nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Đây là cơ sở, tiền đề khẳng định các nguyên tắc, định hướng cơ bản cho việc hoạch định và tổ chức thực hiện đúng, trúng các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của địa phương thỏa mãn các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, luận văn cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phân tích lý luận, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu điển hình… nhằm có được cơ sở dữ liệu tương đối toàn diện, có hệ thống và có được sự phân tích, so sánh, đánh giá chân thực bức tranh kinh tế nông nghiệp hàng hóa của địa phương nhớ đó tác giả luận văn chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại (hạn chế) và đề xuất hướng khắc phục, giải quyết.
5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
- Thu thập dữ liệu
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Để có được nguồn dữ liệu này, luận văn đã tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình nghiên cứu đã công bố. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ các sách, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố; chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và đặc biệt là nông nghiệp hàng hóa; việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của tỉnh Sơn La về phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa từ năm 2016 - 2019 thông qua các Văn kiện, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; các Báo cáo của các sở, ban, ngành (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường…). Kế thừa các số liệu và kết quả nghiên cứu đã có, được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan của đề tài. Tham khảo các kết quả nghiên cứu về mô hình chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp xác lập khung lý luận, định hướng nghiên cứu, đồng thời là căn cứ xác thực để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa của địa phương.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La một cách có căn cứ khoa học, luận văn đặc biệt chú trọng đến phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. (chi tiết phiếu điều tra, xem tại phụ lục 1)
Luận văn điều tra 50 nông hộ trên địa bàn 4 huyện, đại diện cho các vùng (vùng cao, vùng dọc sông, vùng thấp) trên địa bàn tỉnh Sơn La, tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nông nghiệp tổng hợp.
Luận văn phỏng vấn một số chủ nông hộ nhằm nắm bắt rõ hơn thực trạng, điều kiện sản xuất, kinh doanh, nguyện vọng và ý kiến của cá nhân chủ nông hộ; phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở cấp xã, huyện và cấp tỉnh về thực trạng và triển vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở Sơn La.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 1
- Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 2
- Khái Niệm, Đặc Trưng Của Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa
- Vai Trò, Mục Tiêu Và Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa Trên Địa Bàn Tỉnh
- Chính Sách Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Hàng Hóa
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Nội dung điều tra, phỏng vấn gồm: đặc điểm của các hộ điều tra (trình độ học vấn, tuổi chủ nông hộ, giới tính của chủ nông hộ, tổng số nhân khẩu, lao động của nông nghiệp); đầu vào của kinh tế nông nghiệp (đất đai, lao động, cơ sở vật chất); đầu ra của nông nghiệp (khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp); hệ thống các chính sách đã được thực hiện ở các nông nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả độc lập hoặc kết hợp với các nhóm nghiên cứu khảo sát của các đơn vị (Nông nghiệp nông thôn, Tài nguyên môi trường…) để tiếp cận, tìm hiểu nhằm thu được các ý kiến phản hồi trực tiếp từ người dân (các hộ gia đình, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, HTX…) và các nhà quản lý. Đây là những tài liệu sống động phản ánh trực diện thực trạng các mặt liên quan đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La cũng như tâm tư nguyện vọng của họ trong định hướng phát triển về sau.
- Phân tích dữ liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Mổ xẻ, phân tích các dữ liệu thu thập được qua đó tổng hợp, tập hợp để thấy được cái đặc thù, cái chung của các vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho sự so sánh, đánh giá.
+ Phương pháp so sánh: Để đánh giá các động thái chính sách phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.
+ Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Khảo sát thực tế nhằm lấy các thông tin liên quan đến các nội dung chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh: về công tác quy hoạch, về chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách khoa học công nghệ, chính sách thị trường…
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp chuyên gia để nhận xét, đánh giá, đề xuất về cơ chế chính sách và mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa; Phương pháp toán kinh tế (chủ yếu qua phần mềm Excel); Phương pháp đánh giá năng lực của tổ chức (OCAT); Phương pháp phân tích môi trường kinh doanh (PESTLE); Phương pháp đánh giá tác động của chính sách.
6. Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề có tính lý luận về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại… Giải quyết một số lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa nói chung và ở địa phương nói riêng. Phân tích một số kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trong và ngoài nước.
Về thực tiễn: Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng giúp UBND tỉnh Sơn La, các địa phương (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh), các Sở (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính, Khoa học công nghệ)…nghiên cứu vận dụng. Hy vọng đây cũng là tài liệu quan trọng giúp các địa phương khác nghiên cứu vận dụng và là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các học viện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cấp tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện trạng chính sách nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1.1. Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nông nghiệp
Là một ngành được ra đời cùng với sự phát triển của loài người nên nông nghiệp đã được quan tâm phát triển. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề về nông nghiệp lại càng được đề cao.
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nếu sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội thì nông nghiệp là ngành đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng bậc nhất vì nó cung cấp những nhu yếu phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Dù cho cơ cấu các ngành kinh tế có thay đổi thế nào đi nữa thì nông nghiệp vẫn luôn tồn tại, không bao giờ mất đi.
Dù còn có nhiều quan niệm khác nhau về nông nghiệp nhưng về cơ bản đều thống nhất rằng: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp”. Về mặt truyền thống sản xuất nông nghiệp thường tập trung ở khu vực nông thôn.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất, một lĩnh vực lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, khu vực. Có thể xét nông nghiệp theo các góc độ:
Xét về phạm vi: Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Theo nghĩa hẹp được đồng nhất với hai ngành là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn sơ chế nông sản. Sự phân chia nông nghiệp thành các lĩnh vực hay các ngành tùy thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Ví dụ, lần đầu tiên xã hội tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt. Tiếp đến chăn nuôi hay trồng trọt lại được phân ra các ngành nhỏ: chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, hải thủy sản, súc vật cảnh…hay trong trồng trọt lại gồm: trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu, cây dược liệu, cây cảnh…
Xét về tính chất: có nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hiện đại. Trong đó: Nông nghiệp truyền thống (nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai) mang nặng đặc tính cổ truyền, bị chi phối bởi đặc sắc văn hóa truyền thống. Quy mô nhỏ, phân tán; phương thiện thủ công (kiểu con trâu đi trước cái cày đi sau), không có cơ giới hóa, kỹ thuật canh tác lạc hậu, ít có (thậm chí không có cải cách về kỹ thuật, giống má…); kinh tế khép kín tự cung tự cấp, ngành nghề sản xuất (sản phẩm) hầu như không thay đổi. Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân.
Ngược lại, nông nghiệp hiện đại (nông nghiệp chuyên sâu) là nền nông nghiệp lớn, dựa trên sự đổi mới tiến bộ liên tục của khoa học công nghệ với việc đưa máy móc vào sử dụng có năng suất, chất lượng cao; kỹ thuật canh tác và giống má cải tiến liên tục; sản lượng, chất lượng nông sản phẩm luôn được nâng cao; ngành nghề kinh doanh đổi mới, chuyển hóa liên tục đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Nông nghiệp hiện đại thực chất là nền nông nghiệp hàng hóa. Thậm chí, nông nghiệp hiện đại không còn là nông nghiệp đúng nghĩa: Nông nghiệp du lịch. Sản phẩm thu được từ nông nghiệp du lịch không hoàn toàn là thóc, hoa, quả, gia súc, gia cầm, hải thủy sản mà là tiền thu được từ du khách khi họ đi ngắm đồng lúa, vườn cây, chụp ảnh trên cánh đồng hoa, thưởng ngoạn và thưởng thức với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải thủy sản…
Xét về loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp: Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp ở các nước khác nhau không giống nhau, điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và tính chất sở hữu đất đai, quy mô vốn đầu tư, trình độ và mức độ đầu tư trang thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, quy mô
thị trường… Ở nước ta vốn là nước chưa phát triển, các yếu tố và điều kiện sản xuất nông nghiệp còn hạn chế nên hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay là các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế cũng như sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng nhanh các hình thức tổ chức sản xuất lớn, hiệu quả như các trang trại, các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp (bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn (Hoàng Anh Gia Lai, TH true MILK, Vingroup…) trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay hậu cần (dịch vụ) nông nghiệp (như thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ thủy lợi, cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, vận tải…). Trong phạm vi luận văn này, tác giả thống nhất gọi chung các mô hình, các chủ thể trên là: Nông hộ (NH), là cá nhân hay tập thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm nông nghiệp
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều gắn với đất đai. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là vật nuôi, cây trồng, phần lớn là những thứ tồn tại và sinh trưởng gắn với đất đai, trên một không gian cụ thể. Môi trường sống của các đối tượng này có thể là nước, không khí nhưng những thứ đó cũng không thể tồn tại tách rời với đất đai. Các yếu tố liên quan đến đất đai như quỹ đất đai nhiều hay ít, địa hình, độ màu mỡ của đất đai, vị trí địa lý (gần đường giao thông, gần nguồn nước, gần vùng tiêu thụ…) trực tiếp tác động đến sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đặc điểm này giúp người xây dựng chính sách phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch và hoạch định chính sách đất đai cho sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp là vật nuôi và cây trồng, là những đối tượng sống nên chịu tác động lớn bởi các yếu tố bên ngoài. Tồn tại trên đất đai nhưng môi trường, điều kiện sống của chúng là các yếu tố như dinh dưỡng trong đất, không khí, nước, các nguồn thức ăn…Sự sống và tốc độ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng do dinh dưỡng trong đất, chất lượng không khí, nguồn và chất lượng nguồn nước, nguồn và chất lượng nguồn thức ăn quyết định. Số lượng dinh dưỡng
trong đất, không khí, nước, thức ăn đủ cùng chất lượng tốt sẽ giúp tăng sản lượng, chất lượng, năng suất sản xuất nông nghiệp và ngược lại. Ngoài ra, dịch bệnh, sâu bọ và các tác nhân tiêu cực khác cũng có thể tác động không tốt đến sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, điều kiện tự nhiên (đất đai thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu…) nên rủi ro trong sản xuất nông nghiệp rất cao, nhất là trong lúc biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Nếu thời tiết khí hậu không thuận lợi do thiên tai (hạn hán, lũ lụt, mưa bão…), dịch bệnh… năng suất, sản lượng giảm, thậm chí mất mùa, nông dân thất thu. Nghịch lý ở chỗ là, nếu thời tiết, khí hậu thuận lợi giúp nông dân tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm trên thị trường mở. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam đã và còn sẽ chịu cảnh “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên.
- Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thường khó khăn và tốn kém, chuyển đổi cơ cấu nông nhiệp thường chậm.
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp cho thấy việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp thường chậm hơn so với các lĩnh vực khác ngay cả trong “nền nông nghiệp thông minh” hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp thường khó và tốn kém. Về cơ bản con người chỉ nhận thức và vận dụng tự nhiên, các quy luật tự nhiên chứ khó có thể thay đổi tự nhiên.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (vật nuôi, cây trồng) cũng khó khăn và chậm chạp, thậm chí là không thể. Như phân tích phần trên, chúng ta thấy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tính đặc thù tự nhiên có thể là thuận lợi nhưng mặt khác cũng trói buộc, định vị người nông dân vào sản xuất những sản phẩm khó hoặc không thể thay đổi. Chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu lần giải cứu Dưa hấu cho nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh long cho Bình Thuận…nhưng cuối cùng họ không thể thay thế được sản phẩm nào khác cho dù biết đầy rủi ro. Đất trồng lúa bị nhiễm mặn nông dân chuyển sang nuôi tôm