Tình Hình Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội (Từ Phát Triển Các Yếu Tố Đầu Vào, Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ Và Chế

76


nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều vướng mắc mà nhà đầu tư thường mất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, chi phí...; các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ chưa chú ý nhiều đến tầm quan trọng của thương hiệu và quảng bá sản phẩm nên thường bỏ qua việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, những khó khăn về kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm; việc đảm bảo phân phối sản phẩm được thực hiện nghiêm túc, chống lại những hành vi gian lận thương mại của các nhà phân phối các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đây là thách thức to lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố.

Thứ hai, truyền thống, tập quán sản xuất lạc hậu, chậm đổi mới gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Thành phố. Hà Nội là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp không chỉ đối với miền Bắc mà còn với cả nước. Những truyền thống được kết tinh từ lâu đời trong sản xuất nông nghiệp một mặt tạo ra những kỹ thuật canh tác có ích lợi rất cao đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mặt khác, những tập quán sản xuất tự do không tuân theo một quy trình cụ thể lại trở thành rào cản trong việc tiếp thu những quy trình kỹ thuật mới đòi hỏi sự theo dõi tỉ mỉ của người sản xuất.

3.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (từ phát triển các yếu tố đầu vào, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến, tiêu thụ)

Về tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng của Thành phố

Qua hơn 30 năm đổi mới, Hà Nội với vai trò là Thủ đô của cả nước luôn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt cả nước trên nhiều lĩnh vực. Mức độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố năm 2019 tăng 7,46% (năm 2018 là 7,12%) và đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt kế hoạch đề ra, cao hơn mức tăng GDP của cả nước (6,8%), thu nhập bình quân đầu người năm 2019

77


ước đạt 127,6 triệu đồng/ người/ năm (vượt so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2016-2020). Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2019 đạt 268.244 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2019, thành phố Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước được trung ương giao, cơ cấu thu ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng hơn 2%, lên mức 91,7%, các khoản nợ đọng thuế của các doanh nghiệp giảm dần, còn 4,6% tổng thu ngân sách nhà nước vào cuối năm 2019. Đến nay, cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực nâng cao tỷ trọng và giá trị tuyệt đối của các ngành dịch vụ, công nghiệp, đồng thời tỷ trọng của ngành nông nghiệp đang giảm dần. Ngành dịch vụ tăng 6,8%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,16%; nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,96%. Như vậy, ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng chiếm 86,89% [59]. Mặc dù tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống so với ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng giá trị ngành không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong phát triển NNHC thì Hà Nội là một trong những địa phương phát triển đi đầu của cả nước trong lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ với tổng diện tích gieo trồng khoảng 50ha, riêng trang trại Hoa Viên chiếm 10ha, còn lại nằm rải rác tại các huyện ngoại thành của Hà Nội như Sóc Sơn, Long Biên, Mê Linh, Xuân Mai, Thạch Thất,... [48, tr.98].

Về quy mô đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Theo số liệu, hiện nay toàn Thành phố có 30 quận, huyện, thị xã nhưng vẫn còn 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận còn sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 58%. Toàn Thành phố cũng có số xã nhiều nhất cả nước với 383 xã, dân số khu vực nông thôn cũng chiếm khoảng 50%. Theo chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2019-2020, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, với mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững, thông minh, an toàn thực phẩm, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế về thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

78


Theo thống kê, tính đến nay thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất nông nghiệp là 174.429 ha, chiếm 51,29% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Nhìn chung, đất nông nghiệp của Hà Nội có độ màu mỡ cao (do phần lớn diện tích đất nông nghiệp được tạo thành bởi phù sa của sông Hồng và sông Đuống) nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện như: huyện Ba Vì chiếm 29.188,6 ha; Sóc Sơn chiếm 18.042,6 ha; Chương Mỹ chiếm 14.047,3 ha, Mỹ Đức chiếm 14.396,26 ha… đây là những khu vực còn diện tích đất nông nghiệp tập trung với quy mô khá lớn, mật độ dân cư sống xen kẽ tương đối thấp nên rất thuận lợi cho các cùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp hữu cơ phát triển [55]. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm khoảng 80-100ha tập trung chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Long Biên, Thạch Thất, tương ứng với 46 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình này chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ trong trồng lúa, hoa, rau củ quả, cây ăn quả và cây dược liệu, an toàn từ giống đến quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên đây là những con số rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân Thủ đô. Vì vậy, Hà Nội có kế hoạch xây dựng và mở rộng các vùng chuyên canh và sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ lên 500 - 1000ha [48, tr.65-70].

Riêng đối với đất canh tác NNHC, đã có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2020.

Bảng 3.1: Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

ha

5-7

68-70

73-75

75-78

80 - 100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 11

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát và báo cáo UBND thành phố Hà Nội

Trong số diện tích canh tác hữu cơ thì diện tích trồng rau hữu cơ của Hà Nội khoảng 50ha, riêng trang trại Hoa Viên chiếm 10ha. Sở dĩ quy mô

79


canh tác có sự đột biến vào năm 2017 là do sự thành lập trang trại Hoa viên với 60ha trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ. Còn lại, trung bình hàng năm, diện tích canh tác được mở rộng thêm khoảng 5-10 ha.

Về thị trường tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Hà Nội là một trong hai Thành phố lớn nhất Việt Nam, mật độ dân số trung bình và trình độ dân trí cao nhất nhì cả nước. Trong tương lai, Hà Nội cần trở thành trung tâm sôi động của thị trường nông sản của vùng, trong nước và thế giới. Do đó, thị trường tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ của Thành phố rất có tiềm năng và rộng lớn.

Bảng 3.2: Nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của Hà Nội



TT


Hàng NS

Bình quân đầu người

(kg/ng/năm)

Tổng NC

(1000 tấn/năm)

Dự kiến nguồn cung

cho TP

Tỷ lệ đáp ứng

(%)

1

Gạo

84,76

890

4450

500

2

Rau các loại

85,7

900

4104

456

3

Thịt

17,2

181

271,5

150

4

Thủy sản

5,14

54

810

1500

5

Trứng (1000 quả)

85

900.000

3.501.000

389

Nguồn:Tính toán của tác giả từ nguồn thông tin của Hà Nội Bảng 3.3: Nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội đến năm 2030


TT


Hàng NS

Bình quân

đầu người (kg/ng/năm)

Tổng NC

(1000 tấn/năm)

Dự kiến

nguồn cung cho TP

Tỷ lệ

đáp ứng (%)

1

Gạo

15,1

158

237

150

2

Rau các loại

32,5

341

291,8

85,6

3

Thịt

19

199,5

158

79,2

4

Thủy sản

2

21

106

507

5

Trứng (1000 quả)

0,1

1050

115,5

110

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn thông tin của Hà Nội và kết quả điều tra Nguyễn Khắc Hưởng [48, tr.124]

80


Theo kết quả tính toán và thu thập thông tin của tác giả, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội đến năm 2030 cho gần 11 triệu dân khoảng 158 nghìn tấn gạo, 341 nghìn tấn rau các loại, 199,5 nghìn thịt, 21 nghìn tấn thủy sản và 1 triệu quả trứng, dự kiến nguồn cung này đủ nhu cầu cung cấp cho Hà Nội và có thể trao đổi ra các địa phương lân cận hay xuất khẩu trừ mặt hàng rau và thịt.

Về hệ thống chợ, hiện tại, Hà Nội đã phát triển hệ thống chợ đầu mối nông sản lớn, hiện đại, được quy hoạch và quản lý bao gồm: Chợ Đầu mối phía Nam (là địa điểm giao thương của khu vực Thanh Trì, Thường Tín, Quốc Oai và một số địa phương lân cận); chợ đầu mối Bắc Thăng Long (là địa điểm giao thương của huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Minh và một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc); chợ đầu mối Phùng Khoang, chợ đầu mối Long Biên, chợ đầu mối Đồng Xuân, chợ gia cầm Hà Vỹ,... với lưu lượng hàng nông sản trao đổi rơi vào khoảng 1800 - 2200 tấn/ngày đêm. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh của các nhà buôn tại các chợ đầu mối không lớn, ví dụ như chợ gia cầm Hà Vỹ, mỗi chủ hàng chỉ cung ứng mỗi ngày khoảng 75-175kg gia cầm [48, tr.15]. Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống siêu thị dày đặc với các tên tuổi lớn như Vinmart, Big C, AEON, Lotte Mart và Coopmart nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu hàng nông sản của thị trường [48, tr.15)]. Do đó, hiện tại, thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Hà Nội chủ yếu là tại các cơ sở bán lẻ, các hộ kinh doanh tại các chợ. Đặc thù của các hộ kinh doanh hàng nông sản tại các chợ là chưa quan tâm đến nguồn gốc cũng như quy trình canh tác của nguồn hàng mà mới chỉ dừng lại ở các tiêu chí cảm quan bề ngoài. Vì vậy, nguồn cung hàng nông sản hữu cơ của Hà Nội còn ít, mới chỉ xuất hiện ở 1 số hệ thống siêu thị lớn và cửa hàng đại diện của các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản hữu cơ. Do đó, còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp

81


và Phát triển nông thôn thành phố đã thực hiện trên 30 nghìn lượt tập huấn cho hộ nông dân về các phương pháp canh tác nông nghiệp an toàn, về thực hành nông nghiệp tốt và các quy trình sản xuất rau, củ, quả và chăn nuôi cho các hộ nông dân. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, vẫn còn nhiều khó khăn. Lý do vì quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chưa kể đầu tư cho sản xuất tương đối lớn (hệ thống giếng, đường ống dẫn nước, đường điện, nhà sơ chế, nhà ủ phân…), trong khi Nhà nước chưa có chính sách đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, với diện tích, quy mô nhỏ, manh mún thì rất khó ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong các quy trình canh tác, chăn nuôi. Bên cạnh đó, với sản lượng rất khan hiếm so với nhu cầu của thị trường thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu sơ chế hay chế biến sâu cũng gặp nhiều rào cản.

3.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Các chủ thể quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ ở thành phố Hà Nội

3.2.1.1. Chủ thể Nhà nước

Để bảo vệ lợi ích của mình và của các chủ thể khác, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đồng thời tiếp tục ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của Thành phố để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sản xuất NNHC trên các khía cạnh: Đảm bảo về mặt pháp lý về quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC; Đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất của người nông dân; Đảm bảo sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương (thủy lợi, thuế, tín dụng, KHCN, thị trường...) đối với việc hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển NNHC. UBND thành phố Hà

82


Nội đã tích cực ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách thu hút phát triển dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Cụ thể:

Thứ nhất, tích cực triển khai công tác tập trung ruộng đất. Nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo định hướng cụ thể: UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 05/KH - UBND ngày 03/1/2018 về đánh giá thực trạng chất lượng và giải pháp bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với kết quả của Kế hoạch này là cơ sở để thực hiện Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH ngày 24/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến hết năm 2020 tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, nông dân Hà Nội càng vững tin để phát triển sản xuất hữu cơ theo xu thế trên thế giới. Năm 2019, thành phố đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa (79.454,3ha), quy hoạch lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và điều chỉnh hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tạo điều kiện hình thành quỹ đất cho các hoạt động dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Sau dồn điền đổi thửa, Thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. Đến hết tháng 12/2018, đã cấp được 617.964/622.861 giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 99,21%. Số trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận do một số nguyên nhân như: Người đứng tên trên giấy chứng nhận không có mặt tại địa phương; trong gia đình chưa thỏa thuận được di sản thừa kế, tranh chấp, khiếu kiện; chuyển nhượng không có giấy tờ; hoặc chủ đất không hợp tác kê khai... [43].

Thứ hai, triển khai một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh.

Ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn như: Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND, ngày 05/4/2012 của HĐND Thành phố về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng

83


nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND, ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 03/2015/NQ- HĐND ngày 08/7/2015 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc Ban hành một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND, ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội; Quyết định số 390/QĐ-UBND, ngày 17/01/2019, của UBND Thành phố về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp Thành phố; các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 193/KH-UBND, ngày 30/8/2019 của UBND Thành phố về cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội; Quyết định số 5818/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND Thành phố về Phê duyệt dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”, Quy hoạch, bổ sung quy hoạch khu và vùng nông nghiệp xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đông Anh diện tích trên 96 ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hoài Đức, quy mô diện tích khoảng 668ha; Khu sản xuất, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), quy mô diện tích khoảng 76ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí