Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Quận Long Biên [16]


tập trung ở các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của phường Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Việc chế biến tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, chưa ký hợp đồng xuất khẩu. Hầu như sản phẩm chưa được chế biến, thường là bán thô, vì vậy giá cả và mức tiêu thụ thường không ổn định.

Tuy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp những năm gần đây diễn ra nhanh đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho sản xuất còn ít do thiếu vốn, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ cấu và sử dụng đất trong nông nghiệp: Tổng diện tích đất tự nhiên là 6038,24 ha, trong đó đất canh tác là 1.644 ha (chiếm 27,2%). Đất canh tác được chia thành 2 vùng: trong đồng và ngoài bãi. Diện tích đất trong đồng là 1.114,8 ha (chiếm 67,8%), diện tích đất vùng bãi là 529,2 ha (chiếm 32,2%). Ngoài ba phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, toàn bộ 11 phường còn lại đều có diện tích đất canh tác. Ba phường có diện tích đất canh tác không đáng kể là Ngọc Thụy, Bồ Đề và Gia Thụy (từ 20 - 40 ha), còn lại diện tích đất canh tác tập trung ở các phường Thạch Bàn, Cự Khối, Giang Biên và Phúc Lợi là những phường có diện tích đất ngoài bãi lớn. Ngoài ra, các cây rau, màu khác và các loại cây trồng có diện tích đất canh tác nhỏ, khoảng hơn 100 ha. Rau quả trồng chủ yếu ở các phường Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và Thượng Thanh, diện tích đất trồng là 123 ha (chiếm 7% diện tích đất nông nghiệp). Các loại đất trồng mầu khác tập trung ở Thạch Bàn, Cự Khối, Thượng Thanh, diện tích là 116 ha (chiếm 7%) và ở Long Biên, Cự Khối là 128 ha (chiếm 7,5%).

So với quy chuẩn, cơ cấu sử dụng đất của Long Biên có một số điểm đáng chú ý là đất nông nghiệp còn nhiều, trong đó diện tích trồng cây hàng năm trên 1.860 ha, chiếm hơn 31% diện tích toàn Quận. Nếu so diện tích đó với diện tích nghiên cứu (trừ diện tích sông Hồng và sông Đuống thuộc quận), thì tỷ lệ lên gần 38%. Đây là tiềm năng lớn để có thể tiến hành đô thị hóa theo quy hoạch bài bản, xây dựng đô thị hiện đại.


Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Trong quá trình đô thị hóa, sẽ duy trì diện tích này để tạo môi trường sinh thái và hồ điều hòa nước mưa cho các khu đô thị.

Đất cho xây dựng cơ bản và các khu, cụm công nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của quận, chiếm tới trên 53%.

Đất giao thông chiếm tỷ lệ thấp, chỉ gần 6% so với tổng diện tích tự nhiên của quận và hơn 7% nếu so với diện tích nghiên cứu (trừ 1017 ha và sông Hồng và sông Đuống). Trong khi Hoàn Kiếm có tỷ lệ là hơn 22% (nếu so với diện tích nghiên cứu) và so với quy chuẩn 25% thì trong tương lai cần bố trí tăng thêm rất nhiều đất dành cho giao thông.

Đất quốc phòng chiếm gần 5,7%, chủ yếu thuộc khu vực sân bay Gia Lâm. Diện tích này cơ bản sẽ không thay đổi trong quy hoạch đến năm 2015.

Đất ở chiếm tỷ lệ 12,84%, trong đó đất ở đô thị chỉ chiếm 2,46%.


Đất sông chưa sử dụng là 1017 ha (17%), diện tích này sẽ không đổi trong quy hoạch đến 2015.

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của quận vẫn mang sắc thái cơ cấu sử dụng đất của một huyện ngoại thành: đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, đất ở đô thị và đất giao thông chiếm tỷ trọng thấp.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt khoảng 73,7 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,5% tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế (5.525 tỷ đồng). Giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân chính là tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh làm diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp giảm mạnh.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên [16]


Đơn vị: Tỷ đồng, giá hiện hành)



Chỉ tiêu

2004

2005

Tăng (%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 6


Tổng giá trị (trong đó)

73,7

66,4

10%

1. Trồng trọt

27,2

25,0

9%

2. Chăn nuôi

40,9

36,7

11%

3. Dịch vụ nông nghiệp

2,8

2,3


4. Thủy sản

2,2

2,0



Cơ cấu sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi đóng góp 56% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, trồng trọt chỉ chiếm khoảng 37%, còn lại là giá trị của ngành thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp có giá trị rất nhỏ.

Lĩnh vực trồng trọt đã có sự chuyển đổi cơ cấu gieo trồng, diện tích trồng các loại cây có giá trị cao như rau xanh, cây ăn quả có xu hướng tăng trong khi diện tích trồng các cây lương thực có xu hướng giảm nhanh. Tuy nhiên, các loại cây trồng chưa có sự phân bố thành các vùng chuyên canh mà vẫn phân bố đan xen kết hợp giữa các loại cây trồng khác nhau, do đó chưa tạo được thế mạnh trong tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ, lẻ và không tập trung. Các phường chủ yếu vẫn canh tác những loại cây trồng thông dụng, có giá trị kinh tế thấp như lúa, ngô, rau màu. Cây rau sản xuất ít và tập trung chủ yếu ở ba phường Giang Biên, Long Biên, Cự Khối. Về sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế cao chỉ có hai phường Cự Khối (cây Táo) và phường Ngọc Thụy (cây Khế).

Diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 1.500 ha, trong đó vụ xuân 800 ha, vụ mùa 700 ha, tập trung chủ yếu ở các phường Thạch Bàn, Giang Biên, Phúc Lợi, Phúc Đồng. Giống lúa trồng chủ yếu là C70, C71 và Khang Dân. Những giống lúa cho năng suất cao như lúa lai, Xi23 khó gieo trồng trên địa bàn quận. Nguyên nhân chủ yếu là do chân ruộng cao, điều kiện canh tác khó. Lúa nếp hoa vàng được trồng ở các phường Thạch Bàn, Long Biên và trồng chủ yếu để bán non làm cốm. Năng suất lúa trung bình khoảng 38 tạ/ha. Sản lượng lúa cả năm đạt 7743 tấn (năm 2003), đạt giá trị sản xuất khoảng 25 tỷ đồng.


Cây ngô chủ yếu được gieo trồng ở vùng bãi sông Hồng và sông Đuống. Giống gieo trồng ngô khá đa dạng (DK888, P11, VN10…). Giống ngô lai chiếm tỷ trọng chủ yếu (75%) diện tích. Diện tích gieo trồng ngô ngoài bãi do điều kiện nước tưới khó khăn và nạn chuột phá hại nên năng suất bình quân hàng năm chỉ đạt từ 13 - 150kg/sào. Sản lượng ngô hạt cả năm 2003 đạt 3.600 tấn, giá trị khoảng 8 tỷ đồng.

Diện tích trồng rau hàng năm 400 ha, trong đó diện tích rau muống khoảng 45 ha, tập trung chủ yếu ở các phường Bồ Đề, Thượng Thanh, Phúc Lợi. Diện tích rau khác có khoảng 355 ha, tập trung ở các phường Cự Khối, Long Biên, Giang Biên, Thạch Bàn. Trong tổng số 400 ha rau có khoảng 45 ha rau được gieo trồng ở những vùng, khu vực được quy hoạch sản xuất rau an toàn (phường Giang Biên, Thạch Bàn). Ngoài ra, ở Long Biên còn có trồng các cây ăn quả khác như cam, chanh, chuối, vải, nhãn, hồng xiêm, táo và trồng hoa. Tuy nhiên giá trị sản xuất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi toàn quận có khoảng trên 17 nghìn con, trong đó lợn nạc có khoảng 1,5 nghìn con, tập trung chủ yếu ở các phường Long Biên, Thượng Thanh, Việt hưng, Ngọc Thụy. Sản lượng xuất chuồng ước đạt 1079 tấn. Đàn trâu có khoảng 60 con, chủ yếu là trâu cày kéo, tập trung ở các phường Thượng Thanh, Giang Biên, Phúc Lợi. Đàn bò hiện có khoảng 1.740 con, trong đó bò sữa là 159 con, tập trung ở các phường Phúc Lợi, Cự Khối, Long Biên. Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà vịt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch cúm gà, số lượng đàn gia cầm bị tiêu hủy lên đến 58 nghìn con nên đến thời điểm 1/4/2004 tổng đàn gia cầm còn trên 7000 con.

Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hiện có 172 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các phường Thạch Bàn (40 ha), Thượng Thanh (30 ha), Việt Hưng (28 ha), còn lại ở các phường khác. Diện tích mặt nước để thả cá chiếm 72%, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái chiếm 20%. Tuy nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được cải tạo đưa vào sử dụng có hiệu quả chỉ chiếm 45% diện tích, còn lại là nuôi trồng mang tính tận dụng, chưa được đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hệ thống tổ chức cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông


nghiệp trong điều kiện mới (nông nghiệp gắn với phục vụ nhu cầu dân cư đô thị). Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng được đầu tư ở khu vực trong đồng như hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống mương tưới, tiêu… Khu vực ngoài bãi gần như chưa được đầu tư, chỉ có vùng bãi phường Giang Biên được đầu tư hệ thống kênh tưới vào năm 2004 (2 tỷ đồng).

Mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn hạn chế, sức kéo trâu bò vẫn chiếm phần lớn. Sức kéo cơ giới chủ yếu ở các loại xe kiểu công nông công suất nhỏ và một số loại xe vận tải nhỏ do Trung Quốc sản xuất. Các hợp tác xã cơ khí - cơ giới nông nghiệp hầu như không còn tồn tại, hoặc có tồn tại nhưng hoạt động không hiệu quả.

Các loại hình dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thực tế. Đến nay toàn quận có 8 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 4 hợp tác xã hoạt động khá (Giang Biên, Thượng Thanh, Việt Hưng, Thạch Bàn), 2 hợp tác xã hoạt động kém (Long Biên, Phúc Lợi). Hầu hết các dịch vụ nông nghiệp chỉ làm nhiệm vụ cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu… dịch vụ đầu ra không có và chưa được quan tâm.

- Lao động trong nông nghiệp: Long Biên được thành lập trên cơ sở các phường gần nội thành và khu công nghiệp phía bắc Hà Nội nên số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu lao động của quận. Số hộ làm nông nghiệp còn khoảng 33-34 ngàn người, chiếm 50% tổng số người lao động đang làm việc trên địa bàn quận. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 42%, số người trên độ tuổi lao động chiếm 45%, còn lại là dưới độ tuổi lao động.

Do điều kiện thuận lợi tiếp giáp nội thành Hà Nội nên lao động nông nghiệp của quận có cơ hội tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do có đặc điểm chung của khu vực nông thôn thuộc huyện Gia Lâm trước đây và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung nên chất lượng lao động nông nghiệp ở Long Biên còn thấp, trình độ kỹ thuật kém, thâm canh chủ yếu là cây lúa, chưa có tập quán, kinh nghiệm sản xuất những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như hoa, cây cảnh, cây ăn quả, rau an toàn… Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thực hiện phát triển


nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sinh thái, phục vụ nhu cầu dân cư đô thị và thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


2.1.4. Quy hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ


Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và đời sống nhân dân càng được nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trong quận đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phương: Đức Giang, Ngọc Lâm, Bồ Đề.

Năm 2004, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 3.554 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2003. Giá trị sản xuất ngành thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng năm 2004 ước đạt 332,8 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2003 [31]. Năm 2005, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ước đạt 6.031 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2004 [32]. Quận đang có chủ trương tập trung tạo điều kiện để các ngành kinh doanh kim khí, sản phẩm gỗ, bao bì… phát triển mạnh và đẩy nhanh các ngành dịch vụ như nhà nghỉ, ăn uống và y tế.

- Các loại hình kinh doanh dịch vụ: Loại hình kinh doanh phổ biến ở quận Long Biên là kinh doanh tổng hợp. Các doanh nghiệp khi đăng ký đều xác định mặt hàng kinh doanh nhưng trên thực tế, những hàng hóa nào trên thị trường có nhu cầu và thu được lợi nhuận là kinh doanh. Rất ít các doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa.

Đến đầu năm 2005, toàn quận có 369 doanh nghiệp hợp tác xã kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng. Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại là 286 doanh nghiệp và 20 hợp tác xã kinh doanh thương mại (do quận quản lý). Trong đó có 196 công ty trách nhiệm hữu hạn, 44 công ty cổ phần và 46 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu là kinh doanh thương mại hàng phi lương thực thực phẩm và hàng hóa tổng hợp. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là 38 và khách sạn, nhà hàng là 40 doanh nghiệp. Tổng số hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng là 6.059 hộ. Trong đó kinh doanh thương mại là 3.513 hộ. Trong năm 2004, có khoảng 13% trong tổng số 3.513 hộ kinh doanh thương nghiệp là bán buôn, số còn lại là bán lẻ. Các hộ bán lẻ tập trung chủ


yếu kinh doanh hàng phi lương thực, thực phẩm, chiếm 82.2% trong tổng số 2.050 hộ bán lẻ.

Điểm đặc biệt là số các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở quận Long Biên rất nhiều, có khoảng 2.002 cơ sở kinh doanh loại hình này, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng. Số hộ kinh doanh là 1.962 hộ, chiếm 98% số lượng các cơ sở. Trong đó kinh doanh nhà hàng có tới 1.789 hộ.

- Phân bố các cơ sở kinh doanh và lao động dịch vụ: Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Gia Thụy, Bồ Đề có các trục đường lớn thuận tiện cho việc mở văn phòng giao dịch của các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tập trung ở 4 phường này lên đến 273 đơn vị (chiếm 3/4 số lượng các công ty, doanh nghiệp). Các hộ kinh doanh cá thể tập trung nhiều nhất ở phường Đức Giang là 1.539 hộ, chiếm 1/4 tổng số hộ kinh doanh.

Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là 11.815 người. Trong đó làm việc trong các công ty là 4.316 người, trong hợp tác xã là 149 người và 7.350 người làm việc trong các hộ cá thể. Trung bình một công ty dịch vụ có 12 lao động.

- Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khách sạn và dịch vụ khác trên địa bàn quận (năm 2003) đã tạo ra mức doanh thu 2.906,7 tỷ đồng. Trung bình mỗi doanh nghiệp tạo ra được 7,87 tỷ đồng. Trong số doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì các công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng đông nhất và cũng có mức doanh thu cao nhất. Trong năm 2003, các công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh thu gần 2.483,2 tỷ đồng, tính trung bình một công ty có doanh thu là 10,3 tỷ đồng. Bán buôn là lĩnh vực thu nhiều lợi nhuận nhất, trung bình 1 công ty trách nhiệm hữu hạn bán ra ngần 14 tỷ đồng năm 2003. Các công ty cổ phần có mức doanh thu là 188 tỷ đồng, trung bình một công ty có doanh thu là 3,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân có mức doanh thu là 221,5 tỷ đồng, trung bình một doanh nghiệp tư nhân đạt doanh thu gần 14 tỷ đồng, một hợp tác xã chỉ thu về 1,16 tỷ đồng.

Đối với các hộ kinh doanh thương nghiệp, hoạt động của các hộ sôi động hơn so với hoạt động của các doanh nghiệp do số lượng mặt hàng kinh doanh đa dạng, phục vụ


các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hoặc nhu cầu xây dựng của đời sống dân cư. Tổng doanh thu của các hộ kinh doanh năm 2003 là 298 tỷ đồng, tính trung bình một hộ kinh doanh tạo ra 49,2 triệu đồng/năm. Các hộ bán lẻ hàng lương thực thực phẩm có mức doanh thu trung bình cao nhất, mỗi hộ bán ra khoảng 203 triệu đồng/năm, sau đó là các hộ bán buôn hàng phi lương thực thực phẩm 136 triệu đồng/năm và kinh doanh nhà nghỉ 146 triệu đồng/năm.

- Quy hoạch mạng lưới chợ: Hệ thống cơ sở vật chất của các ngành dịch vụ quận Long Biên vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, chưa có các công trình thương mại, dịch vụ có quy mô lớn và tầm cỡ. Hiện nay trên địa bàn quận có 47 chợ lớn, nhỏ và tụ điểm buôn bán, trong đó 3 chợ đã có dự án đầu tư xây dựng là chợ Thượng Cát, Gia Quất, Vũ Xuân Thiều. Bốn chợ cần có phương án đầu tư nâng cấp do đã xuống cấp và quá tải: chợ Ô Cách

(phường Đức Giang) diện tích 1.600 m2, có 150 hộ kinh doanh. Chợ Việt Hưng (phường Việt

Hưng), diện tích 3.000 m2, có 268 hộ kinh doanh. Chợ Gia Lâm (phường Ngọc Lâm), diện tích 4.751 m2, có 186 hộ kinh doanh. Chợ Mới (phường Thạch Bàn), diện tích 2.294 m2, diện tích xây dựng 690 m2 đã xuống cấp cần phải đầu tư nâng cấp với quy mô lớn hơn. Chợ Đức Hòa (phường Thượng Thanh) được xây dựng theo hình thức BOT, diện tích 1.329m2, diện tích xây dựng 564 m2, có 90 hộ kinh doanh. Số tiền thu được từ cho thuê địa điểm kinh doanh là 40 triệu đồng/năm, tiền thu từ bán vé chợ là 40,08 triệu đồng/năm.

Đặc thù của các chợ là bán lẻ phục vụ đời sống hàng ngày của cán bộ và nhân dân trong khu vực, với quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng của các chợ đều xuống cấp, gây ra tình trạng hàng hóa chậm luân chuyển, các hộ kinh doanh phải nghỉ nhiều…đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách và các kế hoạch khác của quận.

Do nhu cầu sinh hoạt mua bán hàng ngày phát triển, nên đã xuất hiện nhiều chợ tạm, chợ cóc, tụ điểm buôn bán ở các khu dân cư, chủ yếu là những người kinh doanh không có địa điểm cố định hoặc bán hàng tươi sống phục vụ nhân dân vào buổi sáng. Toàn quận có 39 chợ cóc, chợ tạm và tụ điểm buôn bán, trong đó phường Ngọc Thụy có 6 chợ tạm, chợ cóc với tổng số 320 hộ kinh doanh, phường Long Biên có 5 chợ với 196 hộ kinh doanh chủ yếu là thực phẩm, rau xanh, hàng ăn uống. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí