (tấn) | 2.312 | 1.704 | 1.450 | 1.375 | |
Năng suất (tạ/ha) | 14,75 | 14,39 | 14,69 | 14,78 |
Nguồn: [4]
+ Cây lạc: Sản xuất lạc tập trung ở huyện Phú Bình với 1.367 ha (chiếm 35,3%), thị xã Phổ Yên với 778 ha. Còn các huyện như Định Hóa, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên diện tích trồng lạc ít. Với thị trường tiêu thụ ổn định do đó để thúc đẩy phát triển cây lạc cần tập trung đầu tư thâm canh để đảm bảo năng suất, chất lượng. Cây lạc là cây trồng ngắn ngày rất tốt cho đất, cải tạo đất cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, lại có thể thực hiện luân canh, xen canh.
Diện tích lạc của cả tỉnh lớn, đứng đầu diện tích trồng các cây công nghiệp hằng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích lạc không ổn định và bị giảm. Năm 2016, diện tích trồng lạc giảm 436 ha còn 3.875 ha so với năm 2010. Sản lượng lạc theo đó cũng bị giảm còn 6.010 tấn (giảm 690 tấn).
Lạc được trồng ở tất cả các huyện, song chiếm diện tích lớn nhất là huyện Phú Bình với 1.367 ha (chiếm 35,3% diện tích và 35,5% sản lượng toàn tỉnh), thị xã Phổ Yên (chiếm 20,1% diện tích và 20,4% sản lượng); còn ở các huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, TP. Thái Nguyên lạc ít được trồng.
Hình 3.2. Diện tích và sản lượng lạc giai đoạn 2010 - 2016
+ Cây đỗ tương: từ năm 2010 đến 2016, diện tích và sản lượng đỗ tương suy giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích giảm 637 ha (giảm từ 1.567 ha giảm còn 930 ha); sản lượng cũng giảm 937 tấn (giảm từ 2.312 tấn xuống 1.375 tấn). Năng suất đậu tương còn thấp. Mặc dù chiếm diện tích nhỏ nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh.
+ Cây mía: Diện tích và sản lượng mía nhìn chung không ổn định. Nhìn chung, diện tích trồng mía trong thời gian qua dao động trong khoảng 200 ha, với sản lượng đạt khoảng 11 tấn. Tuy nhiên, trong năm 2014, diện tích giảm nhiều chỉ còn 135 ha, với gần 7,5 tấn mía. Diện tích mía được trồng nhiều ở huyện Võ Nhai (83 ha và 4,6 nghìn tấn), huyện Đồng Hỷ (44 ha và gần 2,5 nghìn tấn). Các huyện có diện tích và sản lượng mía không đáng kể như: TP Sông Công, huyện Phú Lương, huyện Phú Bình.
+ Cây thuốc lá, thuốc lào: Nhìn chung trong giai đoạn 2010 - 2016, diện tích và sản lượng cây thuốc lá, thuốc lào giảm. Diện tích giảm mạnh 712 ha đến năm 2016 chỉ còn 20 ha. Sản lượng giảm 1226 tấn chỉ còn 36 tấn năm 2016.
* Rau, đậu, các loại hoa, cây cảnh: Các loại cây trồng này đang được chú ý phát triển do nhu cầu thị trường tăng, cùng với việc mở rộng canh tác vụ đông nên nhiều loại cây thực phẩm đã được đẩy mạnh sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2016 đạt trên 1,6 nghìn tỷ đồng và gấp 2,4 lần năm 2010, chiếm 22,6% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
- Rau, đậu: Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng các vùng trồng rau sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng - chuyển giao kĩ thuật trồng rau. Năm 2016, diện tích trồng rau, đậu các loại tăng đạt 14,5 nghìn ha năm 2016 (tăng 4,8 nghìn ha, gấp gần 1,5 lần năm 2010). Sản lượng đạt 211,7 nghìn tấn tăng gấp gần 1,5 lần năm 2010. Năng suất đạt trên 140 tạ/ha.
- Hoa, cây cảnh: Diện tích hoa, cây cảnh những năm qua tăng, năm 2010 đạt 216 ha đến năm 2016 tăng đạt 312 ha. Chơi hoa, cây cảnh là thú vui và ngày càng trở thành nhu cầu lớn của người dân, nghề trồng hoa, cây cảnh đang phát triển vì đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở thành phố Thái nguyên, các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, TX Phổ Yên
* Cây lâu năm: Năm 2016 diện tích đạt 38,2 nghìn ha, chiếm 23,95% diện tích các loại cây trồng. Tập trung ở các huyện Đại Từ (22,5%), huyện Phú Lương (14,4%), huyện Đồng Hỷ (14,3%). Thấp nhất là thành phố Sông Công, huyện Phú Bình.
- Cây công nghiệp lâu năm: Chiếm 13,38% diện tích gieo trồng. Quan trọng nhất là cây chè. Là tỉnh vùng trung du miền núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây chè, đồng thời dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè.
Bảng 3.12. Diện tích trồng chè, sản lượng chè giai đoạn 2010 - 2016
2010 | 2016 | |||||
Diện tích trồng (ha) | Diện tích thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích trồng (ha) | Diện tích thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | |
Toàn tỉnh | 18.582 | 17.219 | 181.421 | 21.361 | 18.750 | 211.244 |
TP. Thái Nguyên | 1.220 | 1.070 | 14.670 | 1.456 | 1.276 | 17.819 |
TP. Sông Công | 525 | 460 | 4.582 | 646 | 598 | 6.231 |
TX. Phổ Yên | 1.347 | 1.214 | 12.150 | 1.601 | 1.412 | 15.320 |
H. Định Hóa | 2.102 | 1.910 | 18.954 | 2.518 | 2.076 | 21.925 |
H. Võ Nhai | 626 | 479 | 3.522 | 1.174 | 934 | 7.931 |
H. Phú Lương | 3.775 | 3.665 | 38.421 | 4.059 | 3.915 | 43.652 |
H. Đồng Hỷ | 2.709 | 2.460 | 28.368 | 3.285 | 2.882 | 34.872 |
H. Đại Từ | 6.174 | 5.865 | 60.052 | 6.333 | 5.477 | 61.649 |
H. Phú Bình | 104 | 96 | 702 | 289 | 180 | 1.845 |
Nguồn: [4]
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên