TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày các kết quả ước lượng bằng việc khai thác 02 phương pháp hồi quy (hồi quy tuyến tính cổ điển OLS, hồi quy tác động cố định FEM, hồi quy tác động ngẫu nhiên REM và hồi quy tổng quát thời điểm có hệ thống S-GMM) và 03 mô hình ước lượng thực nghiệm chính (bao gồm tác động của SMV đối với hiệu quả, tác động của SMV đối với rủi ro, và tác động của SMV đối với hiệu quả và rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng). Các cách tính toán khác nhau của biến đo lường cho SMV cũng như biến quy mô được sử dụng để so sánh và đảm bảo tính vững cho các kết quả ước lượng thực nghiệm.
Dữ liệu sử dụng là 24 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam (HNX, HOSE, UPCOM) trong giai đoạn từ Quý 2/2006 – Quý 1/2021. Bộ dữ liệu được khai thác từ các báo cáo tài chính đã công bố trên website chính thức của các ngân hàng kết hợp với việc so sánh với các nguồn cung cấp dữ liệu khác. Dữ liệu theo quý ít được khai thác cho các bài nghiên cứu trong bối cảnh các NH TMCP vận hành tại Việt Nam.
Trước khi trình bày kết quả hồi quy OLS, FEM và REM, thống kê mô tả và tương quan giữa các biến được giới thiệu trước nhằm đánh giá tổng thể về giá trị của các biến sử dụng trong luận án và đảm bảo các biến trong cùng một mô hình hồi quy không có tương quan quá cao. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy: (i) SMV gia tăng có tác động tích cực đến hiệu quả của ngân hàng. Cơ chế giải thích mối quan hệ này dựa vào lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979); (ii) SMV gia tăng cũng có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. Kết quả này trái ngược với lý thuyết bất ổn tài chính (Minsky, 1992) và quan điểm nghịch lý biến động (Adrian và Shin, 2014) và (iii) SMV có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tuy nhiên lại hàm chứa yếu tố rủi ro gia tăng, đặc biệt cho các ngân hàng có quy mô tài sản lớn. Kết quả này có thể được giải thích thông qua thuyết quy mô ngân hàng tối ưu (Krasa và Villamil, 1992).
Kết quả trên nhất quán qua các cách đo lường khác nhau của hiệu quả (cụ thể, EVA, EROE, ROE và NIM), rủi ro (ZSCORE, DROE và DROA), của SMV (cụ thể, SMV1 - theo cách tiếp cận của French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và SMV2 - theo cách tiếp cận của Lau và cộng sự (2013)) và quy mô (cụ thể, biến tuyệt đối SIZE và biến giả DUM_SIZE). Ngoài ra, khi sử dụng S-GMM để kiểm soát nội sinh, các kết quả chính không thay đổi dấu và vẫn đảm bảo ý nghĩa thống kê. Kết quả này tạo tiền đề cho các suy diễn thống kê trong các thảo luận kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Từ việc khảo lược các công trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả nhận thấy trong số các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng, các nghiên cứu này đã bỏ qua yếu tố SMV. Theo đó, tác giả chưa phát hiện có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam khai thác yếu tố liên quan đến SMV trong nghiên cứu các chủ đề về các nhân tố có thể dẫn dắt rủi ro và hiệu quả ngân hàng. Cụ thể, các nghiên cứu đề cập chủ yếu đến chiều tác động của hiệu quả và rủi ro lên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu các ngân hàng niêm yết (Sharma, 2018; Sufian và Majid, 2009; Hadad và cộng sự, 2011; Eisenbeis và cộng sự, 1999). Do đó, có sự thiếu hụt nghiên cứu về chiều ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả và rủi ro.
Về lý thuyết, cơ chế giải thích ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả được đề cập đến trong lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979) và tác động của SMV đối với rủi ro được đề cập trong lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và quan điểm nghịch lý biến động của Adrian và Shin (2014). Thêm nữa, vai trò của quy mô đến hai tác động kể trên được hàm ý từ lý thuyết quy mô tối ưu (Krasa và Villamil, 1992).
Ngoài ra, trong thực tế, các hàm ý chính sách chủ yếu xoay quanh các yếu tố mang tính chất đặc thù của từng ngân hàng (như thanh khoản, quy mô vốn, quy mô tài sản, đòn bẩy nợ, đa dạng hóa qua các hoạt động phi truyền thống, cấu trúc vốn), các yếu tố ngành (quy mô ngành, cấu trúc thị trường) và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (lạm phát, tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng đến rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng. Luận án có thể góp phần nhấn mạnh vai trò tín hiệu từ SMV đối với hiệu quả và rủi ro của ngân hàng trong các chính sách kinh tế sắp tới. Do vậy, nghiên cứu thực nghiệm để tìm kiếm ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả và rủi ro của ngân hàng là động cơ chính của luận án này.
Theo khảo lược chi tiết về các công trình thực nghiệm đã có, tác giả phát hiện một số khoảng trống nghiên cứu như sau: (i) Đối với ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả của ngân hàng: Tác giả tìm thấy một vài nghiên cứu thực nghiệm trực tiếp của SMV – hiệu quả bao gồm có Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2010), Tan và Floros (2012b) và Rashid và Ilyas (2018). Các nghiên cứu này có một số điểm vẫn còn hạn chế như sau: Chiều hướng tác động có sự trái ngược nhau, sử dụng biến đo lường cho hiệu quả ngân hàng chưa đa dạng và chủ yếu thực hiện ở các quốc gia đang phát triển; (ii) Đối với ảnh hưởng của SMV lên rủi ro của ngân hàng: Tác giả chưa phát hiện công trình thực nghiệm nào đã có về tác động của SMV lên rủi ro; (iii) Về vai trò của quy mô đối với SMV – hiệu quả: Bằng chứng thực nghiệm đối với ngành ngân hàng tại Pakistan là nghiên cứu duy nhất cung cấp ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng. Kết quả cho thấy SMV có ảnh hưởng nghịch biến lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo đó, cần có thêm nghiên cứu thực nghiệm tại các thị trường mới nổi khác để so sánh và kiểm tra lại hiệu lực giải thích của các lý thuyết đã có và (iv) Về vai trò của quy mô đối với SMV – rủi ro: Tác giả chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động của SMV đối với rủi ro. Các khoảng trống này tạo động lực để luận án tiến hành phát triển các mô hình và giả thuyết cho ước lượng và kiểm định thực nghiệm nhằm mục đích chính là kiểm tra ý nghĩa của yếu tố SMV và tác động của nó với rủi ro và hiệu quả của ngân hàng.
Từ phân tích các khoảng trống nêu trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: (i) SMV có tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng không? (ii) SMV có tác động đến rủi ro ngân hàng không? (iii) Ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không? Và (iv) Ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro phá sản có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không?
Tương ứng với các câu hỏi này, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để kiểm định trong hồi quy lần lượt như sau: (i) SMV có tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng, (ii) SMV có tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng, (iii) SMV và đồng
thời quy mô ngân hàng tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng, và (iv) SMV và đồng thời quy mô ngân hàng tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng.
Luận án đưa ra các bằng chứng cho sự tác động của SMV đối với hiệu quả và rủi ro ngân hàng bao gồm các NH TMCP niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn Quý 2/2006 đến Quý 1/2021. Trong đó, SMV được đo lường theo 2 cách tiếp cận của (i) tác giả French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và của (ii) tác giả Lau và cộng sự (2013). Phương pháp hồi quy sử dụng trong luận án là OLS, FEM, và REM. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp hồi quy S-GMM kiểm tra kết quả tính vững của mô hình nghiên cứu. Thêm nữa, luận án mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách cân nhắc thêm yếu tố về quy mô để kiểm tra ảnh hưởng của yếu tố quy mô này đối với tác động của SMV đến hiệu quả và rủi ro. Trong đó, yếu tố quy mô này được tính toán theo 2 cách bao gồm cách truyền thống là logarit tổng tài sản và cách sử dụng biến giả. Qua đó, luận án kỳ vọng sẽ cung cấp kết quả thực nghiệm đối với ngành ngân hàng của Việt Nam để đối chiếu với các lý thuyết giải thích cơ chế cho ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro và hiệu quả của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của luận án được tổng hợp tại bảng 5.1 bên dưới. Bảng 5.1 trình bày tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu tương ứng và kết quả ước lượng hồi quy theo hướng (i) ủng hộ hoặc (ii) không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 5.1: Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết có liên quan và kết quả
Kết quả | |
RQ1: SMV có tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng không? | Ủng hộ H1. Phù hợp với lý thuyết triển vọng Kai Ineman và Tversky (1979). Phù hợp với bằng chứng thực nghiệm của Albertazzi và Gambacorta (2010) và trái ngược với bằng chứng thực nghiệm của Rashid (2014). |
H1: SMV có tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả Và Rủi Ro Trong Điều Kiện Thay Đổi Quy Mô Của Ngân
- Kết Quả Hồi Quy Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả Trong Điều Kiện Thay Đổi Quy Mô Ngân Hàng
- Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả (Sử Dụng Phương Pháp Hồi Quy S-Gmm)
- Đóng Góp Về Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lời Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả
- Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 19
- Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 20
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Không ủng hộ H2. Trái ngược với lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và quan điểm nghịch lý biến động của Adrian và Shin (2014). | |
H2: SMV có tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng. | |
RQ3: Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không? | Ủng hộ H3. Phù hợp với cơ chế giải thích của lý thuyết quy mô ngân hàng tối ưu (Krasa và Villamil, 1992). Trái ngược với quan điểm nghiên cứu thực nghiệm của Rashid (2014). |
H3: SMV và đồng thời quy mô ngân hàng tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. | |
RQ4: Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro có bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng không? | Không ủng hộ H4. Phù hợp với cơ chế giải thích của lý thuyết quy mô ngân hàng tối ưu (Krasa và Villamil, 1992). |
H4: SMV và đồng thời quy mô ngân hàng tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng. |
Theo đó, một số kết quả đạt được của luận án như sau: Thứ nhất, SMV có tác động dương đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này hàm ý, hiệu quả trong vận hành của ngân hàng được cải thiện trong thời kỳ SMV gia tăng. Kết quả này có thể hàm ý về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ TTCK khi các dòng vốn này trở nên kém an toàn trong thời kỳ biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán cao sang đầu tư vào ngân hàng – vốn là nơi an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Thanh khoản dồi dào từ các nguồn vốn này giúp cho các ngân hàng gia tăng cơ hội tăng trưởng tốt hơn về cho vay và dẫn đến khả năng nâng cao được hiệu quả hoạt động. Kết quả này phù hợp với lý thuyết triển vọng; theo đó, các nhà đầu tư đánh giá khoản lợi nhuận chắc chắn có được từ khoản đầu tư của mình nên sẽ lựa chọn kênh đầu tư an toàn hơn cho họ. Trong thời kỳ SMV gia tăng, các nhà đầu tư sẽ chuyển khoản đầu tư của mình về khoản tiền ở tại ngân hàng để hưởng lợi từ sự đảm bảo an toàn vốn.
Thứ hai, dù ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả, SMV còn gây ra rủi ro cho ngân hàng. Một cách giải thích hợp lý cho kết quả này dựa trên góc độ từ doanh nghiệp và của chính ngân hàng. Ở góc độ doanh nghiệp, tỷ suất sinh thị trường chứng khoán biến động
cao sẽ gây ra rủi ro trong việc huy động vốn do các ngân hàng có thể chuyển phần rủi ro này cho người đi vay gánh chịu thông qua phần bù trong lãi suất cho vay, từ đó các doanh nghiệp hạn chế đi vay để giảm thiểu rủi ro, điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng cho vay của ngân hàng; theo đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro. Ở góc độ ngân hàng, SMV gia tăng khiến các dòng vốn chảy về kênh đầu tư an toàn là ngân hàng; tuy nhiên bản chất nguồn vốn này biến động do có ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý e ngại rủi ro từ phía nhà đầu tư và có thể ngân hàng gặp hạn chế trong khả năng thu hút các nguồn vốn này, từ đó khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro gia tăng. Kết quả này hợp lý với ngành ngân hàng Việt Nam tuy nhiên không ủng hộ cho lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và quan điểm nghịch lý biến động của Adrian và Shin (2014).
Thứ ba, quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ gia tăng SMV. Điều này ngụ ý tác dụng mang tính chất tích cực của yếu tố kinh tế theo quy mô. Các NH TMCP Việt Nam được niêm yết trong mẫu nghiên cứu có quy mô tài sản lớn thường gắn liền uy tín cao và khả năng quản trị tốt từ đó có thể giúp tận dụng hiệu quả các dòng vốn chảy từ TTCK vào ngân hàng trong thời kỳ SMV gia tăng. Dù kết quả nghiên cứu không ủng hộ cho ảnh hưởng nghịch biến giữa SMV đối với hiệu quả trong trường hợp của các ngân hàng có quy mô lớn, tuy nhiên vẫn cần phải đề cập đến lập luận của các nghiên cứu trước cho thấy vai trò tiêu cực của yếu tố quy mô lớn; theo đó, các ngân hàng lớn có thể sẽ yêu cầu tỷ lệ bù đắp cao (do thị trường biến động cao) làm hạn chế khả năng đi vay từ đó làm giảm khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ tư, kết quả ước lượng trong luận án này biểu thị ảnh hưởng của SMV lên rủi ro mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này ngụ ý, mức rủi ro nhất định phát sinh từ SMv có tác động “truyền dẫn” mạnh hơn vào các ngân hàng có quy mô lớn. SMV làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng tuy nhiên đi kèm với đó là rủi ro cũng gia tăng do ngân hàng có thể dồi dào thanh khoản đối với dòng vốn đổ vào từ TTCK;
tuy nhiên, khả năng sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng và bản thân sự bất ổn của dòng vốn xuất phát từ tâm lý của nhà đầu tư có thể tạo ra mức rủi ro nhất định cho ngân hàng. Thêm nữa, SMV được cân nhắc là rủi ro mang tính vĩ mô và không thể đa dạng hóa toàn bộ. Điều này có thể gây ra chi phí giám sát gia tăng đặc biệt đối với các ngân hàng lớn, từ đó gây ra rủi ro cho ngân hàng. Như vậy, về lý thuyết, các ngân hàng có quy mô lớn có thể có lợi thế kinh tế theo quy mô; tuy nhiên thực nghiệm tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam niêm yết trên TTCK trong luận án cho thấy rủi ro “truyền dẫn” từ SMV lên rủi ro mạnh hơn ở các ngân hàng có quy mô lớn.
Thứ năm, xem xét các biến kiểm soát trong mô hình SMV – hiệu quả, kết quả cho thấy: quy mô tổng tài sản (đại diện cho tính kinh tế dựa trên yếu tố quy mô và uy tín của ngân hàng), tỷ lệ thu nhập phi lãi trên lãi gộp (đại diện cho các hoạt động khác của ngân hàng bên cạnh các hoạt động truyền thống thể hiện tính đa dạng hóa), tính thanh khoản (đại diện cho mức tài sản thanh khoản của ngân hàng) và tăng trưởng GDP có ảnh hưởng thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động của các NH TMCP niêm yết. Theo đó, các ngân hàng có thế mạnh là quy mô lớn, đa dạng hóa, thanh khoản tốt và hoạt động trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tăng trưởng có thể giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô của tổng tài sản ngân hàng (đại diện cho mức độ cạnh tranh của ngân hàng) có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (đại diện cho mức độ an toàn của vốn và khả năng hấp thụ rủi ro) và tỷ lệ chi phí hoạt động (hiệu quả sử dụng chi phí) có tác động không nhất quán với các thước đo khác nhau của hiệu quả.
Thứ sáu, xem xét các biến kiểm soát trong mô hình SMV – rủi ro, kết quả chỉ ra rằng: quy mô tổng tài sản của ngân hàng (đại diện cho tính kinh tế dựa trên yếu tố quy mô), quy mô vốn của ngân hàng (đại diện cho khả năng hấp thụ rủi ro) và quy mô ngành ngân hàng (đại diện cho sự phát triển ngành) tác động một cách tích cực bằng việc làm giảm rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản