Đánh Giá Chung Kết Quả Knhtht Của Sv 2 Nhóm Tn Và Đc Trước Và Sau Tn Đợt 2


Bảng 4.11. Đánh giá chung kết quả KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC trước và sau TN đợt 2


Trước TN

Sau TN


Giá trị p

TB

(4 nhóm)

ĐLC

TB

(4 nhóm)

ĐLC

Nhóm TN

3,18

0,39

3,73

0,33

0,00

Nhóm ĐC

3,19

0,39

3,26

0,37

0,065

Giá trị P của t-test

0,8

0,00


Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

1,24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 20


3.73

3.18

3.26

3.19

Nhóm TN

Nhóm ĐC

3.8


3.6


3.4


3.2


3


2.8

Trước TN Sau TN


Biểu đồ 4.20: So sánh điểm trung bình chung nhóm KNHTHT của SV nhóm TN và ĐC sau TN đợt 2

Để làm rõ hơn sự tiến bộ KNHTHT của SV qua TN đợt 2, chúng tôi tính ĐTB của cả 4 nhóm KNHTHT của các nhóm TN và ĐC trước và sau TN và kiểm định một lần nữa bằng phép kiểm chứng t-test độc lập và độ lệch chung bình chuẩn kết quả cho thấy, điểm trung bình KNHTHT của SV nhóm ĐC sau thời gian TN có sự chênh lệch không đáng kể (3,18 tăng lên 3,19); trong khi đó nhóm ĐTB nhóm TN tăng lên so với trước TN là đáng kể (3,26 tăng lên 3,73). Đặc biệt, độ lệch chung bình chuẩn sau TN đo được là 1,24 áp dụng tiêu chí của Cohen cho thấy kết mức độ ảnh hưởng của thực nghiệm tác động tới kết quả tiến bộ của KNHTHT sau TN là rất lớn.


Như vậy, sự biến thiên của giá trị trung bình và giá trị trung bình chuẩn cũng như giá trị p của đại lượng kiểm định T-test giữa các lần đo đợt 2 cho phép rút ra kết luận: Trong quá trình TN các KNHHT của SVSP có sự tiến bộ rất tích cực và sự tiến bộ này xảy ra không phải do ngẫu nhiên mà có được là nhờ sự tác động của TN sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành. Kết luận này cũng khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà chúng tôi đề ra: Vận dụng hợp lý các BP DH theo hướng phát triển KNHTHT trong quá trình dạy học sẽ nâng cao KNHTHT cho SVSP.

ii) Phân tích KNHTHT của SV thông qua kết quả phiếu quan sát đợt 2

Thông qua phiếu quan sát trực tiếp trên 10 buổi Seminer của mỗi nhóm TN và ĐC đợt 2 (phụ lục 38) cho thấy kết quả các KN ở nhóm TN được GV quan sát đánh giá cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Cụ thể như KN trình bày sản phẩm học tập nhóm TN được đánh giá là 70% tương tốt và tốt trong đó ĐC chỉ có 40%; KN thảo luận thương lượng đi đến thống nhất nhóm ở nhóm TN cũng được đánh giá 70%: nhóm ĐC chỉ có 30%, thể hiện sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm ở nhóm ĐC vẫn còn rất khó khăn….Có thể nhận thấy các KN ở nhóm TN đều được đánh giá có sự phát triển vượt trội.

Đặc biệt trong phần nhận xét các KN của SV ở nhóm TN, GV hầu hết đều có nhận định chung: Các giờ TN đã tạo được tính tích cực cho các em, em nào cũng được làm việc và thể hiện mình; các em mạnh rạn hơn, tự tin hơn và biết cách trình bày sản phẩm trước nhóm; biết lắng nghe, trao đổi, thương lượng để nhanh chóng đi đến thống nhất…

4.2.2.4. Phân tích thái độ, tinh thần hợp tác của SV trong quá trình TN

* Phân tích kết quả thu được thông qua quan sát

Thông qua số liệu thu được ở phiếu quan sát (phụ lục 39). Chúng tôi nhận thấy tinh thần, tinh thần hợp tác làm việc ở nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC cụ thể đều trên 70% các tiêu chí đều được đánh giá là tốt và tương đối tốt, ngược lại ở nhóm ĐC các tiêu chí này đều được đánh giá 40% điều này cũng lý giải vì sao kết quả học tập của nhóm TN cao hơn so với ĐC.


* Phân tích kết quả phỏng vấn sâu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp SV sau khi tham gia thực nghiêm đợt 2 cho thấy hầu hết các SV thấy hứng thú đối với cách dạy và thấy các KNHTHT của mình được phát triển lên một bậc mới cao hơn.

Điển hình sinh viên k13 khoa Tự nhiên ĐH Hồng Đức sau khi tham gia lớp TN nhận xét: “Trước đây em rất ngại học nhóm, vì thấy hiệu quả không cao và ngại phải di chuyển. Nhưng giờ em thấy thích thú với cách học mới này, nhóm nhỏ và làm cho tất cả chúng em đều phải tích cực. Việc di chuyển tạo nhóm không còn phải là khó khăn cản trở nữa.”

T M N sinh viên K13 khoa Tiểu học ĐH hồng Đức sau khi tham gia lớp TN nhận xét cũng có nhận xét: “ Em chưa bao giờ nhận nhiệm vụ nhóm trưởng, thường là một bạn mạnh rạn nhất, nhưng giờ em rất vui vì em nhận thấy mình cũng có thể làm được, em đã biết điều khiển nhóm hoạt động,em thấy mình tự tin hơn điều này giúp em rất nhiều trong cuộc sống sau này.”

N V A sinh viên k13 khoa XH ĐH Hồng Đức lại nói: “Em không biết HTHT lại nhiều những KN như vậy, thông qua học TN em mới nhận thấy mình yếu rất nhiều. Giờ em cũng đã biết thêm những KN mới như cùng học hợp tác qua mạng internet, khai thác nhiều các trang tài liệu mà trước đó em chỉ vào internet để đọc báo và chơi. Em thấy thật thú vị... em thật sự thấy mình tích lũy được nhiều KN hơn.”

Hầu hết SV nhóm TN được phỏng vấn đều cho rằng thích thú với cách học mới và qua đấy các em cũng nhận thấy KNHTHT của mình được luyện tập và phát triển cao hơn. Ngược lại ở nhóm ĐC nhóm vẫn được chia truyền thống đông SV và chủ đề thảo luận thường giao chung nên kết quả không có nhiều sự thay đổi hào hứng so với thực trạng chúng tôi đã điều tra thu được trên diện rộng ở chương 2.

4.2.2.5. Hệ số tương quan Pearson (r) của kết quả học tập và KNHTHT của SV nhóm TN đợt 2

Để kiểm tra tính tương quan hiệu quả học tập của cả 2 môn GDH và PPNCKHGD với các mức độ phát triển KNHTHT của SV sau khi tác động TN. Chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan Pearson để tính giữa điểm học


tập của 2 môn và điểm KNHTHT của SV nhóm TN (N= 104) và ĐC (N=106)đợt 2 (phụ lục 15).

Kết quả chúng tôi thu được hệ số tương quan giữa điểm KNHTHT của SV và điểm TBC học tập của nhóm thực nghiệm với môn GDH là r= 0,836 và môn PPNCKHGD là r=0,814 áp dụng bảng giải thích giá trị r của Hopkins (2000) cho thấy r nằm trong khoảng (0,7-0,9) ứng với mức tương quan rất lớn. Như vậy biến kết quả học tập và điểm KNHTHT của SV có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Nghĩa nếu kết quả học tập hợp tác tăng thì KNHTH của SV cũng tăng

Đối với nhóm ĐC cũng cho kết quả tương tự, hệ số tương quan giữa môn GDH và điểm KNHTHT là r= 0,718 và môn PPNCKHGD là r= 0,753. Do đó kết luận hai biến cũng có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Với Sig <0,05, kiểm định có ý nghĩa thống kê. Kết quả học tập hợp tác tăng thì KNHTH của SV cũng tăng.

Tóm lại: Qua kết quả thực nghiệm đợt 2 từ tháng 8/ 2012- 12/ 2012 do áp dụng các BPDH theo hướng phát triển KNHTHT đã cho chúng tôi kết quả khả quan, hiệu quả học tập cũng như KNHTHT của SV ĐHSP đã được phát triển cao hơn so với nhóm không tác động,. Điều này khẳng định giả thuyết của chúng tôi đưa ra: nếu áp dụng hợp lý các BPDH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP thì sẽ mang lại hiệu quả là đúng đắn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Qua phần mô tả quá trình thực nghiệm, xử lí, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm đợt 1 và đợt 2 về việc áp dụng các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT thông qua môn GDH; PPNCKHGD tại trường ĐH Hồng Đức, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. DH theo hướng phát triển KNHTHT có thể áp dụng có hiệu quả trong dạy học môn học nghiệp vụ ở trường ĐHSP và phù hợp với phương thức DH theo hệ thống tín chỉ thông qua việc vận dụng và phối hợp một cách hợp lý các BPDH.

2. DH theo hướng phát triển KNHTHT không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả học tập mà còn phát triển cả KNHTHT của SVSP. Kết thúc TN, các KNHTHT của SVSP có những tiến bộ đáng kể ở kết quả học tập và cả 4 nhóm KN, đặc biệt là những KN tương đối phức tạp và trước đây SV chưa thực hiện được thì nay các em đã được cải thiện rất nhiều. Những phân tích cả về mặt định tính và định lượng đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp tác động.

3. DH theo hướng phát triển KNHTHT không chỉ giúp SV hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, sáng tạo (thông qua điểm số các bài kiểm tra) mà bên cạnh đó còn hình thành cho SV hành vi, thái độ tinh thần hợp tác tích cực trong học tập cũng như rèn luyện, phát triển KNHTHT. Những phẩm chất và kỹ năng học tập này đó có ý nghĩa quan trọng đối với SV đại học trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay.

4. Kết quả TN ở giai đoạn thăm dò và giai đoạn TN ở cả 2 đợt đều cho kết quả khả quan. Qua quan sát, trò chuyện, trao đổi với SV cũng như phân tích các nội dung SV lớp TN trình bày trong bài kiểm tra đã khẳng định ưu thế của các BPDH theo hướng phát triển KNHTHT đã được đề xuất và thực nghiệm. Áp dụng DH theo hướng phát triển KNHTHT là một hướng đúng đắn ở trường ĐH, góp phần nâng cao hiệu quả DH và thực hiện mục tiêu đào tạo ĐH trong giai đoạn hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. DH theo hướng phát triển KNHTHT là một tư tưởng có từ rất lâu đời, tuy nhiên nó mới chỉ được triển khai áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX và đã mang lại nhiều thành công đáng ghi nhận.

2. DH theo hướng phát triển KNHTHT là một cách dạy học nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của người học, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục và thời đại. DH theo hướng phát triển KNHTHT dựa trên cơ sở tâm lý học, xã hội học, giáo dục học hiện đại. DH theo hướng phát triển KNHTHT lấy hiệu quả mối quan hệ giữa SV với SV trong dạy học làm trung tâm, lấy mục tiêu là phát triển tri thức và KNHTHT chỉ đường, lấy hoạt động hợp tác giữa SV - SV làm động lực, lấy hoạt động nhóm làm hình thức DH cơ bản và lấy thành tích của nhóm làm tiêu chuẩn để đánh giá.

3. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhìn chung nhận thức của GV và SV về các yêu cầu DH theo hướng phát triển KNHTHT là hợp lý. Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của DH theo hướng này mang lại thì việc thực hiện ở các trường ĐHSP hiện nay còn chưa tốt, chưa có quy trình và chưa có phương pháp khoa học nên hiệu quả DH còn thấp.

4. Thực trạng KNHHT của SV ĐHSP cho thấy sự phát triển của các KN này mới đạt ở mức độ trung bình, khó có thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động học tập cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này.

5. Do đặc thù của hoạt động sư phạm và đặc điểm hoạt động học tập của SV ĐHSP, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn hệ thống KNHHT với 23 KN được phân chia thành 4 nhóm để phát triển cho SV. Các nhóm KN này không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau cùng vận động và phát triển.

6. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT mà chúng tôi đề xuất. Như vậy, DH theo hướng phát triển KNHTHT là một hướng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả DH, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐH trong giai đoạn hiện nay.


2. Kiến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần nghiên cứu đổi mới đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo hướng phát triển KNHTHT.

- Khi thiết kế chương trình đào tạo cần dành nhiều số tiết thảo luận, làm việc theo nhóm, nội dung DH cần được thiết kế dưới dạng các hoạt động, các chủ đề, các tình huống.

2.2. Với các trường đại học sư phạm

- Đảm bảo tốt các cơ sở vật chất cho phòng học, thiết bị dạy học và tài liệu học tập cho SV.

- Đầu tư xây dựng các phòng học chuyên sâu phục vụ thuận lợi cho việc tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV.

- Các cấp quản lý nhà trường, phòng Đào tạo, GV cùng thống nhất chủ trương đổi mới phương pháp DH, đưa phát triển KNHTHT trở thành một mục tiêu cơ bản trong DH, đưa mối quan hệ tương tác giữa SV - SV vào trung tâm của quá trình DH.

2.3. Với các khoa chuyên môn

- Cần bồi dưỡng các kỹ thuật DHHT và các PPDH tích cực phù hợp với DH theo hướng phát triển KNHTHT cho GV.

- Thường xuyên trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV.

2.4. Với các nhà nghiên cứu

- Cần nghiên cứu mở rộng đề tài DH theo hướng phát triển KNHTHT sang các môn học khác ở các trường ĐHSP.

- Chú ý các thực nghiệm để có kết quả so sánh với thực nghiệm của đề tài này nhằm rút ra được các kết luận khách quan.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thanh (2010), "Kỹ năng học tập hợp tác với yêu cầu đào tạo tín chỉ ở các trường đại học", Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học, giáo dục học trong các trường ĐHSP, Đà Nẵng tháng 6/2010, tr. 153-158.

2. Nguyễn Thị Thanh (2010), "Dạy kỹ năng học tập hợp tác cho SV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ", Tạp chí giáo dục, (241), tr. 23-24.

3. Nguyễn Thị Thanh (2011), "Phương pháp tiếp cận phát triển Kỹ năng học tập hợp tác cho SV trong quá trình dạy học", Tạp chí giáo dục, (254), tr. 16-18.

4. Nguyễn Thị Thanh (2012), "Sự cần thiết dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho SV ĐHSP", Tạp chí giáo dục, (281), tr. 30-32.

5. Nguyễn Thị Thanh (2012), "Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác", Tạp chí giáo dục, (285), tr. 30-32.

6. Nguyễn Thị Thanh (2012), "Tính giao lưu trong dạy học và dạy học theo hướng phát triển kỹ năng giao lưu, hợp tác", Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 9/ 2012, tr. 42.

7. Nguyễn Thị Thanh (2012), "Ứng dụng kỹ thuật dạy học hợp tác lắp rắp Jisaw của Elliot Aronson trong dạy học ở đại học", Tạp chí giáo dục xã hội, (22), tr. 22- 25

8. Nguyễn Thị Thanh (2013), "Thực trạng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường ĐHSP", Tạp chí giáo dục, (301), tr. 29-31.

9. Nguyễn Thị Thanh (2013), "Các chiến lược dạy học nhằm tăng dần tính tương tác giữa sinh viên - sinh viên trong học tập ở đại học", Tạp chí giáo dục, (307) tr. 36-38.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí