Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 12

Vì đây là nội dung kiến thức không có trong SGK nên GV phải hết sức cẩn trọng khi giới thiệu về sự kiện này cho HS.

Sau đó GV đặt câu hỏi định hướng hỗ trợ HS khai thác nội dung đoạn phim: Em hãy nêu rõ âm mưu, thủ đoạn đánh chiếm của Trung Quốc, từ đó nêu hệ quả của sự kiện này? Với định hướng này, HS sẽ dễ dàng tập trung xem phim và suy nghĩ trả lời câu hỏi và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Ví dụ 2. Khi dạy đến bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” phần II.2 - Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc có sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” được Mỹ lợi dụng để mở đầu cho việc leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam. Bộ phim thời sự dài gần 2 phút với tựa đề VTC14_Nhìn lại “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” [47] đã nói lên tất cả âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong việc đưa không quân, hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam.

Trước khi xem phim, GV có thể nêu câu hỏi và yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi: Mỹ đã có những hành động gì để khiêu khích hải quân Việt Nam? Âm mưu của chúng ở đây là gì?

Sau khi HS xem xong đoạn phim tư liệu, GV giải thích cho HS và cung cấp thêm thông tin cho HS:

Vào đầu những năm 1960, chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Đế quốc Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam đều bị phá sản. Tổng thống Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia đã họp và quyết định chủ trương chiến lược mới: "Gây sức ép tối đa và liên tục bằng cách đưa quân đội vào để Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam; khẩn trương chuẩn bị đưa chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc Việt Nam".

Để thực hiện mưu đồ đó, Mỹ cần tranh thủ được sự đồng tình của Hạ viện, tránh được dư luận phản đối, trước hết là nhân dân Mỹ. Nhà Trắng và Lầu Năm góc phải tạo ra màn kịch "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" với những mập mờ


87

và dối trá rằng: Chiều ngày 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đã vô cớ tấn công tàu khu trục của Mỹ trên vùng biển quốc tế!?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Sự thật là: Sự đụng độ chiều 2/8/1964 diễn ra khi tàu khu trục Maddox đã ngang nhiên vi phạm có hệ thống lãnh hải Việt Nam từ Đèo Ngang (Quảng Bình) ra Hòn Nẹ (Thanh Hoá). Hành động đó liên tục bị Hải quân Việt Nam theo dõi và giám sát chặt chẽ, có lúc tàu Maddox vào sâu tới 6 hải lý và đã bị các tàu phóng lôi của Việt Nam đánh đuổi tại khu vực đông Hòn Nẹ trong lãnh hải Việt Nam. Điều này được dư luận nhiều nước, có cả dư luận Mỹ thừa nhận và kịch liệt lên án hành động xâm phạm trắng trợn đó.

Nếu chỉ vin vào cớ mà sự dối trá đã bị phơi bày để đánh phá miền Bắc Việt Nam thì chưa đủ sức thuyết phục, nên Mỹ phải dựng thêm sự kiện khác rằng: "Đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddox và Tơ-nơ-gioi của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế?!". Đây lại là sự bịa đặt còn trắng trợn hơn nữa, bởi hôm đó thời tiết rất xấu, hoàn toàn không có một tàu phóng lôi hoặc tàu chiến đấu nào của Việt Nam hoạt động trong khu vực mà Mỹ rêu rao.

Thế nhưng, bất chấp dư luận và lẽ phải, Mỹ vẫn vin vào cớ đó để tiến hành chiến dịch "Mũi tên xuyên" mở đầu bằng trận đánh ngày 5/8/1964. Đế quốc Mỹ đã sử dụng lực lượng của 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga gồm 40 máy bay cánh quạt và phản lực hiện đại, cả tiêm kích và cường kích như AD6, A4D, F8U, F4H…bất ngờ mở cuộc tấn công đánh phá vào hầu hết các Căn cứ Hải quân của ta trên suốt dải ven biển miền Bắc từ Bãi Cháy (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Cửa Hội, Vinh - Bến Thuỷ (Nghệ An) đến Cảng Sông Gianh (Quảng Bình) hòng tiêu diệt lực lượng Hải quân ta trong ngày 5/8/1964 và mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn đối với miền Bắc nước ta.

Trên tất cả các khu vực bị tấn công, các tàu của Hải quân Việt Nam và lực lượng chiến đấu bảo vệ căn cứ đều đánh trả quyết liệt. Dựa vào trận địa phòng thủ và sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sự phối hợp phòng không


88

của ba thứ quân, trong đó các trận địa pháo của bộ đội phòng không và dân quân tự vệ biển phối hợp rất chặt chẽ và đắc lực. Các tàu của hải quân đã chiến đấu rất dũng cảm, phát huy được cao độ trí thông minh sáng tạo và kỹ năng chiến đấu, vừa cơ động phòng tránh vừa đánh trả địch có hiệu quả và hạn chế được tổn thất.

Chiến dịch "Mũi tên xuyên" với những tham vọng to lớn đã bị bẻ gãy ngay từ trận đánh đầu tiên. Lực lượng tàu chiến đấu của Hải quân Việt Nam chẳng những đã không bị tiêu diệt trong một trận đánh, mà còn giáng cho không quân Mỹ những đòn nặng nề.

Như vậy, Phim tư liệu có vai trò rất quan trọng trong việc cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử, đồng thời phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy của HS cũng như giáo dục được ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS

Sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử, lược đồ lịch sử nhằm tăng hiệu quả giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS.

Ví dụ 1. Khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965

– 1973) ở mục II.2 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Khi nói đến hậu phương miền Bắc, không thể thiếu vai trò của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào huyền thoại.

Trước khi giới thiệu về tuyến đường này, GV có thể đặt ra câu hỏi để kiểm tra kiến thức HS và kích thích trí tò mò của HS: Em đã biết gì về con đường Hồ Chí Minh trên biển?

Sau đó, GV đặt câu hỏi định hướng hỗ trợ HS khai thác nội dung lược đồ và tranh ảnh: Em có nhận xét gì về con đường vận tải chiến lược – đường Hồ Chí Minh trên biển? Với câu hỏi định hướng có trước, HS dễ dàng tập trung vào nội dung cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề.


89

GV sử dụng một số hình ảnh kết hợp với thuyết minh làm rõ ý nghĩa của hình ảnh, giúp HS hình dung rõ hơn về con đường này.

Hình 2 6 Đường Hồ Chí Minh trên biển 1

Hình 2.6. Đường Hồ Chí Minh trên biển (Nguồn:http://thainguyentv.vn/50-nam-duong-ho-chi-minh-tren-bien-

con-duong-cua-y-chi-va-suc-sang-tao-viet-nam-10621.html)

Đầu tiên GV giới thiệu qua về tuyến đường này: Cùng với xẻ dọc Trường Sơn, mở đường mòn Hồ Chí Minh, một con đường Bắc - Nam bí mật trên biển - Đường Hồ Chí Minh trên biển đã được mở vào ngày 23-10-1961. Đoàn 759 - Đoàn tàu không số (Lữ đoàn 125) là lực lượng vận tải chiến lược trên con đường biển này, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Đường Hồ Chí Minh trên biển và Đoàn tàu không số với bao kỳ tích, đã đi vào lịch sử dân tộc như một chiến công huyền thoại, là một


90

biểu tượng của bản lĩnh chính trị và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

GV thuyết minh kết hợp với việc chỉ trên lược đồ cho HS thấy đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành đã đưa vũ khí, hàng hóa tới 19 bến trên địa bàn 9 tỉnh của miền Nam, khởi đầu từ cảng Hải Phòng đến tận Mũi Cà Mau, nơi mà tuyến đường Trường Sơn không đi đến được. Điều đó đã đem lại sự cổ vũ to lớn cho nhân dân miền Nam nơi chiến tuyến. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển đã có những đóng góp quan trọng, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau đây:

Một là, đường Hồ Chí Minh viện chiến lược, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai là, tuyến chi viện chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển những loại hàng “đặc biệt”.

Hình 2 7 Vận chuyển hàng lên tàu không số Nguồn 2

Hình 2.7. Vận chuyển hàng lên tàu không số

(Nguồn: http://pda.vietbao.vn/Xa-hoi/Tau-khong-so-va-su-giup-do-cua- Trung-Quoc/75306463/157/)


91

Để giữ bí mật, Tiểu đoàn hoạt động dưới tên gọi “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”. Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển, đế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với các loại vũ khí, thiết bị tối tân hiện đại nhất của nền khoa học - công nghệ quân sự Mỹ để đánh phá, hòng hủy diệt, ngăn chặn, cắt đứt tuyến đường tiếp viện của ta trên biển. Những con đường, các bến bãi đều nằm trong các vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày của địch. Trên con đường vận chuyển ấy, cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt” đã xác định quyết tâm, âm thầm hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, biết rằng ra đi là cảm tử vẫn chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn thử thách. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, sóng gió. Và vượt lên tất cả là chiến thắng chính bản thân mình, đòi hỏi cao ý chí kiên định, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh

Hình 2 8 Đoàn tàu không số vận chuyển vũ khí trên Đường Hồ Chí Minh trên 3

Hình 2.8. Đoàn tàu không số vận chuyển vũ khí trên Đường Hồ Chí Minh trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam

(Nguồn: http://baobinhduong.vn/doan-tau-khong-so-va-duong-ho-chi- minh-tren-bien-bieu-tuong-cua-chu-nghia-anh-hung-cach-mang-

a150872.html)

Những con tàu cần mẫn hành trình vận chuyển người, vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần quân sự và các loại hàng hóa, trang thiết bị đặc biệt chi viện


92

cho chiến trường miền Nam bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại từ lâu được gọi là những con tàu không số.

GV có thể đặt câu hỏi để gây hứng thú cho HS: “Tại sao các con tàu chi viện trên biển lại gọi là tàu không số”. HS trả lời và GV giải thích: Cũng như con người, con tàu có giấy khai sinh và quê hương nơi sinh ra. Mỗi con tàu đều có ngày khởi công đóng và ngày hạ thủy, bàn giao cho đơn vị sử dụng. Tàu trang bị cho Đoàn 759 (sau này là Đoàn 125) có hồ sơ đầy đủ, theo dõi tình trạng và ghi chép sổ sách, lý lịch chặt chẽ. Tàu có mã số tàu, tính năng, thông số kỹ thuật. Từ những con tàu gỗ, tải trọng nhỏ rồi đến tàu sắt có tải trọng hàng trăm tấn, rồi các tàu có thiết kế đặc biệt theo yêu cầu của nhiệm vụ vận chuyển. Mỗi chuyến tàu ra khơi đi làm nhiệm vụ đều mang số hiệu riêng của mình.

Với những biện pháp giả trang, cải dạng, các tàu ta đã che mắt địch, giữ được bí mật hoặc khi bị địch phát hiện, để kiểm tra xác minh đúng, tàu ta đã hành trình đi xa, chúng có tìm dấu vết cũng khó thấy. Vì thế, những con tàu hoạt động vận chuyển thuộc tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển, được gọi là Tàu không số. Những con tàu đã làm cho các phương tiện trinh sát hiện đại cùng bộ máy tình báo, tác chiến của Hải quân Mỹ, ngụy Sài Gòn quay cuồng, khó phát hiện ra, khiến đối phương phải thán phục [46].

Từ đó, GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: Đường Hồ Chí Minh trên biển, một “con đường không dấu, tàu không số, trí, hiếu, trung, dũng, anh hùng”, một chiến công và kỳ tích lịch sử, cho chúng ta nhiều bài học quý báu, mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân ta nói chung, của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên con đường vận tải chiến lược biển năm xưa cũng như của Lữ đoàn 125 Hải quân và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, mà các thế hệ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và không ngừng tô thắm trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ vững chắc



93

chủ quyền biển, đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới [45].

Sau khi học xong bài học, để củng cố nhận thức của HS, GV có thể giao thêm bài tập về nhà để HS tự tìn hiểu như: Tìm hiểu về phương thức hoạt động chi viện của con đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển. Qua đó đánh giá vai trò của hậu phương miền Bắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1968).

Như vậy, thông qua những thông tin bổ sung hữu ích, HS không chỉ biết thêm những con đường chi viện chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ đã góp phần quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh mà qua đó còn nhận thấy được vai trò của biển, đảo nói chung trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những con đường chi viện không tên, không trực tiếp làm nên những chiến thắng lẫy lừng, vang danh muôn thủa trong lịch sử, nhưng đó lại là kỳ tích ghi dấu mãi trong những trang lịch sử của dân tộc.

Ví dụ 2: Nhằm giáo dục về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng với mục tiêu khai thác tổng hợp kinh tế biển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hội nhập thế giới, Sau khi học đến phần II.2.b bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000), GV có thể mở rộng kiến thức về những điều kiện tự nhiên – kinh tế ở vùng biển Đông.

Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta khi hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản và vận tải biển. Hiện nay, kinh tế biển của nước ta chiếm khoảng gần 30% GDP. Từ lâu nay, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng các chính sách để phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương ven biển, các đảo, quần đảo. Công tác khảo sát, thăm dò, nghiên cứu khoa học biển ngày càng được chú ý để làm cơ sở cho việc phát triển các ngành, các vùng kinh tế biển, cũng như cho việc hoạch định các chính sách quản lý tài nguyên môi trường biển của nước ta. Cơ cấu ngành nghề biển đang dần được điều chỉnh


94

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí