Chỉ Cho Làm Con Nuôi Người Nước Ngoài Khi Không Thể Tìm Được Gia Đình Thay Thế Ở Trong Nước

nhau, cha mẹ nuôi không được phân biệt giữa con đẻ của mình và con nuôi.

Thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước cho thấy, người xin nhận con nuôi thường tự liên hệ với gia đình hoặc cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng để xin trẻ em làm con nuôi, sau đó đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Trong những trường hợp này, họ cũng thường quan tâm đến giới tính của trẻ em cần xin nhận làm con nuôi, thiết nghĩ nếu người nhận con nuôi thể hiện nguyện vọng chính đáng là muốn nhận trẻ em thuộc một giới tính nào đó (nam hoặc nữ) làm con nuôi, thì nguyện vọng đó cũng phải được tôn trọng mà không nên coi đó là sự phân biệt đối xử. Trong khi đó đại đa số các gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài không nêu ra yêu cầu cụ thể về giới tính của trẻ em cần xin nhận làm con nuôi, mà họ chỉ nêu nguyện vọng chung là muốn nhận một trẻ em nam hoặc nữ làm con nuôi. Nếu căn cứ vào việc lựa chọn giới tính khi nhận trẻ em làm con nuôi mà kết luận là có sự phân biệt về giới tính để từ chối giải quyết việc nuôi con nuôi, thì e rằng quá cứng nhắc và không phù hợp với phong tục, tập quán người Việt Nam.

Một số trường hợp vì tư tưởng lạc hậu, mong muốn sinh bằng được con trai nên đã sinh rất nhiều con gái, sau đó đã cho con gái đi làm con nuôi hoặc vì mê tín dị đoan nên đã cho con làm con nuôi người khác, v.v… Đây chính là các trường hợp điển hình thường xảy ra trong thực tiễn, dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến vi phạm nguyên tắc này.

2.1.3 Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước

Đây là nguyên tắc được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế. Lời nói đầu của Công ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi quốc tế đã ghi: “Công nhận rằng, nuôi con nuôi quốc tế là đem lại mái ấm gia đình cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình” [7].

Một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về vấn

đề nuôi con nuôi là ưu tiên, chú trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, trên cơ sở kết hợp các hình thức nuôi dưỡng thích hợp ngay tại cộng đồng; chỉ coi việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là biện pháp thay thế cuối cùng khi không thể thu xếp được gia đình nuôi ở trong nước, tiến tới hạn chế và dần dần chấm dứt việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài khi các điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam đủ để bảo đảm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em ở trong nước.

Nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình không thể thực hiện được thì phải tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có việc nuôi con nuôi. Chỉ sau khi đã xem xét thoả đáng các giải pháp trong nước mà vẫn không tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, và việc đó phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhiều nước trên thế giới cũng đã công bố các đạo luật yêu cầu kiểm tra chặt chẽ thủ tục tìm gia đình cha mẹ nuôi trong nước trước khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Trước đây, nguyên tắc này chỉ được quy định trong Thông tư số 08/2006/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và chỉ áp dụng chủ yếu đối với trẻ em bị bỏ rơi; còn các trường hợp khác thì không bắt buộc. Việc thông báo tìm mái ấm gia đình trong nước mới chỉ được thực hiện trên phạm vi một tỉnh trong thời hạn 30 ngày. Với quy định như vậy, không đủ để những người có nhu cầu trong phạm vi toàn quốc có cơ hội nhận trẻ em làm con nuôi.

Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ vấn đề này, tuy nhiên các dữ liệu về trẻ có đủ điều kiện cho làm con nuôi người nước ngoài hầu như do Giám đốc Trung tâm cơ sở nuôi dưỡng chi phối, do đó việc giới thiệu trẻ em nào, cho ai chủ yếu thuộc ý chí chủ quan của họ, các cơ sở nuôi dưỡng đã không áp dụng các biện pháp tích cực có thể để thu xếp mái ấm cho trẻ ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

trong nước, thay vào đó một số cơ sở nuôi dưỡng vì lợi ích vật chất nên tích cực tìm bố mẹ nuôi là người nước ngoài cho trẻ. Cho đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc chưa có một cuộc khảo sát đầy đủ để thấy được rằng nhu cầu xin con nuôi trong nước đã thực sự được đáp ứng chưa.

Điều 15 Luật nuôi con nuôi đưa ra quy định về việc tìm gia đình thay thế trong nước, được thực hiện ở ba cấp: xã, tỉnh và trung ương, hết thời hạn này mà không có người trong nước nhận làm con nuôi, thì trẻ em mới được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài. Việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhằm bảo đảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...) có cơ hội được người trong nước nhận làm con nuôi, được nuôi dưỡng và lớn lên ngay trên đất nước mình, bảo đảm trẻ em có điều kiện hòa nhập tốt vào đời sống cộng đồng dân tộc, với bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo... của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây cũng là mục tiêu chung trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 7

Điều 15 Luật Nuôi con nuôi đã quy định biện pháp tìm người nhận nuôi trong nước như một biện pháp bắt buộc, trước khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài và về nguyên tắc được áp dụng đối với mọi trẻ em. Đây là một bước tiến mới trong quy định pháp luật nhằm tăng cường nuôi con nuôi trong nước. Đồng thời Luật Nuôi con nuôi cũng quy định công dân trong nước có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm con nuôi mà chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con nuôi, thì có thể đăng ký nhu cầu với Sở Tư pháp nơi thường trú, nếu có trẻ em để giới thiệu thì Sở Tư pháp giới thiệu người đó đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú để xem xét giải quyết. Đây là những biện pháp tích cực nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước, bảo đảm trẻ em có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên có một thực trạng thực tế mà ai cũng biết đó là phong tục

tập quán của người Việt Nam không bao giờ thể hiện nguyện vọng mong muốn nuôi con nuôi một cách công khai, cho dù họ có mong muốn tột cùng việc nhận nuôi con nuôi thì cũng chỉ một vài người thân của họ biết và sau khi nhận nuôi con nuôi hoàn tất thì họ không muốn con nuôi biết được sự thật họ là cha, mẹ nuôi của trẻ. Điều 16 Luật Nuôi con nuôi đã quy định công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi thường trú để được giới thiệu con nuôi. Tuy nhiên, cho đến nay tại Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa nhận được bất cứ nguyện vọng nào của người dân. Hầu hết các trường hợp người dân khi có nguyện vọng nhận con nuôi thì tự tìm đến các cơ sở dưỡng trẻ mồ côi, bệnh viện phụ sản hoặc qua người quen giới thiệu, tìm một trẻ thích hợp để nhận làm con nuôi, chứ người dân chưa có khái niệm đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký nguyện vọng và chờ đợi kết quả thông báo có trẻ em từ các cơ quan này.

Theo Thông tư số 08/2006/TT-BTP trước đây thì mỗi khi có trẻ em bị bỏ rơi, khi cho làm con nuôi người nước ngoài, cơ quan chức năng phải thực hiện việc thông báo công khai tìm mái ấm trong nước cho trẻ trong phạm vi một tỉnh. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết những trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, được các cơ sở nuôi dưỡng làm thủ tục thông báo này một cách “hình thức” trước khi cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Nay Luật Nuôi con nuôi đã quy định cụ thể việc tìm gia đình thay thế phải được thực hiện ở 3 cấp (xã, tỉnh và trung ương), nhưng cho đến nay sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế không nhận được bất cứ danh sách trẻ em nào cần tìm gia đình thay thế từ các cơ sở nuôi dưỡng, trong khi đó thực tế tại các cơ sở nuôi dưỡng trên toàn tỉnh hiện vẫn đang nuôi dưỡng rất nhiều cháu bé mồ côi, bị bỏ rơi cần tìm gia đình

thay thế. Có lẽ đây là một bất cập mà xuất phát chính từ sự nhận thức của các cơ sở nuôi dưỡng khi chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Trong thời gian qua, về cơ bản các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tương đối tốt các nguyên tắc trong giải quyết việc nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi đảm bảo đúng mục đích. Ví dụ: UBND phường PH đã từ chối một trường hợp ông bà ngoại xin nhận cháu làm con nuôi do vi phạm điều cấm và không đảm bảo nguyên tác về đạo đức, phong tục tập quán; hoặc Sở Tư pháp từ chối hai hồ sơ của Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài khi chưa thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế ở trong nước. Do thực hiện đúng các nguyên tắc trong việc giải quyết nuôi con nuôi nên hầu hết các trường hợp cho nhận con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã thực sự tìm được mái ấm cho trẻ, cuộc sống của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi đều được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt, chưa phát hiện trường hợp nào trẻ em bị xâm hại, bạo hành, cũng không có trường hợp nào yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Việc tuân thủ các nguyên tắc nuôi con nuôi không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi mà còn vì lợi ích của xã hội, của quốc gia trong mối quan hệ quốc tế.

2.2 Thực hiện các điều kiện của việc nuôi con nuôi

Như chúng ta đã biết, mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha, mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt. Do vậy, việc nuôi con nuôi là biện pháp hữu hiệu nhằm tạo ra mái ấm gia đình, sự yêu thương chăm sóc, giáo dục của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi. Để việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng mục đích, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quy định về

điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi con nuôi.

2.2.1 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

Trẻ có được nhận làm con nuôi hay không phải tuân theo những điều kiện nhất định về độ tuổi nhằm đảm bảo mục đích trẻ được hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ cha, mẹ nuôi. Do đó, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi đã quy định người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Đây là những trường hợp nhận nuôi con nuôi trong phạm vi gia đình, là quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 2000.

Việc chỉ quy định về độ tuổi mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào khác của người được cho làm con nuôi đã dẫn đến nhận thức rằng mọi trẻ em dưới 16 tuổi và mọi trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Do đó, đã dẫn đến hiện tượng lợi dụng việc cho – nhận con nuôi nhằm những mục đích trục lợi khác, mà không nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Ví dụ, cho trẻ em làm con nuôi của cô, dì, chú, bác ruột hiện đang sinh sống ở nước ngoài để nhằm mục đích đưa trẻ ra nước ngoài sinh sống, trong khi gia đình cha mẹ ruột ở Việt Nam vẫn có đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng trẻ.

Ngoài ra, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo con nuôi được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, Khoản 3, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Quy định này kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, Luật Nuôi con

nuôi quy định rõ ràng hơn đối với trường hợp một người độc thân để tránh hiểu nhầm thành một người trong số hai người là vợ chồng xin con nuôi. Đối với một cặp vợ chồng xin nhận con nuôi thì bắt buộc phải là nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật và cùng đồng ý xin nhận con nuôi. Do đó, nếu chỉ có vợ hoặc chồng muốn xin con nuôi còn người kia không đồng ý, không có ý kiến hoặc trường hợp hai người khác giới tính hay cùng giới tính sống chung với nhau, không kết hôn mà xin con nuôi, thì cũng không giải quyết.

Thực tế có trường hợp khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thời điểm độc thân và sau đó lại kết hôn thì người kia không đương nhiên trở thành cha, mẹ nuôi. Như trường hợp của chị Vũ Thị H nhận cháu Vũ thị T làm con nuôi vào năm 2010. Tại thời điểm nhận nuôi chị H trong tình trạng độc thân nên đăng ký khai sinh cho con nuôi chỉ ghi tên người mẹ. Đến đầu năm 2011 chị H đăng ký kết hôn với anh Nguyễn Ngọc P. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn anh P và chị H đến UBND xã P.T đề nghị ghi tên anh P vào giấy khai sinh của cháu T và đổi họ cho cháu T thành Nguyễn Thị T với mong muốn để người con nuôi có cha, mẹ trong giấy khai sinh nhằm sau này không ảnh hưởng đến tình cảm của con nuôi. UBND xã P.T lúng túng vì không biết căn cứ vào văn bản nào để giải quyết yêu cầu chính đáng của anh P và chị H. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì sau khi nam nữ đăng ký kết hôn chỉ làm phát sinh quan hệ vợ chồng, chứ không làm phát sinh quan hệ cha mẹ con. Nên việc vợ hay chồng nhận con nuôi của người kia làm con nuôi cần phải được quy định cụ thể hơn. Hiện nay pháp luật mới quy định vợ hoặc chồng được nhận con riêng của người kia làm con nuôi. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có con nuôi thì người vợ (chồng) kia có thể nhận tiếp đứa trẻ đó làm con nuôi chung được không? Vấn đề này chưa được đề cập đến trong các quy định của pháp luật nuôi con nuôi.

Mặt khác, Luật Nuôi con nuôi quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận làm con nuôi. Giữa những người có quan hệ họ hàng xác lập quan hệ nuôi con nuôi là một điều kiện thuận lợi cho trẻ em vì trẻ được tiếp tục sống trong môi trường ruột thịt của mình. Điều này vừa phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc, vừa phù hợp với các văn bản pháp lý quốc tế về nuôi con nuôi. Tuy nhiên, quy định này không kèm theo bất cứ điều kiện nào khác của người được nhận làm con nuôi dẫn đến cách hiểu mọi trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đều có thể được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận làm con nuôi. Từ đó, dẫn đến một số trường hợp lợi dụng quy định này để đưa người thân ra nước ngoài định cư một cách hợp pháp chứ không nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi đúng với bản chất của nó. Do đó, pháp luật cần phải có quy định cụ thể chỉ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người ở nước ngoài mà có quan hệ họ hàng với trẻ trong một số trường hợp như: trẻ mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật mà cha mẹ đẻ không đủ điều kiện nuôi; nếu trẻ em đó còn cả cha và mẹ, sức khoẻ của trẻ và của cha mẹ đẻ bình thường, có khả năng lao động và có điều kiện để bảo đảm chăm sóc con cái mình tại Việt Nam, thì không giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài. Trước đây Thông tư số 08/2006/TT-BTP đã có quy định vấn đề này và đó là quy định phù hợp.

Pháp luật của các nước như Trung Quốc, Philippin… bên cạnh độ tuổi, có quy định những điều kiện cụ thể về hoàn cảnh của trẻ em có thể được cho làm con nuôi, chỉ khi đó việc cho trẻ em đó làm con nuôi mới thực sự cần thiết và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Pháp luật Trung Quốc quy định trẻ em dưới 14 tuổi bị mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ trong gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dưỡng có thể được cho làm con nuôi [9].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024